Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
TIÊM MỠ TỰ THÂN QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI, PHỐI HỢP LUYỆN ÂM <br />
SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI GIỌNG NÓI <br />
DO LIỆT DÂY THANH MỘT BÊN <br />
Trần Việt Hồng* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Liệt dây thanh một bên gây hở thanh môn làm rối loạn giọng nói, mất tiếng, khàn tiếng, hụt <br />
hơi khi phát âm. Điều trị liệt dây thanh có nhiều phương pháp, từ luyện âm cho đến có sự can thiệp ngoại khoa, <br />
giúp bệnh nhân phục hồi giọng nói. Tiêm mỡ tự thân vào dây thanh trên thế giới đã ứng dụng từ năm 1991. Ở <br />
Việt Nam, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã ứng dụng phương pháp này từ năm 2006 đến <br />
nay. <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị phục hồi giọng nói do liệt dây thanh một bên bằng tiêm <br />
mỡ, sợi mô liên kết tự thân vào dây thanh qua nội soi. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 150 bệnh nhân liệt dây thanh 1 bên gây hở thanh môn. Một <br />
nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp thực hiện từ 2006‐2013 tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân <br />
Gia Định. Mỡ và sợi mô liên kết lấy từ vùng bụng bệnh nhân tiêm vào dây thanh bên liệt qua nội soi. <br />
Kết quả và bàn luận: Mỡ và sợi mô liên kết tiêm cho 112 bệnh nhân bị liệt dây thanh (T) và 38 bệnh nhân <br />
bị liệt dây thanh (P), theo dõi sau phẫu thuật từ 1‐3 tháng, 6‐12 tháng, 5‐6 năm. Kết quả phục hồi giọng nói <br />
đánh giá theo các tiêu chuẩn khách quan, chủ quan và theo thời gian thành công từ 95,3%‐100%. <br />
Kết luận: Tiêm mỡ và sợi mô liên kết tự thân vào dây thanh là phương pháp sinh lý, an toàn, giá thành <br />
thấp, hiệu quả cao và ổn định lâu dài. <br />
Từ khóa: Liệt dây thanh. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
AUTOGENOUS FAT INJECTION UNDER ANDOSCOPY, FOLLOWED BY POST‐OPERATIVE VOICE <br />
THERAPY IN REHABITUAL TREATMENT OF UNILATERAL VOCAL PARALYSIS <br />
Tran Viet Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 262 – 266 <br />
Background: Unilateral vocal paralysis causes glottis patency and speech disorder, such as aphony, <br />
hoarseness, speech exhaustion. There are many treatment styles of vocal paralysis, from speech therapy to surgical <br />
intervention in order to recover speech. Autogenous fat injection into vocal fold was performed in the world since <br />
1991. In Vietnam, Nhan Dan Gia Dinh hospital applied this surgery from 2006 up to now. <br />
Objectives: To evaluate effectiveness of autogenous fat and elastic tissue injection into vocal fold via <br />
endoscopy in treatment of unilateral vocal paralysis. <br />
Method: 150 patients of unilateral vocal paralysis with glottis patency. A clinical trial is performed from <br />
2006 to 2013, at ENT Department, Nhan Dan Gia Dinh hospital. Autogenous fat and elastic tissue which are <br />
harvested from abdominal fat are injected into paralytic vocal fold via endoscopy. <br />
Result‐ Discussion: Autogenous fat and elastic tissue were injected into 112 left and 38 right vocal folds. <br />
Postoperative follow‐up was performed at 1, 3, 6, 12 months and 5‐6 years. Success rate of speech recovery which <br />
was assessed by objective, subjective, timing criteria was 95.3‐ 100%. <br />
* Khoa Tai Mũi Họng ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định <br />
Tác giả liên hệ: TS.BS. Trần Việt Hồng ĐT: 0913904736<br />
<br />
262<br />
<br />
Email: drhongentbvgd@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: Autogenous fat and elastic tissue injection into vocal fold via endoscopy is a physiologic, safe, <br />
low costed, highly effective, long stabilized method. <br />
Key word: Vocal cord paralysis.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Liệt dây thanh quản ngày càng tăng do <br />
nguyên nhân gây ra bệnh ngày càng đa dạng. <br />
Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt dây thanh <br />
như: sau phẫu thuật tuyến giáp, các phẫu thuật <br />
ở vùng cổ, trung thất, sọ não… và nhiều nguyên <br />
nhân khác như sau chấn thương, vết thương cổ, <br />
tai biến mạch máu não và các bệnh lý nội khoa <br />
khác. Liệt dây thanh quản một bên tư thế đường <br />
ngoài hay trung gian gây hở thanh môn, không <br />
có sóng rung niêm mạc, làm cho bệnh nhân bị <br />
khàn tiếng hụt hơi khi phát âm, ảnh hưởng tới <br />
công việc và sinh hoạt hàng ngày. <br />
Điều trị liệt dây thanh một bên giúp phục <br />
hồi giọng nói trên thế giới đã áp dụng nhiều <br />
phương pháp từ luyện âm cho đến có can thiệp <br />
ngoại khoa như tiêm các vật liệu(1,3) vào dây <br />
thanh, Thyroplasty type I mở cánh sụn giáp đẩy <br />
dây thanh vào đường giữa, nối dây thần kinh <br />
thanh quản với nhánh của dây thần kinh XII. <br />
Tiêm mỡ tự thân điều trị liệt dây thanh được <br />
báo cáo đầu tiên bởi Mikaelian(7) năm 1991. Ở <br />
Việt Nam có một số tác giả có làm một vài bệnh <br />
nhân nhưng chưa có thông báo chính thức trên <br />
mẫu lớn về nghiên cứu đánh giá sự thành công <br />
theo dõi lâu dài kết quả điều trị. Từ năm 2006 <br />
đến nay khoa TMH Bệnh viện Nhân Dân Gia <br />
Định chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tiêm <br />
mỡ, kết hợp sợi mô liên kết tự thân điều trị các <br />
bệnh lý hở thanh môn trong đó có bệnh nhân <br />
liệt dây thanh một bên(10). <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Tất cả bệnh nhân bị khàn tiếng, nói hụt hơi, <br />
ăn uống hay bị sặc đến khám tại phòng khám <br />
TMH Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. <br />
Bệnh nhân được xác định chẩn đoán liệt dây <br />
thanh quản tư thế đường ngoài gây hở thanh <br />
môn qua nội soi và soi hoạt nghiệm thanh quản <br />
(Stroboscopy) <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
‐ Bệnh nhân bị liệt tư thế khép, liệt một bên <br />
tư thế trung gian và bất động một bên dây thanh <br />
do khối u. <br />
<br />
Dụng cụ nghiên cứu <br />
‐ Bộ phẫu thuật nội soi ống cứng 0o, 30o, 70o, <br />
120 dài 24cm, đường kính 5.0; camera có zoom <br />
của hãng Karl‐Storz <br />
o<br />
<br />
‐ Bộ nội soi chẩn đoán ống mềm, ống cứng <br />
‐ Máy soi hoạt nghiệm thanh quản Karl‐<br />
Storz <br />
‐ Bộ soi treo thanh quản, bộ dụng cụ vi phẫu <br />
và bộ xử lý mỡ, kim tiêm, súng bơm mỡ <br />
‐ Phòng ghi âm, máy vi tính phần mềm ghi <br />
âm và phân tích âm. <br />
<br />
Phương pháp tiến hành <br />
‐ Mỡ và mô liên kết lấy từ vùng bụng cạnh <br />
rốn của bệnh nhân, sau đó đem xử lý tạo chất sệt <br />
có tế bào mỡ kết hợp sợi mô liên kết. <br />
‐ Bệnh nhân được gây mê nội khí quản qua <br />
mũi, soi treo thanh quản qua hệ thống máy nội <br />
soi hình ảnh dây thanh và thanh môn được <br />
quan sát rõ trên màn hình tivi(11). <br />
‐ Mỡ sau khi được xử lý cho vào bơm tiêm <br />
lắp vào kim và súng bơm mỡ. Mỡ được tiêm vào <br />
hai vị trí 1/3 sau và 1/3 giữa dây thanh bên liệt <br />
cho phồng qua đường giữa <br />
‐ Lượng mỡ bơm vào tùy bệnh nhân được <br />
phẫu thuật viên đánh giá trước qua nội soi và <br />
soi Stroboscopy. <br />
‐ Bệnh nhân được xuất viện trong ngày hoặc <br />
hôm sau. <br />
‐ Tất cả bệnh nhân đều được ghi âm giọng <br />
nói 1 ngày trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 <br />
tuần, 1‐3 tháng, 6‐12 tháng, 5‐6 năm. <br />
‐ Bệnh nhân được phối hợp luyện âm sau <br />
