Tỉ lệ mổ lấy thai và yếu tố liên quan trên các trường hợp sản phụ được chỉ định sử dụng oxytocin tại Bệnh viện Từ Dũ
lượt xem 6
download
Gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai (MLT) đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Năm 2001 WHO đã đề xuất sử dụng phân loại MLT theo Robson để giám sát, so sánh tỉ lệ MLT. Bài viết trình bày xác định tỉ lệ MLT trên những sản phụ (SP) có chỉ định sử dụng oxytocin. Xác định các yếu tố liên quan đến MLT ở nhóm SP này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tỉ lệ mổ lấy thai và yếu tố liên quan trên các trường hợp sản phụ được chỉ định sử dụng oxytocin tại Bệnh viện Từ Dũ
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 TỈ LỆ MỔ LẤY THAI VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN CÁC TRƯỜNG HỢP SẢN PHỤ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG OXYTOCIN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ Võ Thị Huệ1, Lê Quang Thanh2,Phạm Thanh Hải2, Nguyễn Long2, Vương Thị Ngọc Lan1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai (MLT) đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Năm 2001 WHO đã đề xuất sử dụng phân loại MLT theo Robson để giám sát, so sánh tỉ lệ MLT. Tại Việt Nam, chỉ định MLT thường gặp và can thiệp được là giục sinh thất bại. Do đó, cần thiết xác định tỉ lệ MLT và các yếu tố liên quan ở nhóm này. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ MLT trên những sản phụ (SP) có chỉ định sử dụng oxytocin. Xác định các yếu tố liên quan đến MLT ở nhóm SP này. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Loạt ca tiến cứu. Lấy mẫu toàn bộ các trường hợp đơn thai, ngôi đầu, tuổi thai 34-42 tuần, được sử dụng oxytocin để khởi phát chuyển dạ (KPCD) hoặc tăng co tại khoa Sanh bệnh viện Từ Dũ từ 01/01-30/05/2020. Kết quả: Chúng tôi thu nhận 334 SP. Tỉ lệ MLT là 45,2%. Yếu tố liên quan đến MLT: tuổi mẹ, vết mổ cũ MLT, thời gian bắt đầu dùng oxytocin, chiều cao/bề cao tử cung, số con đủ tháng, độ mở cổ tử cung ban đầu, và chỉ số BISHOP ban đầu. Kết luận: Tỉ lệ mổ lấy thai ở các sản phụ được sử dụng oxytocin để KPCD hoặc tăng co còn cao. Cần thêm nghiên cứu về mô hình tiên lượng MLT để hỗ trợ quyết định mổ lấy thai. Từ khoá: mổ lấy thai, oxytocin ABSTRACT CAESAREAN SECTION RATE AND ASSOCIATED FACTORS IN PREGNANT WOMEN WHO HAD LABOR AUGMENTED BY USING OXYTOCIN AT TU DU HOSPITAL Vo Thi Hue, Le Quang Thanh, Pham Thanh Hai, Nguyen Long, Vuong Thi Ngoc Lan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 1 - 2021: 161 - 168 Background: Increase of caesarean section (CS) is a global issue. In 2001, WHO proposes the Robson classification system as a standard for monitoring and comparing caesarean section rates. In Viet Nam, the most common and changeable indication for caesarean section is failed labor augmentation. Objectives: To determine caesarean section rate and its associated factors in pregnant women who had labor augmented by using oxytocin at Tu Du hospital. Method: Case