intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

16
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Cuốn "Kỷ yếu hội thảo Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước ở Việt Nam" phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: các tham luận về phân loại ngân sách nhà nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo: Phần 2

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO PHẦN 2 CÁC THAM LU N V PHÂN LO I NGÂN SÁCH NHÀ N C [115]
  2. [116]
  3. Nguyên t c phân lo i ngân sách nhà n c và v n d ng Vi t Nam NGUYỄN VĂN HÀO Nguyên Phó Cục trưởng Cục Kế toán Nhà nước, Kho Bạc Nhà nước, Bộ Tài chính I. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI NSNN Phân loại NSNN là biện pháp quản lý NSNN, là phân chia thu, chi NSNN theo yêu cầu và khả năng quản lý NSNN. - Hiện nay, Việt Nam cũng như các nước khác khôngcó văn bản pháp luật riêng về phân loại NSNN. - Nên khi phân chia (phân loại) NSNN phải bảo đảm 06 nguyên tắc sau: 1. Đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý của Luật NSNN 2015 về lĩnh vực chi NSNN, về phương án phân bổ, giao dự toán NS cho cơ quan, đơn vị trực thuộc theo lĩnh vực, nhiệm vụ chi NSNN; các văn bản QPPL khác như các khoản thu thuế theo Luật thuế, các khoản phí, lệ phí theo Luật Phí và Lệ phí, các khoản phạt tịch thu theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết số 343/2017/UBTVQH14 được sửa đổi tại NQ số 974/2020/UBTVQH14 về chỉ tiêu báo cáo thu, chi NSNN thu theo khu vực kinh tế, theo sắc thuế, chi theo ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ chi, theo cấp ngân sách, theo cơ quan chủ quản, theo nguồn vốn, theo chương trình mục tiêu quốc gia. 2. Đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, không chồng chéo hoạt động NSNN, vừa phục vụ công tác lập và chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN, vừa phục vụ công tác phân tích chính sách tài chính ngân sách. [117]
  4. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI 3. Đảm bảo thống nhất: Từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN, tạo thuận lợi cho việc so sánh, đánh giá trong suốt chu trình quản lý NSNN. - Phân loại thống nhất chi đầu tư và chi thường xuyên. - Phân loại thống nhất trong cả 3 khâu của chu trình quản lý NSNN (Lập, phân bổ giao ngân sách; chấp hành ngân sách; kế toán quyết toán ngân sách). 4. Đảm bảo cung cấp thông tin báo cáo theo yêu cầu hội nhập quốc tế. 5. Đảm bảo tính “mở”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật áp dụng chế độ, chính sách mới ban hành. 6. Đảm bảo tính khả thi, giảm thiểu tác động đến các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách của các cơ quan tổ chức có nhiệm vụ thu chi NSNN các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN... II. 06 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÂN LOẠI NSNN ĐƯỢC ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM 2.1. Phân loại theo lĩnh vực, nhiệm vụ chi NSNN Đây là yêu cầu phân chia NSNN (Điều 36, Điều 38 Luật NSNN), chi đầu tư, chi thường xuyên theo 13 lĩnh vực chi NSNN. Vì vậy có phân loại theo ngành, lĩnh vực gọi là Loại, Khoản (cũng có thể gọi là theo chức năng của khoản chi NSNN). Gồm: Loại được mã số hoá theo 3 ký tự. Riêng Loại các HĐKT là 60 giá trị. Khoản được mã số hoá theo 3 ký tự với các giá trị liền sau mã số của từng Loại tương ứng. Để hạch toán, báo cáo, quyết toán ngân sách, hệ thống mục lục ngân sách (theo Thông tư 324/2016/TT-BTC) bố trí 14 Loại (chi tiết 90 Khoản) gắn với 21 ngành kinh tế quốc dân theo Điều 36 và Điều 38 Luật NSNN 2015 có khái niệm, nội dung phản ánh rõ ràng trong từng loại, khoản, gồm: Quốc phòng; an ninh và trật tự an toàn xã hội; Giáo dục - Đào tạo và dạy nghề; Khoa học công [118]
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO nghệ; Y tế, dân số và gia đình; Văn hóa - Thông tin; Phát thành, Truyền hình, thông tấn; Thể dục thể thao; Bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể; Bảo đảm xã hội; Tài chính và khác (gắn với 10 chức năng chi NSNN theo tổ chức thống kê quốc tế). Ngoài 13 loại gắn 13 lĩnh vực chi, bố trí thêm loại thứ 14 - Chuyển giao, chuyển nguồn. Riêng đối với Loại thứ 13, 14 gồm: - Các Khoản trong Loại 400 “Tài chính và khác”, được sử dụng để phản ánh, hạch toán các nội dung chi không chi tiết theo lĩnh vực, như: Trả nợ lãi; phí và chi khác tiền vay; viện trợ; chi dự trữ quốc gia; cho vay theo chính sách Nhà nước theo quy định; đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp theo chế độ quy định; các khoản đầu tư phát triển khác theo chế độ quy định; vay và trả nợ gốc; bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hỗ trợ các đơn vị cấp trên đóng trên địa bàn và các khoản chi khác ngân sách (chi hoàn trả khoản thu nộp nhầm, nộp thừa, các khoản chi chưa phân loại vào các lĩnh vực nêu trên). - Loại 430 “Chuyển giao, chuyển nguồn”: Các khoản trong Loại 430 “Chuyển giao, chuyển nguồn”, được sử dụng để phản ánh, hạch toán chi các khoản chuyển giao các cấp và chuyển sang năm sau như: Bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới, bổ sung co muc tiêu cho ngân sach câp dươi, nộp ngân sách cấp trên, chuyển nguồn sang năm sau, hỗ trợ địa phương khác theo quy định, dự phòng ngân sách và nhiệm vụ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Luật Thuế GTGT (thể hiện tính đầy đủ, toàn diện của hoạt động NSNN). Khi tổng hợp thu, chi NSNN, loại trừ thu, chi chuyển giao để không tính trùng. 2.2. Phân loại theo cơ quan, đơn vị thuộc cấp chính quyền được giao dự toán NSNN (cơ quan chủ quản, hay theo chương) trong phương án phân bổ ngân sách được Quốc hội, HĐND quyết định Phân loại theo chương được mã số hoá theo 3 ký tự theo từng cấp quản lý: cấp Trung ương có 134 chương: từ 001 đến 399; cấp Tỉnh có 74 chương: từ 400 đến 599; cấp Huyện có 38 chương: từ 600 đến 799; cấp Xã có 21 chương: từ 800 đến 989. [119]
  6. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI Mỗi cơ quan chủ quản hoặc đơn vị, tổ chức kinh tế; các đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản sử dụng mã Chương của cơ quan chủ quản. Từ đó đáp ứng yêu cầu phân bổ, giao dự toán, quản lý, đánh giá theo phân loại thu NSNN theo lĩnh vực (biểu mẫu 59 - NQ 343); theo khu vực kinh tế (biểu mẫu 60 - NQ 343); chi NSNN theo Chương (biểu mẫu 65 - NQ 343). 2.3. Phân loại theo nội dung kinh tế, là phân loại theo bản chất khoản thu, khoản chi, theo từng chế độ thu, chi NSNN (gọi là Mục, Tiểu mục), và giúp tổng hợp thu theo từng sắc thuế, chi theo chế độ chi, góp phần phân tích, đánh giá, xây dựng chính sách Có tổng số 143 mục, gồm 61 mục thu, 57 mục chi, 02 mục vay và trả nợ gốc vay, 02 mục theo dõi chuyển nguồn giữa các năm, 13 mục tạm thu chưa đưa vào cân đối NSNN, 10 mục tạm chi chưa đưa vào cân đối NSNN với 765 tiểu mục gồm: 416 tiểu mục thu phản ánh từng chế độ thu, nội dung thu NSNN và thuế, phí, lệ phí, phạt, tịch thu, thu từ tài sản, thu từ đất đai, thu khác; 323 tiểu mục chi phản ánh từng chế độ, nội dung chi NSNN về lương, phụ cấp, đóng bảo hiểm, chế độ an sinh xã hội, hoạt động của các cơ quan, đơn vị, chi đầu tư...; 10 tiểu mục vay và trả nợ gốc vay, 16 tiểu mục theo dõi chuyển nguồn giữa các năm. Ví dụ: Phục vụ yêu cầu quản lý chi tiết theo từng chế độ, thu, chi NSNN như các khoản thu thuế GTGT có mục số 1700, chế độ tiền lương mục 6000, chi đầu tư từ mục 9200 đến mục 9400. Phục vụ xây dựng chính sách tiền lương, lập biểu số 76 chi NSNN theo nội dung kinh tế. 2.4. Phân loại theo hoạt động CTMTDA quốc gia - Phân loại NSNN theo chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia là việc phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi NSNN cho các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và các nhiệm vụ chi cần theo dõi riêng; nhằm phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách theo chương trình, mục tiêu quốc gia Biểu 43. - Đối với các chương trình do Trung ương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 0001 đến 4999. [120]
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO - Đối với các chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định: Sử dụng các mã số có giá trị từ 5000 đến 9989. Đối với các địa phương có nhu cầu quản lý, hạch toán riêng các chương trình mục tiêu do địa phương quyết định ban hành: Sở Tài chính có văn bản đề xuất cụ thể (kèm theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình mục tiêu của địa phương) gửi Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) để xác định mã số cụ thể và thông báo gửi địa phương thực hiện. - Trường hợp địa phương bố trí nguồn NSĐP để thực hiện chương trình, mục tiêu do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành). Khi sử dụng phân loại NSNN theo mã chương trình, mục tiêu và Dự án quốc gia, cần lưu ý một số nội dung sau: - 02 mã chương trình mục tiêu quốc gia theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và mã Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới), trong đó đã quy định các mã dự án theo dõi số chi NSNN cho chương trình mục tiêu quốc gia. 2.5. Mã nguồn - Phân loại NSNN theo mã Nguồn NSNN là việc phân loại trên cơ sở dự toán được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân giao cho đơn vị dự toán (gồm cả bổ sung hoặc thu hồi trong quá trình điều hành ngân sách) theo quy định của Luật NSNN, được phân loại căn cứ nguồn gốc hình thành, bao gồm nguồn trong nước và nguồn ngoài nước, cụ thể: + Nguồn ngoài nước là nguồn vốn nước ngoài tài trợ theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể theo cam kết của nhà tài trợ, bên cho vay nước ngoài được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. + Nguồn trong nước là các nguồn vốn còn lại, bao gồm cả nguồn vốn ngoài nước tài trợ không theo nội dung, địa chỉ sử dụng cụ thể được coi là nguồn vốn trong nước và được hạch toán theo mã nguồn trong nước. [121]
  8. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI - Nguồn NSNN được mã hóa theo 2 ký tự, trong đó: + Nguồn vốn trong nước: Mã số 01 + Nguồn vốn ngoài nước: Mã số 50 - Đối với mã nguồn trong nước, hạch toán chi thường xuyên theo mã số tính chất nguồn kinh phí; chi đầu tư theo mã số nguồn vốn đầu tư. Bộ Tài chính quy định danh mục mã số và hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp hạch toán chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư trong chế độ kế toán nhà nước. - Đối với mã nguồn ngoài nước, trường hợp có đầy đủ chứng từ để xác định mã số cụ thể theo nguyên tắc trên, kế toán hạch toán các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ, vay nợ chi tiết theo mã các nhà tài trợ cụ thể. Trường hợp khoản thu, chi từ nguồn viện trợ, vay nợ có nhiều nhà tài trợ nhưng không xác định số thu, chi theo từng nhà tài trợ cụ thể, kế toán hạch toán vào mã nhà tài trợ khác. 2.6. Cấp NSNN Phân loại NSNN theo cấp ngân sách là việc phân loại trên cơ sở phân cấp quản lý NSNN cho từng NS cấp chính quyền để hạch toán các khoản thu, chi NSNN của từng cấp NS theo quy định, Biểu 61. Các cơ quan, đơn vị khi quyết định dự toán, phát hành chứng từ chi NSNN (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi NSNN khác), phải ghi rõ khoản chi thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở đó, Kho bạc Nhà nước hạch toán mã số chi theo cấp ngân sách tương ứng vào hệ thống kế toán NSNN. Mã số ngân sách Cấp Trung ương - 1; Mã số ngân sách Cấp tỉnh - 2; Mã số ngân sách Cấp huyện - 3; Mã số ngân sách Cấp xã - 4. [122]
  9. Thông l qu c t v phân lo i ngân sách nhà n c và th c t Vi t Nam PGS.TS. HOÀNG THỊ THÚY NGUYỆT Chuyên gia ADB, Học viện Tài chính P hân loại NSNN là sự sắp xếp một cách có hệ thống các khoản thu, chi trong các giao dịch hàng ngày của các cấp chính quyền theo các tiêu thức và phương pháp nhất định. Phân loại ngân sách xác định cách thức mà ngân sách được ghi lại, trình bày và báo cáo một cách nhất quán, có hệ thống và như vậy có tác động trực tiếp đến tính minh bạch của ngân sách. Hệ thống phân loại ngân sách tạo thành một khuôn khổ chuẩn mực cho việc quản lý và giám sát hằng ngày việc thực hiện ngân sách, phục vụ cho việc xây dựng và phân tích chính sách, cũng như bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và công chúng. Do đó, tuân thủ những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế phân loại ngân sách cũng như học tập các thông lệ tốt của quốc tế trong quá trình hội nhập là yêu cầu tất yếu. 1. NGUYÊN TẮC VÀ CÁCH PHÂN LOẠI NSNN Các quốc gia khác nhau sử dụng những phương pháp phân loại ngân sách khác nhauphục vụ cho mục tiêu quản lý NSNN và phù hợp với quản lý hành chính chung của đất nước đó. Song, những nguyên tắc chính sau đây trong phân loại NSNN cần được tôn trọng: [123]
  10. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI Thứ nhất, tính toàn diện: Tính toàn diện nghĩa là phải bảo đảm tổng hợp một cách đầy đủ tất cả các giao dịch thu, chi NSNN để có thể kiểm soát các giao dịch này diễn ra ở từng đối tượng, từng ngành, từng lĩnh vực, theo nguồn vốn và theo từng cấp ngân sách. Nói cách khác, phân loại NSNN hoàn chỉnh cần phản ánh toàn bộ các giao dịch của các cấp chính quyền theo tổ chức hành chính, ngành kinh tế và các mục tiêu kinh tế của từng địa bàn, lĩnh vực do Nhà nước quản lý. Thứ hai, tính thống nhất: Tính thống nhất trong phân loại NSNN có nghĩa là mọi giao dịch thu, chi phải được sắp xếp theo một cách nhất quán giữa các ngành và các cấp chính quyền, giữa ngành chủ quản và ngành kinh tế quốc dân. Trong điều kiện hội nhập quốc tế để tạo điều kiện dễ dàng so sánh và phân tích ngân sách giữa các quốc gia, phân loại NSNN cần hạn chế và loại bỏ những sự khác biệt không cần thiết để phù hợp với những quy định mang tính chuẩn mực củatiêu chuẩn quốc tế. Thứ ba, hiệu quả: Tôn trọng nguyên tắc hiệu quả trong phân loại NSNN là phải bảo đảm yêu cầu dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ kiểm tra song vẫn phải bảo đảm đầy đủ số liệu và các thông tin cần thiết cho công tác lập, chấp hành, quyết toán, kiểm toán và đánh giá ngân sách. Xuất phát từ các nguyên tắc trên đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho hoạch định chính sách cũng nhưphục vụ cho công tác quản lý ngân sách, theo thông lệ quốc tế NSNN thường được phân loại tối thiểu theo bốn cách sau đây: -Theo trách nhiệm hành chính: Đây là cách phân loại theo tổ chức hành chính nhằm xác định tổ chức nào chịu trách nhiệm quản lý ngân sách từ đó bảo đảm trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng NSNN. Phân loại ngân sách theo trách nhiệm hành chính phụ thuộc vào cách thức tổ chức hành chính nhà nước của một quốc gia (ví dụ: bộ, tổng cục, cục và đơn vị chi tiêu). - Theo nội dung kinh tế: Dựa vào tính chất kinh tế của các khoản thu, chi NSNN (ví dụ chi tiền lương, tiền công; chi hàng hóa, dịch vụ...) để phân loại [124]
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO ngân sách thành các mục chi. Cách phân loại này ngoài mục đích kiểm soát tính tuân thủ trong thực hiện ngân sách còn đặc biệt hữu ích cho phân tích tài khóa như xác định quy mô của khu vực công, đóng góp của ngân sách cho tổng cầu, đầu tư và tiết kiệm, tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế. v.v... Do đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến cáo các quốc gia nên phân loại theo nội dung kinh tế nhất quán với cách phân loại trong Thống kê Tài chính Chính phủ (GFS) do Quỹ này xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho việc so sánh quốc tế. - Theo chức năng: Phân loại theo chức năngcó nghĩa là sắp xếp các giao dịch thu, chi ngân sách dựa vào các chức năng của Chính phủ ở các lĩnh vực khác nhau (ví dụ: giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội...), phân loại này độc lập với cơ cấu tổ chức hành chính của Chính phủ. Giống như phân loại theo GFS, Liên Hợp quốc đã xây dựng và trình bày cách phân loại theo chức năng (COFOG) trong hướng dẫn sử dụng Hệ thống Tài khoản Quốc gia (SNA) và GFS giúp cho việc phân tích, so sánh ưu tiên phân bổ ngân sách giữa các lĩnh vực trong nền kinh tế. - Phân loại theo chương trình: Chương trình là một tập hợp các hoạt động có cùng một mục tiêu chính sách. Hình thức phân loại này gộp các khoản chi theo mục tiêu chính sách và cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chúng, không đề cập nội dung kinh tế hoặc nguồn tài trợ. 2. THÔNG LỆ QUỐC TẾ TRONG PHÂN LOẠI NSNN Để tạo thuận lợi cho phân tích chính sách, tăng tính minh bạch và so sánh giữa các nước, cách thức phân loại ngân sách cần tuân theo một số chuẩn mực quốc tế nhất định về báo cáo tài khóa. Những chuẩn mực này được đề cập trong cuốn Cẩm nang Thống kê Tài chính Chính phủ xuất bản năm 2001 (GFSM 2001) và Cẩm nang mới nhất hiện đang sử dụng là GFSM 2014 của IMF, bao gồm: - Phân loại theo chức năng của Chính phủ (COFOG) - Phân loại theo nội dung kinh tế (GFS) [125]
  12. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI Thứ nhất: Phân loại NSNN theo COFOG: Phân loại chức năng của Chính phủ (COFOG) được chia thành ba cấp độ bao gồm10 lĩnh vực chính (loại) như y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội...trong đó mỗi lĩnh vực chính lại được chi tiết thành các khoản và tiểu khoản. COFOG được sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và nếu phân loại NSNN của một quốc giakhông hoàn toàn nhất quán với COFOGthì ít nhất cũng cần thể hiện được 10 lĩnh vực chính như bảng 2.1. Bảng 2.1 Phân loại chức năng của Chính phủ (COFOG) 7 Tổng chi tiêu 701 Các Dịch vụ công nói chung 7011 Các cơ quan lập pháp và hành pháp, cơ quan tài khóa, tài chính, đối ngoại 7012 Viện trợ kinh tế nước ngoài 7013 Các dịch vụ chung 7014 Nghiên cứu cơ bản 7015 Nghiên cứu phát triển các dịch vụ công 7016 Các dịch vụ chung khác 7017 Các giao dịch nợ công 7018 Chuyển giao giữa các cấp chính quyền 702 Quốc phòng 7021 Quốc phòng quân đội 7022 Quốc phòng toàn dân 7023 Viện trợ quân sự nước ngoài [126]
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO 7 Tổng chi tiêu 7024 Nghiên cứu phát triển quốc phòng 7025 Quốc phòng khác 703 An toàn và trật tự xã hội 7031 Dịch vụ cảnh sát 7032 Các dịch vụ phòng chữa cháy 7033 Tòa án 7034 Nhà tù 7035 Nghiên cứu phát triển về dịch vụ trật tự an toàn xã hội 7036 An toàn trật tự xã hội khác 704 Các vấn đề kinh tế 7041 Các vấn đề chung về lao động, thương mại, kinh tế 7042 Nông, lâm, ngư nghiệp, săn bắn 7043 Nhiên liệu và năng lượng 7044 Khai mỏ, sản xuất và xây dựng 7045 Giao thông 7046 Truyền thông 7047 Các ngành khác 7048 Nghiên cứu phát triển các vấn đề kinh tế 7049 Quản lý kinh tế khác [127]
  14. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI 7 Tổng chi tiêu 705 Bảo vệ môi trường 7051 Quản lý rác thải 7052 Quản lý nước thải 7053 Giảm ô nhiễm 7054 Bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan 7055 Nghiên cứu phát triển về bảo vệ môi trường 7056 Bảo vệ môi trường khác 706 Nhà ở và các phương tiện cộng đồng 7061 Phát triển nhà ở 7062 Phát triển cộng đồng 7063 Cấp nước 7064 Thắp sáng đường phố 7065 Nghiên cứu phát triển nhà ở và phương tiện cộng đồng 7066 Nhà ở, phương tiện cộng đồng khác 707 Y tế 7071 Sản phẩm, thiết bị, dụng cụ y tế 7072 Dịch vụ bệnh nhân ngoại trú 7073 Dịch vụ bệnh viện nội trú 7074 Dịch vụ y tế công cộng [128]
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO 7 Tổng chi tiêu 7075 Nghiên cứu phát triển y tế 7076 Y tế khác 708 Giải trí, văn hóa và tín ngưỡng 7081 Các dịch vụ giải trí và thể thao 7082 Các dịch vụ văn hóa 7083 Các dịch vụ xuất bản, truyền thanh, truyền hình 7084 Các dịch vụ tín ngưỡng và cộng đồng khác 7085 Nghiên cứu phát triển giải trí, văn hóa và thể thao 7085 Giải trí văn hóa thể thao khác 709 Giáo dục 7091 Giáo dục tiểu học, mầm non 7092 Giáo dục trung học cơ sở 7093 Giáo dục trung học phổ thông 7094 Giáo dục sau trung học phổ thông 7095 Giáo dục không xác định theo cấp 7096 Các dịch vụ phụ trợ cho giáo dục 7097 Nghiên cứu phát triển giáo dục 7098 Giáo dục khác [129]
  16. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI 7 Tổng chi tiêu 710 Bảo trợ xã hội 7101 Ốm đau và tàn tật 7102 Tuổi già 7103 Người thân còn sống 7104 Gia đình và trẻ em 7105 Thất nghiệp 7106 Nhà ở 7107 Thiệt thòi về xã hội khác 7108 Nghiên cứu phát triển bảo trợ xã hội 7109 Bảo trợ xã hội khác Nguồn: International Moneytary Fund (IMF 2014), Government finance statistics manual. Thứ hai: Phân loại theo nội dung kinh tế (GFS:) Mặc dù, theo GFS, lý tưởng nhất là mọi giao dịch thu, chi NSNN nên được báo cáo trên cơ sở kế toán dồn tích. Song, cũng theo GFS cách thức phân loại theo nội dung kinh tế cơ bản có thể áp dụng như nhau cho cả kế toán tiền mặt và dồn tích. Theo đó thu và chi ngân sách của Chính phủ được phân loại theo nội dung kinh tế như sau: - Về thu NSNN: Các sắc thuế thường được phân loại theo nội dung đánh thuế (ví dụ, thuế đánh vào thu nhập và hàng hóa và dịch vụ). Trong GFS 2014, thuế được phân thành sáu loại chính: thuế đánh vào thu nhập, lợi nhuận và lãi vốn; thuế đánh vào tiền lương, tiền công, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ, thuế thương mại và giao dịch quốc tế và các loại thuế khác được thể hiện ở bảng 2.2. [130]
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO Bảng 2.2 Phân loại thu NSNN theo GFS 2014 1 Thu NSNN 11 Thuế 111 Thuế đánh vào thu nhập, lợi nhuận, lãi trên vốn 1111 Do cá nhân phải nộp 1112 Do công ty và các doanh nghiệp khác phải nộp 1113 Các loại thuế thu nhập, lợi nhuận, lãi trên vốn khác 112 Thuế đánh vào tiền lương và tiền công 113 Thuế đánh vào tài sản 1131 Thuế thường xuyên trên bất động sản 1132 Thuế thường xuyên trên của cải ròng 1133 Thuế di sản, thừa kế, quà tặng 1134 Thuế vốn 1135 Các thuế không thường xuyên khác trên tài sản 1136 Các thuế thường xuyên khác trên tài sản 114 Thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ 1141 Thuế chung trên hàng hóa và dịch vụ 11411 Thuế giá trị gia tăng 11412 Thuế bán hàng [131]
  18. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI 1 Thu NSNN Thuế doanh thu bán hàng và thuế chung khác trên hàng hóa 11413 và dịch vụ 11414 Thuế đánh vào các giao dịch tài chính và vốn 1142 Thuế tiêu thụ đặc biệt 1143 Lợi nhuận độc quyền tài khóa 1144 Thuế dịch vụ đặc biệt Thuế sử dụng hàng hóa và quyền sử dụng hàng hoá hoặc thực hiện 1145 hoạt động 11451 Thuế sử dụng xe cơ giới Thuế khác về sử dụng hàng hoá và quyền sử dụng hàng hóa hoặc 11452 thực hiện hoạt động 1146 Thuế khác đánh vào hàng hóa và dịch vụ 115 Thuế thương mại và giao dịch quốc tế 1151 Thuế nhập khẩu và hải quan 1152 Thuế xuất khẩu 1153 Lợi nhuận xuất hoặc nhập khẩu độc quyền 1154 Lợi nhuận hối đoái 1155 Thuế hối đoái 1156 Thuế khác về thương mại và giao dịch quốc tế [132]
  19. KỶ YẾU HỘI THẢO 1 Thu NSNN 116 Các loại thuế khác 1161 Thuế khác doanh nghiệp phải nộp 1162 Thuế khác không do doanh nghiệp nộp hoặc không xác định 12 Đóng góp xã hội [GFS] 121 Đóng góp an sinh xã hội 1211 Đóng góp của người lao động 1212 Đóng góp của người sử dụng lao động 1213 Đóng góp của người lao động độc lập Hoặc không lao động 1214 Đóng góp khác không phân bổ 122 Các đóng góp xã hội khác 1221 Đóng góp của người lao động 1222 Đóng góp của người sử dụng lao động 1223 Đóng góp danh nghĩa khác 13 Tài trợ 131 Từ chính phủ nước ngoài 1311 Thường xuyên 1312 Đầu tư 132 Từ các tổ chức quốc tế [133]
  20. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI 1 Thu NSNN 1321 Thường xuyên 1322 Đầu tư 133 Từ các đơn vị chính phủ khác 1331 Thường xuyên 1332 Đầu tư 14 Các nguồn thu khác 141 Thu nhập từ tài sản [GFS] 1411 Lãi suất [GFS] 1412 Cổ tức 1413 Tiền rút từ thu nhập đơn vị kinh tế 1414 Thu nhập tài sản từ các khoản đầu tư 1415 Cho thuê (đất đai) 1416 Thu nhập tái đầu tư từ đầu tư trực tiếp nước ngoài 142 Bán hàng hóa dịch vụ 1421 Bán hàng từ bộ phận kinh doanh theo hướng thị trường 1422 Phí hành chính 1423 Bán hàng bất thường từ bộ phận phi thị trường 1424 Bán hàng hoá dịch vụ được ủy quyền [134]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1