Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn Lý luận chính trị từ thực tiễn tại Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Tp. Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Bài viết Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn Lý luận chính trị từ thực tiễn tại Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Tp. Hồ Chí Minh trình bày vai trò của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn Lý luận chính trị trong trường đại học hiện nay; Giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn Lý luận chính trị tại Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn Lý luận chính trị từ thực tiễn tại Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Tp. Hồ Chí Minh
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TỪ THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI H C TÀI NGUY N VÀ MÔI TRƯỜNG TP HỒ CH MINH Nguyễn Thị Ngọc* * Khoa Luật và Lý luận chính trị, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM, 236B Lê Văn Sỹ, Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh Email: ntngoc_llct@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Trong quá trình trải nghiệm thực tế việc giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị (LLCT) tại Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT có vai trò rất quan trọng. Thông qua việc thực hiện những giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT được tiến hành tại Trường như: giảng viên lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục môi trường phù hợp; giảng viên có kiến thức cơ bản về môi trường và các vấn đề môi trường của đất nước; nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được thiết kế phù hợp với các chuyên ngành học tập của sinh viên; sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp với phương tiện dạy học hiện đại. Nhờ đó, đã cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về môi trường, hình thành ý thức và phương pháp hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường. Từ khóa: tích hợp giáo dục, bảo vệ môi trường, Lý luận chính trị, sinh viên. 1. MỞ ĐẦU Môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay là một trong những vấn đề cấp bách mang tính chất toàn cầu trong thế kỷ XXI. Trong quá trình phát triển, sự tác động của con người vào tự nhiên đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái, đe dọa đến sự phát triển của cả tự nhiên và xã hội. Ở nước ta hiện nay nhiều giải pháp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường sống đã được nghiên cứu và vận dụng. Trong các giải pháp đó, vấn đề giáo dục ý thức, quan điểm và trách nhiệm của con người về môi trường được xem là hiệu quả và có tính bền vững cao. Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học là hoạt động truyền bá, nhận thức và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng chính trị của dân tộc và nhân loại nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp hành động khoa học, góp phần phát huy tính tích cực của sinh viên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đào tạo cho xã hội những con người sống có mục tiêu, lý tưởng, có ý thức bảo vệ môi trường. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhận thấy việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT là một điều hết sức cần thiết nhằm cung cấp cho sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước những hiểu biết cơ bản về môi trường, từ đó hình thành ý thức và phương pháp để bảo vệ môi trường. Thông qua bài viết này, tác giả sẽ trình bày những giải pháp tích hợp 66
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT được tiến hành tại Trường, đồng thời đưa ra kết quả bước đầu mang lại cho sinh viên và đề xuất những kiến nghị cần thiết nhằm thực hiện tốt hơn. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích, tổng hợp từ các tài liệu: các bài báo, hội thảo khoa học, các sách chuyên khảo. Đồng thời thông qua trải nghiệm thực tế công tác giảng dạy môn học LLCT tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra những kết luận và kiến nghị ban đầu góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cho sinh viên trong công tác bảo vệ môi trường. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Vai trò của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào các môn Lý luận chính trị trong trƣờng đại học hiện nay Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo Từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Tích hợp (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integration với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng rẽ. Như vậy có thể hiểu tích hợp trong dạy học là lồng ghép một nội dung giáo dục nào đó vào bài dạy tùy theo mức độ phù hợp của nội dung giáo dục với từng môn học/bài học mà việc lồng ghép được thực hiện ở các mức độ khác nhau như: liên hệ, lồng ghép bộ phận hay toàn phần, từ đó giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên. Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, các kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái [1]. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT là sự kết hợp có hệ thống, một cách chặt chẽ các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào một phần trong kiến thức các môn học LLCT thành một nội dung thống nhất. Giảng viên lồng ghép bộ phận (có một số phần của bài học có mục tiêu, nội dung phù hợp với nội dung, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường) hay liên hệ (mục tiêu và nội dung bài học các môn học LLCT có điều kiện lô gic với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường). Thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT là cần thiết bởi lẽ trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường bức xúc như: sự biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt, suy thoái tầng ôzôn, suy thoái đất và hoang mạc hóa, ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy,… đã đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia bị tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu và phát triển con người. Biến đổi khí hậu ở nước ta đã gây ra sự biến động lớn về quy luật thời tiết bao gồm: lượng mưa thất thường, luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, thời tiết bất thường và khốc liệt hơn, tần suất, cường độ của những đợt bão lũ, triều cường, thiên tai, hạn hán tăng đột biến kể cả ở khu vực đô thị lẫn nông 67
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 thôn, khu vực đồng bằng và khu vực miền núi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính hoạt động của con người. Ở nước ta trong nhiều năm qua bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục - đào tạo về bảo vệ môi trường nói riêng được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường, đặc biệt là công tác giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho học sinh, sinh viên. Giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục tại các nhà trường từ cấp học mầm non đến đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ môi trường, đưa nội dung giáo dục môi trường vào trường học. Giáo dục bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành thường xuyên và sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, từ những người làm việc sinh hoạt thường ngày trong cộng đồng tới những người làm công tác chỉ đạo, quản lý, nhà chiến lược kinh tế - xã hội. Đối với sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo phương thức: Tiến hành như một môn học mới, hoặc một chuyên đề mới được đưa vào chương trình (Phương thức này tương đối rõ ràng, đơn giản, nhưng gặp khó khăn do chương trình đào tạo đang không còn thời lượng cho môn học mới); Tích hợp/lồng ghép vào các môn liên quan trực tiếp đến môi trường như Môi trường và con người, các môn lý luận chính trị,… hay thông qua các hoạt động ngoại khóa hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái đất”, Ngày môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học … Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT ở các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay có vai trò hết sức quan trọng, điều này được thể hiện: Một là, trang bị cho sinh viên hiểu biết cơ bản về các vấn đề môi trường: tính hạn chế của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải của môi trường, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đối với bản thân con người và xã hội. Nắm được các quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối của Đảng về môi trường và bảo vệ môi trường. Hai là, hình thành cho sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước thái độ, cách đối xử thân thiện với môi trường, có ý thức trách nhiệm và tự giác tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sống. Ba là, có kỹ năng, phương pháp hành động hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực trong việc lựa chọn phong cách sống thích hợp với việc sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó, sinh viên có thể tham gia hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể tại nơi ở và làm việc. Đối với Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT lại càng thực sự cần thiết bởi vì sứ mạng của Nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tài nguyên môi trường và xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ trở thành những nhà quản lý, những người ra quyết định, những cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu, tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, họ sẽ tham gia các hoạt động thực tiễn mà ít nhiều có liên quan đến môi trường sống. Do đó, công tác giáo dục bào vệ môi trường cho sinh viên của Trường sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. 68
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 3.2. Giải pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trƣờng vào các môn Lý luận chính trị tại Trƣờng đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Thành phố Hồ Chí Minh Tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, thấy rõ vai trò quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường đối với sinh viên giảng viên đã chủ động thực hiện tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các môn học LLCT. Việc thực hiện được chúng tôi tiến hành bằng các giải pháp sau đây: Thứ nhất, giảng viên căn cứ vào nội dung môn học, bài học, từng phần kiến thức cụ thể của các môn LLCT để thực hiện việc tích hợp giáo dục môi trường. Đối với môn “Nh ng nguyên lý c ản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin” là môn học đầu tiên trong các môn LLCT được giảng dạy tại Trường. Mục tiêu tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở phần triết học Mác - Lênin nhằm cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên, hiểu rõ các quy luật của tự nhiên là hoàn toàn khách quan, ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên của con người đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Rất nhiều nội dung có thể liên hệ tích hợp bảo vệ môi trường, đặc biệt là các nội dung: mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; hai nguyên lý và ba quy luật, sáu cặp phạm trù cơ bản của Phép biện chứng duy vật; tồn tại xã hội và ý thức xã hội; con người và bản chất của con người. Sau mỗi nội dung lý luận trên giảng viên cần đi sâu tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở phần ý nghĩa phương pháp luận. Đối với Phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng viên lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường ở một số nội dung, đặc biệt là phần “những hạn chế của Chủ nghĩa tư bản”, đi sâu phân tích hạn chế hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường của Chủ nghĩa tư bản đối với nhân loại. Từ đó liên hệ làm rõ thêm tội ác của Chủ nghĩa đế quốc, đó là đi khai thác kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, triệt hạ sự sống ở các nước thuộc địa (trong đó có tội ác của Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ đối với đất nước ta), hiện nay đối với đất nước ta cần phê phán và xử phạt với những hoạt động khai thác các nguồn lợi tự nhiên một cách thái quá, phá vỡ sự cân bằng của tự nhiên. Ví dụ: Thông qua nội dung “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến”, giảng viên lồng ghép quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ thống nhất hữu cơ, hỗ trợ lẫn nhau, không tách rời nhau giữa tự nhiên và con người đến mức “thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên” [2]. Xét về mặt nguồn gốc phát sinh, con người được sinh ra từ môi trường tự nhiên, xét về cấu trúc của thế giới, con người là một bộ phận đặc thù của tự nhiên. Để tồn tại và phát triển con người tiến hành lao động sản xuất, “giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động”, còn lao động biến những vật liệu đó “thành của cải” [3]. Trong quá trình lao động sản xuất con người tác động vào môi trường tự nhiên, làm thay đổi các yếu tố cầu thành của môi trường thì sớm hay muộn sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống. Bởi lẽ, không phải con người tác động, cải biến môi trường tự nhiên mà môi trường tự nhiên cũng tác động ngược trở lại một cách mạnh mẽ đối với con người như Ph. Ăngghen đã cảnh báo: “Chúng ta cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta. Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta hằng mong muốn, nhưng đến lượt thứ hai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, không lường trước được, những tác dụng thường hay phá hủy tất cả những kết quả đầu tiên đó” [4]. Từ đó, Ăngghen cho rằng: “Những sự việc đó đã nhắc nhở chúng ta từng giờ, từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong giới tự nhiên”5. Giảng viên phân tích làm rõ về những thảm họa liên tiếp về môi trường, 69
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 những tác động của biến đổi khí hậu, những khó khăn do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong những năm gần đây đã chứng minh những phân tích và cảnh báo của Ph. Ăngghen là hoàn toàn chính xác. Từ những phân tích đó để thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường tự nhiên là một tất yếu khách quan, có ý nghĩa sống còn đối với con người và xã hội loài người. Đối với môn “Tư tư ng Hồ Chí Minh”, giảng viên làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò đặc biệt quan trọng của tự nhiên đối với sự phát triển của xã hội và con người, chỉ rõ con người phải có hiểu biết về tự nhiên, phải biết sử dụng tiết kiệm tài nguyên, phải biết chăm sóc, giữ gìn môi trường sống, coi đó là kế lâu dài để phát triển xã hội trong hiện tại và tương lai. Điều đó cho thấy những tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề này rất gần với quan niệm hiện đại về phát triển bền vững. Trong sinh hoạt hàng ngày, thông qua những việc làm nhỏ của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện rõ mong muốn xây dựng một môi trường sống trong lành cho các thế hệ tương lai. Thông qua các câu chuyện kể, bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về môi trường và bảo vệ môi trường, giảng viên giáo dục sinh viên về trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường hiện nay. Giảng viên có thể tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới. Ví dụ: thông qua nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, giảng viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong quan điểm của Hồ Chí Minh về việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng một môi trường sống. Cuối năm 1959, khi cả nước đang chuẩn bị bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, Bác Hồ đã phát động phong trào "Tết trồng cây gây rừng". Điều Người mong muốn là: Từ một lời kêu gọi, một phong trào thi đua, dần dần "Tết trồng cây" sẽ trở thành một nếp sống mới, một phong tục, tập quán tốt đẹp trong nhân dân, một kế hoạch dài lâu cho Đảng, cho Nhà nước. Vì vậy, Người chỉ rõ lợi ích thiết thực của việc trồng cây xanh là: "Làm cho phong cảnh đất nước ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta" [5]. Bác làm một bài toán nhỏ nói về lợi ích kinh tế của việc trồng cây như sau: "Nếu mỗi thanh niên một năm trồng ba cây, tám triệu thanh niên miền Bắc sẽ trồng được 24 triệu cây. Nếu bán rẻ ba đồng một cây, sau 5 năm sức lao động của thanh niên bỏ ra sẽ thu được số tiền lớn, có thể xây dựng được 8 nhà máy cơ khí loại khá" [6]. Hưởng ứng phong trào "Tết trồng cây" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, nhà nhà trồng cây, người người trồng cây, phong trào phát triển mạnh mẽ trên đất nước ta. Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, Người căn dặn: “Sau khi tôi qua đời,… Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao giờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn” [7]. Người chính là một tấm gương sáng về giữ gìn môi trường sống trong sạch, lành mạnh. Đối với môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, giảng viên có thể tích hợp, lồng ghép đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ môi trường từ các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, như Chị thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25-6-1998 về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 Bộ Chính trị (Khóa IX) Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; các Văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường theo tinh thần Đại hội XII của Đảng. Ví dụ: Trong nội dung Chương 4: đường lối về công nghiệp hóa, giảng viên lồng ghép nội dung phát triển bền vững theo đường lối mới của Đảng ta hiện nay. Từ việc đánh giá thành tựu, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường, Đại hội XII của Đảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải 70
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 pháp cụ thể để phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới, đó là: “Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” [8]. Mục tiêu tổng quát cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong thời gian tới là “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường” [9]. Từ mục tiêu đó, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển: “Đẩy nhanh điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường biển, đảo. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai thác hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển” [10]. Thứ hai, để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT hiệu quả ngoài việc đòi hỏi giảng viên phải nắm kỹ nội dung lý luận để tích hợp, còn phải có kiến thức cơ bản về môi trường như các thành phần cơ bản của môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường, các hiện tượng thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, mưa axit, hiệu ứng nhà kính, … Bên cạnh đó cần có hiểu biết sâu về các vấn đề môi trường cụ thể của đất nước như: hiện trạng môi trường, ô nhiễm môi trường, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam hiện nay. Thứ a, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường được thiết kế phù hợp với các chuyên ngành học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, Trường đào tạo 17 ngành bậc đại học, việc tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy các môn LLCT cũng phải gắn với nội dung của các chuyên ngành đào tạo chung của Trường. Thực hiện tốt điều này, sinh viên sẽ thấy được sự cần thiết của việc học tập các môn LLCT, đồng thời tích cực vận dụng những kiến thức chuyên ngành được học của mình vào nội dung các môn LLCT. Thứ tư, trong quá trình giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường giảng viên nên sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp với phương tiện dạy học hiện đại. Tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp dạy học tích cực được thể hiện ở sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với các phương pháp hiện đại như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, tình huống, phương pháp dạy học theo dự án, theo hợp đồng. Các giảng viên LLCT tại trường đã thường xuyên kết hợp phương pháp thuyết trình với bài giảng điện tử, nhờ đó nội dung bài học vừa được giảng giải, vừa được minh họa sinh động bằng những sơ đồ, hình ảnh tư liệu, phim tư liệu về các nội dung tích hợp môi trường liên quan đến từng nội dung LLCT cụ thể, nhờ đó khơi dậy sự hứng thú của sinh viên khi nghe giảng. Phương pháp thuyết trình khi kết hợp với các phương pháp hiện đại làm cho quá trình học tập không còn mang tính một chiều theo kiểu “thầy đọc, trò chép” mà theo kiểu thuyết trình hai chiều, sinh viên được bày tỏ chính kiến của mình về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. Qua thực tế cho thấy khi giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực kết hợp với phương tiện dạy học hiện đại đã bước đầu đem lại hiệu quả, được người học đánh giá cao hơn. Kết quả 3 tiết học trôi đi nhanh chóng, sinh viên thấy được những ý nghĩa của môn học, hào hứng với việc học tập. Thông qua quá trình học tập các môn LLCT sinh viên hình thành được nhiều kỹ năng mềm quan trọng để bảo vệ môi trường. Người giảng viên cảm thấy phấn khởi, yêu nghề hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được thành công đòi hỏi sự thay đổi ở cả người dạy và người học: Về phía người dạy đòi hỏi phải chuẩn bị rất nhiều về mặt nội dung, phương pháp giảng dạy. Giảng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, biết cách sử dụng và phối hợp giữa các phương pháp dạy học, biết sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin vào dạy học. Về phía người học phải biết tự học, chuẩn bị nội dung trước khi đến lớp, có ý thức và trách nhiệm đối với bản thân mình và tập thể. 71
- The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 4. KẾT LUẬN Dưới góc độ của giảng viên trực tiếp giảng dạy một số nội dung của chương trình LLCT, bản thân tác giả có một vài nhận xét về hiệu quả ứng dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT bằng các giải pháp trên như sau: Đối với người học, thứ nhất, về mặt kiến thức: bước đầu sinh viên đã có những kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và bảo vệ môi trường. Hiểu một cách cơ bản các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường, thực trạng tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Sinh viên đã biết sử dụng những kiến thức của các môn LLCT lý giải về các hiện tượng môi trường. Thứ hai, về mặt thái độ: Sinh viên có thái độ đúng đắn, nhiệt tình hưởng ứng các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường được tổ chức trong các môn học LLCT. Mặt khác sinh viên tích cực tham gia các hoạt động, các hội thi có chủ đề về môi trường và bảo vệ môi trường do các tổ chức trong Nhà trường tổ chức. Thứ ba, về hành vi: bước đầu sinh viên đã có những hành vi bảo vệ môi trường rất tốt như giữ gìn vệ sinh lớp học, ký túc xá, biết phân công trực vệ sinh, tác phong gọn gàng, lịch sự khi đến lớp, sử dụng tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng bao túi nilon, ưu tiên sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, sinh viên của Trường đã trở thành lực lượng xung kích tham gia rất tích cực công tác tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân chung tay bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa thường niên do Đoàn trường tổ chức. Đối với người ạy: Giảng viên đã tạo được sự tương tác hơn với sinh viên trong quá trình giảng dạy, làm sinh động bài giảng của mình. Thông qua việc tích hợp các giảng viên mở rộng thêm kiến thức chuyên ngành về môi trường và bảo vệ môi trường. Theo đó, giảng viên lý luận chính trị cũng có thể tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học (tham luận hội thảo, bài đăng tạp chí,…) dưới góc độ các chính sách về môi trường và bảo vệ môi trường. Như vậy, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT mục đích chính là dạy người học biết cách ứng xử và hành động vì môi trường. Để thực hiện hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới theo tác giả cần: Đối với giảng viên các môn LLCT: quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy, xem đây là một nội dung quan trọng. Muốn thực hiện tốt, giảng viên cần lập bảng chọn lọc những nội dung có thể khai thác để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên. Từ đó, giảng viên cần xây dựng nội dung tích hợp, hình thức tích hợp và phương pháp sử dụng cho phù hợp với trình độ của sinh viên. Đối với Khoa và Nhà trường: lập kế hoạch thường xuyên giám sát quá trình dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn LLCT ở các lớp để bảo đảm tính thống nhất. Bên cạnh đó Nhà trường tạo điều kiện cho giảng viên các môn LLCT tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Nga - Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2010. 2. C. Mác và Ph. Ăngghen - Toàn tập, tập 42, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.135. 3. C. Mác và Ph. Ăngghen - Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.641 4. C. Mác và Ph. Ăng ghen - Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.654. 5. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 8, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1989, tr.532. 6. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1989, tr.27. 72
- Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 7. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 15, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 615 8. , 9, 10. ĐCSVN - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.259, tr.270, tr.271. INVESTIGATING THE INTEGRATIONS OF ENVIRONMENTAL EDUCATION INTO POLITICAL THEORY SUBJECTS - A CASE STUDY AT THE HO CHI MINH UNIVERSITY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT M. A. Nguyen Thi Ngoc Faculty of Law and Political theory Hochiminh City University of Natural Resources and Environment, 236B Le Van Sy, Tan Binh, Ho Chi Minh City ABSTRACT From the fact of the processes of teaching and learning political theory subjects at the Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment, the author learns that it is desperately necessary to integrate environmental education into political theory subjects. The research suggests some creative and effective ways of attaching environmental education to political theory such as: instructors choose the appropriate content of environmental teaching, teachers should equyp themselves with basic knowledge of environment and its related issue in Vietnam, the integrated environmental content should be suitable to students‟ majors, teachers combine intensive methods with the use of modern teaching instruments. As a result, students are provided with necessary knowledge of environment and have the skills to make informed and responsible decisions in order to protect the environment. Key words: Integration, environmental education, political theory, student. 73
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn soạn giáo án - Tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn tự nhiên xã hội
0 p | 697 | 121
-
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
26 p | 211 | 84
-
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy hóa học ở trường phổ phông
18 p | 687 | 84
-
Giáo Dục Môi Trường Trong Môn Học Công Nghệ Trung Học Phổ Thông
43 p | 538 | 80
-
MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM Ở GIA LAI
43 p | 171 | 28
-
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua bài oxygen - không khí, Khoa học tự nhiên 6
9 p | 17 | 5
-
Thiết kế một số nội dung dạy học ngoài môi trường thiên nhiên trong dạy học Sinh học 6 trung học cơ sở
6 p | 31 | 4
-
Tích hợp giáo dục biển đảo trong dạy học địa lí kinh tế xã hội Việt Nam cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
9 p | 34 | 3
-
Giáo dục công dân toàn cầu qua môn Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học
6 p | 34 | 3
-
Chuẩn bị cho giáo viên về kiến thức và kĩ năng thực hành đáp ứng nhu cầu dạy học Toán ở trung học cơ sở theo quan điểm tích hợp
6 p | 17 | 3
-
Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học sinh học trung học cơ sở
11 p | 27 | 3
-
Phương án REACT để thực hiện dạy học toán theo bối cảnh với nội dung tích phân xác định cho sinh viên ngành Kinh tế
11 p | 33 | 3
-
Giáo dục kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cho học sinh trung học phổ thông qua môn Địa lí
8 p | 58 | 3
-
Vườn thực nghiệm - mô hình trải nghiệm hướng nghiệp trong dạy học môn Sinh học, công nghệ nông nghiệp nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị
7 p | 74 | 2
-
Tìm hiểu về đào tạo thạc sĩ giáo dục toán học ở tiểu học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6 p | 62 | 2
-
Định hướng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học sinh Trung học phổ thông
6 p | 33 | 2
-
Hiện trạng nuôi nhốt và đa dạng di truyền loài hổ (Panthera tigris) ở Việt Nam
8 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn