intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếng Việt trong xây dựng thương hiệu Việt

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

87
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bánh, kẹo đầy những cái tên có vóc dáng ngoại như Scotti, Aloha, Alote hay Exkool, Cheery... Trong lĩnh vực điện tử gia dụng, sản phẩm nồi cơm điện, máy lạnh, bàn ủi... với những cái tên na ná Nhật, Đức rất nhiều. Đưa ra nhiều lý do để giải thích, một chuyên gia tham gia xây dựng thương hiệu Sanciaro cho rằng một trong những nguyên tắc khi xây dựng thương hiệu là dễ đọc, dễ nhớ, trong khi tiếng Việt có dấu rất khó thiết kế, khó đọc với người nước ngoài, phải dùng một cái tên mang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếng Việt trong xây dựng thương hiệu Việt

  1. Tiếng Việt trong xây dựng thương hiệu Việt Bánh, kẹo đầy những cái tên có vóc dáng ngoại như Scotti, Aloha, Alote hay Exkool, Cheery... Trong lĩnh vực điện tử gia dụng, sản phẩm nồi cơm điện, máy lạnh, bàn ủi... với những cái tên na ná Nhật, Đức rất nhiều. Đưa ra nhiều lý do để giải thích, một chuyên gia tham gia xây dựng thương hiệu Sanciaro cho rằng một trong những nguyên tắc khi xây dựng thương hiệu là dễ đọc, dễ nhớ, trong khi tiếng Việt có dấu rất khó thiết kế, khó đọc với người nước ngoài, phải dùng một cái tên mang dáng dấp ngoại một chút để nhắm đến thị trường quốc tế... Và một phần lý do nữa là để thỏa mãn tâm lý sính ngoại của một số đối tượng người tiêu dùng. Trong thực tế, những sản phẩm mang tên ngoại này chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Cho rằng tiếng Việt khó đọc hoặc không tìm ra từ dễ phát âm cho người nước ngoài phải chăng chuyên gia thương hiệu phủ nhận sự phong phú của tiếng nước nhà. Minh Long là một ví dụ điển hình của thương hiệu Việt dùng tiếng Việt mà vẫn chinh phục được những thị trường khó tính ở châu Âu. Hơn nữa, tiếng Pháp, tiếng Đức đâu có dễ đọc và cũng có dấu nhưng thương hiệu nhiều sản phẩm của những đất nước này
  2. đâu bị chê cười là khó đọc hay người tiêu dùng nước ngoài không chịu mua hàng vì cái tên lạ? Vị chuyên gia này cho biết nhờ “mác ngoại”, hàng mang thương hiệu Sanciaro có thể bán được giá cao và đóng góp không nhỏ cho doanh thu của Công ty may Việt Tiến bởi chất lượng và thiết kế không thua kém hàng ngoại nhập khẩu. Đành rằng xây dựng thương hiệu cần phải có yếu tố hiện đại và tính đến hiệu quả thương mại, nhưng vì mục tiêu đó mà bỏ qua ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nghe không ổn. Thật đau lòng khi trong một buổi tọa đàm với báo chí gần đây, một nữ doanh nhân trẻ nói không dám đánh đổi nếu dùng tên Việt cho thương hiệu sản phẩm của mình. Có quan điểm cho rằng thời buổi hội nhập, việc phê phán sử dụng tên ngoại cho các sản phẩm Việt là quá khắt khe, thậm chí là nhà quê. Nhưng khi nhắc đến Nhật, người ta nhớ đến thương hiệu Toyota, đến Pháp người ta nhớ đến Pierre Cardin hay Louis Vuitton, đến Thụy Sĩ có Nestlé... và người ta tự hào về điều đó. Nhắc đến Việt Nam, người tiêu dùng sẽ nhớ đến cái tên nào đây? Cho rằng cứ đẳng cấp cao, thương hiệu có uy tín thì phải có “mác ngoại” một chút người ta mới tin sẽ vô cùng tai hại. Không tự tin xây dựng thương hiệu bằng chính ngôn ngữ Việt Nam, vô hình trung gán cho những thương hiệu mang tên VN là đẳng cấp thấp?
  3. Trung Quốc đã thành công khi chinh phục thế giới bằng hàng giá rẻ. Nhưng bài học không nhỏ cho doanh nghiệp nước này là sản phẩm của họ “chết” với hình ảnh chất lượng kém, thiếu an toàn và thấp cấp... Và bây giờ cả đất nước Trung Quốc đang cố gắng thuyết phục người tiêu dùng thế giới thay đổi cách nhìn về họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2