intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếng sóng

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

54
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu lỡ nó chết khô. Năm trước, qua sách dịch tôi đọc đoạn văn chừng bốn trăm từ. Đọc xong. Nó gợn lên một cảm giác đôi, sự lãng mạn tuyệt vời và nỗi kinh hoàng dợn tóc gáy. Đại ý có dòng sông sau khi thoát nguồn lang thang tự khơi dòng chảy, bò vào một sa mạc hoang toàn gió, cát, độ nóng và dốc đứng. Vượt nhiều khúc uốn, bao đoạn ngoặt, tìm đường sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếng sóng

  1. Tiếng sóng Nếu lỡ nó chết khô. Năm trước, qua sách dịch tôi đọc đoạn văn chừng bốn trăm từ. Đọc xong. Nó gợn lên một cảm giác đôi, sự lãng mạn tuyệt vời và nỗi kinh hoàng dợn tóc gáy. Đại ý có dòng sông sau khi thoát nguồn lang thang tự khơi dòng chảy, bò vào một sa mạc hoang toàn gió, cát, độ nóng và dốc đứng. Vượt nhiều khúc uốn, bao đoạn ngoặt, tìm đường sống. Ngày tắt đêm hết, nó miệt mài vô vọng, mỏi mòn và chết. Vài năm sau, theo dòng chảy khô, một dải xanh mọc lên vô số loài cây dại và ra hoa. Từ cái chết tạo nên một dòng sông hoa, một nét về sự sống lại đầy lãng mạn của một dòng sông. Tôi rất sợ khi nghĩ một mình nó lang thang vô định trong sa mạc mênh mông, hành trình chỉ mang theo cô đơn và tuyệt vọng. Ghê rợn thật. Chú Tạ nông dân làng. Mộc mạc, chân tình, xuề xòa, thấy gì nói nấy. Nghề chính bán tro trấu cho các nhà làm vườn, làm rẫy. Chiếc ghe cỡ ba chục mét dài, hai bên sườn thêm một thước lưới, để đổ nhiều. Mua và bán chỉ một. Những lúc nó chạy ngang, mọi người thấy một khối đen thùi, lùi lũi trên sông. Mình chú toàn tro. Trên gương mặt đen chỉ có đôi mắt khi mở còn chút màu trắng. Sông Cái Bần vắt ngang nhà. Thực ra là một ngọn rạch, vì chưa đủ độ dài để được gọi là sông, dấu gạch nối giữa kinh Mương Lộ với sông Tiền, cỡ một cây số hai. Dân làng kêu con rạch, tôi yêu thương quá nên gọi là sông. Người bạn hiền mấy mươi năm qua lúc tôi vừa biết lội. Con sông hiền hòa, ít đổi thay với mọi người... Những đợt triều cường rong đầy nước, sông êm đềm đến ôm chân ghế đá cạnh bờ. Có lúc mặt nó đầy nhụy bần, với lá vàng rơi lấm tấm, phập phều buồn vui nhân
  2. thế. Đôi khi tôi đưa tay vớt nụ hoa chưa nở mà rụng. Tôi nhẹ lặt năm cánh đài, gỡ năm sợi chỉ đỏ ôm nhụy trắng, rồi xoay tròn xuống, cho trên lộ ra nhụy cái màu cánh con vạc sành. Lũ trẻ chúng tôi thường tưởng tượng nó là cần đầu gắn kim hát của một dàn máy quay dĩa nhạc xưa. Giờ có lúc tôi đặt nó lên trên nền gạch bóng chiếc băng đá, rồi tay chống má, nghiêng đầu nhìn. Và thật kỳ lạ, từ đó vẳng lên âm giai bài Hoa rụng ven sông, đôi khi là tiết tấu mượt mà của bản Dòng sông Đa Nuýp xanh. Lúc đó, những nỗi băn khoăn quặn thắt trong cuộc sống thường theo sông trôi mãi ra và nâng bồng cánh hải âu. Hôm nay, tôi kêu chú Tạ đổ hai ghe tro, chuẩn bị vụ mùa sau. Chiếc ghe đen lùi, lủi vào bờ cách băng đá chừng mười hai thước. Tôi ngồi hiên nhà và nghe từ khối đen ấy vọng ra, đổ chỗ nào chú Mười chỉ cho tôi đổ? Rồi chú Tạ kéo cây đòn dài, vần cho êm bắc lên bờ đất. Chú xúc từng cần lở tro bự gấp năm lần thân chú, chậm rãi đổ vào nơi đã định. Chú vừa vác, lúc ngang chỗ tôi ngồi, vừa kể những câu chuyện không đầu không đuôi, không cần người nghe, bằng giọng rõ to. Chú Tạ lên xuống gần trăm lần, tôi hỏi cho vui: - Chú vác có đếm bao nhiêu cần cho mỗi chuyến ghe không? - Mình đếm làm sao vác nổi chú Mười, biết con số trước thăm thẳm lắm. Vác mẹ đi, chừng nào hết thì biết, như thế không ngán. Chợt một ngọn gió lẻ hốt ngang hất lên đám bụi mù, chú lấy bàn tay còn lại che mắt và chùi ngang cái trán đẫm mồ hôi, trét thêm một lớp đen nữa, rồi quay lại cười một mình. Tôi nhìn chiếc ghe, sáng giờ nó mới lõm cỡ hơn phần ba đống. Và thấy có ai đó đang lấy cái vá xới xới cho tro xốp. Người này đầu cổ trùm kín cái khăn màu lục
  3. lớn, chỉ có đôi mắt lóng lánh lộ ra, toàn người nối liền bộ bà ba đen. Chờ chuyến xuống, tôi hỏi: - Bữa nay có ai đi với chú đó? - Con gái lớn tôi đó chú Mười, đang học năm cuối đại học, hổm rày nghỉ ôn thi. Hôm nay nghe tôi đổ tro cho chú, nó đòi theo phụ chơi cho vui. Vác độ ba chục cần nữa, chú đứng chênh vênh trên cây đòn dài vụt cái cần vào chỗ lõm và nói: - Con ra bồng lái ăn cơm trước, ba lên xóm trên kiếm vài mối nữa, chiều ba vác tiếp. Chú Tạ đi, tôi cũng ra sau nhà ăn cơm. Bây giờ chiếc ghe tro nổi ngang thành khối tròn như treo trên đọt bần. Đang đầy nước. Theo thói quen, cơm rồi, tôi rót tách trà nóng, ngậm xuôi cây tăm, ra băng đá ngồi bồng mùa thu phai cùng sông. Mùa rong, nước hồng, mấp mé chân ghế đá, triền sông tấp đầy nhụy bần trắng lẫn mấy sọc đỏ bao, nối liền với những cọng tàn lan xốp dập dềnh sát bờ. Giữa sông vài về lục bình lững thững xuôi, một con chuồn chuồn son vờn quanh. Mắt tôi lịm vào những ngày thơ ấu. Tay quờ tìm cái tách trà, bất ngờ mấy ngón tay chạm vật gì mềm mềm ấm ấm, giật mình quay lại, đứa con gái chú Tạ đã lên khỏi ghe và ngồi kề tôi tự hồi nào. Cô bé đẹp. Gương mặt trắng hồng, đôi mày lá liễu hơi xếch một chút vẻ mạnh khỏe, nhẹ nhàng trên chiếc cổ trắng ngần. Toàn thân dong dỏng cao trong bộ bà ba vừa vặn, ôm khít hai đùi thon và cặp ngực vú cau đã tròn, đầy trong hàng nút hơi
  4. căng. Cô bé đang hồn nhiên chơi trò ngày xưa còn nhớ, cô lột một nụ hoa bần bằng đầu ngón cái và xoay chùm nhụy trắng cho nó ôm sát trái bần con bên dưới. Cô bé làm thật tỉ mỉ và khéo hơn tôi nhiều, vì cô biết kéo những sọc đỏ ra cho nó viền đều theo, tự nhiên cái nhụy cái nổi bật, xong cô quay lại nói. - Chú Mười, cho chú nè. Con tên Hiền, sinh viên khoa ngữ văn, năm cuối trường đại học tỉnh nhà. Ba con nói hồi trước chú dạy văn phải không? Chú có viết truyện ngắn nữa phải không? Và... phải không? Tôi cười, thật sự cuốn hút theo sự dạn dĩ của cô bé lạ hoắc này. Chưa trả lời, cô bé lật ngửa lòng bàn tay mặt của tôi và bỏ nhẹ cái cần đầu máy hát vào. Lúc này, những giai điệu êm đềm, mượt mà của Hoa rụng, Dòng sông Đa Nuýp xanh, nếu có hoài vọng trong đầu tôi thì nó đã trôi theo về lục bình giữa dòng, để nhường mấy ngón tay thon dài kẽ khóe dính lấm tấm bụi đen. Tôi nắm chặt nụ hoa lại. Cái tách trà Hiền dời ra rìa băng đá tự lúc nào. Hiền mắt nhìn thẳng tính hỏi thêm điều gì nữa, nhưng tôi trả lời những câu lúc nãy. - Mấy năm trước chú dạy văn ở các trường trung học trong tỉnh. Lúc nào rảnh chú có viết thử vài ba truyện ngắn chơi cho vui. Hiền nói: - Chú Mười, cháu lên đây, cháu muốn hỏi vài điều thắc mắc. Nói xong, cô bé chắp hai bàn tay thõng xuống giữa hai gối, đầu gục theo, chút sau ngẩng lên liền, lại hỏi. - Chú Mười, mấy tháng nay chú có coi phim truyện nước ngoài không? Nhất là loại phim tình cảm, chú nghĩ thế nào mấy phim đang tuyên truyền về những mối tình giữa thầy cô với học trò của mình?
  5. - Mấy phim đó loay hoay mãi trong tình yêu đôi lứa, có gì mà coi. Chú nghĩ các nhà làm phim ấy đang đặt vấn nạn về tình yêu giữa thầy và trò trong nhà trường để dò xem phản ứng dư luận quần chúng, chớ không phải tuyên truyền, chuyện nầy cũ lắm. Mấy chục năm trước nhà văn Kim Dung ở Trung Quốc đã cho Quá nhi với sư mẫu mình yêu nhau say đắm rồi. Thời gian nầy chắc không còn sớm ở Việt Nam. Mấy thập niên qua, vấn đề nầy ở nước ta còn là điều cấm kỵ. Nhưng bây giờ nó được Luật hôn nhân gia đình cho phép, miễn sao tình yêu diễn ra ngoài, xa mái trường và cần nam hai mươi, nữ trên mười tám, ai dám ngăn cản. Chú tin độ chín trong tình yêu của giới trẻ. Vụt. Hồn nhiên Hiền vỗ tay, những ngón tay thon dài chạm nhau bép, xép. Mặt, mắt rạng rỡ. Cô bé nhìn thẳng nói. - Hay, hay quá. Đúng như vậy hả chú? - Tôi không trả lời câu hỏi, lặng lẽ dè chừng về lục bình đang nhấp nhô giữa dòng trong đục. Và suy nghĩ hổng lẽ cô bé đang vướng tình cảm loại nầy với ông thầy của mình. Nghĩ rồi, theo thói quen nghề nghiệp tôi ôn tồn chặn, sau khi lấy bàn chân khỏa khỏa cho mặt nước xao động và chậm rãi nói. - Hiền, chú nghĩ thời buổi nầy kinh tế cả thế giới và từng gia đình đang gặp khó khăn. Vấn đề tình yêu nói khi nãy, chú nghĩ nếu có xảy ra thì phải đợi lúc hai người đều có nghề nghiệp ổn định. Chờ đúng lúc cũng là biểu hiện văn hóa. Tôi xoay mặt đối diện. - Sao cô sinh viên, đã yêu ông thầy của mình rồi hả? - tôi hỏi. Cô bé không ngượng ngùng, lại lấy ngón trỏ gõ gõ vào hư vô, sau cái gật đầu mạnh.
  6. - Dạ, con yêu lâu lắm rồi chú ơi. Cách đây bảy năm. Nghe, tôi cười vui trong cổ, và nói nhỏ chỉ cho mình. - Khỉ thật. Cô bé nầy yêu sớm quá. Hèn gì. Lúc đó, con chuồn chuồn son đảo lại, dập dềnh cái đuôi toan đáp trên đọt nhánh bần khô nhấp nhô cạnh bờ sông. Cô bé giờ cũng lặng nhìn rồi đĩnh đạc trong thăm thẳm. - Con yêu một mình, chú ơi. Buồn lắm. Con vẫn đi bên cạnh. Nghe Hiền nói, tôi ái ngại giùm đôi cánh mỏng như phận đàn bà, và nói giỡn cho đỡ. Kẻo là. - Tình yêu, đến trái tim ta mọi lúc. Vui nó đậu, buồn nó bay. Nghe tôi nói, cô bé kéo lọn tóc dài sau lưng cắn vào đôi môi, rồi vội nhả ra và nói. - Yêu không dễ như vậy đâu, chú ơi. Buồn thật dài và khổ sầu lâu lắm. Tính dạn dĩ, sự tỉnh táo và lòng ham học hỏi của Hiền, giờ nó chợt chảy dài yếu xìu như cọng bún sắp rơi vào chậu hứng. Tôi giả bộ cười cợt lấy bàn tay vỗ vỗ trên đầu cô bé và đứng lên định vô nhà, để khỏa lấp. - Buồn gì cũng phải chịu. Ai biểu yêu sớm làm chi. Hỡi thế gian, tình là gì mà bắt đôi lứa... - Tôi nhại giọng phim và dợm bước. Chợt cô bé ngẩng lên thảng thốt gọi, chú, chú ơi. Rồi Hiền ghì cánh tay tôi xuống và mắt van nài. - Chú ơi, con buồn lắm, chú ngồi với con, chút xíu nữa thôi.
  7. Tôi lại đùa trong đầu, rồi, cái ách giữa đường cô bé nầy quyết tròng vào cổ mình đây. Thôi thì, chắc kiếp trước mình là trâu nay cố kéo, tuổi Sửu mà. Chạy đâu cho thoát. - Ừ, nếu lố nửa giây là chú vào nhà liền - Tôi nói, sau khi lấy ngón út búng búng vào hư không trống lổng, để giễu cợt. Như là. - Dạ. Tôi ngồi xuống. Cô bé tin cậy nhẹ nhàng đặt bàn tay phải lên vai trái tôi, rồi ngẩng lên, bây giờ nói chớ không phải hỏi. - Cách đây bảy năm, ngày chủ nhật tháng tám, ngày đó mưa nhiều lắm, chú ngoại khóa cho chúng con những bài thơ nổi tiếng, có bài Đây thôn Vỹ Dạ chắc chú không còn nhớ. Thật lòng tôi mang mang, lúc ấy chưa nhớ được gì hết. Khi còn dạy học tôi thường ngoại khóa để nâng cao tầm cảm nhận văn học ở học sinh. Hiền tiếp, khi chú giảng đến hai câu Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Lá trúc che ngang mặt chữ điền, chú ơi, từ giờ đó đối với con mọi khu vườn ở làng ta đều trở thành ngọc biếc. Từ phút ấy, đối với con những khuôn mặt chữ điền con gặp sau nầy đều là khuôn mặt của chú. Thầy ơi, thầy còn nhớ con chàng hiu ốm tong ốm teo ngồi bàn thứ hai sát vách bên phải, chỗ có dính đốm mực tím bằng bàn tay hình chiếc lá không hả thầy? Bảy năm rồi. Thầy ơi. Nói xong, Hiền cúi xuống hai đầu gối. Còn tôi đứng chết trân như bị trời đánh giữa trưa nắng. Hiền ngẩng lên, mắt hơi đỏ, chắc bụi tro. Và vói mười ngón tay mở mạnh lòng bàn tay tôi lấy lại nụ hoa, đưa lên mũi nói thơm quá.
  8. Tôi bước vô nhà như vừa thoát một cơn mơ tuyệt vời, vừa kinh hoàng. Không biết trên sa mạc mênh mông chỉ có cát, gió, độ nóng và dốc đứng; khi dòng sông tự khơi dòng chảy chưa cạn kiệt nầy; nếu lỡ nó chết khô, có để lại được một dòng sông hoa? Hỡi, con chàng hiu của tôi, Hiền ơi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2