intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần á Châu – Chi nhánh Hà Nội

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

287
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2002 là một năm chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế VN nói chung và hoạt động tài chính ngân hàng nói riêng . Cũng như phần lớn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn , kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh , Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu – chi nhánh Hà Nội đã gặp phải những tác động theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh . Trước bối cảnh đó , Ban giám đốc và đội ngũ nhân viên chi nhánh đã cố...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần á Châu – Chi nhánh Hà Nội

  1. TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần á Châu – Chi nhánh Hà Nội
  2. Lời mở đầu Năm 2002 là một năm chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế VN nói chung và hoạt động tài chính ngân hàng nói riêng . Cũng như phần lớn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn , kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh , Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu – chi nhánh Hà Nội đã gặp phải những tác động theo hướng bất lợi cho hoạt động kinh doanh . Trước bối cảnh đó , Ban giám đốc và đội ngũ nhân viên chi nhánh đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đề ra , góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng bền vững của hệ thống Ngân hàng á Châu và phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung . Sau thời gian thực tập tổng hợp ,được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cán bộ nhân viên ngân hàng á Châu – c hi nhánh Hà Nội có điều kiện tiếp cận tìm hiểu về cơ cấu tổ chức cũng như toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh , em đã hoàn thành một báo cáo thực tập tổng hợp . Nội dung của báo cáo gồm những phần sau : I – Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần á Châu – Chi nhánh Hà Nội. II- Khái quát tình hình hoạt đ ộng của NHTMCP á Châu năm 2002 III- Khái về dịch vụ thẻ IV- Kết luận Do khả năng và thời gian có hạn, những sai lầm và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của các Thầy cô giáo, của Ban giám đốc và nhân viên Ngân hàng để em có thể rút ra kinh nghiệm trong nghiên cứu học tập cũng như trong thực tế công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn!
  3. I. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần á Châu 1- Đôi nét về ngân hàng thương mại cổ phần á Châu Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu được thành lập ngày 13/5/1993 và bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 4/6/1993 theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP ngày 24/4/1993 của thống đốc NHNN . ACB là một trong những ngân hàng TMCP được thành lập mới sau khi hai pháp lệnh Ngân hàng VN ra đời . Vốn tại thời điểm thành lập ngân hàng là 20 tỷ VNĐ , thuộc sở hữu của 27 cổ đông . Đến nay , sau 3 lần tăng vốn ACB đã có vốn điều lệ là 351,711 tỷ VNĐ trong tổng vốn tự có của ngân hàng là 404,311 tỷ VNĐ , là vốn góp của 533 cổ đông , trong đó : +) Cổ đông nước ngoài chiếm 25,46% bao gồm :  Connaght Investors Ldt.  LG Merchant Banking Corporation .  Vietnam Fund Ldt.  Dragon Capital Ldt. +) Cổ đông nước ngoài là pháp nhân chiếm 17,97% . +) Cổ đông trong nước là thể nhân chiếm 56,57% Như vậy hiện nay ACB có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP tại VN . Hoạt động chính của ACB bao gồm việc nhận tiền gửi , cung cấp tín dụng bằng tiền đồng VN và ngoại tệ thanh toán chuyển tiền và nhờ thu phát hành thư bảo lãnh x, tín dụng chứng từ và đầu tư vào các dự án .... ACB là ngân hàng hoạt động sớm trong các lĩnh vực tạo ra những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới như : Phát hành thẻ tín dụng ACB Master Card và ACB Visa ; huy động và cho vay bằng vàng ; cho vay trả góp để mua nhà đất , xây dựng sửa chữa nhà và các hình thức trả góp khác để phục vụ nhu cầu của đông đảo các tầng lớp nhân dân . Hiện nay bên cạnh hội sở chính được đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh , ACB còn có một mạng lưới chi nhánh trải rộng trên toàn quốc đó là :
