Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
TỈ LỆ GIẢM ĐỘ LỌC CẦU THẬN <br />
Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ <br />
TẠI BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG <br />
Lê Tuyết Hoa*, Nguyễn Thị Quỳnh Châu* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề và mục tiêu: Đái tháo đường (ĐTĐ) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận giai đoạn cuối. Tử <br />
vong gia tăng đáng kể ở người có độ lọc cầu thận giảm. Chưa được báo cáo đầy đủ về độ lọc cầu thận trên người bệnh <br />
ĐTĐ típ 2. Nghiên cứu này khảo sát tỉ lệ giảm độ lọc cầu thận cùng các yếu tố liên quan ở người ĐTĐ típ 2. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 216 người bệnh ĐTĐ típ 2 khám <br />
ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Albumin niệu được xác định khi có ít nhất hai mẫu nước tiểu <br />
(trong 3 tháng) có tỉ lệ A/C niệu ≥ 30mg/g. Chẩn đoán giảm độ lọc cầu thận khi độ lọc cầu thận ước tính eGFR‐ <br />
MDRD 80 <br />
cm ở nữ <br />
Rối loạn lipid máu: Theo tiêu chuẩn của ATP III <br />
Cholesterol toàn phần: ≥ 5.2 mmol/L <br />
(LDL cholesterol: ≥ 3.4 mmol/L) <br />
HDL cholesterol: Nam ≤ 1 mmol/L, Nữ ≤ 1.2 <br />
mmol/L <br />
Triglyceride: ≥ 2.3 mmol/L <br />
Phân loại mức albumin niệu: ACR 30‐299 <br />
mg/g là albumin niệu lượng, A/C≥ 300 mg/g là <br />
albumin niệu lượng nhiều. Chỉ những giá trị <br />
ACR ổn định qua ít nhất 2 lần thử mới đưa vào <br />
phân tích <br />
Creatinin huyết thanh: Tại thời điểm nghiên <br />
cứu và so sánh với creatinin máu 2‐3 tháng trước <br />
có ghi nhận trong sổ khám bệnh. Nếu hai trị số <br />
creatinin chênh nhau không quá ±10% mới xem <br />
là ổn định. Giá trị eGFR tại thời điểm nghiên cứu <br />
được đưa vào phân tích. eGFR