Phần III - Tiền tệ và tài chính quốc tế<br />
<br />
PHẦN III - TIỀN TỆ VÀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ<br />
Thế giới ngày nay càng ngày càng có khuynh hướng tiến tới nhất thể hóa. Dù muốn dù<br />
không, sự mở cửa nền kinh tế và những phát minh khoa học, ứng dụng công nghệ gần đây đã<br />
làm cho địa cầu thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa của từ này hơn bao giờ<br />
hết. Trong cộng đồng này, các quốc gia là những thành viên chấp nhận sự lệ thuộc và ảnh<br />
hưởng qua lại lẫn nhau vừa công khai vừa vô hình.<br />
Sự ràng buộc lẫn nhau trong cộng đồng bắt đầu từ khía cạnh kinh tế. Hàng hóa của<br />
mỗi quốc gia dần dần được buôn bán trên khắp thế giới. Dầu lửa của Trung Đông cung cấp<br />
cho cả châu Phí đến châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Lúa mì và sắt thép của Anh, Pháp, Đức trở<br />
thành hàng tiêu dùng tại Argentina, Brazil, Nam Phi, Việt Nam… Vải vóc, ti vi, máy tính của<br />
Nhật Bản có mặt khắp các văn phòng trên thế giới. Máy bay Boeing của Mỹ được sử dụng ở<br />
hầu khắp các nước… Mỗi nước đối với cộng đồng thế giới, giống như mỗi thành viên trong<br />
một nền kinh tế quốc gia, đều là người bán và cũng là người mua. Do họ vừa là người bán vừa<br />
là người mua, sự tồn tại của nước này cần cho sự tồn tại của nước khác và ngược lại. Các<br />
nước đều phụ thuộc lẫn nhau, và đều ý thức một cách tự nhiên rằng mỗi nước không thể phát<br />
triển một cách mạnh mẽ và bền vững, nếu dựa trên các quan hệ kinh tế bất bình đẳng, phương<br />
hại đến lợi ích của nhau.<br />
Quá trình phụ thuộc ngày càng lớn đến mức nếu một quốc gia thành viên bị cô lập với<br />
thế giới bên ngoài, chắc chắn nó sẽ bị tụt hậu và suy thoái. “Thời đại của những xung đột bộ<br />
phận đã qua, thế giới cần phải nhanh chóng hội nhập để đối thoại với vũ trụ”. Khi hiểu được<br />
tính liên kết để tồn tại là một tất yếu, chúng ta sẽ thấy rằng hệ thống kinh tế và các thể chế của<br />
nó đương nhiên sẽ là những bước dẫn nhập đầu tiên cho sự hợp nhất này.<br />
Thương mại quốc tế là cầu nối xa xưa nhất giữa các vùng và các nước từ thời cổ đại.<br />
Nếu thương mại đã từng là người dẫn đường cho chiến tranh, thì cũng chính nó là tác nhân<br />
giúp cho thế giới ý thức được tính cần cố lẫn nhau vì sự tồn tại chung. Cho đến ngày nay, hầu<br />
hết nhân dân của gần như tất cả các nước trên thế giới, do nhu cầu cuộc sống, luôn phải quan<br />
tâm đến không chỉ tình hình trong nước mà cả tình hình kinh tế và thương mại của quốc tế.<br />
Những biến động như giá dầu lửa tăng vào các năm 1973, 1978, 1988, sụt giá đô la Mỹ (1985<br />
- 1992)… vẫn còn làm cho hàng hóa của tất cả các nước đều lên giá, cuộc sống của mỗi người<br />
trên hành tinh đều trở nên khó khăn hơn một phần, thì con người vẫn còn phải quan tâm đến<br />
tất cả các thay đổi trong đời sống kinh tế thế giới. Bởi vì, những thay đổi ở ngoài biên giới<br />
tưởng chừng không có liên quan, nhưng kỳ thực nó sẽ lan truyền chấn động và ảnh hưởng<br />
trực tiếp và sâu sắc đến đời sống của mỗi người.<br />
Hiểu biết càng ngày càng tốt hơn tình hình kinh tế quốc tế sẽ giúp ích cho các cá nhân,<br />
cộng đồng và các nền kinh tế dễ dàng điều chỉnh để không những thích ứng với mọi hoàn<br />
cảnh mới luôn biến đổi trong nền kinh tế thế giới, mà còn để vận dụng nó một cách có lợi cho<br />
sự phát triển của khu vực, hay quốc gia mình. Tất cả các nền kinh tế ngày nay đều có buôn<br />
bán với thế giới bên ngoài. Nói chung, xuất khẩu và nhập khẩu tác động đến tiềm năng sản<br />
xuất, tổng cầu và thu nhập của mỗi quốc gia. Năm 1991, nước Đức cung cấp cho nước ngoài<br />
một số lượng hàng hóa có giá trị bằng 38% tổng sản lượng thu nhập quốc dân. Cùng năm ấy,<br />
lượng hàng hóa mà nó mua của thế giới bên ngoài để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong<br />
nước có giá trị bằng 31,4%. Như vậy gần 70% sản lượng của nền kinh tế Đức đã phụ thuộc<br />
vào trao đổi với bên ngoài. Do vậy, bất cứ biến động lớn nào trong tình hình ngoại thương,<br />
giá dầu hỏa, giá USD đều làm cho nền kinh tế của cường quốc thứ 3 này đi vào những cơn<br />
sốc không phải nhẹ. Đối với những quốc gia có tỷ trọng buôn bán lớn hơn như Bỉ (70,9% cho<br />
xuất khẩu và 68,1% nhập khẩu trên GDP năm 1991) tác động của những thay đổi trên bình<br />
diện quốc tế đến với nó càng nặng nề hơn<br />
Do đó xuất phát từ lợi ích kinh tế của chính mình, mỗi nền kinh tế và mỗi cá nhân đều<br />
quan tâm nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế và những tác động định kỳ của các quan hệ này<br />
227<br />
<br />
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh<br />
<br />
.Đương nhiên, thương mại quốc tế là bộ phận cầu nối và hạt nhân quan trọng của kinh tế<br />
quốc tế. Khi tìm hiểu về thương mại quốc tế, chúng ta buộc phải có những hiểu biết nhất định<br />
về các vấn đề tiền tệ - tài chính và thanh toán quốc tế. Lý do đơn giản là, nếu thương mại là<br />
cầu nối cho sự liên hệ của cộng đồng thế giới, thì tiền tệ và thanh toán quốc tế là công cụ để<br />
nó thực hiện chức năng của cầu nối này.<br />
Điều đầu tiên mà chúng ta cần biết là Hệ thống tiền tệ quốc tế quá khứ và hiện nay.<br />
Chính nhu cầu phải có một thước đo chung, một đồng tiền chung cho thanh toán quốc tế đã<br />
tạo ra lần lượt các loại tiền tệ quốc tế khác nhau ■<br />
<br />
228<br />
<br />
Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế<br />
<br />
Chương 9 - HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ<br />
9.1. LỊCH SỬ CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỔC TẾ CẬN ĐẠI<br />
<br />
Nhận thức được sự cần thiết của thương mại quốc tế đối vợi sự phát triển mạnh mẽ<br />
của mỗi quốc gia, để hỗ trợ cho quá trình thanh toán quốc tế được thuận tiện nhằm thúc đẩy<br />
thương mại, tăng trưởng nhanh, người ta đã có nhiều cố gắng thiết lập một Hệ thống thanh<br />
toán và chuyển nhượng quốc gia từ cuối thế kỷ XIX. Trở ngại chính của quá trình thanh toán<br />
là mỗi quốc gia buôn bán với nhau đều có một đơn vị tiền riêng. Nếu sự trao đổi hoặc tính<br />
toán qua lại giữa các đơn vị tiền này không dựa trên một tiêu chuẩn hoặc một th́ước đo chung<br />
nào hết, thì sẽ rất khó ổn định giá trị của mỗi đồng tiền trong mối tương quan với các đồng<br />
tiền khác, và tất nhiên là khó mà có thể ổn định được giá cả hàng hóa trong thương mại. Có<br />
nhiều loại tiêu chuẩn và thước đo chung đã được chọn để làm nền tảng cho sự trao đổi giữa<br />
các đồng tiền khác nhau. Vàng là thước đo được chọn đầu tiên như là một loại tiền tệ quốc tế.<br />
9.1.1. Chế độ bản vị vàng<br />
9.1.1.1. Khái quát<br />
Đầu thế kỷ XIX. buôn bán giữa các nước châu Âu, giữa châu Âu, Bắc Mỹ và thế giới<br />
còn lại qua quá trình tự phát đã đi đến thống nhất với nhau thông qua vàng. Thương nhân của<br />
nước Anh ngần ngại khi được thanh toán cho hàng hóa của họ bằng đồng tiền của Pháp, của<br />
Mỹ hay của Tây Ban Nha. Lý do vì những đồng tiền ấy chỉ có thể dùng để mua lại hàng của<br />
chính nước sở tại chứ không thể đem về tiêu dùng ở Anh đuợc. Ðiều tương tự cũng diễn ra<br />
nếu Anh lại thanh toán việc mua hàng của họ cho các nước nói trên bằng đồng Bảng. Tuy<br />
nhiên, nếu các nhà nhập khẩu ở Hà Lan, Tây Ban Nha, Pháp hay Mỹ trả cho thương nhân<br />
người Anh bằng vàng (Gold) ròng, vấn đề trở thành không khó khăn. Người Anh chấp nhận<br />
ngay vàng bởi vì vàng quý, hiếm và giống nhau ở mọi nơi. Vàng ở Nam Mỹ, Bắc Phi, châu<br />
Á… đều giống vàng của châu Âu và Bắc Mỹ. Do vậy, nó gần như có thể dùng để trao đổi<br />
hàng hoá được ở khắp nơi trên thế giới. Mặc nhiên, vàng được chấp nhận làm phương tiện<br />
trong mua bán quốc tế. Các nhà nhập khẩu tính toán giá trị của hàng hoá họ mua và bán với<br />
người nước ngoài thông qua vàng từ những năm 1820.<br />
Từ đó đến 1914 là giai đoạn mà hàng hoá trong thương mại và đồng tiền của mỗi nước<br />
có tham gia ngoại thương đều tính toán qua lại cho nhau, định lượng đơn vị giá trị… bằng<br />
đơn vị vàng. Đó là lý do người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn mà tiền nội địa mỗi nước và<br />
tiền tệ trong thanh toán quốc tế đều đặt căn bản trên giá trị vàng (Gold standard).<br />
Nửa đầu thế kỷ XIX, Hoa Kỳ xác định giá trị đồng tiền của mình trên cơ sở: 20,67<br />
USD được xem ngang giá với 1 ounce vàng (999,9). Cũng vào thời gian đó, chính quyền Anh<br />
mua vàng và bán vàng ra với giá cố định được luật pháp quy định là 4,34 Pound Anh một<br />
ounce. Đương nhiên, thương mại giữa hai quốc gia được thực hiện trên cơ sở thừa nhận giá trị<br />
của 20,67 USD là tương đương với 4,34 bảng Anh. Như vậy, 1 bảng Anh được tính là tương<br />
đương với 4,76USD. Tỷ giá trao đổi, mà bấy giờ chúng ta đã sử dụng như là một thuật ngữ rất<br />
quen thuộc, ngày ấy, được xác định giữa đồng tiền này với đồng tiền khác thông qua cách đơn<br />
giản như sau: Nếu bạn muốn tính đồng tiền của nước A tương đương bao nhiêu đồng tiền của<br />
nước B. trước tiên bạn tính giá trị tương đương của đồng tiền B.<br />
Một thương nhân Tây Ban Nha chở hàng qua bán ở Anh. Bán hàng và thu tiền Bảng<br />
Anh xong, ông ta vào ngân hàng Anh đổi ra vàng. Mỗi một đồng bảng Anh, ngân hàng đổi<br />
cho ông ta 1/4,34 ounce vàng (hay 0,23 ounce) theo luật. Mang vàng về nước dùng vàng đổi<br />
ra tiền của Tây Ban Nha đồng Peseta, cứ mỗi đơn vị 0,23 ounce vàng ông ta đổi lại được 140<br />
peseta. Bằng cách ấy, không những ông và các bạn thương nhân của ông ở Tây Ban Nha, ở<br />
Anh, mà kể cả chính quyền hai nước hiểu rằng 1 bảng Anh là bằng 140 Peseta. Hay nói cách<br />
khác, tỷ giá trao đổi giữa peseta và bảng Anh là 1/140.<br />
<br />
229<br />
<br />
Tiền và hoạt động ngân hàng - TS. Lê Vinh Danh<br />
<br />
Các nhà xuất nhập khẩu, các ngân hàng thanh toán liên quốc gia (hay thanh toán quốc<br />
tế) lẫn nhau đều chấp nhận tỷ giá trên. Với phương thức này, nếu gọi P1 là giá hàng hoá ở<br />
Anh, P2 là giá hàng hoá ở Tây Ban Nha, thì một món hàng có giá trị bằng 1 bảng Anh sẽ<br />
P<br />
tương ứng với giá P2 ở Tây Ban Nha là: P1 = 1 p 2 vậy P2 = 1 = 140P1 = 140 peseta<br />
1<br />
140<br />
140<br />
Ngược lại một món hàng có giá ở Anh là 2,5 bảng, sẽ có giá ở Tây Ban Nha là: P1 = 1 P2<br />
140<br />
=> P2 = P1 × 140 = 2,5 bảng × 140 = 350 peseta<br />
1<br />
là e. Lúc đó P1 =<br />
Người ta gọi tỷ giá trao đổi<br />
2 được gọi là công thức tính giá<br />
140<br />
trị hàng hóa tương đương giữa Anh và Tây Ban Nha với P1 là giá hàng tại Anh P2 là giá hàng<br />
ở Tây Ban Nha và e là tỷ giá trao đổi giữa một Peseta với một bảng Anh thông qua vàng.<br />
Bây giờ, giả sử rằng vì một số lý do nào đấy, trước đây một kiện vải nhập cảng từ Ấn<br />
Độ có giá ở Anh là 1 bảng và đương nhiên có giá ở Tây Ban Nha là I40 Peseta, Nay đột nhiên<br />
nước Anh có tình trạng lạm phát. P1 trở nen lớn hơn eP2 (P1> P2 ). Chuyện này rất hay xảy ra<br />
thời bấy giờ, ớ khắp các nước, không có ngoại lệ nào. Giá một kiện vải vọt lên 2 bảng Anh.<br />
Mặc dù vậy, do quan hệ tỷ giá giữa đồng Peseta của Tây Ban Nha và đồng Rupee của Ấn<br />
thông qua vàng vẫn không đổi, nên một kiện vải vẫn chỉ có giá ở Tây Ban Nha là 140 Peseta.<br />
Sự lên giá vải ở Anh (và kể cả các loại hàng hóa khác) thúc đẩy các thương nhân Tây Ban<br />
Nha đem hàng qua Anh bán. Mỗi mét vải họ bán được 2 bảng, đem vào ngân hàng Anh đổi ra<br />
thành (0.23 2 =) 0,46 ounce vàng. 0,46 ounce vàng này mang về Tây Ban Nha đổi cho ngân<br />
hàng Tây Ban Nha được thành 280 Peseta. Các thương nhân hưởng được món lời gần gấp đôi,<br />
trong khi vàng ở kho của nước Anh xuống tàu xuất cảng sang Tây Ban Nha.<br />
Điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta nên nhớ lại rằng vào giai đoạn này (1821-1914) việc phát<br />
hành tiền giấy ở các nước (đồng Peseta. Pound Anh, Rupee, hay USD ..) được đảm bảo bằng<br />
dự trữ vàng. Vàng nhiều, các chính phủ sẽ in ra nhiều tiền giấy. Vàng ít, các chính phủ phải<br />
thu lại bớt tiền. Tiền luôn luôn được ấn định tương đương với dự trữ vàng trong ngân khố. Cứ<br />
mỗi 4,34 bảng Anh có thể đổi được 1 ounce vàng và ngược lại. Vàng chạy ra khỏi kho của<br />
Anh làm cho tiền bảng bị thu hẹp. Ngược lại, vàng về kho của Tây Ban Nha nhiều làm đồng<br />
peseta tăng lên. Sự khan hiếm của đồng bảng sẽ dần dần làm cho tiền bảng trở nên có giá trị<br />
hơn, giá P1 sẽ bắt đầu hạ. Cùng lúc ấy, sự thừa đồng Peseta ở Tây Ban Nha làm cho hàng hoá<br />
tăng giá. P2 lên giá và P1 xuống giá cho đến khi đẳng thức P1 = eP2 được cân bằng trở lại. Lúc<br />
bấy giờ, người ta gọi đây là cơ chế điều chỉnh tự động cán cân thanh toán thăng bằng giữa hai<br />
nước (Anh - Tây Ban Nha) hay “Automatic Balance of Payment Equilibrium”. Điều tương tự<br />
như thế cũng xảy ra ở quá trình thanh toán khắp các nước còn lại trong gần 100 năm<br />
9.1.1.2. Sự sụp đổ chế độ bản vị vàng<br />
Có 3 tai họa đã thực sự làm cho chế độ thanh toán lấy vàng như là một loại tiền tệ của<br />
quốc tế sụp đổ. Ðó là 2 cuộc Chiến tranh thế giới và trận đại suy thoái, 1929 - 1933. Chiến<br />
tranh thế giới lần thứ nhất (l914 - 1918) đã làm cho châu Âu mua quá nhiều hàng hóa của Mỹ<br />
vì đòi hỏi của cuộc chiến và sau này là nhu cầu tái thiết sau chiến tranh, đến mức họ không<br />
còn đủ vàng để trả và phải phát hành tiền giấy quá mức bảo chứng vàng (Xem lại 2.1.2.2,<br />
phân đoạn 2.1 Chương 2). Đầu tiên các chính phủ châu Âu tìm cách hạn chế việc này bởi các<br />
biện pháp như: Cấm xuất cảng vàng và không bán vàng cho nhân dân. Tuy nhiên, hiệu quá<br />
của các chính sách ấy không được như mong muốn vì các chính phủ phải chỉ tiêu quá nhiêu.<br />
Lượng tiền mặt in ra bắt đầu gấp đôi rồi gấp 3 lần dự trữ vàng<br />
Chỉ riêng nước Mỹ, do làm giàu được từ chiến tranh với dự trữ vàng bằng 1/2 kho<br />
vàng của cả thế giới, tiếp tục giữ được bảo chứng vàng cho tiền giấy. Vào năm 1914, 4,34<br />
<br />
230<br />
<br />
Chương 9 - Hệ thống tiền tệ quốc tế<br />
<br />
bảng Anh ≡ 1 ounce vàng ≡ 20,67 USD hay 20,67 USD ≡ (4,67) × (4,34) Pound và tỷ giá e<br />
giữa 1 bảng Anh so với 1 USD là 4,67.<br />
Siêu lạm phát từ Đức sang các nước châu Âu khác kể cả Anh, đã làm cho cán cân<br />
thăng bằng nói trên bị mất. Đồng bảng Anh tuôn ra thị trường quá nhiều làm cho giá trị của<br />
nó so với vàng vượt lên hơn 4.34 Pound/ounce. Kết quả là tỷ giá e giảm xuống dưới 4,67.<br />
Chính phủ các nước, để cố gắng bảo vệ bản vị, đã vừa vay vàng của Hoa Kỳ, vừa ép nước Mỹ<br />
phải lạm phát theo. Năm 1927, bản vị vàng được thiết lập lại tương đối. Thật không may, chỉ<br />
vài năm sau, khủng hoảng kinh tế và sự sụp đổ ngân hàng từ Mỹ lan sang các nước. Trong<br />
cơn hoảng loạn, nhân dân ùa đến ngân hàng rút tiền mặt đi mua vàng hoặc đổi vàng. Các<br />
NHTW vay mượn nhau những món tiền rất khổng lồ để khống chế bớt sự mất giá của lượng<br />
tiền giấy đã in ra quá nhiều. Mùa xuân năm 1933, đồng bảng Anh mất giá 30% so với USD và<br />
một vài đồng tiền khác. Nhưng USD cũng lại mất giá trầm trọng so với vàng vì lạm phát. 1<br />
ounce vàng từ giá 20,67USD đã vọt lên mức 35USD vào ngày 31 tháng Giêng năm 1934. Tất<br />
cả các nước châu Âu, Bắc Mỹ, đều lâm vào lạm phát, thiếu hụt vàng, và tỷ giá giữa đồng bản<br />
địa so với vàng vọt lên như con ngựa bất kham.<br />