  4. - Chi nhánh Sài Gòn , Chợ Lớn , Hà Nội , Hải Phòng ,DakLaK , Đà Nẵng, Cần Thơ , An Giang , Cà Mau . - Phòng giao dịch Lê Lợi , Hoà Hưng , Thủ Đức , Lê Văn Sỹ . - Trung tâm thẻ , trung tâm vàng và trung tâm giao dịch địa ốc Nhờ có mạng lưới rộng khắp này , ACB có cơ hội phục vụ nhiều khách hàng hơn thuộc mọi thành phần kinh tế , do đó có điều kiện để đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng 2)Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu – Chi nhánh Hà Nội 2.1 – Sự hình thành và phát triển của chi nhánh : Ngân hàng TMCP á Châu – chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh được thành lập sớm nhất trong mạng lưới chi nhánh của ACB .Chi nhánh được phép hoạt động kinh doanh theo giấy phép chấp thuận số 0016/GTC ngày 31/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động ngày 14/3/1994 . ACB Hà Nội được đặt trụ sở ban đầu tại 184-186 Bà Triệu – Quận Hai Bà Trưng Hà Nội . Là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn giáp ranh giữa 2 quận Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng , thuộc khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở nên cũng có nhiều tác động đến hoạt động kinh của chi nhánh . Một mặt , Chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút số lượng lớn khách hàng , tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ . Mặt khác , chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn như : ngân hàng Ngoại Thương , ngân hàng TMCP Châu á - Thái Bình Dương , ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu VN ... Tuy nhiên , cùng với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng TMCP á Châu , chi nhánh Hà Nội đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín , quan hệ với các đối tác ngày càng mở rộng . Chi nhánh đang cố gắng vươn lên , khắc phục những khó khăn trước mắt , không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh , góp phần đáng kể vào sự phát triển bền vững của toàn hệ thống . 2.2- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ACB – Hà Nội
  5. Giám đốc Phó giám đốc Phòn Phòn Phòn Phòn Phòn Phòng g g Phòn g kế g g weste giao tín g toán hành dịch dụng công rn thẻ và và nợ union và chín TTQT ngân vi h tổ quỹ 2.3- Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận chính :  Phòng giao dịch và ngân quỹ : - Hướng dẫn làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản . - Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản tiền gửi , tài khoản tiết kiệm , tài khoản cho vay và các tài khoản dùng trong giao dịch với khách hàng . - Thực hiện ký quỹ chờ thanh toán chờ thanh toán thư tín dụng , thanh toán séc bảo chi , thanh toán thư tín dụng ... - Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ , vàng bạc . - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ . - Thực hiện và quản lý nghiệp vụ mua bán và chiết khấu các chứng từ có giá .
  6. - Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ (tiền mặt , ngân phiếu thanh toán , ngoại tệ) - Bảo quản kho quỹ an toàn tuyệt đối theo chế độ quản lý kho quỹ . - Cất giữ hộ tìên và các tài sản quý , các chứng từ có giá , hồ sơ thế chấp , cầm cố của khách hàng . - Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền trong và ngoài nước , chi trả kiều hối . - Thực hiện nghiệp vụ thu chi hộ trong hệ thống ngân hàng á Châu hoặc theo uỷ nhiệm của khách hàng  Phòng tín dụng thanh toán quốc tế - Tìm kiếm và phát triển khách hàng thông qua công tác tiếp thị - Thẩm định và phân tích khách hàng , lập hồ s ơ tín dụng và bảo lãnh trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức đã được Tổng giám đốc quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay theo đúng thể lệ và quy trình tín dụng của ngân hàng Nhà nước và của ngân hàng á Châu - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh theo đúng thể lệ , chế độ của nhà nước , của ngân hàng á Châu và sự uỷ quyền của giám đốc . - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo đúng hướng dẫn của ngân hàng á Châu khi được phép của Tổng giám đốc . - Tổ chức theo dõi nợ vay , thường xuyên kiểm tra viếc sử dụng vốn vay , tài sản thế chấp , cầm cố của khách hàng . - Đôn đốc thu hồi nợ , có biện pháp xử lý nợ quá hạn kịp thời . - Đề xuất giải quyết ,kể cả đề xuất khởi tố đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh . - Tổng hợp số liệu cho vay , thu nợ , bảo lãnh , thường xuyên định kỳ hàng tháng đối chiếu với số kiệu kế toán và với số liệu của khách hàng - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay , hoạt động bảo lãnh thanh toán quốc tế theo dúng quy định và hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước và của ngán hàng á Châu . - Tổ chức lưu trũ hồ sơ tín dụng , bảo lãnh , lập hồ sơ khách hàng .  