intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thể dục sớm sau mổ lấy thai

Chia sẻ: ViJijen ViJijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đau và liệt ruột cơ năng thường gặp sau mổ lấy thai. Trong liệu pháp không dùng thuốc để giảm đau và phục hồi nhu động ruột sau mổ thì vận động sớm ngày càng được quan tâm. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thể dục sớm sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Hùng Vương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thể dục sớm sau mổ lấy thai

  1. NGHIÊN CỨU SẢN KHOA Đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thể dục sớm sau mổ lấy thai Trương Thị Ánh Tuyết1, Vũ Thị Nhung1 1 Bệnh viện Hùng Vương doi:10.46755/vjog.2020.4.1139 Tác giả liên hệ (Corresponding author): Trương Thị Ánh Tuyết, email: dranhtuyet123@gmail.com Nhận bài (received): 10/09/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 18/03/2021 Tóm tắt Đặt vấn đề: Tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đau và liệt ruột cơ năng thường gặp sau mổ lấy thai. Trong liệu pháp không dùng thuốc để giảm đau và phục hồi nhu động ruột sau mổ thì vận động sớm ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phương pháp vận động này trên sản phụ sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp tập thể dục sớm sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Hùng Vương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, thực hiện tại khoa Hậu sản, Bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2018 đến tháng 03/2019. Kết quả: Tỷ lệ sản phụ có điểm đau VAS (thang điểm cường độ đau dạng nhìn đồng dạng - Visual Analog Scale) ≤ 3 hậu phẫu ngày 1 ở nhóm có tập bài tập thể dục sớm là 63,2%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tự vận động (23,7%), OR = 5,524 (KTC 95%: 2,730 - 11,178), p < 0,001. Tỉ lệ phục hồi nhu động ruột sớm (trung tiện sớm < 36 giờ) sau mổ lấy thai ở nhóm có tập bài tập thể dục sớm là 76,3%, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tự vận động (43,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Kết luận: Phương pháp tập thể dục sớm mang lại hiệu quả giảm đau và phục hồi nhu động ruột sớm cho các sản phụ sau mổ lấy thai. Từ khoá: Vận động sớm, bài tập thể dục sau mổ lấy thai, phục hồi sau mổ lấy thai. To evaluate the effectiveness of early ambulation in the early post-cae- sarean period Truong Thi Anh Tuyet1, Vu Thi Nhung1 1 Hung Vuong Hospital Abstract Caesarean section rate is increasing in the world as well as in Viet Nam. Post-operative pain and functional bowel paralysis is common after Caesarean section. In non-medicated therapy to relieve pain and restore intestinal motility after surgery, early mobilization is increasingly concerned. However, there have not been many studies evaluating the effectiveness of this activity for postoperative women. Objective: To evaluate the effect of early ambulation in the early post-cesarean period at Hung Vuong Hospital accord- ing to the exercise of Northumbria Hospital. Subjects and methods: Controlled clinical trials, randomised evaluation the effectiveness of early ambulation on pain in post-operative recovery among post-caesarean mothers admitted in the Hung Vuong Hospital of Ho Chi Minh city from 10/2018 to 03/2019. Results: The rate of mother experienced the postoperative pain VAS (Visual Analog Scale) score ≤ 3 on day 1, belongs in the group who performed the early exercise was 63.2%; which is significantly higher than the control group (23.7%), OR = 5.524 (95% CI: 2.730 - 11.178), p < 0.001. The rate of early bowel motility recovery (early defecation < 36 hours) after cesarean in the group who performed the early exercise was 76.3% which is significantly higher than the control group 43.4%, p < 0.05 Conclusion: Early ambulation was effective on reducing pain and early bowel motility recovery in the early post-cae- sarean period. Keywords: Early ambulation, post-caesarean exercise, post-caesarean recovery. 28 Trương Thị Ánh Tuyết và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(4):28-32. doi: 10.46755/vjog.2020.4.1139
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Có biến chứng trong lúc mổ như tổn thương bàng Hiện nay, mổ lấy thai (MLT) là một kỹ thuật rất phổ quang, tổn thương ruột, băng huyết phải truyền máu... biến trong sản phụ khoa. Sản phụ sinh mổ gặp nhiều vấn - Sản phụ tiếp tục được giảm đau bằng phương pháp đề khó khăn hơn so với phụ nữ sinh thường qua ngả âm gây tê ngoài màng cứng trong vòng 24 giờ sau mổ đang đạo, nổi bật là tình trạng đau sau mổ [3]. Bên cạnh việc được nghiên cứu tại Bệnh viện Hùng Vương. ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của sản phụ, đau - Có bệnh lý về cơ xương khớp, tiền sản giật nặng, sau mổ có thể làm cho người mẹ mất nhiều khả năng bệnh tim, bệnh lý hệ tiêu hóa mạn tính, rối loạn tâm thần chăm sóc con, ảnh hưởng không tốt lên mối quan hệ mẹ vận động... - con vừa được thiết lập. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nhiều phương pháp được đưa ra để cải thiện tình Thiết kế nghiên cứu: trạng đau sau mổ, bao gồm phương pháp dùng thuốc và Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng. Thời không dùng thuốc. Trong liệu pháp không dùng thuốc thì gian nghiên cứu: 10/2018 – 03/2019 tại khoa Hậu sản, vận động sớm sau mổ đang được quan tâm. Vận động Bệnh viện Hùng Vương. Bài tập thể dục gồm 5 bước: hít sớm sau mổ sẽ giúp tăng trương lực cơ, kích thích máu thở - xoay cổ chân cẳng chân - thót bụng - ngồi thẳng lưu thông dễ dàng nên có thể ngừa biến chứng tắc mạch. lưng và đi. Hiện nay có nhiều bài tập vận động sớm được áp dụng Thu thập số liệu: cho bệnh nhân sau mổ bụng nói chung và mổ lấy thai nói Mẫu được chọn vào phù hợp với tiêu chuẩn chọn riêng. Để vận động sản phụ vận động sớm sau mổ lấy mẫu, sau đó được phân bố ngẫu nhiên thành hai nhóm: thai, Khoa Hậu sản A thuộc Bệnh viện Hùng Vương đã Can thiệp và nhóm chứng bằng phần mềm R, với các lựa chọn bài tập thể dục được chuyển thể từ bài tập thể block 2, 4, 6, 8 và 10 đủ 152 đối tượng. Các sản phụ này dục của khoa vật lý trị liệu của Bệnh viện Northumbria được chuyển nằm phòng 1 giường. [4] thuộc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại - Nhóm tập thể dục (nhóm I): Được đánh giá thang Anh (NHS). Bài tập này đã vận động sản phụ đi lại sớm. điểm đau VAS và hướng dẫn sản phụ tập thể dục vào các Sự hồi phục nhanh về thể chất và tinh thần giúp giảm ngày 1, 2 và 3. đau, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị. Tuy - Nhóm chứng (nhóm II): Được đánh giá thang điểm nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của đau VAS và khuyên sản phụ tự vận động vào các ngày phương pháp vận động này trên sản phụ sau mổ. Chính 1, 2 và 3. vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá hiệu Phương pháp phổ biến để tự đánh giá đau: là thang quả của phương pháp tập thể dục sớm sau mổ lấy thai” điểm đau bằng nhìn hình đồng dạng (VAS). Thang điểm theo bài tập của Bệnh viện Northumbria tại Bệnh viện này được nhiều tác giả sử dụng do dễ sử dụng, nên cũng Hùng Vương. đã được dùng để lượng giá mức độ đau của các sản phụ trong nghiên cứu. Theo thang đo cường độ đau dạng 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU nhìn đồng dạng VAS, phân mức độ đau bao gồm 4 mức 2.1. Đối tượng nghiên cứu độ: (1) Đau nhẹ với VAS 1-3 điểm; (2) Đau vừa phải hay - Sản phụ MLT lần đầu, con so. trung bình khi VAS 4-6 điểm; (3) Đau nhiều hay nặng khi - Bụng không có vết mổ cũ. VAS 7-10 điểm. Chỉ định can thiệp điều trị được đặt ra - Hậu phẫu MLT dưới 24 giờ. khi VAS từ 4/10 điểm trở lên. Do đó, điểm cắt VAS ≤ 3 - Tuổi > 18. được chọn để đánh giá hiệu quả giảm đau của bài tập - Sản phụ nghe hiểu, đọc và viết được tiếng Việt. vận động sớm trên nhóm can thiệp so với nhóm chứng - Sản phụ có tiền căn phẫu thuật ngực bụng. (vận động tự do). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm dân số - xã hội Tổng Nhóm I Nhóm II Đặc điểm p (n=152) (n=76) (n=76) Tuổi sản phụ (năm) 27,9 ± 4,8 28,1 ± 5,1 27,7 ± 4,4 0,675 < 20 tuổi 03 (2,0%) 01 (1,3%) 02 (17,7%) 20 - 34 tuổi 131 (86,2%) 65 (85,5%) 66 (51,9%) 0,755 ≥ 35 tuổi 18 (11,8%) 10 (13,2%) 08 (30,4%) Nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh 48 (31,6%) 29 (38,2%) 19 (29,1%) 0,081 Tỉnh thành khác 104 (68,4%) 47 (61,8%) 57 (70,9%) Trương Thị Ánh Tuyết và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(4):28-32. doi: 10.46755/vjog.2020.4.1139 29
  3. Nghề nghiệp Công viên chức 55 (36.2%) 26 (34,2%) 29 (38,2%) Công nhân, nông dân 44 (28,9%) 26 (34,2%) 18 (23,7%) Nội trợ 31 (20,4%) 16 (21,1%) 15 (19,7%) 0,121 Buôn bán 15 (9,9%) 08 (10,5%) 07 (9,2%) Nhân viên y tế 05 (3,3%) 00 (0,0%) 05 (6,6%) Khác 02 (1,3%) 00 (0,0%) 02 (2,6%) Không có sự khác biệt về tuổi, phân lớp tuổi, nơi ở, công việc giữa 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng (p > 0,05). Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng Tổng Nhóm I Nhóm II Đặc điểm p (*) (n=152) (n=76) (n=76) BMI (kg/m2) < 25 63 (41,4%) 29 (38,2%) 34 (44,7%) 25 -< 30 75 (49,3%) 38 (50,0%) 37 (48,7%) 0,460 ≥ 30 14 (9,2%) 09 (11,8%) 05 (6,6%) Tiền căn sẩy thai Có 38 (25,0%) 20 (26,3%) 18 (23,7%) 0,708 Không 114 (75,0%) 56 (73,7%) 58 (76,3%) Khởi phát chuyển dạ Có 42 (27,6%) 22 (28,9%) 20 (26,3%) 0,717 Không 110 (72,4%) 54 (71,1%) 56 (73,7%) Loại mổ lấy thai Chủ động 66 (43,4%) 30 (39,5%) 36 (47,4%) 0,326 Cấp cứu 86 (56,6%) 46 (60,5%) 40 (52,6%) Phương pháp vô cảm Tê tủy sống 115 (75,6%) 58 (76,3%) 57 (75,0%) Mê 03 (2,0%) 02 (2,6%) 01 (1,3%) 0,795 Tê ngoài màng cứng 34 (22,4%) 16 (21,1%) 18 (23,7%) Ngay sau sinh, 49,3% ca có BMI trung bình nằm trong mức thừa cân, 9,2% sản phụ có BMI béo phì. Phần lớn các sản phụ không có tiền căn sẩy thai và không trải qua khởi phát chuyển dạ. Đa số các trường hợp được mổ lấy thai trong tình trạng cấp cứu (56,6%). Phương pháp vô cảm chủ yếu bằng phương pháp tê tủy sống (75,6%). Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm (p > 0,05). 3.2. Hiệu quả giảm đau sau mổ Biểu đồ 1. Tỉ lệ sản phụ có điểm đau VAS ≤ 3 sau mổ lấy thai 30 Trương Thị Ánh Tuyết và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(4):28-32. doi: 10.46755/vjog.2020.4.1139
  4. Tỉ lệ sản phụ có điểm đau VAS ≤ 3 sau mổ lấy thai vào ngày hậu phẫu thứ 1, trong đó ở nhóm có tập bài tập thể dục sớm là 63,2%, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm tự vận động 23,7%. Bảng 3. Thay đổi điểm VAS sau mổ VAS 0 VAS 1 VAS 2 Điểm VAS (< 24 giờ sau mổ) (HP ngày 1) (HP ngày 2) Nhóm I 4,9 ± 0,1 3,0 ± 0,8 1,8 ± 0,7 Nhóm II 5,0 ± 0,1 3,9 ± 0,6 2,7 ± 0,4 p (kiểm định test T) 0,084 < 0,001 < 0,001 Tốc độ giảm điểm VAS qua các ngày hậu phẫu ở nhóm can thiệp nhanh hơn và trị số trung bình thấp hơn so với nhóm chứng. Bảng 4. Thời điểm sản phụ đi lại Chỉ số Nhóm I Nhóm II p Thời điểm sản phụ đi lại lần đầu tiên sau mổ (giờ) 32,3 ± 4,0 35,5 ± 3,7 < 0,001 Nhóm sản phụ được tập bài tập thể dục sớm có khả năng đi lại sớm hơn so với nhóm chứng, Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). 3.3. Hiệu quả phục hồi nhu động ruột sớm sau mổ Biểu đồ 2. Tỉ lệ phục hồi nhu động ruột sớm (< 36 giờ) sau mổ Tỉ lệ phục hồi nhu động ruột sớm (trung tiện sớm < 36 giờ) sau MLT ở nhóm có tập bài tập thể dục sớm là 76,3%, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tự vận động (43,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Bảng 5. Thời điểm sản phụ trung tiện lần đầu tiên sau mổ Chỉ số Nhóm I Nhóm II p Thời điểm sản phụ trung tiện lần đầu tiên 33,34 ± 3,63 36,62 ± 3,45 < 0,001 sau mổ (giờ) Thời điểm sản phụ trung tiện lần đầu tiên ở nhóm sản phụ được tập bài tập thể dục sớm là 33,34 ± 3,63 giờ so với nhóm chứng là 36,62 ± 3,45 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) 4. BÀN LUẬN sản phụ tự chăm sóc con, cho con bú sữa mẹ sớm và 4.1. Hiệu quả giảm đau dựa trên điểm VAS sau mổ thiết lập tốt mối quan hệ mẹ con, ít sử dụng thuốc giảm Sự phân bố sản phụ giữa 2 nhóm không có sự khác đau giúp tránh tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là sốc biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm dân số, xã hội và đặc (shock) phản vệ. điểm lâm sàng. Như vậy, 2 nhóm chứng và nhóm nghiên Điểm VAS trung bình ở nhóm có tập bài tập thể dục cứu tương đối đồng nhất khi tiến hành nghiên cứu. sớm giảm dần từ 4,97 (hậu phẫu ngày 0) xuống còn Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ sản phụ có điểm đau 3,05 (hậu phẫu ngày 1) và 1,88 (hậu phẫu ngày 2). Tốc VAS ≤ 3 sau mổ lấy thai vào hậu phẫu ngày thứ 1, trong độ giảm điểm VAS qua các ngày hậu phẫu ở nhóm can đó ở nhóm có tập bài tập thể dục sớm là 63,2%, cao hơn thiệp nhanh hơn và trị số trung bình thấp hơn so với có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tập bài tập thể nhóm chứng, điểm VAS trung bình của nhóm chứng là dục 23,7% (Biểu đồ 1). Điều này có ý nghĩa rất lớn giúp 5,01 (hậu phẫu ngày 0), 3,93 (hậu phẫu ngày 1), 2,72 (hậu Trương Thị Ánh Tuyết và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(4):28-32. doi: 10.46755/vjog.2020.4.1139 31
  5. phẫu ngày 2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ hậu thể dục sớm cho các sản phụ sau mổ lấy thai. Đồng thời, phẫu ngày 1 trở đi, p < 0,001 (Bảng 3). nghiên cứu này nên được mở rộng khảo sát trên đối Giá trị điểm VAS trung bình vào ngày hậu phẫu 0 và tượng sau mổ sản phụ khoa nói chung. ngày 1 của nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Tetti Solehati và cộng sự [5] năm 2015. Tuy nhiên, điểm TÀI LIỆU THAM KHẢO VAS vào hậu phẫu ngày thứ 2 ở cả hai nhóm khảo sát 1. Citak Karakaya I., Yuksel I., Akbayrak T., et al. (2012), trong nghiên cứu này thì thấp hơn. Nghiên cứu của Tetti “Effects of physiotherapy on pain and functional activi- Solehati chỉ yêu cầu đối tượng nghiên cứu tập hít thở, ties after cesarean delivery”, Arch Gynecol Obstet, 285 trong khi các đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này (3), pp. 621-7. vừa tập hít thở vừa tập vận động, vì vậy hiệu quả giảm 2. Kaur H., Kaur, S., Sikka, P. (2015), “A quasi-experimen- đau nhanh hơn. Đây là ưu điểm của bài tập khi có sự phối tal study to assess the effectiveness of early ambulation hợp hít thở với vận động. Giá trị điểm đau VAS trung bình in post-operative recovery among postcaesarean moth- trong 3 ngày hậu phẫu đầu tiên của nghiên cứu này thấp ers admitted in selected areas of nehru hospital”, Nurs- hơn so với kết quả nghiên cứu của Karakaya [1], nhóm ing and Midwifery Research Journal, 11 (1), pp. 33-44. can thiệp chỉ được khuyến khích đi lại sớm nhất có thể 3. Kealy M. A., Small R. E., Liamputtong P. (2010), “Recov- sau mổ chứ không có hướng dẫn một bài tập vận động ery after caesarean birth: a qualitative study of women’s cụ thể nào cả. Trong khi các đối tượng nghiên cứu trong accounts in Victoria, Australia”, BMC Pregnancy Child- nghiên cứu này được hướng dẫn tập tuần tự các bước từ birth, 10, pp. 47. hít thở đến tập bụng rồi mới đi lại, vì vậy hiệu quả giảm 4. Northumbria Healthcare, “Exercise after a cesarean đau nhanh hơn. Đây là ưu điểm của bài tập thể dục. birth”, NHS Foundation Trust, pp. 1-12. Năm 2015, Kaur và cộng sự [2] tiến hành thử nghiệm 5. Solehati T., Rustina Y. (2015), “Benson Relaxation lâm sàng đánh giá hiệu quả của vận động sớm sau mổ Technique in Reducing Pain Intensity in Women After lấy thai trên 80 sản phụ ở Ấn Độ được phân bố ngẫu Cesarean Section”, Anesth Pain Med, 5 (3), pp. e22236. nhiên thành 2 nhóm với tỉ lệ 1:1. Tác giả nhận thấy mức 6. Sutton C. D., Carvalho B. (2017), “Optimal Pain Man- độ đau ở cả hai nhóm đều giảm đáng kể sau khi đi lại. agement after Cesarean Delivery”, Anesthesiol Clin, 35 Nhưng mức độ đau giảm rõ rệt ở nhóm can thiệp hơn so (1), pp. 107-124 với nhóm chứng. 7. Macones G. A., Caughey A. B., Wood S. L., et al. (2019), Khả năng đi lại sớm sau mổ “Guidelines for Postoperative care in Cesarean Delivery: Thời điểm đi lại lần đầu tiên của các sản phụ sau mổ Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Society Rec- lấy thai được dùng để đánh giá hiệu quả giảm đau của ommendations (Part 3 )”, Am J Obstet Gynecol phương pháp can thiệp với giả thuyết đặt ra rằng sản phụ 8. Kerai S., Saxena K. N., Taneja B. (2017), “Post-caesare- đau ít thì mới đi lại được, đồng thời việc đi lại sớm cũng an analgesia: What is new?” Indian J Anaesth, 61(3), pp. là một yếu tố của sự phục hồi hoạt động chức năng cơ 200-214 bản của sản phụ trong sinh hoạt cá nhân và chăm sóc con, sẽ giúp tăng trương lực cơ, kích thích máu lưu thông dễ dàng nên có thể ngừa biến chứng tắc mạch. Kết quả phân tích cho thấy nhóm sản phụ được tập bài tập thể dục sớm có khả năng đi lại sớm hơn so với nhóm chứng, với thời điểm đi lại lần đầu tiên sau mổ tương ứng của hai nhóm là 32,3 ± 4,0 giờ và 35,5 ± 3,7 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (bảng 4). 4.2. Hiệu quả phục hồi nhu động ruột sớm sau mổ Nghiên cứu này so sánh hiệu quả phục hồi nhu động ruột sớm sau MLT ở nhóm sản phụ tập thể dục sớm và nhóm vận động tự do (không tập bài tập của nghiên cứu) tại Bệnh viện Hùng Vương, kết quả thu được như sau: Tỉ lệ phục hồi nhu động ruột sớm (trung tiện sớm < 36 giờ) sau MLT ở nhóm có tập bài tập thể dục sớm là 76,3%, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tự vận động (43,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 (Biểu đồ 2). Thời điểm sản phụ trung tiện lần đầu tiên ở nhóm sản phụ được tập bài tập thể dục sớm là 33,34 ± 3,63 giờ so với nhóm chứng là 36,62 ± 3,45 giờ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (bảng 5). 5. KẾT LUẬN Bài tập thể dục sớm mang lại hiệu quả cho các sản phụ sau mổ lấy thai. Vì thế, nên áp dụng rộng rãi bài tập 32 Trương Thị Ánh Tuyết và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(4):28-32. doi: 10.46755/vjog.2020.4.1139
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0