series. The study reported on a series of 334 pregnant women who had a singleton gestation, vertex, 34-42 weeks of gestation, had labor augmented by using oxytocin at Delivery department of Tu Du hospita from 1st Jan to 30th May, 2020. Results: A total of 334 pregnant women were recruited. The CS rate was 45.2%. The associated factors were maternal age, previous CS, duration of staying in the labor ward, maternal height /uterus height ratio, had delivered 1 or more than 1 term pregnancy, cervical dilatation at oxytocin start, and BISHOP at oxytocin start. Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1 Bệnh viện Từ Dũ 2 Tác giả liên lạc: BS. Võ Thị Huệ ĐT: 0905217794 Email: vthue.nt.spk@ump.edu.vn Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 161
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học Conclusion: In pregnant women who had labor augmented by using oxytocin, caesarean section rate is high. The predictive model for CS after labor augmentation using oxytocin is required to assist in indicating for cesarean section. Keywords: cesarean section, oxytocin ĐẶT VẤN ĐỀ nhóm sản phụ này, từ đó đề xuất những can Tỉ lệ mổ lấy thai (MLT) ngày càng tăng và thiệp chuyên môn giúp giảm tỉ lệ MLT. trở thành vấn nạn trên toàn thế giới. Nhiều Mục tiêu nghiên cứu ghi nhận MLT làm tăng bệnh suất, Xác định tỉ lệ mổ lấy thai trên các trường hợp tử suất cho mẹ và thai đặc biệt khi các chỉ định sản phụ được chỉ định sử dụng oxytocin tại (CĐ) y khoa không phù hợp(1). Do đó, tổ chức y BVTD. tế thế giới (WHO) khuyến cáo tỉ lệ MLT không Xác định các yếu tố liên quan đến mổ lấy nên vượt quá 15% ở các quốc gia và vùng lãnh thai trên các trường hợp sản phụ được chỉ định thổ, nhưng trong những thập kỷ gần đây tỉ lệ sử dụng oxytocin tại BVTD. này liên tiếp tăng cao trong các thống kê sản ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU khoa trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng(2). Năm 2007-2008, tỉ lệ MLT ở các bệnh Đối tượng nghiên cứu viện (BV) phụ sản lớn tại Việt Nam như BV Phụ Trong giờ hành chính từ 01/01-30/05/2020 sản Trung ương là 35-40%, BV Từ Dũ (BVTD) chúng tôi theo dõi ngẫu nhiên các trường hợp 48%, BV Hùng Vương 20-30% và các BV tỉnh 20- sản phụ mang đơn thai, ngôi đầu, tuổi thai 34-42 35%(3). Chính vì vậy, WHO đã đề xuất sử dụng tuần, được sử dụng oxytocin để khởi phát bảng phân loại MLT của Robson MS (2001) để chuyển dạ (KPCD) hoặc tăng co tại khoa Sanh phân nhóm sản phụ (SP), đánh giá những bối BVTD. cảnh can thiệp khác nhau ở các quốc gia, từ đó Tiêu chuẩn loại trừ đưa ra phương pháp can thiệp hiệu quả nhằm Chúng tôi loại trừ các trường hợp: có chỉ đảm bảo MLT được chỉ định khi cần thiết(4). Áp định mổ lấy thai, có rối loạn tâm thần, dị tật bẩm dụng bảng phân loại này, tác giả Phạm Thanh sinh đường sinh dục, bệnh lý ác tính, thai chết Hải thực hiện nghiên cứu trên 5.287 trường hợp trong tử cung. (TH) sinh trong tháng 06 năm 2017 tại BVTD Phương pháp nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ MLT chung của toàn viện là 42,6%. Trong đó, tỉ lệ MLT ở nhóm 1 là 19,7%, Cỡ mẫu cao hơn so với mục tiêu đề ra của WHO với chỉ Với mục tiêu chính là xác định tỉ lệ mổ lấy định MLT thường gặp nhất là “Giục sinh thất thai trên các trường hợp sản phụ được chỉ định bại: GSTB” (trong toàn bộ mẫu và trong Robson sử dụng oxytocin tại BVTD, chúng tôi áp dụng nhóm 1, 2 và 3)(5). Từng bước hành động để can công thức xác định một tỉ lệ, với Z1-α /2=1,96, thiệp nhằm giảm tỉ lệ MLT tại BVTD, chúng tôi d=0,05, p=0,26 theo Simon CE(6), dự trù mất mẫu đã tiến hành nghiên cứu “Tỉ lệ mổ lấy thai và 10%. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là yếu tố liên quan trên các trường hợp sản phụ 328 trường hợp. được chỉ định sử dụng oxytocin tại bệnh viện Từ Thực tế trong thời gian từ 01/01/2019 đến Dũ”, để trả lời câu hỏi nghiên cứu: “Tỉ lệ mổ lấy 30/05/2019 chúng tôi thu nhận 334 trường hợp thai trên các trường hợp sản phụ sử dụng nhập khoa Sanh, BVTD thoả tiêu chuẩn chọn oxytocin tại BVTD là bao nhiêu và các yếu tố nào mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Qua theo liên quan đến tỉ lệ này?”, với mục tiêu tìm ra các dõi chuyển dạ ghi nhận 183 trường hợp sinh yếu tố nguy cơ cao dẫn đến MLT, nhằm xây ngả âm đạo thành công và 151 trường hợp mổ dựng mô hình tiên lượng nguy cơ MLT trên lấy thai. 162 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Phương pháp tiến hành + Theo dõi 20-30 phút, nếu cơn gò TC chưa Bước 1: Thu nhận vào nghiên cứu tại khoa Sanh đạt 3 cơn/10 phút (KPCD) hoặc chưa đạt đủ số cơn gò theo độ mở CTC thì tăng VIII giọt/phút (4 Tại khoa Sanh, thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng mUI/ phút) để đạt tần số cơn gò phù hợp. Liều tuần, nghiên cứu viên tiến hành sàng lọc đối tối đa là XL giọt/phút (20 mUI/ phút). tượng tham gia nghiên cứu thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Đó là các SP được bác sĩ cột I khám đánh + Khám ngoài mỗi 15 phút/lần đều đặn theo giá và CĐ sử dụng oxytocin điều chỉnh cơn gò. dõi cơn gò tử cung, nhịp tim thai, độ lọt của ngôi mỗi giờ. Sau đó, giải thích tiến trình nghiên cứu cho sản phụ. Nếu SP đồng thuận tham gia nghiên + Khi đạt số cơn gò phù hợp CD và độ mở cổ cứu thì ký vào bảng cam kết đồng ý tham gia tử cung (CTC), đánh giá sự tiến triển của CD nghiên cứu. SP có thể từ chối hoặc ngưng không bằng độ mở CTC và ngôi thai theo qui định tham gia nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào mà Hướng dẫn Quốc Gia. không ảnh hưởng hay bị phân biệt đối xử trong + Khi phát hiện CD ngưng tiến (theo dõi tối quá trình theo dõi, điều trị tại bệnh viện. đa 2 giờ): Gắn bộ thu thập số liệu vào hồ sơ bệnh án * Cân nhắc việc tiếp tục sử dụng Oxytocin các đối tượng nghiên cứu. liều cao hơn, hoặc Bước 2: Theo dõi diễn tiến chuyển dạ và kết cục sau * Phối hợp thuốc mềm CTC, hoặc sinh tại khoa Sanh * Mổ lấy thai. Nghiên cứu viên phỏng vấn, khám để thu Nghiên cứu theo dõi chuyển dạ đến khi SP nhận thông tin nền và tại thời