Phòng kế toán :
  7. - Quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại ngân hàng Nhà nước địa phương và Tổ chức tín dụng và thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán liên hàng . - Quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập , chi phí , phải thu phải trả . Kiểm tra giám sát việc thu chi đúng tính chất , đúng nguyên tắc thu chi của ngân hàng á Châu . - Nắm tình hình nguồn vốn sử dụng vốn , dự kiến biến động trong tháng , quý . Tham gia xây dựng cân đối vốn và sử dụng vốn tháng quý . - Tổ chức hạch toán , thao dõi , quản lý các lại tài sản , cong cụ , vật dụng , phương tiện làm việc của chi nhánh theo đúng chế độ . Phối hợp cùng phong Hành chín – Tổ chức xem xét những nhu cầu chi mua sắm ,trang bị phương tiện làm việc của chi nhánh . - Tiếp nhận và kiểm soát lại chứng từ từ phòng Giao Dịch và Ngân Quỹ và các bộ phận khác đưa đến , kiểm soát hạch toán , khai thác số liệu đưa vào máy vi tính , lên cân đối tài khoản ngày tháng năm theo dúng chế độ kế toán quy định . - Thực hiện chế độ báo cáo kế toán , thống kê theo dúng quy định của ngân hàng Nhà Nước và của ngân hàng á Châu . - Quản lý mạng vi tính của toàn chi nhánh .  Phòng hành chính tổ chức - Đảm trách mọi công tác về tổ chức và hậu cần cho chi nhánh . - Phối hợp với văn phòng Hội sở để thực hiện công tác tổ chức , quản lý và phát triển nguồn nhân lực . - Công tác văn thư hành chính , lễ tân . - Quản lý , mua sắm tài sản , vật tư trang thiết bị , phương tiện làm việc của chi nhánh . - Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ cơ quan , phòng cháy ch ữa cháy .Phối hợp với bộ phận kho quỹ đảm bảo an toàn kho quỹ . - Đảm bảo phương tiện di chuyển , vận chuyển tiền an toàn .
  8. II. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2002 tại NH á Châu chi nhánh Hà Nội 1- Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh năm 2002 Năm 2002 , kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng VN : Kinh tế Mỹ lúc đầu được dự đoán sẽ hồi phục và tăng trưởng từ giữa năm 2002 , tuy nhiên trên thực tế một số vụ phá sản lớn ở Mỹ và nguy cơ chiến tranh Vùng Vịnh có thể xảy ra đã làm cho nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép . Sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu , thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục gây bất lợi cho xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào VN. Trước những thách thức như vậy , thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2002 mà quốc hội đã đề ra . Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền kiểm soát lạm phát , góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ; Các giải pháp đó là : Thứ nhất , đổi mới cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng nhà nước theo hướng để lãi suất ngân hàng nhà nước bám sát thị trường , lựa chọn lãi suất ngân hàng nhà nước làm lãi suất trần , lãi suất sàn trên thi trường liên ngân hàng và làm cơ sở để điều tiết thường xuyên thị trường nhằm nâng cao khả năng kiểm soát , quản lý vốn khả dụng , lãi suất của ngân hàng nhà nước . Thứ hai , Điều chỉnh dự trữ bắt buộc theo hướng nhằm nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của ngân hàng nhà nước , khuyến khích các tổ chức tín dụng huy động vốn trung dài hạn , tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng . Thứ ba , Xem xét thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thường xuyên hơn , dự kiến thực hiện vào các ngày làm vịêc trong tuần , nhằm tăng khả năng điều hành chính sách tiền tệ . Với những giải pháp trên đây góp phần làm cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng GDP đạt 7,04% vừa đạt mục tiêu tăng 7-7,3% . Đây là tốc độ tăng thứ hai ở khu vực Châu á - Thái Bình Dương chỉ đứng sau Trung Quốc 8% . Quy mô kinh tế nước ta năm 2002 đã gấp gần 2.4 lần năm 1990 , bình quân một năm tăng 7,5%
  9. Trước những bước tiến vượt bậc của nền kinh tế ; Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại đã chuyển sang giai đoạn mới có phần gay gắt hơn như: - Thực hiện đề án tái cấu trúc cơ cấu ngân hàng . Cả 4 ngân hàng th ương mại quốc doanh đã có sự thay đổi mạnh mẽ về tổ chức và đổi mới công nghệ thông tin theo mô hình ngân hàng bán lẻ một cửa Online trực tuyến . - Về mạng lưới : Các ngân hang quốc doanh và cổ phần trong năm 2002 đã chú trọng đẩy nhanh mở rộng mạng l ưới chi nhánh nhằm chiếm lĩnh thị phần . Đặc biệt vừa qua ngân hàng ngoại thương và ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn đã công bố kéo dài thời gian giao dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội . - Cạnh tranh về lãi suất : Kể từ năm 2001 trở về trước . để huy động được số vốn từ dân cư thì lãi suất huy động vốn của các ngân hàng cổ phần bao giờ cũng cao hơn các ngân hàng quốc doanh . Tuy nhiên xu hướng đó hiện nay có sự thay đổi rõ rệt . Trong cả năm 2002 và hiện nay các ngân hàng thương mại quốc doanh đã đồng loạt tăng lãi suất huy động cao hơn cả lãi suất huy động của các ngân hàng cổ phần . Với những thuận lợi khó khăn trên và gánh nặng của số nợ quá hạn , nợ khó đòi phát sinh từ những năm 1995/1996 còn tồn đến 31/12/2001 là 8.882 triệu đồng đ ã gây không ít khó khăn cho chi nhánh trong hoạt động . Để khắc phục những khó khăn nêu trên , công tác quản lý và giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý th ường xuyên hơn , chặt chẽ hơn . Công tác đào tạo lại nhân viên bao gồm cả đào tạo nghiệp vụ và tác phong làm việc đồng thời công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh ngân hang thông qua phương tiện thông tin đại chúng ... được đẩy mạnh . Việc làm này đã góp phần giúp chi nhánh tháo gỡ dần những khó khăn trong hoạt động kinh doanh . 2-Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh . 2. 1 Nghiệp vụ nguồn vốn (Bảng ) Nguồn huy động của chi nhánh trong năm qua chủ yếu được hình thành từ các nguồn sau :
  10. - Tiền gửi thanh toán của cá nhân và các tổ chức kinh tế . - Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư . - Tiền ký quỹ và đảm bảo thanh toán . - Tiền gửi của các tổ chức tín dụng . Đến ngày 31/12/2002 , tổng tài sản của chi nhánh là 845.244 triệu đồng . Trong đó , tổng nguồn vốn huy động được là 764.595 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,5% trong tổng tài sản . Nếu so với cùng kỳ năm trước , tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 96,7% và đạt 93,4% so với kế hoạch năm 2002 . Nguyên n hân ảnh hưởng tới việc huy động vốn của chi nhánh là : a) Đối với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ đạt 87,9% so với cùng kỳ năm trước và đạt 84,9% so với kế hoạch . Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới việc huy động vốn bằng ngoại tệ do : - Nền kinh tế Mỹ tiếp tục rơi vào suy thoái kép , các chỉ số kinh tế liên tục giảm chứng tỏ tốc độ tăng trưởng và triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ chậm lại rất nhiều trong quý II và quý III năm 2002 - Đặc bịêt từ ngày 16/07/2002 đến ngày 26/07/2002 , lần đầu tiên trong vòng hai năm trở lại đây đồng USD đã mất giá thảm hại , mặt khác quyết định của Cục dữ trữ liên bang Mỹ không dùng biện pháp cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế phát triển như nhiều người mong đợi . - Nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa Mỹ và Iraq cũng như các mối quan ngại về tình hình bất ổn an ninh chính trị tại nước này . Vì những nguyên nhân trên lãi suất trên thị trường quốc tế giảm mạnh chính vì vậy buộc các ngân hàng trong nước phải cắt giảm theo . Tuy nhiên , thực hiện chương trình tái cơ cấu lại nguồn vốn theo sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước VN , kể từ tháng 8/2002 cả 4 NHTM quốc doanh đều đồng loạt tăng lãi suất huy động ngoại tệ . Trước tình hình đó buộc các ngân hàng cổ phần khác cùng phải tăng lãi suất theo . Do tính trước được hạn mức thanh khoản và đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận do vậy trong toàn hệ thống của ngân hàng á Châu không
  11. tăng lãi suất huy động ngoại tệ . Chính vì lý do trên mà nguồn vốn huy động ngoại tệ của chi nhánh đã giảm đáng kể . b) ối với đồng nội tệ Ngược lại với xu hướng lãi suất của đồng ngoại tệ . Trong năm 2002 lãi suất huy đồng VNĐ tăng cao nhất trong khoảng 3 năm gần đây đặc biệt càng về cuối năm lãi suất càng cao . Có 10 nguyên nhân làm tăng lãi suất huy động đối với nội tệ đó là : - Nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến khá ; Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2002 đạt 7,04 % so với mức 6,84% của năm 2001 - Các ngân hàng thương mại căng sức đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho vay theo quy chế cho vay mới 1627/QĐ của thống đốc ngân hàng nhà nước . Với quy định mới này việc cho vay thông thoáng hơn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn . - Thị trường bất động sản nóng lên : Người dân ngày càng sử dụng nhiều tiền vay để mua đất đai , sửa chữa nhà cửa , trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng , xây dựng nhà cửa – biệt thự để ở hoặc đầu cơ - Cạnh tranh của các tổ chức phi ngân hàng : Nhiều tổ chức phi ngân hàng như các Công ty bảo hiểm nhân thọ , tiết kiệm bưu điện , Doanh nghịêp nhà nước cổ phần hóa phát hành cổ phiếu ra công chúng đã thu hút khá nhiều nguồn vốn từ dân c ư điều này đã làm mất đi sự độc quyền huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại - Nợ đọng quá hạn còn ở mức cao : Do nợ đọng quá hạn còn ở mức cao , kéo dài làm cho vòng quay của vốn tín dụng bị chậm vì vậy buộc các ngân hàng phải tăng cường huy động vốn để đảm bảo dự trữ thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn -Giá vàng tăng kỷ lục : do lo ngại chiến tranh vùng vịnh giữa Mỹ và Iraq có thể xảy ra . Cùng với xu hướng chung thế giới , ở trong n ước nhiều người đã rút tìên gửi ở ngân hàng để mua vàng tích trữ
  12. - Cơ cấu vốn bị mất cân đối : Trong toàn hệ thống các ngân hàng thương mại thừa vốn ngắn hạn nhưng lại thiếu vốn dài hạn ( Đặc biệt là thừa vốn ngoại tệ nhưng lại thiếu vốn nội tệ ) - Dư nợ cho vay trong nền kinh tế tăng nhanh hơn tăng vốn huy động : Đây là kỷ lục trong nhiều năm qua . Tính đến 31/12/2002 , tổng số dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng 28% - Doanh nghiệp tăng cường vay vốn ngân hàng : Năm 2000 , năm đầu tiên thực hiện luật doanh nghiệp mới có nhiều điểm thông thoáng hơn và cũng ngay trong năm này trên phạm vi cả nước có 14000 doanh nghiệp được thành lập . Tính chung cho cả 3 năm đến nay có 55000 doanh nghiệp được thành lập và tự bỏ ra số vốn đăng ký tới trên 5 tỷ USD . Việc có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội và khơi thông được nguồn vốn tín dụng mà bấy lâu nay bị tồn đọng tại các ngân hàng thương mại So sánh Thực Kế Thực hiện Chỉ tiêu hiện hoạch TH02/TH02 2002 2001 2002
  13. Doanh số cho vay 737.703 161 Doanh số thu nợ 684.580 139 Tổng dư nợ 255.521 419.080 61 126 Trong đó : 1.ân theo thời gian . -vay ngắn hạn -ay trung và dài hạn 63.312 153.100 41,4 66,6 2. Phân theo loại tiền : 192.209 265.980 72,3 179 -VNĐ 107.483 185.000 58,1 96,5 -USD quy raVNĐ 148.038 234.080 63,2 162,6 3.Phân theo thành phần kinh tế -Doanh nghiệp NN 134.214 202 -Công ty CP và TNHH 68.419 207 -Doanh nghiệp TN 6 7 - Liên doanh 13.299 22 - DN nước ngoài 500 100 - đối tượng khác 39.083 93 - Chương trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước cần vốn lớn : Tiến trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần đã thu hút một lượng vốn lớn từ cán bộ nhân viên .Để có tiền mua cổ phần không ít CBNV đ ã phải vay vốn từ ngân hàng chính vì thế làm cho nhu cầu vay vốn tăng . - Tóm lại , với 10 nguyên nhân như nêu trên đã buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động để đua nhau huy động vốn . tuy nhiên việc tăng lãi suất huy động đ ược đẩy lên chậm hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn . Chính vì vậy nguông vốn nội tệ tuy có tăng nhưng chỉ tăng 9,3% so với năm trước và tăng 5,5% so với kế hoạch