Các chính phủ phải lần lượt bãi bỏ quy định bảo chứng vàng cho tiền giấy đã phát<br />
hành vì không nước nào còn đủ vàng để đổi lại tiền giấy cho dân kể cả Hoa Kỳ. Luật dự trữ<br />
vàng năm 1934 ở Mỹ và những điều tương tự khác ở các nước, khuyến khích nhân dân bán<br />
vàng cho chính phủ, cấm chuyển vàng ra ngoài chỉ với hy vọng củng cố kho dự trữ để giữ giá<br />
tiền bản địa trong thanh toán quốc tế. Vì tiền giấy không còn được đảm bảo bằng vàng, mọi<br />
người giờ đây chỉ có thể dùng tiền để đổi vàng chứ không thể để đổi vàng, cơ sở để tính giá trị<br />
đồng tiền của nước này qua đồng tiền của nước khác qua vàng đã hoàn toàn sụp đổ. Năm<br />
1937, nhiều nước bắt đầu lượng giá giá trị đơn vị tiền tệ của mình so với một đơn vị tiền tệ<br />
của nước khác thông qua đồng USD vì đồng USD, được giữ khá cố định với 35USD ≈ 1<br />
ounce vàng trong suốt 1934 - 1937. Tình hình này được tiếp tục cho đến khi chiến tranh thế<br />
giới ll bùng nổ năm 1939.<br />
9.1.2. Thoả thuận Bretton Woods- tỷ giá trao đổi cố định<br />
<br />
Để ổn định cho sự phát triển của thương mại quốc tế sau chiến tranh, các nước phương<br />
Tây đã suy nghĩ nhiều, theo cách của họ, về việc thiết lập một hệ thống tiền tệ và thanh toán<br />
chung cho quốc tế.<br />
Tháng 7 năm 1944, tại Mount Washington Hotel ở Bretton Woods, New Hamsphire,<br />
Hoa Kỳ hơn 700 người từ 44 nước khắp nơi trên thế giới đã tự tập để bàn về thương mại và<br />
thanh toán liên quốc gia trong tương lai. Kiến trúc sư của hội nghị là John Maynard Keynes<br />
và Harry D. White, Thứ trưởng Bộ ngân khố Hoa Kỳ.<br />
Thoả thuận mang tên Bretton Woods ra đời với ba nội dung chủ yếu:<br />
- Các nước thành viên cùng ký tên trong thoả thuận đồng ý và sẽ cố gắng giữ tỷ giá<br />
trao đổi (exchange rate) giữa đồng tiền nước mình với đồng tiền các nước khác ổn định, cũng<br />
như sẽ có những can thiệp cần thiết để giữ cho tỷ giá này chỉ là dao động ±1% so với tỷ giá cố<br />
định (Fixed Exchange Rate) nói trên.<br />
- Các nước thành viên đồng ý góp vốn thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (International<br />
Monetary Fund: IMF) nhằm mục đích cho các nước thành viên vay vốn vào những lúc cần<br />
thiết để can thiệp, giũ đồng tiền nước mình không biến động quá với tiêu chuẩn nói trên.<br />
- Tỷ giá trao đổi cố định giữa đồng tiền các nước được tính thông qua bản vị vàng thế<br />
giới, với giá vàng được chuẩn hoá và cố định (International Gold Standard). Vàng được bán<br />
đi mua lại hoặc vay mượn lẫn nhau giữa NHTW các nước để có thể bán ra hoặc mua vào<br />
trong thị trường nội địa kịp thời, nhằm giữ giá đồng tiền không đổi.<br />
Thực chất Bretton Woods là thoả thuận hướng về việc giữ giá đồng tiền các nước theo<br />
giá vàng và chống lạm phát giá cả. Sự lây lan của siêu lạm phát và khủng hoảng (1922-1923,<br />
1929-1933) làm sụp đổ mọi thứ và các nước châu Âu đã vô cùng kinh sợ viễn cảnh này. Bên<br />
cạnh đó, ý đồ Keynes là giữ giá vàng ổn định để thương mại và thanh toán quốc tế có cơ sở<br />
231<br />
<br />