điểm bắt đầu sử sanh ngả âm đạo hoặc được chỉ định MLT. dụng oxytocin của các đối tượng tham gia Nghiên cứu viên tiếp tục theo dõi ghi nhận tình nghiên cứu. SP được theo dõi theo kỹ thuật điều trạng lượng máu mất của mẹ sau sổ nhau và sau dưỡng và phác đồ điều trị của BVTD bởi bác sĩ may phục hồi tầng sinh môn (TSM) (trong sanh cột 3 trở lên và nữ hộ sinh theo hướng dẫn của ngã âm đạo), sau may phục hồi cơ tử cung và lấy bệnh viện: máu âm đạo (trong mổ lấy thai). - Bác sĩ khoa Sanh/nghiên cứu viên khám, Bước 3: Kết thúc nghiên cứu đánh giá CD mỗi 2 giờ trong 4 giờ đầu hoặc gần Nghiên cứu viên tổng hợp và hoàn chỉnh các hơn nếu có dấu hiệu đe doạ sức khoẻ mẹ hoặc phiếu thu thập của mỗi thai phụ; tình trạng và thai (VD: gò cường tính, biểu đồ tim thai nghi APGAR trẻ sau sinh; kiểm tra lại những số liệu ngờ, SP than đau bụng nhiều, có dấu hiệu nặng thiếu bằng cách đối chiếu với hồ sơ bệnh án hay tiền sản giật (TSG), than khó thở, đau ngực,…). phỏng vấn người bệnh, phân tích xử lý số liệu và - Nữ hộ sinh theo dõi sinh hiệu, tim thai, cơn viết bài báo khoa học. gò trên monitor, tình trạng ối, sự xoá mở CTC và Phân tích thống kê sự tiến triển của ngôi thai. Phân tích thống kê được thực hiện bằng - Bơm tiêm điện là cách sử dụng tốt nhất: phần mềm SPSS 20.0. pha 49 ml Glucose 5% với Oxytocin 5 UI/ml khởi đầu với 0,3-1,2 ml/giờ (0,5 – 2 mUI/phút) – phác Thống kê mô tả được tính toán cho tất cả các đồ liều thấp hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch biến được thu nhận trong nghiên cứu này. Glucose 5% 500 mL pha Oxytocin 5UI với tốc độ Ngưỡng cắt các biến định lượng được trích VIII giọt/phút (4 mUI/phút) – phác đồ liều cao. theo y văn hoặc tính ngưỡng cắt theo chỉ số - Theo dõi sát CD bằng monitor sản khoa Youden index (độ nhạy + độ đặc hiệu -1) (cho (theo dõi tim thai và cơn gò TC): các biến chiều cao mẹ, tỉ số chiều cao mẹ/BCTC, thời gian nhập phòng sinh đến tăng co, thời gian + Ghi diễn tiến CD trên biểu đồ CD. Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 163
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học đạt cơn gò mong muốn). Phân tích gồm 2 bước: yếu tố gây nhiễu và tính toán nguy cơ tương đối. bước 1 mô tả và phân tích, bước 2 phân tích hồi Các phép toán được tính ở khoảng tin cậy 95%, quy Logistic đa biến nhằm kiểm soát, loại bỏ các kết quả có ý nghĩa thống kê nếu p
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Số MLT 69% và >1 con đủ tháng giảm 93%. Thời Đặc điểm Tỉ lệ (%) lượng gian nhập phòng sanh đến khi sử dụng oxytocin (n=151) 4,7 (3,3-6,2)* giờ TG từ lúc dùng oxytocin đến sinh ngả dài (≥9,5 giờ) tăng nguy cơ MLT 1,7 lần. Nguy cơ 4 (2,3-6,1)*giờ âm đạo (n=183) MLT giảm khoảng 60-70% ở nhóm CTC >2 cm so TG từ lúc SD oxytocin đến có CĐ mổ vì với nhóm CTC ≤2 cm, nhóm có BISHOP 6-7 5,5 ± 3,6 giờ GSTB (n=68) điểm so với ≤5 điểm và nhóm có BISHOP >7 Biến chứng mẹ Nhiễm trùng 1 0,3 điểm so với ≤5 điểm. Vỡ tử cung 1 0,3 Bảng 3: Kết cục cuộc sinh ở con (n = 334) Không 332 99,4 Đặc