  14. 2.2- Sử dụng vốn Đến 31/12/2002 , tổng dư nợ cho vay là 255.521 triệu đồng tăng 26% so với cùng kỳ năm trước , đạt 61% kế hoạch đã đề ra , trong đó : - Cho vay ngắn hạn là: 63.312 triệu đồng chiếm 25% trong tổng dư nợ - Cho vay trung và dài hạn là : 192.209 triệu đồng chiếm 755 trong tổng dư nợ Doanh số cho vay trong năm là 737.703 triệ u đồng tăng 39% so với cùng kỳ năm trước . Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt trên cơ sở định hướng phát triển khối khách hàng mà chi nhánh đã đề ra trong định h ướng kế hoạch năm 2002 Cụ thể là: +) Cho vay doanh nghiệp nhà nước tăng 102% so với cùng kỳ năm trước , chiếm tỷ trong52,5% trong tổng dư nợ +)Cho vay công ty cổ phần và TNHH tâng 107% so với cùng kỳ năm ngoái , chiếm tỷ trọng 26,8% trong tổng dự nợ +) Cho vay doanh nghịêp tư nhân giảm 93% so với cùng kỳ năm trước . +) Cho vay các đơn vị liên doanh giảm 78% so với cùng kỳ năm trước , chiếm tỷ trọng 5,2% trong tổng dư nợ +) Cho vay các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tăng 100% so với cùng kỳ năm trước chiếm tỷ trọng 0,2% trong tổng dư nợ +) Cho vay các đối tượng khác giảm 7% so với cùng kỳ năm trước , chiếm tỷ trọng 15,3% trong tổng dư nợ Nguyên nhân chi nhánh không đạt chỉ tiêu dư nợ cho vay như kế hoạch năm 2002 đã đề ra là : Đối với doanh nghiệp nhà nước : trong năm 2002 viêc giải ngân có tăng 107% so với cùng kỳ năm trước nhưng đó là hợp đồng tín dụng ký cách đây 3 năm của dự án nhà máy điện Đuôi Hơi Phú Mỹ 2 do Tổng Công ty điện lực làm chủ đầu tư ; Dự án nhà máy đạm Phú Mỹ 2 do tổn g công ty dầu khí VN làm chủ đầu tư . Các đơn vị quốc doanh khác như Tổng công ty 90/91 trước đây có quan hệ vay vốn với chi nhánh nay đã chuyển sang hoạt động với ngân hàng quốc doanh và các quỹ hỗ trợ phát triển do được hưởng lãi suất cho vay thấp và khoản vay không cần có tài sản
  15. đảm bảo . Đây thật sự là điểm yếu của ngân hàng cổ phần trong quá trình hội nhập cạnh tranh ngày càng gay gắt . Vì những lẽ trên , trong định hướng phát trỉên lâu dài ngân hàng á Châu nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã định hướng lại chiến lược phát triển khách hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng vừa an toàn hiệu quả . Đối với khối doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như : Công ty TNHH CHAROEN POKPHAND, Công ty LG_MECA trước đây mỗi đơn vị thường xuyên duy trì số dư nợ tại chi nhánh từ 30-40 tỷ VND nay đã chuyển sang vay tại VCB và Chohung Bank . Công ty LG_SEL do quỹ khấu hao tích luỹ đủ bù đắp cho lợi nhuận đủ bù đắp nhu cầu vốn lưu động nên trong vòng 2 năm trở lại đây đã không vay vốn lưu động nữa chỉ còn sử dụng các dịch vụ thanh toán tại ngân hàng Đối với khối công ty TNHH và cổ phần : D ư nợ cho vay tăng 107% so với cùng kỳ năm trước . Tuy dư nợ cho vay của đối tượng này tăng mạnh nhưng vẫn chưa nhiều bởi lẽ đây là bước thử nghiệm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ . Vừa làm vừa xem xét rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo an toàn vốn vay . Đáng kể nhất trong khối khách hàng này là công ty Hoà Phát , mặc dù là công ty đã được ngân hàng cấp cho hạn mức tín dụng 25 tỷ VND nh ưng trong năm qua dư nợ bình quân rất thấp do công ty chỉ sử dụng mức tín dụng trên để mở L/C để nhập khẩu . Đối với khách hàng là doanh nghiệp tư nhân và các đối tượng khác : Có thể nói đây là khối khách hàng tiềm năng mà chi nhánh cần tập trung phát triển vì nó phù hợp với quy mô của ngân hàng cổ phần có địa vị pháp lý rõ ràng và dễ áp dụng các biện pháp cứng rắn để thu hồi nợ . Tuy nhiên , cho vay và theo dõi khoản vay vất vả nhưng nếu công tác thẩm định tốt thì khoản vay rất an toàn và có hiệu quả , dễ thu lợi. Qua phân tích trên ta thấy rằng : Sự cạnh tranh trong hoạt đ ộng ngân hàng ngày càng gay gắt có nhiều bất lợi cho các ngân hàng cổ phần . Để có thể trụ vững trong điều kiện hiện nay ngoài việc đẩy mạnh các hoạt đ ộng dịch vụ và phi dịch vụ tín dụng thì ngân hàng còn phả chú trọng xây dựng cho được chiến lược khách hàng , xác định
  16. cho được khối khách hàng tiềm năng để từ đó xây d ựng chính sách khách hàng phù hợp có ngư vấy mới giữ được khách hàng .
