intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

14
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Kỷ yếu hội thảo Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước ở Việt Nam" phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: các tham luận về tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước ở Việt Nam - Kỷ yếu hội thảo: Phần 1

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO [1]
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO [1]
  3. CHỈ ĐẠO BIÊN TẬP, HIỆU ĐÍNH: Ông Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIV BAN BIÊN TẬP, HIỆU ĐÍNH: PGS.TS. Đinh Văn Nhã TS. Nguyễn Minh Tân ThS. Nguyễn Hồng Anh ThS. Nguyễn Thị Lê Na ThS.Nguyễn Thanh Hải ThS. Bùi Phương Thảo TS. Bùi Nhật Tân ThS.Trần Diệu Hương
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO [3]
  5. M CL C Lời nói đầu .......................................................................................7 1 Phát biểu khai mạc Hội thảo: “Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước” ..................................................9 ÔNG ĐINH VĂN NHÃ, PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI PHẦN 1: CÁC THAM LUẬN VỀ TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH 2 Ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách ở Việt Nam ....................................................................15 TS. NGUYỄN MINH TÂN, PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH VĂN PHÒNG QUỐC HỘI 3 Đánh giá tình hình thực hiện nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN và kiến nghị giai đoạn 2022-2025.......................................................................25 VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, BỘ TÀI CHÍNH 4 Cải cách hệ thống định mức ngân sách của Việt Nam ...................37 PHẠM ĐÌNH CƯỜNG, NGUYÊN PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC - BỘ TÀI CHÍNH 5 Bàn về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên hướng tới quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ ......................45 PGS.TS. HOÀNG THỊ THÚY NGUYỆT, HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 6 Thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.......................................................................53 TS. TRẦN TÚ KHÁNH, VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH, BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO [4]
  6. 7 Thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Y tế............65 THS. NGUYỄN NAM LIÊN, VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH, BỘ Y TẾ 8 Thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai đoạn tiếp theo ............81 SỞ TÀI CHÍNH TỈNH HÒA BÌNH 9 Thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2020.......................................................................85 ĐOÀN THU HÀ, GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN 10 Một số ván đề đặt ra khi xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương .............................................93 ĐỖ THỊ HỒNG NHUNG, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH TỈNH VĨNH PHÚC 11 Thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội..........................................................................97 SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI 12 Báo cáo tư vấn chính sách tóm tắt: Tiếp tục cải thiện tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách ở Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 ................103 NHÓM BIÊN SOẠN GỒM ÔNG PHẠM ĐÌNH CƯỜNG, NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN/PHÓ VỤ TRƯỞNG, VỤ NSNN, BỘ TÀI CHÍNH; PGS.TS. HOÀNG THỊ THÚY NGUYỆT, HỌC VIỆN TÀI CHÍNH VÀ CÁC CỘNG SỰ KHÁC PHẦN 2: CÁC THAM LUẬN VỀ PHÂN LOẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 13 Nguyên tắc phân loại ngân sách nhà nước và vận dụng ở Việt Nam ...................................................................................117 NGUYỄN VĂN HÀO, NGUYÊN PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC, KHO BẠC NHÀ NƯỚC, BỘ TÀI CHÍNH [5]
  7. 14 Thông lệ quốc tế về phân loại ngân sách nhà nước và thực tế Việt Nam ......................................................................................123 PGS.TS. HOÀNG THỊ THÚY NGUYỆT, CHUYÊN GIA ADB, HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 15 Phân loại ngân sách theo chương trình: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam......................................................143 TS. ĐÀO THỊ BÍCH HẠNH, HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 16 Sổ tay Thống kê Tài chính Chính phủ của Việt Nam...................161 NGUYỄN PHƯƠNG ANH VÀ NHÓM CHUYÊN GIA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) [6]
  8. L I NÓI Đ U T hực hiện quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) số 83/2015/QH13 của Quốc hội, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, trong giai đoạn 2017-2020, các tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách (ĐMPBNS) thực hiện theo Nghị quyết số 1023/2015/UBTVQH13 ngày 28/8/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 40/2015/TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư. Tháng 7/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Dự thảo Nghị quyết về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Đây là các văn bản pháp lý quan trọng làm căn cứ để phân bổ dự toán chi NSNN, gồm chi thường xuyên và chi đầu tư trong năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và các năm tiếp theo; đồng thời, là căn cứ để cấp có thẩm quyền cân đối ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP), cũng làm căn cứ phân bổ cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương và địa phương quản lý. Quá trình thực thi các văn bản pháp luật nói trên đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng trước yêu cầu mới của đất nước về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) và Chiến lược 10 năm (2021 - 2030), đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, ĐMPBNS phù hợp với tình hình thực tế và cách thức phân loại NSNN phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình về tài chính - ngân sách. Trên cơ sở thông tin khảo sát và thu thập từ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước ở Việt Nam” tại tỉnh Hòa Bình. Cuộc Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các vị
  9. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân, Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng Nhân dân, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo một số tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Phú Thọ…; Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Viện Nghiên cứu lập pháp và một số Trường đại học, Viện nghiên cứu… Để có thêm thông tin làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu hoạch định và thực thi chính sách phân bổ NSNN, được sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong khuôn khổ dự án Chương trình “Nâng cao chất lượng chi tiêu công ở Việt Nam”, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIV đã tập hợp một số ý kiến tham luận và bài viết của các vị đại biểu đến từ các cơ quan Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà khoa học, quản lý và một số chuyên gia trong nước về chủ đề nói trên. Ủy ban Tài chính-Ngân sách trân trọng giới thiệu với Quý vị cuốn Kỷ yếu Hội thảo. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI, KHÓA XIV Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách
  10. PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO “Tiêu chí, đ nh m c phân b và s a đ i phân lo i ngân sách nhà n c” ÔNG ĐINH VĂN NHÃ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Thưa các vị khách quý ! Thưa Quý vị đại biểu ! Hôm nay, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về chủ đề: “Tiêu chí, định mức phân bổ và sửa đổi phân loại ngân sách nhà nước”. Thay mặt Lãnh đạo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia trong nước và ngoài nước, cùng toàn thể đại biểu đại diện cho các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương đã đến dự Hội thảo quan trọng này. Xin nhiệt liệt chào mừng Quý vị đại biểu đã có mặt tham dự Hội thảo ngày hôm nay ! Thưa Quý vị đại biểu, Theo quy định của Luật NSNN: “Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định làm căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và các địa phương”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ quyết địnhvề nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ NSNN. [9]
  11. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI Nghị quyết số 112/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 6/2020) đã cho phép kéo dài thời gian thực hiện các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên giai đoạn 2017-2020 đến hết năm 2021. Chương trình công tác của Ủy ban Tài chính - Ngân sách năm 2020 cũng đã đề ra việc thực hiện nhiệm vụ này. Do đó, các cơ quan của Chính phủ (trực tiếp là Bộ Tài chính) sẽ tham mưu, báo cáo Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên, trong mối quan hệ với chi đầu tư theo quy định của Luật NSNN và thực hiện Nghị quyết 07/BCT của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công. Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội là cơ quan chủ trì thẩm tra, giám sát và kiến nghị về tiêu chí, định mức phân bổ NSNN liên quan đến việc lập dự toán và phân bổ ngân sách năm 2021 và giai đoạn 2021-2025. Tiêu chí và định mức phân bổ NSNN có ý nghĩa và vai trò quan trọng, làm căn cứ để xây dựng, phân bổ và quản lý NSNN thực hiện thống nhất trong cả nước. Những năm qua, hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ NSNN của Việt Nam đã được xây dựng và triển khai thực hiện khá tốt, mang lại nhiều kết quả tích cực, gop phân lam công khai, minh bach, hiệu quả, công bằng trong phân bổ và quan ly sử dụng NSNN. Tuy nhiên, hiện tại bối cảnhkinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều biến động (như tình hình dịch bệnh CoVid-19 vừa qua, thiên tai, hạn hán, biến đổi khí hậu,…), áp lực nhu cầu chi đầu tư và chi an sinh xã hội ngày càng lớn. Các tiêu chí, định mức phân bổ NSNN đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp với thực tiễn. Đứng trước những khó khăn, thách thức hiện nay, tại Hội thảo này, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, bình luận, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan quản lý và các vị đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân vào các vấn đề chủ yếu sau đây: Một là, Xác định lĩnh vựcưu tiên trong phân bổ NSNN: Theo ngành, lĩnh vực: giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh, tư pháp, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản. v.v…Theo vùng, miền, địa phương lãnh thổ: vùng núi cao, biên giới, hải đảo, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. [10]
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO Hai là, Thiết lập hệ số ưu tiên cho những lĩnh vực quan trọng, đột phá (như giáo dục, đào tạo; khoa học, công nghệ, môi trường; giao thông, thủy lợi…); ưu tiên đối với những vùng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa các vùng. Ba là, Từng bước thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quản lý và phân bổ nguồn lực NSNN, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Bốn là, Bảo đảm tính kế thừa các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách đã được áp dụng trong thời gian vừa qua.Đánh giá thực hiện các tiêu chí, định mức phân bổ NSNN theo Quyết định 46/TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Nghị quyết 266/UBTVQH13 ngày 4/10/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan. Đối với sửa đổi phân loại NSNN: Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng, các kết quả đạt được trong việc thực hiện phân loại NSNN, nhất là việc thực hiện Nghị quyết 343/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm rõ về quy trình, thủ tục báo cáo, tài liệu trình kèm báo cáo, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan và hệ thống mẫu biểu (76 mẫu biểu), chứa đựng nhiều thông tin tài chính - ngân sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra;đã tạo cơ sở dữ liệu ngân sách chi tiết, khá sát thực tế và tích cực phục vụ cho việc lập dự toán, thẩm tra, đánh giá, phân tích tình hình NSNN 5 năm, 3 năm và hằng năm.Tính công khai, minh bạch về NSNN đã rõ ràng hơn, nhất là mục chi thường xuyên, chi hỗ trợ bổ sung cân đối, chi hỗ trợ có mục tiêu của NSTW cho NSĐP. Hệ thống biểu mẫu đã được bổ sung, thay thế và khá đầy đủ so với trước đó. Về cơ bản, tạo thuận lợi cho việc lập và đánh giá các báo cáo về NSNN theo Luật NSNN. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc, đó là: Hệ thống biểu mẫu và chỉ tiêu chưa bao quát đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh. Còn có một số mẫu biểu và chỉ tiêu về dự toán NSNN, phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSTW hằng năm không được lập, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội [11]
  13. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI và Quốc hội theo đúng quy định do tính chất phức tạp và không hợp lý của một số biểu mẫu. Thiếu hướng dẫn chi tiết một số mẫu biểu để thể hiện thống nhất số liệu dự toán NSNN và quyết toán NSNN, dẫn đến vướng mắc xảy ra khi tổng hợp xử lý quyết toán NSNN trình Quốc hội phê duyệt. Tại Hội thảo này, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách mong muốn Quý vị đại biểu thảo luận và cho ý kiến đóng góp vào các chỉ tiêu, cách thức phân loại NSNN, như: - Cách thức phân loại và trình bày cơ cấu NSNN, đảm bảo các chỉ tiêu, mẫu biểu bám sát chỉ tiêu theo phân ngành kinh tế quốc dân, phù hợp thông lệ quốc tế, nhằm công khai, minh bạch và đầy đủ theo quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công. - Cho ý kiến để có thể bổ sung hoặc loại bỏ các chỉ tiêu thông tin tài chính không phát sinh nội dung kinh tế, về chuyển nguồn, về bội chi, bội thu NSĐP trong cách phân loại NSNN. Quy định chi tiết về ngành, lĩnh vực trong đầu tư phát triển để phù hợp với quy định Luật NSNN và Luật Đầu tư công. Thưa Quý vị đại biểu, Hội thảo là cơ hội để các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia,nhà khoa học, cơ quan quản lý ở Trung ương và Địa phương trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về các kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về tiêu chí, định mức phân bổ và phân loại NSNN trong thời gian tới. Với tinh thần đó, Tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo. Chúc Hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp ! [12]
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO PHẦN 1 CÁC THAM LU N V TIÊU CHÍ, Đ NH M C PHÂN B NGÂN SÁCH [13]
  15. [14]
  16. Ý ngh a, t m quan tr ng c a h th ng tiêu chí, đ nh m c phân b ngân sách Vi t Nam TS. NGUYỄN MINH TÂN Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân sách, Văn phòng Quốc hội I. NHẬN DIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, tiêu chí và định mức phân bổ NSNN được hoạch định nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm tính công bằng, khách quan, công khai, minh bạch, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước. Đây là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả của chính sách phân bổ NSNN, đòi hỏi Nhà nước phải công khai quy trình, thủ tục phân bổ NSNN, cũng như các tiêu chí, định mức phân bổ NSNN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Dưới góc độ khoa học, “tiêu chí” được hiểu là cơ sở để xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng về mặt định tính hoặc định lượng. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình cơ cấu lại NSNN theo tinh thần Nghị quyết 07/NQ-TƯ ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, thì việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ NSNN có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng. Trong điều kiện nguồn lực NSNN luôn hạn hẹp, thì các tiêu chí, định mức phân bổ NSNN là thước đo quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhất là cơ quan tài chính có căn cứ lập dự toán, phương án phân bổ ngân sách, kiểm [15]
  17. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI tra quá trình chấp hành ngân sách và thẩm tra, xét duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, định mức phân bổ và định mức chi (sử dụng) ngân sách cũng là căn cứ để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách được giao theo đúng chế độ quy định. Định mức chi (sử dụng) ngân sách được biểu hiện như: tiền lương, phụ cấp lương, công tác phí, thanh toán cước phí điện thọai, nước, xăng xe... Loại định mức này khá đa dạng do chi thường xuyên bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Phần lớn các loại định mức này do Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa phương thì HĐND cấp tỉnh ban hành một số định mức và chế độ chi tiêu phù hợp với đặc thù địa phương. Tiêu chí và định mức phân bổ NSNN gắn liền với việc hoạch định và thực thi chính sách phân bổ NSNN, vì nó là loại định mức mang tính chất tổng hợp. Lọai định mức này biểu hiện như: định mức kinh phí hành chính trên một biên chế, định mức cho một học sinh thuộc các cấp học, một giường bệnh; định mức cho sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tính trên một người dân... Định mức này có thể ban hành hàng năm hoặc tính cho cả một thời kỳ ổn định ngân sách, có tính đến yếu tố điều chỉnh tăng hàng năm do trượt giá. Định mức phân bổ ngân sách được ban hành để áp dụng cho các ngành, các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của từng cấp và từng ngành. Luật NSNN số 83/2015/QH13 của Việt Nam đã quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách để làm căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý NSNN thực hiện thống nhất trong cả nước; đối với những định mức phân bổ và chế độ chi ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản trước khi ban hành. Như vậy, Luật NSNN Việt Nam đã khẳng định vai trò và ý nghĩa của các tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, thì phải được nghiên cứu thấu đáo để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện. Đối với các Bộ và cơ quan Trung [16]
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO ương thì định mức phân bổ chi quản lý hành chính, bao gồm: chi tiền lương và các khoản có tính chất lương; chi hành chính (văn phòng phẩm, điện, nước, xăng xe, công tác phí...) theo định mức và chi đặc thù khác, sẽ được xây dựng trên cơ sở biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao, với nguyên tắc bao quát được các nhu cầu chi thường xuyên, chặt chẽ, tiết kiệm và phù hợp với quy mô biên chế của các Bộ và cơ quan Trung ương. Căn cứ định mức phân bổ chi thường xuyên, Nhà nước khuyến khích các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, hạn chế bố trí kinh phí đi khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô, tài sản công và trang thiết bị đắt tiền, trên cơ sở đó có nguồn tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và tăng chi cho các nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị. Do đặc điểm hệ thống NSNN Việt Nam còn mang tính “lồng ghép” nên các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách cho các cấp địa phương được thực hiện theo 02 nhóm tiêu chí: Một là, tiêu chí dân số dựa trên dân số trung bình, dân số trong độ tuổi đến trường (từ 1-18 tuổi), dân số còn lại (không kể từ 1-18 tuổi) và được phân thành các vùng: đô thị; đồng bằng; miền núi; đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu, vùng cao - hải đảo. Hai là, các tiêu chí bổ sung sẽ được áp dụng đối với từng lĩnh vực chi và từng vùng để bảo đảm công bằng. II. THỰC TRẠNG TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NSNN HIỆN NAY Gắn liền với sự ra đời và tổ chức thực hiện Luật NSNN thì hệ thống tiêu chí,định mức phân bổ ngân sáchđã được hoạch định qua các giai đoạn cụ thể như sau: (1) Giai đoạn 2003 - 2006: Từ văn bản số 107/UBTVQH11 ngày 20/6/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2003/QĐTTg ngày 11/7/2003 về tiêu chí, định mức phân bổ NSNN cho các Bộ, cơ quan trung ương. Đây là hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ lần đầu tiên được ban hành do triển khai thực hiện Luật NSNN số 01/QH11 ngày 16/12/2002 do Quốc hội khóa XI ban hành (gọi tắt là Luật NSNN năm 2002).Hệ thống tiêu chí, định mức này áp dụng cho việc lập dự toán chi thường [17]
  19. ỦY BAN TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH CỦA QUỐC HỘI xuyên năm 2004 của các Bộ, cơ quan trung ương, theo 10 lĩnh vực: giáo dục; đào tạo; y tế; quản lý hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể; văn hoá thông tin; phát thanh truyền hình; thể dục thể thao; đảm bảo xã hội; an ninh - quốc phòng; sự nghiệp kinh tế. Giai đoạn này chưa có các tiêu chí trong phân bổ vốn đầu tư phát triển từ NSNN. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành văn bản số 237/UBTVQH ngày 10/5/2004 đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu ban hành nguyên tắc, tiêu chí cân đối, tiêu chí ưu tiên và các định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương (NSTW) cho ngân sách địa phương (NSĐP) trong cân đối NSNN hàng năm. (2) Giai đoạn 2007 - 2010: Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 151/2006/QĐ-TTg ngày 29/6/2006 về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên và Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển. (3) Giai đoạn 2011 - 2015: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến bằng văn bản số 362/UBTVQH12 ngày 17/9/2010. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 (thay thế Quyết định 151 nói trên) đối với hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên và Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 đối với hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển (thay thế Quyết định 210 nói trên). (4) Giai đoạn 2016 - 2020: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 266/NQ-UBTVQH13 ngày 4/10/2016, trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về các tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên (thay thế Quyết định 59 nói trên) và Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28/8/2015, trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 về các tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển (thay thế Quyết định 60 nói trên). Quá trình tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật nói trên đã đạt được những kết quả quan trọng, có thể khái quát như sau: [18]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2