điểm Tổng Tỉ lệ (%) *: trung vị (khoảng tứ phân vị) APGAR 5 phút GSTB: Giục sinh thất bại GĐ: Giai đoạn 0-3 1 0,3 NTTBT: Nhịp tim thai bất thường 4-6 1 0,3 TG: Thời gian CĐ: Chỉ định 7-10 332 99,4 Nhập Khoa Sơ Sinh Sản phụ ≥35 tuổi có nguy cơ MLT cao gấp 2,3 Không 220 65,9 lần nhóm 4,9 có Sơ sinh 2 88 26,3 nguy cơ MLT giảm 55% so với nhóm có tỉ số này Sơ sinh 1 26 7,8 ≤4,9. SP từng sinh 1 con đủ tháng giảm nguy cơ Bảng 4: Yếu tố liên quan đến MLT Yếu tố Đơn vị OR thô* OR hiệu chỉnh** P** Tuổi ≥35/ 162/≤162 1,21 (0,68-2,15) 1,62 (0,79-3,33) 0,185 18,5-24,9/≤18,5 1,2 (0,65-2,23) 1,01 (0,48-2,13) 0,974 BMI >24,9/≤18,5 0,64 (0,26-1,59) 0,56 (0,19-1,64) 0,288 Chiều cao/ BCTC >4,9/ ≤4,9 0,62 (0,39-1) 0,44 (0,25-0,77) 0,005 1/0 0,74 (0,46-1,2) 0,27 (0,13-0,56) 1/ 0 0,19 (0,05-0,68) 0,06 (0,01-0,28)
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học điểm: ≥2 cơn gò kéo dài ≥20 giây trong 10 phút, đổi trên biểu đồ tim thai và giảm oxy thai hơn so gây đau; CTC xoá ≥30%; Thành lập đầu ối, ối với cơn gò tự nhiên. căng phồng khi TC co(9). Các yếu tố liên quan mổ lấy thai Kết cục cuộc sinh Tuổi: Nguy cơ MLT tăng có ý nghĩa thống Khoảng 45% các thai kỳ trong nghiên cứu kê ở sản phụ ≥35 tuổi với OR=2,33, p 35 và đặc biệt khi trên 40 tuổi ở thai cứu của Hidalgo-Lopezosa P (2016) (18,6%) và kỳ được KPCD(11). Sự khác biệt này có lẽ do nghiên cứu của Vahratian A (2006) (24,9%)(7,10). những thay đổi chức năng TC theo tuổi đưa Các chỉ định MLT thường gặp là giục sinh thất đến diễn tiến CD khác nhau. bại (45,0%), kế đến là bất xứng đầu chậu (18,5%), Tỉ lệ chiều cao mẹ/BCTC: Nghiên cứu của nhịp tim thai bất thường (NTTBT) hoặc thai suy chúng tôi tìm ra MLT tập trung chủ yếu ở (21,9%), CD ngừng tiến triển (8,6%). So với nhóm có tỉ lệ chiều cao mẹ/BCTC ≤4,9 so với nghiên cứu của Vahratian A (2006), tỉ lệ MLT vì nhóm có tỉ lệ này >4,9 (OR=1,61), p
- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 gợi ý rằng “Các trường đã được KPCD bằng nguy cơ MLT cho các sản phụ này và giảm tỉ lệ Foley, nếu có chỉ định sử dụng oxytocin thì MLT chung. nên được bắt đầu sớm sau nhập phòng sinh”. Hạn chế của đề tài Có lẽ do prostaglandin tiết ra từ màng rụng và Các biến số được thu nhận từ hồ sơ bệnh án các cấu trúc xung quanh ở SP được đặt Foley như độ mở CTC, độ lọt ngôi thai, điểm số giúp tăng thụ thể oxytocin, làm thuận lợi cho Bishop, là những biến số có thể sai lệch do kết quá trình điều chỉnh cơn gò sau đó. quả khám và nhận định của các bác sĩ khác Độ mở CTC: Nghiên cứu của chúng tôi thấy nhau. Tuy nhiên, các biến số này đa số được rằng nguy cơ MLT thay đổi theo độ mở CTC ở phân tích thành hiệu số thay đổi theo thời gian, thời điểm sử dụng oxytocin. Phân tích cho thấy đồng thời hầu hết các TH đều được theo dõi bởi nguy cơ MLT giảm rõ khi sử dụng oxytocin lúc 01 bác sĩ (nghiên cứu viên, hoặc 1 bác sĩ khoa CTC mở ≥3 cm, OR=0,46, p
- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học age: indications and associated factors in nulliparous women. 14. Vrouenraets FP, Roumen FJ, Dehing CJ, van den Akker ES, American Journal of Obstetrics and Gynecology, 185(4):883:887. Aarts MJ, Scheve EJT (2005). BISHOP score and risk of cesarean 12. Barnhard YB, Divon MY, Pollack RN (1997). Efficacy of the delivery after induction of labor in nulliparous women. maternal height to fundal height ratio in predicting arrest of Obstetrics & Gynecology, 105(4):690-697. labor disorders. Journal of Maternal-Fetal and Neonatal Medicine, 6(2):103-107. Ngày nhận bài báo: 10/11/2020 13. Beckmann M (2007). Predicting a failed induction. Australian and New Zealand Journal of Obstetrics and Gynaecology, 47(5):394-398. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 06/02/2021 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 168 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai con so tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên trong 6 tháng năm 2015
6 p | 49 | 8
-
Tỉ lệ mổ lấy thai nhóm I theo nhóm phân loại của Robson tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk
6 p | 98 | 7
-
Tỉ lệ và đặc điểm khuyết sẹo mổ lấy thai ở phụ nữ hiếm muộn có tiền căn mổ lấy thai đến khám tại Bệnh viện Mỹ Đức
7 p | 46 | 7
-
Tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang
6 p | 74 | 7
-
Đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thể dục sớm sau mổ lấy thai
5 p | 40 | 5
-
Tỉ lệ thiếu máu sau mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ
5 p | 54 | 4
-
Hiệu quả của hút dịch ứ đọng buồng tử cung sớm ở bệnh nhân chuyển phôi trữ có khuyết tại vết mổ lấy thai cũ
5 p | 53 | 3
-
Nghiên cứu huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới mới mắc bằng siêu âm doppler ở sản phụ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2012
4 p | 31 | 3
-
Khảo sát tính an toàn và khả thi của bóc u xơ tử cung to trong khi mổ lấy thai
7 p | 50 | 2
-
Tỉ lệ từ chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai ở sản phụ có tiền căn mổ lấy thai >=2 lần và các yếu tố liên quan
5 p | 39 | 2
-
Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng truyền thông giáo dục sinh sản lên tỷ lệ mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau năm 2022-2023
6 p | 5 | 2
-
Đánh giá đau và một số tác dụng không mong muốn thường gặp sau mổ lấy thai dưới gây tê tủy sống
5 p | 6 | 1
-
Nhận xét tỉ lệ và chỉ định mổ lấy thai ở 192 sản phụ sinh con con so đủ tháng, tại Bệnh viện Quân y 354, năm 2022
5 p | 3 | 1
-
Khảo sát thể tích dịch tồn lưu dạ dày ở thai phụ đủ tháng được mổ lấy thai chủ động
6 p | 4 | 1
-
So sánh hiệu quả co hồi tử cung và ảnh hưởng tim mạch của carbetocin và oxytocin trong mổ lấy thai
8 p | 67 | 1
-
Lượng máu mất và một số yếu tố liên quan ở sản phụ được mổ lấy thai do nhau tiền đạo tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 1 | 1
-
Đánh giá kết quả can thiệp mổ lấy thai theo yêu cầu ở thai phụ được quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau năm 2023-2024
5 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn