intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tích hợp dạy học lý thuyết và thực hành trong dạy học phần Phân loại học thực vật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc dạy học tích hợp đó người học vẫn nhớ lâu kiến thức mà còn rèn luyện được năng lực tự học lĩnh vực khoa học này. Trong bài viết giới thiệu 14 bài tập phân loại học thực vật do chúng tôi thiết kế để dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, cách dạy học các bài tập này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tích hợp dạy học lý thuyết và thực hành trong dạy học phần Phân loại học thực vật

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ TÍCH HỢP DẠY HỌC LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHÂN LOẠI HỌC THỰC VẬT TRƯƠNG THỊ THẢO Trường Đại học Phạm Văn Đồng Email: ttthao@pdu.edu.vn Tóm tắt: sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành trong dạy học Phân loại học thực vật nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa khoảng thời gian có giới hạn được bố trí để dạy học với khối lượng kiến thức khổng lồ của học phần này. Thông qua việc dạy học tích hợp đó người học vẫn nhớ lâu kiến thức mà còn rèn luyện được năng lực tự học lĩnh vực khoa học này. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu 14 bài tập phân loại học thực vật do chúng tôi thiết kế để dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, cách dạy học các bài tập này. Từ khóa: Tích hợp, lý thuyết, thực hành. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào thế kỷ 21, tốc độ phát triển tri thức ngày càng tăng, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngày càng cao. Thế giới cũng đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục, nền giáo dục thế giới đã chuyển sang định hướng tiếp cận năng lực, bản chất của tiếp cận năng lực đó là tiếp cận đầu ra. Giáo dục Việt Nam cũng đang chuyển mình theo định hướng tiếp cận năng lực để tạo ra sản phẩm từ những điều đã học ngay từ khi còn học ở trường. Học phần phân loại học thực vật được dùng để dạy cho sinh viên có chuyên ngành sinh. Sau khi học xong học phần này thì người học có năng lực tự học, phân loại và sắp xếp được giới thực vật theo hệ thống tiến hóa tự nhiên. Dạy thực hành phân loại học thực vật không chỉ minh họa cho kiến thức lý thuyết của học phần này mà nó còn được sử dụng để dạy kiến thức mới. Nếu chúng ta tách riêng lý thuyết và thực hành thì việc dạy lý thuyết và thực hành sẽ khó khăn mặc dù trong quá trình dạy vì thời gian giảng dạy cho học phần này có giới hạn mà giới thực vật thì vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy, chúng tôi thiết kế các bài học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để sinh viên thực hành luôn trong giờ học lý thuyết thì nhớ lâu kiến thức Phân loại học thực vật không những thế sinh viên còn rèn luyện được phương pháp tự học lĩnh vực khoa học này vì tự lực tìm ra tri thức mới cho bản thân mình. 2. NỘI DUNG 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu học phần phân loại học thực vật. Phương pháp thực nghiệm: nghiên cứu được khảo sát trên sinh viên. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Bài tập được thiết kế 2.2.1.1. Quy trình thiết kế các bài tập Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học. Bước 2: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành bài tập. 318
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Bước 3: Diễn đạt các khả năng mã hóa các nội dung kiến thức đó thành bài tập. Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp các bài tập đó thành hệ thống. 2.2.1.2. Cơ sở phân loại các bài tập Trên cơ sở khoa học là mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết và kiến thức về thực hành, từ đó có thể sử dụng các kiến thức thực hành để minh họa kiến thức lý thuyết hay thực hành để hình thành kiến thức lý thuyết mới. Trên cơ sở đó, có 2 dạng bài tập được thiết kế. 2.2.1.3. Nội dung của các bài tập Có 14 bài tập được thiết kế theo 2 dạng: * Dạng 1: Có 7 bài tập tương ứng với 4 bài thực hành từ giới nấm cho đến ngành Hạt trần. - Mục tiêu: Người học khắc sâu kiến thức, nhớ lâu được kiến thức từ việc làm thực hành để minh họa, chứng minh cho kiến thức lý thuyết. - Quy trình dạy học: Người học thực hiện các bài tập lý thuyết tại nhà (giảng viên không dạy nội dung này) tiến hành thực hành tại lớp để so sánh đối chiếu giữa hình ảnh mà sinh viên quan sát từ tiêu bản với kiến thức lý thuyết có trong giáo trình, tài liệu tham khảo... - Các bài tập dạng 1: Bài tập 1. Có mấy lớp nấm trong ngành nấm Mycophyta, hãy nêu đặc điểm và đại diện của mỗi lớp nấm. Tại sao nấm được tách thành một giới riêng? Giới nấm có những vấn đề nổi bật nào? Bài tập 2. Giới tảo được phân làm mấy ngành tảo, hãy nêu đặc điểm và đại diện của mối ngành tảo. Giới tảo có những vấn đề nào nổi bật? Bài tập 3. Hãy nêu những đặc điểm cấu tạo, hình thái, sinh sản của Địa y. Địa y có những vấn đề gì nổi bật. Bài tập 4. So sánh hình thái của cơ quan sinh dưỡng (thể giao tử) và thể mang túi (thể bào tử) của Rêu sừng, Rêu tản và Rêu. Rêu tiến hóa hơn tảo như thế nào? Bài tập 5. Đặc điểm chính để phân biệt ngành Thông đá, Cỏ tháp bút và Dương xỉ. Bài tập 6. Ngành Dương xỉ (Polypodoiophyta) được phân loại làm mấy lớp. Nêu đặc điểm và đại diện của mỗi lớp Dương xỉ. Quyết tiến hóa hơn rêu như thế nào? Bài tập 7. Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) được phân loại làm mấy lớp. Nêu đặc điểm và đại diện của mỗi lớp Hạt trần. Hạt trần tiến hóa hơn quyết như thế nào * Dạng 2: Có 7 bài tập tương ứng với 7 bài thực hành về ngành Hạt kín. - Mục tiêu: Người học làm thực hành để hình thành kiến thức lý thuyết mới. - Quy trình thực hiện chung: Người học thực hiện các bài tập đó tại các buổi thực hành tổng hợp thành các kiến thức lý thuyết. - Quy trình thực hiện cụ thể bài tập này: Bước 1: Sinh viên phân tích đặc điểm từng loài thực vật và ghi chép lại. Bước 2: Những loài nào có nhiều đặc điểm giống nhau thì xếp chung vào một nhóm. Bước 3: Từ các đặc điểm riêng của mỗi loài khái quát thành đặc điểm chung của nhóm thực vật đó 319
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bước 4: Xác định nhóm nào tiến hóa nhất. Bước 5: Sử dụng kiến thức phần lý thuyết có trong sách giáo trình như một đáp án để đối chiếu với kết quả nghiên cứu. Các bài tập dạng 2: Bài tập 8. Các cây sau đây là Ngọc lan trắng, Ngọc lan vàng, Dạ hợp, Na, Ngọc lan tây, Giẻ, Móng rồng, Long não, Màng tang, Sen, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó. Bài tập 9. Các cây sau đây là Mao lương, Phi yến, Dâu tằm, Sung, Mit, Cẩm chướng, Rau hến (Xương cá), Nghể, Rau răm, chút chí, Ti gôn, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó. Bài tập 10. Các cây sau đây là bí ngô, Mướp, Dưa chuột (Dưa leo), Cải, Dâm bụt, Vông vang, Ké hoa vàng, Cối xay, Thầu dầu, Xương rắn, Trạng nguyên, Cỏ sữa lá to, Rau ngót, Bùng bục, Tai tượng lá đỏ, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó. Bài tập 11. Các cây sau đây là Hoa hồng, Tầm xuân, Mâm xôi, Ngấy, Dâu tây, Lục lạc (Muồng ba lá), Lê, Pom (loại quả giả do đế hoa phát triển thành), Mận, Mơ, Đào (loại quả hạch), Lục lạc (Muồng ba lá), Đậu hà lan, Điền thanh, Trinh nữ (Xấu hổ), Keo giậu, Phương vĩ (Hoa điệp), Muồng cốt khí (Muồng hôi), Kim phượng, Ổi, Sim, Gioi, Bạch đàn, Cam, Chanh, Quýt, Quất, Bưởi, Gai tầm sọng, Giần sàng, Rau mùi, Thìa là, Rau má, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó. Bài tập 12. Các cây sau đây là Thông thiên, Dừa cạn, Trúc đào, Dây huỳnh, Thừng mức (Lồng mức), Bồng bòng, Thiên lý, Cà dại, Lu lu đực, Cà chua, Ớt, Húng quế (Húng chó), Hương như, Tia tô, Tía tô cảnh, Cúc, Cải cúc, Cứt lợn, Cỏ Lào, Cỏ nhọ nồi, Sài đất, Vạn thọ, Cúc bướm, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó. Bài tập 13. Các cây sau đây là Hành ta, Loa kèn trắng, Huệ, Lay ơn (La dơn), Chuối, Chuối hoa lai, Dong riềng, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó. Bài tập 14. Các cây sau đây Lan, Sâm cuốn chiếu, Cỏ mầm trầu, Lúa, Ngô, Cỏ, Cau, Bán hạ, Ráy, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó. 2.2.2. Ví dụ minh họa Ví dụ 1 Bài 1. Có mấy lớp nấm trong ngành nấm Mycophyta, hãy nêu đặc điểm và đại diện của mỗi lớp nấm. Tại sao nấm được tách thành một giới riêng? Giới nấm có những vấn đề nổi bật nào? Bài thực hành ứng với bài tập 1 là bài thực hành số1 có tên Ngành nấm. Mẫu vật của bài 1 là nấm mốc trắng hoặc mốc rễ, men bia, nấm rơm, mốc xanh hoặc mốc tương. Các bước thực hiện bài thực hành này: Bước 1: Sinh viên thực hiện bài tập này tại nhà trước khi tiến hành bài thực hành số 1. Giảng viên không dạy nội dung này trên lớp. 320
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Bước 2: Sinh viên quan sát nấm mốc trắng hoặc nấm mốc rễ dưới kính hiển vi. Bước 3: Giảng viên kiểm tra kiến thức lý thuyết của sinh viên mà liên quan đến phần thực hành này. Sinh viên so sánh, đối chiếu hính ảnh nhìn thấy được với những mô tả lớp nấm tiếp hợp có trong phần lý thuyết, hay các tài liệu tham khảo khác. Qua hoạt động đó, sinh viên nhớ lâu kiến thức hơn vì không chỉ đọc mà còn được làm và nhìn thấy. Như vậy, mốc trắng hoặc mốc rễ đại diện cho lớp nấm tiếp hợp sẽ minh họa kiến thức lý thuyết cho lớp nấm tiết hợp. Tương tự như trên men bia đại diện cho lớp nấm túi và minh họa kiến thức lý thuyết cho lớp nấm này. Nấm rơm đại diện cho lớp nấm đảm và minh họa cho lớp nấm đảm. Nấm mốc xanh (mốc tương) cho lớp nấm bất toàn. Các thí nghiệm đó sẽ chứng minh cho kiến thức lý thuyết về “Tổ chức cơ thể nấm và đặc điểm cấu tạo tế bào”. Ví dụ 2 Bài tập 8. Các cây sau đây là Ngoc lan trắng, Ngọc lan vàng, Dạ hợp, Na, Ngọc lan tây, Giẻ, Móng rồng, Long não, Màng tang, Quế, Dây tơ xanh, Bời lời đỏ, Bơ, Sen, anh (chị) hãy xếp chúng thành các nhóm thực vật khác nhau. Nêu đặc điểm chung của mỗi nhóm. Nhóm nào tiến hóa nhất trong đó? Quy trình thực hiện bài tập này: Bước 1: Sinh viên phân tích từng cây một và ghi chép lại, đầu tiên là quan sát dạng sống là thân cỏ, bụi, gỗ, leo… Quan sát lá như cách mọc lá, hình thái lá. Quan sát hoa như vị trí hoa, vẽ hoa đồ, ghi công thức hoa. Quan sát quả (mọng, hạch,… lối đính noãn…) và hạt, đồng thời với quan sát là ghi chép. Bước 2: Những cây nào có nhiều đặc điểm giống nhau nhất là cơ quan sinh sản thì xếp chung vào một nhóm họ, bộ. Bước 3: Khái quát các đặc điểm riêng của mỗi cây để thành đặc điểm chung của nhóm thực vật đó. Bước 4: Dựa vào kiến thức “Các vấn đề tiến hóa của thực vật” xác định nhóm nào tiến hóa nhất trong các nhóm đó (nếu có). Bước 5: Sử dụng kiến thức phần lý thuyết phần Phân lớp ngọc lan như một đáp án để đối chiếu với kết quả nghiên cứu (bài thực hành ứng với kiến thức lý thuyết về phân lớp Ngọc Lan Magnoliidea). - Ngọc lan trắng, Ngọc lan vàng, Dạ hợp đại diện cho bộ Ngọc Lan (Magnoliales), họ Ngọc lan (Magnoliaceae). - Na, Mãng cầu xiêm, Móng rồng, Giẻ, Ngọc lan tây đại diện cho họ Na (Annonaceae), bộ Ngọc lan. - Long não, Quế, Dây tơ xanh, Màng tang, Bời lời đỏ, Bơ thuộc họ Long Não (Lauraceae), bộ Long não (Laurales). - Sen thuộc họ Sen (Nelumbonaceae), bộ Sen (Nelumbonales). 2.2.3. Đánh giá quá trình học tập Ngoài kiếm tra kết thúc học phần theo quy định của nhà trường thì trong quá trình học giảng viên đánh giá sinh viên: 321
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Kiểm tra các bài tập lý thuyết (kiểm tra xem sinh viên có thực sự làm hay không). - Theo dõi và kiểm tra các kỹ năng thực hành và tự học như làm tiêu bản thực vật, quan sát mẫu vật và phân tích mẫu vật, khái quát hóa, xác định nhóm thực vật tiến hóa nhất,… trong quá trình làm thực hành để cho điểm mỗi buổi thực hành 3. KẾT LUẬN Có 14 bài tập được thiết kế để có thể tổ chức dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành học phần “Phân loại học thực vật”. Sinh viên khắc sâu kiến thức Phân loại học thực vật hơn khi sử dụng phương pháp tích hợp, ngoài ra, còn được rèn luyện phương pháp tự học và nghiên cứu lĩnh vực khoa học này vì tự lực tìm ra tri thức mới cho bản thân mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Kim Dung (2004), “Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông”, Kỷ yếu “DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015”, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [2] Hoàng Thị Sản (chủ biên) (2005), Phân loại học thực vật, NXB Đại học Sư phạm. Title: THE INTEGRATION BETWEEN THEORY AND PRACTICE IN THE TEACHING OF PLANT TAXONOMY Abstract: The integration between theory and practice in the teaching of plant taxonomy will resolve the conflict between the limited time allocated for teaching and the unlimited great amount of knowledge in the scientific field. Using this integrated teaching, the learners still memory the knowledge of plant taxonomy long, they develop self-learning ability in this scientific field more. In this paper, we present 14 plant classification exercises designed by ourselves to teach the integration of theory and practice, the way we teach these exercises. Keywords: Integration, theory, practice. 322
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2