intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiềm năng và những giải pháp phát huy giá trị phiên chợ Âm Dương xã Xuân Ổ, thành phố Bắc Ninh trong phát triển du lịch

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tiềm năng và những giải pháp phát huy giá trị phiên chợ Âm Dương xã Xuân Ổ, thành phố Bắc Ninh trong phát triển du lịch" giới thiệu và phân tích các điểm mạnh, yếu của việc khai thác di sản đương đại như phiên chợ Âm Dương ở vùng Kinh Bắc xưa, Bắc Ninh ngày nay, ban đầu đưa ra các giải pháp tham góp sẽ là những tư liệu quý để tạo ra sự tập trung cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chiến lược để phát triển du lịch bền vững cho phiên chợ Âm Dương về sau. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiềm năng và những giải pháp phát huy giá trị phiên chợ Âm Dương xã Xuân Ổ, thành phố Bắc Ninh trong phát triển du lịch

  1. TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ PHIÊN CHỢ ÂM DƯƠNG XÃ XUÂN Ổ, THÀNH PHỐ BẮC NINH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Đỗ Hải Yến1, Nguyễn Đức Thắng2 Tóm tắt: Phiên chợ Âm Dương (chợ Âm Phủ, chợ Gà đen) thuộc xã Xuân Ổ, thành phố Bắc Ninh là một lễ hội truyền thống, đặc sắc hiếm thấy ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đã tồn tại từ năm 43, Sau Công Nguyên. Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5, tết Nhâm Dần 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh và chính quyền địa phương đã phục dựng lại phiên chợ sau một thời gian dài vắng bóng) do vậy đã thu hút đông đảo cư dân thập phương đến tham gia. Tuy nhiên để phiên chợ Âm Dương trong những năm tổ chức tiếp theo có kinh nghiệm và thành công hơn nữa cần sự quan tâm nhiều hơn của các nhà nghiên cứu, ban quản lý, chính quyền địa phương. Bằng phương pháp điền dã và phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn câu chuyện cuộc đời (life story telling), tổng hợp tài liệu nghiên cứu từ 2022- 2024, tác giả sẽ cung cấp những tư liệu, thực trạng và những rào cản nhằm phát huy giá trị phiên chợ Âm Dương trong sự phát triển du lịch bền vững. Từ khóa: Chợ Âm Dương Xuân Ổ, Phát huy giá trị phiên chợ Âm Dương. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm kiếm và giới thiệu, quan sát tham dự ở các điểm du lịch xưa; vận dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại trong việc giới thiệu các giá trị di sản văn hóa cổ xưa đến các nhà nghiên cứu du lịch; thông qua con đường phát triển du lịch để bảo tồn, quản lý di sản đương đại là những xu hướng và con đường nhằm phát triển du lịch bền vững trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 mới được kiểm soát ở Việt Nam những năm gần đây, nhưng khách quốc tế còn chưa trở lại Việt Nam nhiều như những năm trước đại dịch, việc giới thiệu và phân tích các điểm mạnh, yếu của việc khai thác di sản đương đại như phiên chợ Âm Dương ở vùng Kinh Bắc xưa, Bắc Ninh ngày nay, ban đầu đưa ra các giải pháp tham góp sẽ là những tư liệu quý để tạo ra sự tập trung cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chiến lược để phát triển du lịch bền vững cho phiên chợ Âm Dương về sau. 2. CHỢ ÂM DƯƠNG XỨ BẮC Chợ Âm Dương (hay còn gọi là chợ Âm Phủ, chợ gà đen) là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian rất đặc trưng của vùng Kinh Bắc tại làng Ó, nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Theo truyền thuyết, được cư dân địa phương (ông Tuấn, 89 tuổi) kể lại: Chợ Âm - Dương có từ năm Nhâm Dần 43 sau Công Nguyên, gắn với sự kiện nhà Hán lệnh cho Khoa Du lịch, Đại học Công nghệ Đông Á. 1
  2. 676 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) thì gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về chiến trường xưa tưởng nhớ người thân vào dịp sau Tết Nguyên Đán. Tại địa điểm diễn ra phiên chợ Âm Dương ngày nay - Bãi Hồ từng là bãi chiến trận, do vậy đã có rất nhiều người chết trong các cuộc giao tranh. Để tưởng nhớ những người thân, những người từng có công với việc bảo vệ bờ cõi, cư dân làng Ó từ xưa đã thường xuyên tổ chức chợ Âm Dương để người mất gặp lại người thân, người quen trên trần thế. Theo tập quán cũ, người sống sẽ đốt vàng mã, đốt nến hoặc đèn dầu, thắp hương để kết nối với thế giới bên kia. Với cư dân làng Ó, Kinh Bắc (Xuân Ổ, TP. Bắc Ninh) - cũng là những người chủ trực tiếp của di sản phiên chợ Âm Dương ngày nay: Phiên chợ Âm Dương ngày nay còn là ngày hội làng, vừa là ngày mừng chiến công của vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược. Trong tâm thức của cư dân làng Xuân Ổ ngày nay, họ quan niệm: Việc tham gia vào phiên chợ Âm Dương như một hình thức “bán rủi, cầu may”, để việc làm ăn hay mùa vụ năm đó mới được thuận lợi. Hình 1. Gian hàng tại phiên chợ Âm Dương 2023 (Nguồn: Tác giả, 2023) 2.1. Tập tục tại chợ Âm Dương xứ Bắc xưa Khác với những phiên chợ hay lễ, hội khác ở xứ Kinh Bắc hay những địa bàn khác, phiên chợ Âm Dương họp vào lúc “lên đèn”, cạnh một ngôi miếu thiêng trong vùng, phiên chợ không có lều quán, chỉ họp vào một đêm duy nhất vào đêm mùng 04 rạng mùng 05 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tập quán của người đi chợ Âm Dương yên lặng, chỉ “thì thào”, không nói cười ồn ào. Mặt hàng được mua bán nhiều nhất trong chợ là các đồ vật tế lễ như trầu cau, vàng mã, rượu, hương… khách tham gia chợ Âm Dương xưa là những người sống và
  3. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 677 “những người đã khuất”. Thay vì đưa tiền cho người bán sau khi người mua đã lựa được hàng, người bán sẽ để chậu nước: Nếu tiền nổi là “tiền của người âm”, nếu tiền chìm là “tiền của người dương”. Theo tư liệu phỏng vấn sâu cụ Hà (bán nước ở chợ Âm Dương xưa, 2023): Sáng ngày hôm sau tan chợ, nhiều khi Cụ vẫn thấy “vỏ ốc, vỏ sò, lá cây” của người âm dùng “tiền” để mua hàng, nhưng Cụ không bực tức, khó chịu mà cho đó là điềm lành, làm phúc, cho một năm mới mùa màng bội thu. Tại phiên chợ, mặt hàng đặc sắc nhất phải kể đến là những chú gà mái đen, bởi quan niệm: Gà đen là vật phẩm mang lại may mắn, tâm linh. Con gà đen cả lông, xương thì thịt sẽ rất đặc biệt. Do chợ Âm Dương xưa bán nhiều gà đen, nên cũng có tên gọi khác là “chợ gà đen”. Khách tham dự phiên chợ Âm Dương tham gia, mua gà không hỏi giá cả, cân nặng của gà đen mà chỉ sờ béo gầy. Người bán gà để trong lồng, cũng không nói giá, khách mua trả bao nhiêu tiền vào chậu nước xưa, (ngày nay thì đưa cho người bán) cũng được. Sau đó người mua tự ôm gà đi, không mặc cả bao giờ. 2.2. Chợ Âm Dương xứ Kinh Bắc ngày nay Mặc dù chợ Âm Dương đã có từ năm Nhâm Dần 43, sau Công Nguyên, nhưng đã có một thời gian dài bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân khác như: Chiến tranh, quan điểm đổi mới đương đại hay đại dịch… đến xuân Nhâm Dần 2022, chợ Âm Dương mới chính thức được phục dựng lại. So với phiên chợ Âm Dương trước đây - qua lời kể và các di sử còn ghi chép lại, chợ Âm Dương ngày nay vẫn tổ chức ở Bãi Hồ, làng Ó xưa, mặc dù các gian hàng được xây dựng không nhiều nhưng cũng vẫn có một số gian hàng được dựng lên thô sơ nhất định. Lối vào đã được bê tông hóa cho du khách tiện đi lại, chợ Âm Dương ngày nay sử dụng nhiều nến và thắp sáng hơn, những vật phẩm bày bán trong phiên chợ ngày nay cũng đa dạng hơn về nông sản, có giá trị thẩm mĩ hơn như: Logo quảng bá cho phiên chợ Âm Dương, túi xách gà đen… so với trước đây. Để tham gia vào phiên chợ Âm Dương ngày nay, khách du lịch sẽ gửi xe dọc hai bên đường vào phiên chợ. Đến cổng chợ, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, khách tham gia phải đeo khẩu trang và QR check code, khử khuẩn để vào chợ. Chợ vẫn duy trì không có điện sáng, không to tiếng mà chỉ “thì thào”. Mặc dù có một số thủ tục đương đại trên được yêu cầu thực hiện, và có một số vấn đề tồn tại trong mục tiêu bảo tồn và phát huy di sản phiên chợ Âm Dương trong du lịch bền vững, nhưng về cơ bản, phiên chợ Âm Dương ngày được phục dựng năm 2022 được “cái hồn xưa” của chợ Âm Dương xứ Bắc: Cả chợ không hề có ánh điện mà vẫn diễn xướng ở Bãi Hồ, Xuân Ổ. Khách tham gia vào phiên chợ “người mua, kẻ bán” không mặc cả, không đếm tiền. Ngày nay những “người bán” đặt các hòm “công
  4. 678 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... đức” để du khách tự do chọn hàng, sau đó tự bỏ tiền vào thùng công đức. Gà đen là vật phẩm mang lại sự may mắn, cũng có các gian hàng để bày bán nhiều và do quan niệm là “vật phẩm mang lại may mắn” nên khách du lịch tham gia, chen chân để có cơ hội mang về một chú gà đen rất đông đúc. Hình 2. Tác giả khảo sát phiên chợ Âm Dương trong vai trò khách du lịch, 2023 (Nguồn: Tác giả, 2023) 3. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHIÊN CHỢ ÂM DƯƠNG TRONG DU LỊCH 3.1. Tiềm năng phát triển của phiên chợ Âm Dương trong du lịch Mặc dù được tổ chức và phục dựng trong một thời gian ngắn, nhất là trong bối cảnh hạn chế bởi đại dịch COVID -19, nhưng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh cùng Ban tổ chức lễ hội Âm Dương Kinh Bắc đã thành công trong việc chọn lựa và phục dựng lại được một nét văn hóa rất độc đáo và tiêu biểu, hấp dẫn đặc biệt ở vùng quê Kinh Bắc xưa là lễ hội Âm Dương. Việc phục dựng lại lễ hội Âm Dương xưa trong sự phát triển du lịch ngày nay khi được quy hoạch và tổ chức bài bản hơn trong những năm sau sẽ tạo ra được lợi ích kinh tế cho bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh du lịch. Việc tiếp tục hoàn thiện hơn và khai thác chợ Âm Dương trong sự phát triển du lịch những năm sau ở Bắc Ninh ngày nay cũng có nhiều thuận lợi do vị trí địa lý thuận lợi - thành phố Bắc Ninh dễ dàng di chuyển và liên vùng từ Hà Nội và các vùng lân cận, các phương tiện về: Xe bus, đường sắt, đường bộ, sân bay, đường thủy cũng rất thuận lợi. Địa điểm tổ chức chợ Âm Dương Kinh Bắc ngày nay cũng là khu vực dễ dàng kết nối với các vùng di sản chốn Kinh Bắc xưa như: Đền thờ Lý Bát Đế, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho… Với các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như Quan họ Bắc Ninh… sẽ là những kết hợp liên vùng để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tiềm năng và đột phá ở Bắc Ninh ngày nay.
  5. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 679 Thời gian tổ chức lễ hội Âm Dương cũng có nhiều thuận lợi để dễ dàng thu hút đông đảo khách thập phương tham gia do diễn ra vào dịp “nông nhàn xưa”, là dịp tết âm lịch ngày nay. Khách du lịch thời gian này thường có thời gian rảnh rỗi do trong kì nghỉ tết dài ngày, nên dễ dàng tham gia vào phiên chợ. Do đó mặc dù là phiên chợ đầu tiên được phục dựng sau nhiều năm thất truyền, nhưng vẫn rất hấp dẫn đông đảo người tham gia. Bên cạnh đó, mặc dù là phiên chợ phục dựng trong bối cảnh còn ảnh hưởng bởi tác động COVID-19 mạnh mẽ, nhưng nhờ vào công tác truyền thông, quảng bá trên mạng xã hội và đại chúng nên đã tạo ra sự thu hút rất mạnh mẽ. Lượng khách đổ về do không bán vé nên chưa thể thống kê được chính sác, nhưng theo tư liệu điền dã và phỏng vấn sâu (2/2022): Xe ô tô, xe máy đỗ dọc hai bên lối từ đường vào bịt kín, không đủ chỗ cho đỗ xe và di chuyển thoải mái. Tình trạng chen lấn do lượng khách tham gia quá đông vì vậy đã xảy ra những tình trạng quá tải cho điểm du lịch ở phiên chợ. Hình 3. Gà đen, vật phẩm văn hóa đặc thù của chợ phiên Âm Dương (Nguồn: Tác giả, 2023) 3.2. Thực trạng khai thác phiên chợ Âm Dương trong sự phát triển du lịch Quy hoạch không gian tổng thể phiên chợ chưa hợp lý: Phiên chợ Âm Dương tổ chức năm đầu 2022 rất ấn tượng và thành công khi lựa chọn khai thác một nét văn hóa đặc thù của vùng quê Quan họ Kinh Bắc trong lịch sử. Tuy nhiên do là năm đầu phục dựng nên vấn đề quy hoạch không gian tổng thể chưa thực sự hợp lý. Biểu hiện qua: Lối vào phiên chợ tổ chức tháng Giêng năm 2022 mới khai thác một con đường độc đạo vào phiên chợ, do vậy khi khách du lịch kéo đến phiên chợ quá đông, đỗ dọc hai bên đường và những bãi đất trống nhưng tình trạng tắc đường, chen lấn, người di chuyển khó khăn vẫn diễn ra trong phiên chợ. Mặc dù ban tổ chức và các hộ dân ở dọc hai bên đường không thu phí
  6. 680 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... gửi xe, nhưng chính vì vậy dẫn tới xe đỗ không theo quy định và hàng lối. Những xe ô tô đến sớm để vào sâu trong vỉa hè, nhưng những xe sau lại chắn lối ra của xe trước, việc di chuyển và quy hoạch xe ra vào vì vậy khó khăn. Nên chăng, trong những phiên chợ phục dựng ở những năm tới, ban tổ chức có thể khai thác một con đường song song cũng dẫn vào lễ hội là “lối ra” cho khách rời lễ hội, sẽ tránh được tình trạng tắc đường do xe ngược chiều. Những bãi đỗ xe cũng cần thu vé và bố trí người trông, hướng dẫn khách đỗ xe để “có trách nhiệm” với tài sản của du khách và có người hướng dẫn khách du lịch đỗ xe, để không ảnh hưởng đến khách khác vào lễ hội. Hình 4. Tình trạng tắc đường và xe đỗ ngổn ngang trong phiên chợ Âm Dương 2023 (Nguồn: Tác giả, 2023) Còn ít sản phẩm văn hoá du lịch đặc thù: Trong phiên chợ Âm Dương tổ chức năm 2022 đã có một số sản phẩm đặc thù để bán cho du khách như: Gà đen, nông sản. Tuy nhiên những “cực phẩm văn hóa Gà đen” vẫn còn rất ít, một số trò chơi dân gian cũng xuất hiện rất hạn chế dọc hai bên đường vào phiên chợ. Tình trạng đốt vàng mã cho người âm đầy đường: Trong phiên chợ Âm Dương truyền thống, có tập quán bán tiền, vàng mã cho khách tham gia để đốt cho người Âm, để cầu mong sự siêu thoát, mang lại may mắn cho người ở lại. Do vậy, trong phiên chợ Âm Dương năm 2022 có bày bán nhiều vàng mã để bán cho du khách để đốt dọc lối vào tâm chợ, tình trạng đó đã gây ra một lượng khói lớn dọc trên lối đi nhỏ vào chợ, nhất là ở những gian hàng bán gà đen - vốn tập trung đông khách thì tình trạng này càng trở nên chật chội và ô nhiễm nặng.
  7. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 681 Hình 5. Bảo tồn tập quán lễ hội Âm Dương trong phát triển kinh tế du lịch bền vững cho cư dân Xuân Ổ, Bắc Ninh (Nguồn: tác giả, 2023) Để phiên chợ Âm Dương thành công hơn trong những năm sau, cần tính đến vấn đề quy hoạch không gian đốt vàng mã cho người Âm với khách tham gia vào phiên chợ này trong những năm sau, để tránh tình trạng ô nhiễm không khí và cản trở những khách ra vào phiên chợ. Cộng đồng cư dân Xuân Ổ chưa tham gia vào nhiều trong hoạt động kinh doanh du lịch ở phiên chợ Âm Dương Khi du lịch phát triển, ở nhiều vùng di sản, cộng đồng cư dân thường xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống tốt hơn nhờ vào các công việc khác nhau trong du lịch. Tuy nhiên, ở phiên chợ Âm Dương, người chủ di sản phiên chợ Âm Dương là cư dân làng Xuân Ổ ngày nay vẫn chưa được lôi kéo và khuyến khích, hướng dẫn để cùng làm du lịch cộng đồng thông qua lễ hội Âm Dương. Điều đó làm thất thoát một phần lợi ích kinh tế do tổ chức lễ hội mà lẽ ra người dân làng Xuân Ổ được hưởng như: Bán hàng rong dọc lối vào, trông xe, bán hàng trong tâm phiên chợ với các sản phẩm du lịch đặc thù của chính họ… Mặc khác, đối với di sản văn hóa là phiên chợ Âm Dương: Do chưa huy động được người dân địa phương cùng làm du lịch nên tình trạng móc túi do không có cảnh sát du lịch (mà người dân địa phương có thể đảm trách), xe đỗ không theo hàng lối và quy định gây tắc đường, các sản phẩm bày bán còn nghèo nàn, chưa khai thác và quảng bá được hết các nét văn hóa vùng miền Xuân Ổ hay Kinh Bắc. Lợi ích cung cầu du lịch với sản phẩm đặc biệt của phiên chợ Âm Dương chưa thỏa đáng “Gà đen” là mặt hàng đem lại may mắn và có giá trị cao so với các mặt hàng có được trong phiên chợ và do là “phiên chợ nhằm đề cao giá trị phục dựng văn hóa” của
  8. 682 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... ban quản lý và chính quyền địa phương, nên ban tổ chức có đưa “gà đen” vào trong phiên chợ. Từ đó, khách tham dự rất đông để được “đặt bao nhiêu thì đặt, may thì có được gà về” (tập quán của lễ hội Âm Dương). Từ đó, nhiều khách du lịch đặt số tiền rất nhỏ so với giá trị thị trường của gà đen. Một số khách du lịch khác thì lại tham gia xếp hàng rất đông, nhu cầu lớn nhưng không mua được gà đen về nhà. Về phương diện văn hóa du lịch, đây cũng là một biện pháp kích cầu khách du lịch đến tham dự lễ hội Âm Dương nhanh, nhưng về phương diện phát triển kinh tế du lịch bền vững, tình trạng này sẽ gây mất cân bằng kinh tế cho ban tổ chức, nên tiềm ẩn sự không bền vững. Để khắc phục tình trạng này, nên chăng cần bán vé ở cổng chợ với số tiền cao hơn, nhưng lượng hàng hóa “gà đen”- rất đặc biệt để mang lại may mắn cho du khách sẽ nhiều lên, để có nhiều hơn khách du lịch mua được mặt hàng này khi tham gia vào phiên chợ, sẽ tạo ra sự hứng thú hơn với khách du lịch, cũng sẽ đem lại lợi ích thực sự cho ban tổ chức và người dân địa phương làng Xuân Ổ. Đó cũng sẽ là con đường bảo tồn di sản văn hóa phiên chợ Âm Dương, Xuân Ổ bền vững hơn trong sự phát triển kinh tế du lịch đương đại. Hình 6. Phiên chợ Âm Dương- phiên chợ đặc thù ở miền quê Quan họ Kinh Bắc (Nguồn: Tác giả, 2023) 4. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY PHIÊN CHỢ ÂM DƯƠNG TRONG DU LỊCH Phiên chợ Âm Dương là một phiên chợ cổ, hấp dẫn và giàu chất văn hóa truyền thống dân tộc. Do vậy như đã trình bày trên những phần trên: Mặc dù được phục dựng trong thời gian khó khăn: chịu tác động ảnh hưởng bởi giai đoạn hậu COVID-19 tác động lên du lịch, nhưng vẫn rất cuốn hút với du khách, đầy tiềm năng phát triển du lịch hơn nữa. Tuy nhiên, để cư dân vùng di sản phiên chợ Âm Dương có sự phát triển bền vững trong du lịch, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và nhà làm du lịch cần có những điều chỉnh phù hợp. Dựa trên tư liệu điền dã và phỏng vấn, tác giả đề xuất một số giải pháp:
  9. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 683 Thứ nhất, cần quy hoạch không gian tổng thể phiên chợ khi tổ chức vào những năm tới. Phiên chợ Âm Dương tổ chức vào sớm mùng 5 tết, sau Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian phù hợp để khách dễ dàng tham gia vào phiên chợ nhưng sự phát triển của khách quá nhanh trong khi cơ sở vật chất hạn hẹp, thiếu quy hoạch dài hạn khiến sự không tương thích trong phát triển du lịch. Từ đó không gian văn hoá, địa điểm nơi tổ chức phiên chợ Âm Dương cần được chính quyền quản lý quan tâm hơn nữa, để xin ý kiến chuyên gia, đầu tư và quy hoạch lại cho thuận tiện, tránh tình trạng tắc đường và du khách đổ về làm tắc nghẽn giao thông như ở phiên chợ Âm Dương năm 2022, 2023 vừa qua. Thứ hai, cần đa dạng sản phẩm văn hoá du lịch đặc thù. Sản phẩm chính của phiên chợ Âm Dương hiện mới chỉ có một số sản phẩm đặc thù để bán cho du khách như: gà đen, một số mặt hàng nông sản của địa phương. Những sản phẩm văn hóa đặc thù này vẫn còn rất ít, một số trò chơi dân gian cũng xuất hiện rất hạn chế dọc hai bên đường vào phiên chợ. Cần phát huy các lễ hội văn hoá truyền thống của vùng Kinh Bắc, bởi lẽ ngay tại khu vực làng Xuân Ổ ngày nay có rất nhiều đặc sản, làng nghề đặc thù, mang tính truyền thống cao, như: trang phục “Quan họ”, bánh Gio chấm mật làng Ó, bánh tẻ làng Chờ, bánh Phu Thê, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, các làng nghề chế xuất gỗ, mây tre đan… Ban tổ chức nên có sự phát động cộng đồng cư dân xung quanh, xin ý kiến hồi cố của những người có tuổi để họ đặt nhiều hơn các gian hàng trong phiên chợ; các sản phẩm lưu niệm của phiên chợ cũng nên chế xuất nhỏ và tinh xảo hơn- vừa tiền để khách mua được mà “người bán” không bị “lỗ”. Khách du lịch cũng sẽ tiện mang về làm kỉ niệm, sẽ tạo ra nhiều điểm nhấn văn hóa vùng miền hơn nữa của đất Kinh Bắc trong phát triển du lịch, thông qua phiên chợ Âm Dương những năm sau. Bên cạnh đó, vùng văn hóa Kinh Bắc, khu vực làng Xuân ổ ngày nay có rất nhiều đặc sản, làng nghề đặc thù, mang tính truyền thống cao như: Trang phục của “bọn Quan họ”, bánh Gio chấm mật làng Ó, bánh tẻ làng Chờ, bánh Phu Thê, làng gốm Phù Lãng, làng đúc đồng Đại Bái, các làng nghề chế xuất gỗ, mây tre đan… các sản phẩm này phát triển trong phiên chợ Âm Dương cũng sẽ hiệu quả cho cộng đồng cư dân và doanh nghiệp, khách du lịch tham gia. Thứ ba, cần nghiêm cấm đốt vàng mã ở phiên chợ Âm Dương. Người Việt có tập quán bán vàng mã cho khách tham gia phiên chợ đốt cho người Âm (người đã mất), để cầu mong sự siêu thoát, mang lại may mắn cho người ở lại. Tuy nhiên, tập quán này đã gây ô nhiễm nặng cho môi trường cũng như không gian văn hoá của phiên chợ. Theo đó, để phiên chợ Âm Dương thành công dưới góc nhìn
  10. 684 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... bảo tồn bản sắc văn hoá bền vững, đồng thời mang lại hiệu quả thực tiễn trong phát triển du lịch, cần quy hoạch không gian đốt vàng mã cho người Âm dành cho du khách tham gia phiên chợ để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cho du khách ra vào phiên chợ. Thứ tư, bảo tồn tập quán lễ hội Âm Dương trong sự phát triển kinh tế du lịch bền vững cho cư dân địa phương. Trong phiên chợ Âm Dương, do tập quán xưa: người mua và người bán không mặc cả. Xưa chỉ cần một chậu nước để thử tiền: tiền của người âm thì nổi, tiền người dương thì chìm, nên trong phiên chợ Âm Dương khi được phục dựng đã thu hút được rất nhiều khách du lịch, điều đó góp phần lan tỏa giá trị của phiên chợ Âm Dương truyền thống trong đương đại. Để bảo tồn và phát huy di sản phiên chợ Âm Dương ở làng Xuân Ổ ngày nay rất cần tuyên truyền, vận động và khuyến khích, hướng dẫn để người dân ở làng Xuân Ồ cùng làm du lịch cộng đồng thông qua lễ hội, phiên chợ Âm Dương, như: tham gia quảng bá du lịch, bán hàng, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc thù do chính người dân sản xuất và chế tác hay tận dụng tri thức hồi cố của những người già ở Xuân Ổ để phục dựng lại các không gian văn hóa đặc sắc của lễ hội Âm Dương cổ. Thứ năm, tăng cường quản lý nhà nước đối với phiên chợ nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, trật tự cho phiên chợ Âm Dương, để đảm bảo sự phát triển bền vững trong du lịch, cho phong tục tập quán truyền thống, đương đại của người dân vùng di sản Xuân Ổ, thành phố Bắc Ninh. Tóm lại, phiên chợ Âm Dương tại xã Xuân Ổ, thành phố Bắc Ninh là một phiên chợ di sản lịch sử có giá trị và hấp dẫn từ lâu đời, tuy nhiên vì lí do chiến tranh, đại dịch, quan niệm phát triển du lịch thông qua di sản của những nhà quản lý văn hóa, du lịch và chính quyền địa phương trong những năm 2022 về trước nên phiên chợ Âm Dương bị thất truyền, hạn chế lan tỏa. Từ năm 2022 đến nay, phiên chợ Âm Dương đã được phục dựng trở lại và thu hút được đông đảo khách du lịch tham gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển du lịch mới, để phiên chợ Âm Dương có thể lan tỏa tối đa giá trị cần sự tham vấn, công tác quản lý sát sao, hiệu quả hơn của ban quản lý, chính quyền địa phương và sự hưởng ứng của cộng đồng cư dân vùng Xuân Ổ, TP. Bắc Ninh, để di sản có thể lan tỏa giá trị, trong sự phát triển bền vững của du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Kế Bính. (2022). Việt Nam Phong tục, NXB Kim Đồng.
  11. Phần 3: DU LỊCH DI SẢN 685 2. Dennehy, Edward. (2019). The Yin and Yang of Business Strategy. 12. 68-79. 3. Trần Trọng Kim. (1998). Việt Nam sử lược, NXB Văn học. 4. Li, Ji & Liu, Chang & Lam, Kevin & Xu, Jie-Ying & Zhang, Ying & Yang, Xin. (2017). The symbol of Yin/Yang and sustainable tourism in China. 10.2991/eesed-16.2017.87. 5. Mattsson, L.-G., & Tidström, A. (2015). Applying the principles of Yin-Yang to market dynamics: On the duality of cooperation and competition. Marketing Theory, 15 (3), 347-364. 6. Ngô Đức Thịnh. (1999). Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. 7. Trần Đình Luyện. (2010). Lễ hội Bắc Ninh, Sở VHTT Bắc Ninh. 8. Đỗ Hải Yến. (2023). Các hình ảnh và tư liệu điền dã 2/2023.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2