intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Láng Hạ

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

193
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thành phần kinh tế cũng trở nên đa dạng và phong phú. Điều đó đòi hỏi các dịch vụ ngân hàng cũng phải không ngừng mở rộng. Đồng thời, để thực hiện chiến lược lâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) đã liên tục lập thêm những chi nhánh mới. Xuất phát từ vị trí 24 Láng Hạ với nhiều thuận lợi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Láng Hạ

  1. TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Láng Hạ
  2. I.Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Láng Hạ 1. Lịch sử hình thành Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thành phần kinh tế cũng trở nên đa dạng và phong phú. Điều đó đòi hỏi các dịch vụ ngân hàng cũng phải không ngừng mở rộng. Đồng thời, để thực hiện chiến lược lâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) đã liên tục lập thêm những chi nhánh mới. Xuất phát từ vị trí 24 Láng Hạ với nhiều thuận lợi cho hoạt động của NHNo & PTNT, Ban lãnh đạo NHNo & PTNT đã quyết định thành lập chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ trực thuộc trung tâm điều hành theo quyết định số 34/QĐ NHNo-02 của Tổng giám đ ốc NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 18/3/1997. 2. Nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành theo quy định số 169/QĐ HĐBT-02 (7/9/2000) của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh Láng Hạ là chi nhánh NHNo & PTNT loại II. Căn cứ theo quy định này, nhiệm vụ của chi nhánh Láng Hạ được ghi rõ trong chương II điều 9 như sau: 1 .1 Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và n ước ngoài bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.
  3. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo. - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, Chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNo. - Được phép vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo cho phép. 1 .2 Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. 1 .3 Kinh doanh ngoại hối : huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNo & PTNT Việt Nam. 1 .4 Kinh doanh dịch vụ : thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ khác được NHNN và NHNo cho phép. 1 .5 Cân đối đ iều hòa vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trực thuộc trên đ ịa bàn. 1 .6 Th ực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy đ ịnh của NHNo.
  4. 1 .7 Thực hiện đầu tư dưới các hình thức : hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo cho phép. 1 .8 Làm d ịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo. 1 .9 Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên đ ịa bàn (nếu được Tổng giám đốc NHNo giao). 1 .10 Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo phân cấp ủy quyền của NHNo. 3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà NHTW giao phó, chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức đào tạo. Sau các lần chia, tách, bổ sung đến nay cơ cấu tổ chức đã được biên chế một cách phù hợp với cơ cấu phòng ban như sau : Ban giám đốc : gồm Một giám đốc phụ trách chung Ba phó giám đốc : một phó giám đốc phụ trách kinh doanh một phó giám đốc phụ trách thanh toán quốc tế một phó giám đốc phụ trách kế toán - ngân qu ỹ
  5. Cơ cấu thành ban : bao gồm 5 phòng ban với cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau : Giám đốc Phó giám Phó giám Phó giám đốc đốc phụ đốc phụ phụ trách kế trách kinh trách thanh toán ngân Phòng kế Phòng thanh Phòng kế hoạch kinh toán quốc toán – Ngân doanh tế quỹ
  6. Phòng tổ chức Phòng kiểm hành chính soát Đến 31/12/2001, tổng số cán bộ viên chức tại chi nhánh là 89 người (năm 2001 có thêm 34 người : chi nhánh khác chuyển đến 4 người, thêm mới 30 người). Trong đó, số cán bộ viên chức có trình độ trên đại học là 4 người (4,5%), có trình độ đại học là 64 người (71,9%), trình độ trung và sơ cấp là 21 người (23,6%). Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban tại chi nhánh như sau :  Phòng kế toán - ngân quỹ : - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán theo quy định của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam. - Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
  7. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ kinh doanh. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao cho.  Phòng kế hoạch kinh doanh - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, mở rộng tín dụng theo kế hoạch đã đề ra, lựa chọn biện pháp cho vay có hiệu quả và an toàn. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo ủy quyền, thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng theo phân cấp. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân. - Xây dựng và thực hiện các mô hình thí điểm, theo dõi đánh giá, tổng kết, sơ kết. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và có biện pháp đề xuất, giúp lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo kiểm tra hoạt động tín dụng. - Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định và các nhiệm vụ khác.
  8.  Phòng tổ chức hành chính : - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho giám đốc chi nhánh. - Tư vấn trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đ ến pháp lý, tài sản, cán bộ ngân hàng. - Lưu trữ văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo & PTNT Việt Nam. - Là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, đồng thời chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ nhân viên ngân hàng và các nhiệm vụ khác.  Phòng thanh toán quốc tế : - Thực hiện công tác thanh toán ngoài nước ngoài của chi nhánh, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại. - Tạo điều kiện cho việc thanh toán nhanh nhất, chính xác, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - áp dụng công nghệ thanh toán hiện đại.
  9.  Phòng kiểm soát : - Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam. - Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của Nhà nước. - Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của ngân hàng, đồng thời báo cáo Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, giám đốc chi nhánh; thực hiện chuyên đề báo cáo, tổ chức giao ban thường kỳ và các nhiệm vụ khác. 4. Quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ : nghiệp vụ cho vay 4.1 Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ và báo cáo trưởng phòng tín dụng. 4.2 Trưởng phòng tín dụng phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn. 4.3 Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định. 4.4 Giám đốc chi nhánh căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng :
  10. - Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết. - Nếu cho vay thì ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trong trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản). - Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành của NHNo & PTNT Việt Nam. 4.5 Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán hoặc chuyển quỹ để giải ngân cho khách hàng. 4.6 Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay. Nội dung kiểm tra bao gồm : - Kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra kết quả thực hiện dự án, phương án. - Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay. 4.7 Thời gian thẩm định cho vay : - Các dự án trong quyền phán quyết : trong thời gian không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 45 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. - Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết : + Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 20 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vốn vay hợp lệ và thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng phải
  11. làm đầy đủ thủ tục trình lên ngân hàng cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 25 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, ngân hàng cấp trên phải thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận. + Các dự án, phương án có mức phán quyết thuộc quyền của phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng, tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp, hội đồng quản trị, chi nhánh sẽ chuyển thẳng về trung tâm điều hành, không phải qua văn phòng đại diện. ii. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Láng Hạ Là một chi nhánh còn non trẻ trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, ngay từ khi thành lập, chi nhánh Láng Hạ đã phải đối mặt với không ít khó khăn, đó là : Là một chi nhánh mới được thành lập trên địa bàn Thủ đô có hơn 50 tổ chức tín dụng hoạt động, nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước cũng như ngoài nước có công nghệ tiên tiến, có bề dày lịch sử trong kinh doanh nên tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, nhất là trên lĩnh vực lãi suất. Đối tượng cho vay chủ yếu của chi nhánh là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, các DNNN có vốn tự có thấp, thiếu các dự án đầu tư mang tính khả thi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như tiêu thụ sản phẩm, tỷ giá ngoại tệ tăng gây khó khăn cho việc nhập vật tư nguyên liệu cho sản xuất, cho việc đổi mới quy trình công nghệ ... Điều này dẫn đến số DNNN làm ăn có hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân của ngân hàng.
  12. Thiên tai x ảy ra liên tiếp ở nhiều vùng gây thiệt hại rất nặng nề, ảnh h ưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và làm tổn thất không nhỏ đến hoạt động đầu tư c ủa ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chi nhánh Láng Hạ cũng đã có được những thuận thời trong quá trình hoạt động, đó là : Chi nhánh có một vị trí thuận lợi : nằm ở trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều thành phần kinh tế quan trọng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Là đơn vị mới thành lập nên chi nhánh trong quá trình hoạt động có thể rút ra những bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng khác. Được hình thành trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Trước những khó khăn và thuận lợi trên, sau 4 năm đi vào hoạt động, NHNo & PTNT Láng Hạ đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp trong chỉ đạo điều hành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ : luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Với bước đi đúng hướng, chi nhánh luôn được Đảng ủy, Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam đánh giá cao và được công nhận là lá cờ đầu của ngành. Riêng năm 2001 là năm nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn : thiểu phát thấp, sản phẩm của các doanh nghiệp bị ứ đọng, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do tỷ giá tăng liên tục ... nhưng chi nhánh đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng, mức độ tăng
  13. trưởng nhanh, tốc độ cho vay ngoại tệ tăng mạnh, sức ép lên tỷ giá hối đoái giảm nhiều so với năm trước. Điều này được biểu hiện qua hệ thống số liệu sau : Bảng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Nguồn vốn 858 1143 2000 2630 - Nội tệ 772 986 1714 2276 - Ngoại tệ 86 157 286 354 2. Sử dụng vốn 81 521 661 1031 - Ngắn hạn 61 186 164 197 - Trung, dài hạn 20 334 497 833
  14. 3. Nợ quá hạn (%) 0.74 0.06 0.24 0 4. Lợi nhuận 18 23 47 36.9 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998 – 2001) Đi vào từng hoạt động cụ thể của ngân hàng ta thấy : 1.Về hoạt động tín dụng 1.1 Nguồn vốn Để xem xét tình hình nguồn vốn của NHNo & PTNT Láng Hạ, trước hết ta sẽ xem xét sự biến động của nguồn vốn qua các thời điểm dưới bảng sau : Tình hình biến động của nguồn vốn huy động qua các thời điểm Đơn vị : tỷ đồng Thời điểm Nguồn vốn huy Tăng giảm so với thời điểm trước động Chênh lệch % 31/12/1998 858 +625 268 31/12/1999 1143 +285 33 31/12/2000 2000 +857 75 31/12/2001 2630 +630 28.7 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998 – 2001)
  15. Qua bảng trên ta thấy : nguồn vốn huy động được tăng đều đ ặn qua các năm, năm 1999 tăng 285 tỷ đồng so với năm 1998, năm 2000 con số này đã lên tới 857 tỷ đồng (ứng với 75% so với năm 1999), và đến năm 2001, tổng nguồn là 2630 tỷ đồng (ứng với 28,7% so với năm 2000). Để phân tích cụ thể vốn huy động trong thời gian qua, ta xem xét biểu sau: Tình hình huy động vốn qua các thời điểm Đơn vị : tỷ đồng Nguồn vốn 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số % Số % Số % Số % lượng lượn lượn lượn g g g 1. Tiền gửi 92 10. 353 31 425 21. 4685 17. không kỳ hạn 7 2 8 2. Tiền gửi có 766 89. 790 69 1575 78. 2161 37 kỳ hạn 3 8 Tổng nguồn 858 1143 2000 2630 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998 – 2001) Như vậy, trong tổng số vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ đáng kể (đặc biệt là trong năm 1998, tỷ lệ này lê tới 89,3%). Đây là một thuận lợi lớn đối với ngân
  16. hàng vì tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tương đối ổn định để ngân hàng tham gia đầu tư và quay vòng vốn. Đối với tiền gửi không kỳ hạn thì tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ đáng kể và số lượng tài khoản thanh toán này không ngừng được tăng lên. Nếu trong năm 1998 chỉ có gần 500 tài khoản cá nhân được mở tại ngân hàng thì đến năm 2001 con số này đã lên 1700 tài khoản. Với kết cấu nguồn vốn huy động tương đối hợp lý như vậy đã tạo điều kiện cho chi nhánh sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Đặc biệt, nhờ có kết cấu nguồn vốn này mà ngân hàng có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách giảm huy động vốn bằng kỳ phiếu với lãi suất cao hơn. Do đó, mặc dù là một chi nhánh mới đi vào hoạt động, NHNo & PTNT Láng Hạ đã đứng vị trí thứ hai về huy động vốn so với các chi nhánh NHNo khác hoạt động trên cùng địa bàn Hà Nội (chi nhánh Hà Nội 47%, chi nhánh Láng Hạ 36,5%, SGD 27%, SGDI 19%). Sở dĩ có được kết quả như vậy là do trong những năm qua, chi nhánh đã thực hiện tốt những nội dung sau : - Củng cố và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thồng từ nhiều năm như Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm y tế, Quỹ hỗ trợ phát triển, hệ thống kho bạc Nhà nước trên địa bàn, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam,... - Làm tốt công tác thanh toán với bạn hàng chí cốt như Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Bưu chính viễn thông Việt Nam, Điện lực Việt Nam,... và những doanh nghiệp khác thuộc Tổng công ty 90 – 91. - Luôn theo dõi chặt chẽ, nắm bắt diễn biến lãi suất trên thị trường, chú trọng công tác tiếp thị khách hàng mới nên kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động đúng yêu cầu cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh. - Mở rộng mạng lưới hoạt động để từng bước chiếm lĩnh thị phần kinh doanh, triển khai làm việc vào ngày thứ bảy, chủ nhật, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Công tác thu chi tiền mặt và thanh toán luôn nhanh nhạy, an toàn, chính xác, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị kinh tế và nhân dân.
  17. 1.2 Về sử dụng vốn Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua, chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ đã có những bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện cụ thể trong bảng sau : Tình hình sử dụng vốn qua các thời điểm Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/1998 31/12/1998 31/12/1998 31/12/1998 1. Tổng dư nợ 81 521 661 1030 2. Doanh số cho vay 256 738 741 1174 3. Doanh số thu nợ 231 308 601 804 4. Nợ quá hạn (%) 0.74 0.06 0.24 0 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998 – 2001) Như vậy, dư nợ tăng một cách liên tục qua các năm. Đặc biệt trong những năm 2000, 2001 chi nhánh đã đẩy tăng dư nợ một cách nhanh chóng, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nợ quá hạn năm 1999 giảm so với năm 1998 là 0,68%, đến năm 2000 nợ quá hạn có tăng nhưng không đáng kể và phần lớn số nợ quá hạn này có khả năng thu hồi. Đến năm 2001, chi nhánh đã đạt được dư nợ lành mạnh, không có nợ quá hạn phát sinh. Tuy nhiên, dư nợ cho vay phần lớn là DNNN
  18. (99%). Đây là một thành tích rất lớn của cán bộ, công nhân viên chi nhánh nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Để đạt được kết quả như vậy, trong thời gian qua chi nhánh đã thực hiện tốt các giải pháp sau : - Giữ vững, củng cố và tăng cường có hiệu quả quan hệ tín dụng, thanh toán với các khách hàng truyền thống trên cơ sở thẩm định và tư vấn đối với các dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để thực hiện đầu tư có hiệu quả. - Thường xuyên bám sát, tiếp cận các dự án lớn thuộc mục tiêu chiến lược của Chính phủ, các ngành để kịp thời phối hợp cùng các đơn vị khách hàng nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác đầu tư. - Thường xuyên coi trọng công tác thẩm định và phân loại khách hàng, thường xuyên tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài để nâng dần khối lượng đầu tư trên cở sở đảm bảo an toàn vốn. - Rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh nhạy, kịp thời cung cấp vốn cho các đối tượng khách hàng. 2. Hoạt động kế toán - thanh toán - ngân quỹ 2.1 Hoạt động kế toán – thanh toán Mặc dù số lượng thanh toán viên còn hạn chế nhưng chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thanh toán với khách hàng, đặc biệt là việc làm dịch vụ đầu mối thanh toán cho một số cơ quan như : Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Dịch vụ tiết kiệm bưu điện... Nhờ đó mà số lượng khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh ngày càng nhiều. Nếu năm 1998 chỉ có 587 doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tại chi nhánh thì đến năm 1999 đã có trên 800 tài khoản, năm 2000 con số này là 2006 tài khoản. Đến năm 2001, số tài khoản
  19. là 2400 với 700 khách hàng là doanh nghiệp và 1700 tài khoản cá nhân. Doanh số hoạt động tài khoản từ đối tượng dân cư năm 2001 là 266,9 tỷ, tăng 248% so với doanh số hoạt động năm 2000. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh luôn tiến hành thực hiện thu đúng chi đủ, kịp thời chính xác. Tổng doanh số thanh toán cũng tăng liên tục, năm 2000 đạt 53.424 tỷ đồng (tăng 91.5% so với năm 1999 và 94,3% so với năm 1998); trong đó thanh toán bù trừ trên địa bàn Hà Nội là 6.586 tỷ đồng, thanh toán liên hàng ngoại tỉnh là 10.185 tỷ đồng và thanh toán điện tử đạt 5.313 tỷ đồng. Tổng doanh số thanh toán năm 2001 đạt 64.009 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2000), trong đó doanh số thanh toán bù trừ đạt 7790 tỷ, doanh số thanh toán liên hàng là 1421 tỷ đồng, doanh số thanh toán chuyển tiền điện tử đạt 15.912 tỷ đồng. 2.2 Hoạt động ngân quỹ Với tinh thần trách nhiệm và chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng có uy tín, thể hiện ở lượng thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ trong những năm qua tăng trưởng và phát triển cả về chất và lượng, điều này thể hiện rõ trong bảng sau : Tình hình thu chi tiền mặt qua các thời điểm
  20. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tiền mặt nội tệ (tỷ đồng) - Thu 925 857 1526 - Chi 939 844 1272 Tiền mặt ngoại tệ (USD) - Thu 7495963 29440000 - Chi 7435450 29480000 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1998-2000) Năm 2001, doanh số thu tiền mặt đạt 3.128,6 tỷ tăng 77%, doanh số chi tiền mặt bằng 2486,5 tỷ tăng 76%. Tuy thu chi tiền mặt lớn nhưng không xảy ra sai sót, bộ phận kiểm ngân đã trả lại khách hàng 163 món tiền thừa tương đương với 108.351 ngàn đồng và 5 món ngoại tệ ứng với 1.110 USD. Như vậy, trong những năm qua, công tác kế toán – thanh toán – ngân quỹ đã được thực hiện một cách có hiệu quả, nhanh chóng, an toàn, kịp thời, đảm bảo uy tín của NHNo & PTNT Việt Nam khi nhận nhiệm vụ là đầu mối cho các ngành, đồng thời giành được sự tín nhiệm của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. 3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ – thanh toán quốc tế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2