intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiến hóa ( phần 7 ) Các hướng tiến hoá cơ bản

Chia sẻ: Chuphu Phuochau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

130
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiến hóa ( phần 7 ) Các hướng tiến hoá cơ bản 1. TIẾN BỘ SINH HỌC VÀ THOÁI BỘ SINH HỌC Theo A. N Xêvecxốp (1925), trong lịch sử phát triển của một loài hay một nhóm loài có thể đã diễn ra theo một trong 2 hướng chính: Tiến bộ sinh học (biological progress) là xu hướng phát triển ngày càng mạnh, biểu hiện ở 3 dấu hiệu: (i) Số lượng cá thể tăng dần, tỷ lệ sống sót ngày càng cao. (ii) Khu phân bố mở rộng và liên tục. (iii) Phân hoá nội bộ ngày càng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiến hóa ( phần 7 ) Các hướng tiến hoá cơ bản

  1. Tiến hóa ( phần 7 ) Các hướng tiến hoá cơ bản 1. TIẾN BỘ SINH HỌC VÀ THOÁI BỘ SINH HỌC Theo A. N Xêvecxốp (1925), trong lịch sử phát triển của một lo ài hay một nhóm lo ài có thể đã diễn ra theo một trong 2 hướng chính: Tiến bộ sinh học (biological progress) là xu hướng phát triển ngày càng mạnh, biểu hiện ở 3 dấu hiệu: (i) Số lượng cá thể tăng dần, tỷ lệ sống sót ngày càng cao. (ii) Khu phân bố mở rộng và liên tục. (iii) Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng phong phú. Giảm sự lệ thuộc vào môi trường bằng những đặc điểm thích nghi mới ngày càng hoàn thiện là xu hướng cơ bản của phát triển tiến bộ. Do thích nghi cao mà các dạng tiến bộ sinh học ít bị tiêu diệt bởi điều kiện bất lợi, sinh sản nhiều và phát triển ngày càng mạnh. Thoái hộ sinh học (biolgical ragress) là xu hướng ngày càng bị tiêu diệt, biểu hiện ở ba dấu hiệu ngược lại. (i) Số lượng cá thể giảm dần, tỷ lệ sống sót ngày càng thấp. (ii) Khu phân bố ngày càng thu hẹp và gián đoạn. (iii) Nội bộ ngày càng ít phân hoá, một số nhóm hiếm dần và cuối cùng b ị diệt vong. Kém thích nghi với các điều kiện môi trường là nguyên nhân dẫn tới thoái bộ sinh học. Somangauzen (1963) nên hướng thứ 3 là kiên định sinh học (biological stabilzation) duy trì thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng cũng không giảm. Trong 3 hướng nói trên, tiến bộ sinh học là hướng quan trọng hơn cả vì theo hướng đó tiến độ phát triển mạnh mẽ, đạt mức hoàn thiện cao hơn và sản sinh ra những nhóm mới. 2. CÁC CON ĐƯỜNG TIẾN ĐỘ SINH HỌC
  2. Theo A. N Xêvecxốp, có 4 con đường tiến bộ sinh học: (i) Tiến bộ hình thái sinh lý. (ii) Thích nghi bộ phận (iii) Thích ứng phôi (iv) Thoái bộ hình thái sinh lý. Theo I.I. Somangauzen, hướng chủ yếu của quá trình tiến hoá là sự phát sinh thích nghi. Vì vậy, việc phân loại các con đường tiến bộ sinh học chung quy là xác định các con đường phát sinh đặc điểm thích nghi. Có thể phân biệt các con đường sau. Tiến sinh (Đồng nghĩa với tiến bộ hình thái sinh lý của X êvexốp). Sự phát sinh đặc điểm thích nghi mới có ý nghĩa lớn đánh dấu bước phát triển tiến bộ trong trình độ tổ chức cơ thể và mở rộng môi trường sống. Mỗi bước tiến sinh đánh dấu sự ra đời của một nhóm phân loại. Đặc sinh Là sự thích nghi đặc biệt với những điều kiện cụ thể của môi trường trong giới hạn của cùng trình độ tổ chức cơ thể (đống nghĩa với thích nghi bộ p hận của X êvecxốp).
  3. H ình 16: Tăng sinh
  4. (1) Stegosourus; (2) Triocratops và (3) Hươu khổng lồ ở đầu kỷ thứ tư Các hình thức đặc sinh (i). D ị sinh: Sự thích nghi theo những hướng khác nhau phù hợp với sự biến đổi của môi trường, làm cho sinh vật phân hoá nhiều dạng. Ví dụ: Phân lớp thú tiến hoá theo các hướng: Thích nghi bay lượn (d ơi), thích nghi bơi lội (cá voi), thích nghi đời sống leo trèo (sóc)... (ii). Chuyên sinh: Sự thích nghi cao độ với điều kiện sống đặc biệt của môi trường. Ví dụ: Con lười chuyên hoá kiểu treo mình trên cành cây ăn lá, con tê tê miệng hẹp, lưỡi d ài thích nghi bắt sâu bọ.
  5. (iii).Tăng sinh: Tăng cường tầm vóc cơ thể hoặc một cơ quan bộ phận. Có lợi trong tiết kiệm trao đổi chất, giảm lượng thân nhiệt bức xạ, tự vệ chống động vật ăn thịt. (iv). Thoái sinh (đồng nghĩa thoái bộ hình thái sinh lý của Xêvecxốp): Là sự đơn giản hoá tổ chức, thích nghi với đời sống giản đơn. Con đường này biểu hiện rõ ở các nhóm động thực vật kí sinh. (v). Giảm sinh là hình thức đặc biệt của thoái sinh: Cơ thể phát triển không đầy đủ do môi trường sống của lo ài thay đổi, nên những đặc điểm ở thời kì ấu trùng tỏ ra thích nghi hơn thời kì trưởng thành. 3. TÍNH QUY LUẬT CỦA QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ Định luật Xêvecxốp Định luật hình thái sinh lý của sự tiến hoá (1925) phản ánh sự liên quan giữa 3 hướng tiến hoá chính: Sự tiến hoá của một nhóm phân loại lớn trong giới động vật thường bắt đầu bằng con đường tiến bộ hình thái sinh lý, tiếp theo đó là sự thích nghi bộ phận và có thể có một nhánh đi theo con đường thoái bộ hình thái sinh lý. Trong lịch sử phát triển, một hướng tiến hoá này có thể được thay thế bởi một hướng tiến hoá khác Thể hiện ý nghĩa quan trọng là ở chỗ định luật Xêvecxốp giải thích vì sao có sự tồn tại song song giữa các nhóm có trình độ tổ chức thấp b ên cạnh các nhóm có trình độ tổ chức cao. Dù ở trình độ tổ chức nào nhưng theo con đường thích nghi bộ phận mỗi trình độ tổ chức đều đạt sự hợp lý, do đó tồn tại đ ược. Định luật Côpơ Định luật phát sinh từ những tổ chức chưa chuyển hoá: Theo Côpơ, các nhóm sinh vật mới thường không bắt nguồn từ những tổ tiên chuyên hoá cao độ mà phát sinh từ những nhóm chưa chuyển hoá. Định luật Đêpêrê Định luật tăng cường sự chuyển hoá Khi một nhóm đã bước vào chuyên hoá thì trong quá trình phát triển tiếp theo nó sẽ chuyển hoá ngày càng sâu hơn. Định luật Đôlô
  6. Định luật về tính không thuận nghịch của quá trình tiến hoá. Theo Đôlô tiến hoá là quá trình không đ ảo ngược, sinh vật không thể quay trở lại trạng thái trước kia của tổ tiên dù chỉ là từng phần. Tính vô hạn của quá trình tiến hoá Trong từng nhánh của cây phát sinh, trong từng hướng chọn lọc, liên tục có sự đổi mới của các dạng sinh vật. Nguyên nhân của sự tiến hoá vô tận là mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2