  17. 2.3 –Bảo lãnh mở L/C mua hàng trả ngay và TTQT So sánh Thực hiện Thực hiện Chỉ tiêu 2001 2002 Số tuyệt đối % I Bảo lãnh mở L/C 1Tổng giá trị L/Cphát hành 9.364.254,18 9.487.458,56 (+)123.204,38 101 (số lượng ) (73) (97) (+)24 133 2 Giá trị L/C đã thanh toán 8.962.263,79 8.126.336,78 (-)835.927,01 91 (số lượng ) (70) (90) (+)20 129 Trong đó DN tự thanh toán 8.962.263,79 8.126.336,78 (-)835.927,01 91 (số lượng) (70) (90) (+)20 129 3 Giá trị L/C chưa thanh toán 1.099.426,95 2.117.651,66 (+)1.018.224,7 193 (số lượng ) (11) (18) 1 164 II Thanh toán quốc tế (+)7 4 Nhờ thu đã thanh toán 374.133,41 101.996.99 27 (số lượng ) (23) (12) (-)272.136.,42 52 5 Điện chuyển tiền 16.608.615,0 21.009.598,77 (-)11 127 (số lượng ) 9 (814) (+)4.400.983,8 149 6 Bảo lãnh trong nước (546) 1.667.435 6 145 (số lượng ) 1.145.573,34 (292) (+)268 116 (251) (+)521.861,66 (+)44 So với cùng kỳ năm trước , năm 2002 chi nhánh đã mở 97 L/C nhập khẩu trả ngay trị giá 9.487458,56 USD tăng 1% về mắt giá trị và 33% về số l ượng L/C đã phát hành . Số lượng L/C đã thanh toán là 90 tương đương giá trị 8.126.336,78 USD bằng 86% giá trị L/C đã phát hành trong năm 2002 Doanh số thanh toán quốc tế (bao gồm cả thanh toán nhờ thu và điện chuyển tiền ) tâng 4.128.847,26 USD . Bảo lãnh trong nước tăng 521.861,66 USD Sở dĩ bảo lãnh L/C và thanh toán quốc tế trong năm qua đạt được kế quả đáng khích lệ là vì :
  18. - Trong năm qua chi nhánh đã chú trọng đến công tác tiếp thị tìm kiếm và phát triển khách hàng mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu . Ngoài ra chi nhánh còn thường xuyên quảng bá những hình ảnh của ngân hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng . - Đào tạo được một đ ội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ ngoại hối và thanh toán quốc tế , biết phân tích dự báo thị trường và xu hướng biến động của tỷ giá ngoại tệ qua đó đã cung cấp thông tin và tư vấn kịp thời cho khách hàng về thị trường , tỷ giá ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu . - Tổ chức thành công hội nghị tập huấn nghiệp vụ giới thiệu các công cụ thanh toán , quy trình nghiệp vụ thanh toán cho Kế toán trưởng và Giám đốc các đơn vị đang hoạt động tại ngân hàng . - Kết hợp chặt chẽ với Phòng Dealing Room Hội sở để đáp ứng nguồn ngoại tệ cho khách hàng và áp dụng linh hoạt cho các hợp đồng ngoại tệ nên đã chủ động đáp ứng được nguồn ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng thanh toán . Có thể nói rằng : Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tăng lên chứng tỏ uy tín trong thanh toán quốc tế tăng lên đồng thời góp phần khiing nhỏ tạo thêm nguồn thu cho chi nhánh . 2.4- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Tổng doanh số ngoại tệ mua vào là 631.043 triệu đồng , tăng 24% so với cùng kỳ năm trước . - Tổng doanh số ngoại tệ bán ra là 632.043triệu đồng , tăng 27% so với cùng kỳ năm trước . Như vậy : Cùng với việc tăng thêm của khối lượng thanh toán quốc tế thì doanh số mua – bán ngoại tệ cũng tăng theo . Do xử lý tốt nguồn ngoại tệ cung cấp và quản lý chặt chẽ rủi ro về tỷ giá ; chính vì vậy thu nhập về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng 1065 so với cùng kỳ năm trước . Đây là thành tích đáng kể cần phát huy vì ngoài việc tạo thêm nguồn thu cho chi nhánh nó còn giúp cho chi nhánh phát huy được hết khả năng sinh lời của vốn khả dụng . 4) Kết quả kinh doanh
  19. Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Thực hiện Thực hiện Chỉ tiêu 2001 2002 % ( ) A tổng thu nhập 50.677 44.807 -5.870 88.4 1. Thu lãi trong hoạt động ngân hàng 44.565 37.573 -6.992 84.3 II. Thu về dịch vụ ngân hàng 1.923 4.627 +2.704 240.6 III. Thu từ hoạt động khác 173 355 +182 205.2 IV. Các khoản thu bất thường 2.138 2.252 +144 105.3 B. Tổng chi phí 45.071 33.086 -11.985 73.4 I. Chi hoạt động huy động vốn 38.088 26.291 -11.985 68.8 II. Chi về dịch vụ ngân hàng 140 250 +110 178.6 III. Chi về tham gia thị trường 939 42 -897 4.5 IV. Chi về thuế - lệ phí 17 41 +24 241.2 V. Chi phí cho nhân viên 1.545 2.125 +580 137.5 VI. Chi hoạt động quản lý và công cụ 1.735 2.077 +342 119.7 VII. Chi về tài sản 2.166 1.919 -247 88.6 VIII. Chi dự phòng và bảo hiểm tiền 441 373 -68 84.6 gửi IX. Chi bất thường khác 0 40 +40 100 C. Lợi nhuận trước thuế thu nhập DN 5.606 11.721 +6.155 209 So với năm trước : 1- Tổng thu nhập giảm 5.870 triệu đồng , đạt ,4% so với cùng kỳ năm trước Trong đó : - Thu lãi trong hoạt động ngân hàng giảm 60992 triệu đồng , chiếm tỷ trọng 84% trong tổng thu nhập . Số thu về lãi cho vay giảm 2.232 triệu đồng và thu về lãi tiền gửi giảm 4.760 triệu đồng . Việc giảm này hoàn toàn phù hợp với thực trạng hoạt động của chi nhánh như đã nêu trong nghiệp vụ vốn và sử dụng vốn . Thật vậy , do các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động và ảnh hưởng đáng kể
  20. tới việc huy động vốn của chi nhánh ; nguồn vốn huy động giảm kéo theo thu nhập từ nguồn vốn sinh lợi giảm . Dư nợ cho vay tăng 26% so với cùng kỳ năm trước nhưng việc tăng này không phải phát sinh từ đầu năm 2002 và kéo dài trong suốt năm . Việc tăng này thật sự được tăng từ uý IIInăm 2002 đây là các khoản giải ngân cho vay đồng tài trợ cho dự án nhà máy điện Đuôi hơi Phú Mỹ 2 và dự án nhà máy đạm phú mỹ2. - Thu về dịch vụ ngân hàng tăng 2.704trìệu đồng , chiếm tỷ trọng 10.3% trong tỏng thu nhập . Việc tăng cường công tác tiếp thị ; định hướng lại đối tượng và có chính sách khách hàng phù hợp đồng thời làm tốt công tác tư vấn đáp ứng nhu cầu ngoại tệ ...chính vì vậy số lượng khách hàng sử dụngnghiệp vụ bảo lãnh , thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác ngày càng tăng . Đây là nguồn thu an toàn nhất mà chi nhánh cần phát huy ; làm tốt được công tác này sẽ góp phần tăng được số lượngkhách hàng hoạt độngtài khoản thu hút được nhiều vốn huy động có chi phí đầu vào thấp . - Thu từ hoạt động khác (kinh doanh ngoại tệ ) tăng 182 triệu đồng và thu nhập bất thường tăng 114 triệu đồng . Đây thật sự là cố gắng đáng khem ngợi của bộ phận kinh doanh ngoại hối và Tổ thu hồi nợ . Việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu quá hạn ( đã xử lý rủi ro các năm 1999 và 2000 ) sẽ góp phần giảm được chi phí huy động , tăng nguồn thu cho chi nhánh . Như vậy, qua phân tích cơ cấu thu nhập trên thấy rằng : thu từ lãi tiền gửi góp phần không nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh và chiếm tỷ trọng 49,5% trong tổng thu nhập . Đây là vịêc làm hết sức thận trọng của chi nhánh trong quá trình xác định lại đối tượng khách hàng phục vụ nhu cầu đặc biệt là trong tình hình hiện nay đang tái cấu trúc lại hệ thống các ngân hàng cổ phần . VI Các hoạt động khác 1. Dịch vụ chi trả kiều hối , Western Union Đến ngày 31/12/2002 doanh số chi trả kiều hối tại chi nhánh đạt 6.933.302,45 USD tăng 1.663.448,76 USD . Tổng số phí hoa hồng chi nhánh được hưởng là 156.959,31 USD tăng 35% so với cùng kỳ năm trước . Đáng kể là chi nhánh đã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2