phẫu thuật 15 ngày. <br />
<br />
Đánh giá kết quả điều trị <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
263<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
‐ Bệnh nhân được đánh giá kết quả điều trị <br />
sau phẫu thuật bằng nội soi, soi hoạt nghiệm <br />
thanh quản, tự đánh giá chất lượng giọng nói <br />
của mình và qua ghi âm phân tích giọng nói. <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
‐ Từ 2006‐2013 chúng tôi thực hiện trên 150 <br />
bệnh nhân trong đó nam chiếm 46,1%, nữ 53,9% <br />
có tuổi đời từ 21 đến 76, trung bình là 38. <br />
‐ Số bệnh nhân bị liệt dây thanh một bên tư <br />
thế đường ngoài bên trái là 112/50 (74,7%), bệnh <br />
nhân bị liệt dây thanh bên phải là 38/150 <br />
(25,3%). <br />
‐ Nguyên nhân gây liệt: <br />
+ Sau mổ tuyến giáp, vùng cổ, trung thất: <br />
101/150 (67,3%). <br />
+ Do chấn thương vùng cổ sau tai nạn giao <br />
thông: 5/150 (3,3%). <br />
+ Do các bệnh lý nội khoa khác (lao, tai biến <br />
mạch máu não, xạ trị vùng cổ…): 15/150 (10%). <br />
+ Không rõ nguyên nhân: 29/150 (19,4%). <br />
Có 30 bệnh nhân được luyện âm sau phẫu <br />
thuật. <br />
<br />
Đánh giá kết quả trước và sau phẫu thuật <br />
1‐3 tháng <br />
Triệu chứng chủ quan <br />
Trước phẫu thuật <br />
‐ Bệnh nhân bị khàn tiếng và nói hụt hơi <br />
100% trong đó có các mức độ khác nhau. <br />
Bảng 1: Mức độ khan tiếng, hụt hơi. <br />
Mức độ bệnh<br />
Khàn tiếng và hụt hơi (nhẹ)<br />
Khàn tiếng và hụt hơi (vừa)<br />
Khàn tiếng và hụt hơi (nặng)<br />
Tổng số<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
35<br />
55<br />
50<br />
150<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
23,3%<br />
36,7%<br />
40%<br />
100<br />
<br />
Sau phẫu thuật. <br />
Bệnh nhân hết khàn tiếng, giảm khàn tiếng, <br />
nói hết hụt hơi và tự đánh giá mức độ hài lòng <br />
sau phẫu thuật. <br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
112<br />
31<br />
7<br />
150<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
74%<br />
20%<br />
4,7%<br />
100%<br />
<br />
Đánh giá kết quả qua nội soi và soi hoạt <br />
nghiệm thanh quản <br />
‐ Trước phẫu thuật: 100% bệnh nhân bị hở <br />
thanh môn không có sóng rung niêm mạc <br />
‐ Sau phẫu thuật: đánh giá mức độ khép kín <br />
thanh môn và sóng rung niêm mạc <br />
“rất tốt”: thanh môn khép kín hoàn toàn, có <br />
sóng rung niêm mạc khi phát âm <br />
“tốt”: thanh môn khép kín, có sóng rung <br />
niêm mạc nhẹ khi phát âm. <br />
“không tốt”: thanh môn còn hở nhẹ, khi phát <br />
âm có sóng rung nhẹ. <br />
Đánh giá mức độ khép kín thanh môn và <br />
sóng rung niêm mạc. <br />
Bảng 3: Đánh giá qua nôi soi <br />
Mức độ<br />
Rất tốt<br />
Tốt<br />
Không tốt<br />
Tổng số<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
110<br />
35<br />
5<br />
150<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
73,3%<br />
23,4%<br />
3,3%<br />
100%<br />
<br />
Đánh giá qua phân tích âm các chỉ số Jitter, <br />
Shimmer, HNR <br />
Về gần bình thường so với nhóm chứng là <br />
143/50 bệnh nhân (95,3%). <br />
Đánh giá 30 bệnh nhân đến luyện âm sau phẫu <br />
thuật <br />
Có 25 bệnh nhân luyện được 5 lần, 5 bệnh <br />
nhân luyện 7 lần tại bệnh viện, còn lại tự luyện <br />
tập tại nhà. Kiểm tra qua soi hoạt nghiệm thanh <br />
quản sau luyện âm thấy dây thanh bên liệt có độ <br />
căng, có sóng rung niêm mạc, thanh môn khép <br />
kín khi phát âm sớm hơn bệnh nhân không <br />
luyện âm. <br />
Kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả điều trị <br />
sau 1‐3 tháng các tiêu chuẩn khách quan và chủ <br />
quan thành công là 95,3%. <br />
<br />
Đánh giá kết quả theo dõi sau 6 ‐12 tháng <br />
<br />
Bảng 2: Đánh giá mức độ hài lòng: <br />
<br />
264<br />
<br />
Mức độ hài lòng giọng nói<br />
Cao<br />
Vừa<br />
Không hài lòng<br />
Tổng số<br />
<br />
Trên 110 bệnh nhân cũng bằng các tiêu <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
chuẩn về mức độ hài lòng, nội soi và soi hoạt <br />
nghiệm thanh quản, phân tích âm cho kết quả <br />
thành công là 100%. <br />
<br />
Có 40 bệnh nhân được theo dõi sau 5‐6 <br />
năm điều trị <br />
Đạt kết quả 100%, không có bệnh nhân bị <br />
khàn, mất tiếng trở lại và phải tiêm mỡ lần thứ <br />
2. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Điều trị phục hồi rối loạn giọng nói do liệt <br />
dây thanh hiện nay trên thế giới có nhiều <br />
phương pháp điều trị. Một phương pháp đơn <br />
giản là luyện âm giúp dây thanh bên lành chồm <br />
qua bù trừ để khép thanh môn khi phát âm. <br />
Đồng thời với phương pháp luyện âm các tác <br />
giả thế giới cũng báo cáo những phương pháp <br />
cần có can thiệp ngoại khoa như tiêm vật liệu <br />
Telfom, Silicon, collagen…, mỡ tự thân vào dây <br />
thanh giúp đẩy dây thanh ra đường giữa. Tiêm <br />
mỡ tự thân vào dây thanh qua nội soi là thủ <br />
thuật dễ áp dụng, đáp ứng sinh học tốt, chi phí <br />
thấp và hầu như không có tai biến gì trong và <br />
sau mổ so với các vật liệu ngoại lai có tỉ lệ nguy <br />
cơ biến chứng cao. <br />
Trong các báo cáo Brandenburg JH(2) trước <br />
đây những bệnh nhân bị hở thanh môn do liệt <br />
dây thanh bằng phương pháp tiêm mỡ tự thân <br />
cho kết quả rất tốt Shaw GY(9) và cộng sự điều <br />
trị 22 bệnh nhân bị hở thanh môn trong đó có 11 <br />
bệnh nhân bị liệt dây thanh, tác giả đã theo dõi <br />
trung bình 12 tháng bằng các triệu chứng chủ <br />
quan và khách quan cho thấy 100% có kết quả <br />
phục hồi giọng nói tốt. Năm 2006 Hsiung(1) và <br />
cộng sự báo cáo kết quả 101 bệnh nhân hở thanh <br />
môn bằng phương pháp tiêm mỡ tự thân vào <br />
dây thanh được theo dõi sau 1 tháng điều trị kết <br />
quả thành công 95%. Theo các tác giả Hsiung, <br />
Shaw, Sataloff.RT(8) tiêm mỡ tự thân vào dây <br />
thanh là thủ thuật thành công phục hồi giọng <br />
nói nhanh chóng, sinh lý, an toàn và có hiệu quả <br />
cao ổn định. Các vật liệu ngoại lai dễ bị gây dị <br />
ứng, khi sai lầm trong bơm vào dây thanh thì <br />
không thể sửa chữa và có giá thành rất cao. Một <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
báo cáo của tác giả Sang Joo lee 11/2009(5) điều trị <br />
27 bệnh nhân bị liệt dây thanh so sánh 13 bệnh <br />
nhân bằng phương pháp Thyroplasty với 14 <br />
bệnh nhân được tiêm mỡ tự thân vào dây thanh, <br />
đánh gía theo các tiêu chuẩn khách quan và <br />
phân tích âm các chỉ số Jitter, Shimmer, HNR <br />
cho kết luận tiêm mỡ tự thân vào dây thanh cho <br />
cải thiện giọng nói tốt hơn, sớm hơn phương <br />
pháp thyroplasty. <br />
So sánh với kết quả của chúng tôi theo dõi <br />
sau phẫu thuật 1‐3 tháng tỉ lệ thành công <br />
95,3%. Sau 1 năm và 5‐6 năm phẫu thuật kết <br />
quả thành công đạt 100% chứng tỏ mỡ và sợi <br />
mô liên kết được cấy vào dây thanh có tác <br />
dụng ổn định và lâu dài. Kết quả lý tưởng là <br />
bệnh nhân hài lòng với chính giọng nói của <br />
mình sau phẫu thuật. Có bệnh nhân hài lòng <br />
ngay sau khi tiêm 1‐2 ngày thấy hết hụt hơi <br />
ngay và nói được thành tiếng, nhưng cũng có <br />
những bệnh nhân sau 1 tuần mới thấy giọng <br />
nói được phục hồi. Tuy nhiên giọng nói để bớt <br />
khàn và trong lại như bình thường phải chờ <br />
trong khoảng 2 tuần‐1 tháng. Sự theo dõi của <br />
chúng tôi lâu dài đến 5‐6 năm cho thấy số <br />
bệnh nhân vẫn giữ ổn định giọng nói của mình <br />
được phục hồi không có bệnh nhân nói khàn <br />
tiếng, hụt hơi tái phát và phải tiêm mỡ lần 2. <br />
Về phối hợp luyện âm sau phẫu thuật là hỗ <br />
trợ thêm cho dây thanh được căng chắc và tạo <br />
sóng rung niêm mạc sớm hơn, mức độ khép <br />
thanh môn được nhiều hơn, tuy nhiên bệnh <br />
nhân thường không có thời gian đi luyện tập và <br />
sau khi phẫu thuật thấy có hiệu quả bệnh nhân <br />
không muốn đi luyện âm tiếp nữa. <br />
Tuy nhiên theo một số tác giả trên thế giới <br />
và kinh nghiệm của chúng tôi sự thành công hay <br />
thất bại của phương pháp tiêm mỡ tự thân vào <br />
dây thanh phụ thuộc rất nhiều vào phương <br />
pháp xử lý mỡ và kỹ thuật tiêm mỡ vào dây <br />
thanh, đòi hỏi phải có sự luyện tập nhiều và có <br />
kinh nghiệm rút ra từ từng bệnh nhân mỗi lần <br />
tiêm mỡ mới có hiệu quả điều trị tốt. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Tiêm mỡ và sợi mô liên kết tự thân vào dây <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
265<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
thanh điều trị hở thanh môn do liệt dây thanh 1 <br />
bên là phương pháp an toàn, sinh lý, hiệu quả <br />
cao ổn định lâu dài, chi phí thấp, tuy nhiên sẽ <br />
đòi hỏi phải có trang thiết bị phù hợp, và PTV <br />
phải có kinh nghiệm luyện tập nhiều mới có kết <br />
quả tốt. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Boyce RG, Nuss DW, Kluka EA (1994): The use of autologous <br />
fat, fascia, and nonvascularized muscle grafts in the head and <br />
neck. Otolaryngol Clin North Am. 27. 39‐68.<br />
Brandenburg JH, Kirkham W, Kroshkee D (1992): Vocal cord <br />
Augmentation with autogenous fat Laryngoscope 102. 495‐<br />
500. <br />
Ford CN, Bless DM (1986): Clinical experience with injectable <br />
collagen for vocal ford augmentation. Laryngoscope 96. 863‐<br />
869. <br />
Hsiung MW, Pai Lu (2006): “Autogenous fat injection for glottic <br />
insufficiency : Analysis of 101 cases and correlation with <br />
patients, self‐assessment” Acta Oto‐Laryngologica. 126, 191‐196. <br />
Lee SJ (2009). Copariron of vocal outcome after autologous fat <br />
injection and medialization thyroplasty for unilateral vocal cord <br />
paralysis. Department of Otorhinolaryngology‐head & Neck <br />
Surgery,college of Medicine, dankook University, Cheonan, <br />
<br />
<br />
266<br />
<br />
Korea. XIII Asean ORL & HNS Congress November 2009. Tr: <br />
90‐92. <br />
6. Mattioli F (2011) the role of eraly voice therapy in the Incidence <br />
of motility recovery In unilateral vocal fold paralysis, logoped <br />
phoniatr vocol; Apr: 36 (1): 40‐7. <br />
7. Mikaelian DO, Lowry LD, Sataloff RT (1991): Lipoinjection for <br />
unilateral vocal cord paralysis. Laryngoscope;101:465‐468. <br />
8. Sataloff RT, SpiegelJR, Hawkshaw M, Rosen DC, Heuer RJ <br />
(1997): Autologous fat implantation fopr vocal ford scar: a <br />
preliminary report . J voice;11:238‐246. <br />
9. Shaw GY, Szewczyk MA, Searle J, Woodroof J (1997). <br />
Autologous fat injection into the vocal fold: technical <br />
considerations and long –term follow up. Laryngoscope;107: <br />
177‐186. <br />
10. Trần Việt Hồng (2011) : Vi phẫu thuật thanh quản người lớn qua <br />
nội soi ống cứng. Luận án tiến sĩ y khoa. ĐHYD‐TP.Hồ Chí <br />
Minh. Tr : 72‐86. <br />
11. Trần Việt Hồng, Huỳnh Khắc Cường (2001): “Ứng dụng kỹ thuật <br />
nội soi ống cứng vào vi phẫu thanh quản”, y học TP HCM phụ <br />
bản số 4, tập 5 – 2003. <br />
<br />
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013 <br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/8/2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013 <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />