Tiểu luận:Biến đổi khí hậu- Vấn đề toàn cầu tác động đến an ninh và kinh tế khu vực
lượt xem 57
download
Khái niệm các vấn đề toàn cầu trong cuốn “Vấn đề toàn cầu với Trung Quốc” được tác giả Doãn Hy Thành giải thích cụ thể: thứ nhất, đó là những vấn đề có tính toàn thế giới và tính toàn nhân loại, là những vấn đề tồn tại phổ biến trên phạm vi toàn thế giới và liên quan tới lợi ích cả nhân loại chứ không phải ở một quốc gia hay một khu vực cục bộ nào đó
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Biến đổi khí hậu- Vấn đề toàn cầu tác động đến an ninh và kinh tế khu vực
- HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BỘ MÔN CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU ----------------- TIỂU LUẬN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – VẤN ĐỀ TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN AN NINH VÀ KINH TẾ THẾ GIỚI Nhóm thực hiện: Nhóm 7 1. Trương Thùy Linh 2. Lê Ni Na 3. Nguyễn Hồng Nhật 4. Lê Thị Hồng Trang 5. Trần Thị Thu Trang 6. Phạm Trí Trung Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2010
- MỤC LỤC A. Tại sao biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu? ......................................................... 2 I. Vấn đề toàn cầu là gì? ............................................................................................... 2 II. Biến đổi khí hậu là gì? ............................................................................................. 2 III. Tại sao biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu? ........................................................... 3 1. Phạm vi ảnh hưởng: .............................................................................................. 3 2. Biến đổi khí hậu đe doạ đến vấn đề tồn tại của con người. .................................... 3 3. Cấn có sự nỗ lực chung của toàn nhân loại để giải quyết được vấn đề ................... 4 B. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới an ninh và kinh tế thế giới ............... 5 I. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới an ninh thế giới ...................................... 5 1. Khủng hoảng an ninh lương thực .......................................................................... 5 2. Xung đột tranh giành các nguồn tài nguyên giữa các quốc gia .............................. 6 3. Sự phân hóa giàu nghèo và chiến tranh ................................................................. 7 4. Bùng nổ làn sóng di cư.......................................................................................... 8 5. Nguy cơ khủng bố ................................................................................................. 8 II. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới kinh tế thế giới ...................................... 9 1. Đối với các nước nghèo ...................................................................................... 10 2. Đối với các nước giàu ......................................................................................... 11 3. Dự đoán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kinh tế thế giới .............................. 12 1
- CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU A. Tại sao biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu? I. Vấn đề toàn cầu là gì? Khái niệm các vấn đề toàn cầu trong cuốn “Vấn đề toàn cầu với Trung Quốc” được tác giả Doãn Hy Thành giải thích cụ thể: thứ nhất, đó là những vấn đề có tính toàn thế giới và tính toàn nhân loại, là những vấn đề tồn tại phổ biến trên phạm vi toàn thế giới và liên quan tới lợi ích cả nhân loại chứ không phải ở một quốc gia hay một khu vực cục bộ nào đó; thứ hai, là những vấn đề mà xét về hậu quả của nó là vô cùng nghiêm trọng, không phải là những khó khăn trở ngại thông thường gặp phải trong quá trình phát triển xã hội loài người, mà là những vấn đề trọng đại đe dọa đến sự sinh tồn và phát triển của loài người, quyết định vận mệnh của loài người; thứ ba, chính vì có tính toàn thế giới, tính toàn nhân loại, tính nghiêm trọng cao cho nên cần dựa vào sự nỗ lực chung toàn nhân loại mới có thể giải quyết được. Khái niệm trên còn thiếu sự rõ ràng như: sự xuất hiện của các vấn đề toàn cầu đâu chỉ là kết quả của quá trình phát triển khách quan của xã hội loài người; tính nghiêm trọng của các vấn đề toàn cầu khác nhau đối với từng quốc gia và để tìm được sự nhất trí chung giữa các quốc gia là rất khó bởi mỗi nước đều phải bảo vệ lợi ích khác nhau của mình. Tuy nhiên, đây vẫn là khái niệm đơn giản, dễ hiểu và gần chính xác nhất về các vấn đề toàn cầu. Dựa trên khái niệm nay, ta có thể đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá một vấn đề có phải vấn đề toàn cầu không, đó là: vấn đề có tác động trên phạm vi toàn cầu, vấn đề đe dọa tới sự tồn tại của nhân loại và muốn giải quyết vấn đề cần có sự hợp tác ở cấp độ quốc tế. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người đã xuất hiện càng ngày nhiều vấn đề toàn cầu với tính chất nguy hiểm ngày một nghiêm trọng. Có những vấn đề đã có từ rất lâu và nhưng cũng có những vấn đề mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Trong đó, vấn đề đang trở nên nhức nhối và đáng báo động nhất hiện nay là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước đây vài năm, biến đổi khí hậu còn là chủ đề gây tranh cãi về tính hiện thực sẽ xảy ra của nó nhưng đến thời điểm này thì không một ai có thể tuyên bố rằng đây không phải là vấn đề toàn cầu đáng báo động nhất hiện nay. II. Biến đổi khí hậu là gì? Trước tiên, cần hiểu khí hậu là gì? Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Trong vòng 1000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và có thể nói là ổn định. Thế nhưng, trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển, nhân loại bắt đầu khai thác than đá, dầu lửa, sử dụng các nhiên liệu hoá thạch... cùng với các hoạt động công nghiệp tăng lên, nhân loại bắt đầu thải vào bầu khí quyển một lượng khí CO2, nitơ ôxít, mêtan... tạo ra Hiệu ứng nhà kính, khiến cho nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và đã tạo ra các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay. Như vậy, biến đổi khí hậu trái đất có thể định nghĩa là sự thay đổi bất thường của khí hậu so với trung bình hoặc so với dao động thông thường của khí hậu trong một thời gian dài. Biến đổi khí hậu diễn ra trong hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển gây ra bởi các quá trình tự nhiên bên trong hoặc tác động bên ngoài hoặc do các hoạt động của con người. 2
- III. Tại sao biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu? Biến đổi khí hậu chính là vấn đề toàn cầu có nguy cơ hủy diệt lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển của mình. Chúng tôi có thể khẳng định như vậy là bởi 3 lý do: 1. Phạm vi ảnh hưởng: Tất cả chúng ta đều chung một bầu khí quyển và biển sâu. Do đó khi biến đổi khí hậu xảy ra thì nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới, không loại trừ một ai, trên khắp các châu lục. Hiện thực đã chứng minh, biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu: Bắc Mỹ: năm 2005, cơn bão Katrina đánh vào vùng Gulf Coast, khiến 1,836 thiệt mạng. Mỹ Latinh: 10/2005, bão Stan đổ bộ vào Guatemala, Mexico, El Salvador, Nicaragua và Costa Rica: cướp đi hơn 1500 sinh mạng. Caribbean: 4/2008, cuộc biểu tình và nổi loạn kéo dài 1 tuâng ở Haiti về vấn đề tăng giá lương thực khiến 5 người chết vào hơn 200 người khác bị thương. Châu Âu: sóng nhiệt năm 2003 khiến gần 35000 người ở 9 quốc gia thiệt mạng. Vào mùa hè năm 2007, người dân Anh đã phải chịu trận lụt lội kinh hoành gây thiệt hại 4 tỉ USD. Châu Phi: lũ lụt ở Mozambique vào tháng 2 và 3 năm 2000 gây lụt toàn bộ đất nước trong 3 tuần, cướp đi sinh mạng hàng nghìn người. 7/2007, những trận mưa như trút nước đã gây lũ lụt ảnh hưởng đến hàng triệu người ở 22 quốc gia Châu Phi và làm bùng phát bệnh dịch tả khiến 68 người thiệt mạng. Châu Á: vào tháng 7/2005, ở Mumbai đã đo được lượng mưa cao chưa từng thấy là 944 mm cướp đi hơn 1000 mạng sống. 5/2008, bão Nargis đổ bộ vào Burma làm chết 150.000 người và ảnh hưởng tới 2,4 triệu người khác. Australia: Kể từ năm 2003, Australia phải trải qua hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử, nhiều thành phố phải đối mặt với việc thiếu nước nghiêm trọng, nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Bắc cực: việc băng tan đang gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân bản địa. Đây chỉ là những thảm họa tự nhiên đã diễn ra gần đây do biến đổi khí hậu đã gây ra tại một vài nơi trên thế giới nhưng tại tất cả các châu lục của Trái đất. Rõ ràng là với tốc độ tăng nhiệt độ của Trái đất nhanh như hiện nay thì những thảm họa do biến đổi khí hậu sẽ diễn ra trên phạm vi toàn cầu. 2. Biến đổi khí hậu đe doạ đến vấn đề tồn tại của con người. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Nhân đạo toàn cầu (GHF) công bố cuối tháng 5.2009, biến đổi khí hậu cướp đi sinh mạng của khoảng 315 nghìn người và ảnh hưởng tới 325 triệu người/năm. Ước tính, sự đói nghèo, dịch bệnh và thảm hoạ - hậu quả của biến đổi khí hậu - còn nâng số người thiệt mạng và ảnh hưởng lên gấp đối vào năm 2030. Biến đổi khí hậu còn làm thiệt hại hơn 12 tỉ USD/năm và dự kiến tăng thành 340 tỉ USD/năm vào năm 2030. Biến đổi khí hậu trước hết sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên nhanh chóng trong đó nhiệt độ tăng lên nhanh nhất ở Bắc cực và Nam cực, sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng... Cũng theo nghiên cứu, những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất. Nhiều khu vực sẽ nóng nhanh hơn nhiều lần, trong khi nhiều vùng lại lạnh đi, 3
- tạo nên tình trạng biến đổi bất thường cho trái đất. Kéo theo đó là các đới khí hậu sẽ biến đổi, phá hủy các hệ sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Trái đất nóng lên làm tan băng ở 2 cực, do đó nước biển dâng lên dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn của những đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven biển. Trái đất có 7 tỷ người và hiện giờ, có đến hơn một nửa số người này sống ở các vùng duyên hải trong phạm vi 100 km trở lại vùng bờ biển của các lục địa. Nước biển dâng lên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng tỷ người này. Đối với Việt Nam, mực nước biển có khả năng dâng cao 1m vào cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân.1 Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng thêm 1 độ C, lượng mưa trên thế giới sẽ tăng thêm 1%/năm. Tuy nhiên, lượng mưa lại không được phân bổ đồng đều, khiến nhiều vùng chịu mưa lớn trong khi các vùng khác phải trải qua hạn hán. Những thay đổi trong chế độ mưa, hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra gây giảm sản lượng lương thực trên phạm vi toàn thế giới, đe dọa đến mạng sống của loài người. Biến đổi khi hậu toàn cầu gây ra sự gia tăng tần suất các thảm họa thiên nhiên với mức độ tàn phá ngày càng cao khiến tỉ lệ người chết, bị thương và mất nhà cửa tăng lên nhanh chóng, điển hình như đợt lũ lụt khủng khiếp ở Ấn Độ, Bangladesh và Nepal vào năm 2007. Đợt lũ này đã làm hơn 400 người chết, 28 triệu người bị ảnh hưởng và hàng triệu hécta nông nghiệp ngập chìm trong nước. Tính chất bất bình thường của các trận mưa, tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên gây ra tình trạng khan hiếm nước ở một số khu vực. Theo ước tính, khi nhiệt độ trung bình tăng 4 độ thì các khu vực Địa Trung Hải, Nam Phi và nhiều khu vực ở Nam Mỹ sẽ bị giảm tới 70% lượng nước ngọt. Nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt còn đe dọa sự sống của hơn 3 tỉ người ở khu vực Trung Đông và Ấn Độ. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng một số nguy cơ đối với người bệnh, thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. Một nghiên cứu được LHQ công bố tháng 5/2009 cho thấy biến đổi khí hậu đã và đang trực tiếp làm tăng tỉ lệ bệnh sốt rét, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Và cũng theo tổ chức WHO, trái đất nóng lên có thể sẽ làm hơn 150.000 người chết và 5 triệu người bị mắc các chứng bệnh khác nhau. Con số trên có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến sự sống của loài người ở hiện tại và cả trong tương lai của những thế hệ mai sau. Và như tuyên bố của cựu TTK LHQ Ông Kofi Annan: “Biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng nhân đạo thầm lặng. Vì vậy, đó là thách thức nhân đạo lớn nhất trong thời đại của chúng ta”.2 3. Cấn có sự nỗ lực chung của toàn nhân loại để giải quyết được vấn đề Khí quyển và các biển sâu là tài nguyên chung của cả thế giới. Có những tài nguyên rõ ràng thuộc về một nước nhưng lại có ý nghĩa đối với cộng đồng thế giới như rừng nhiệt đối, những môi trường sinh thái đặc biệt và các loài động thực vật. Bất kì hành động nào của một số nước tác động đến những cái chung toàn cầu đều ảnh hưởng đến nước khác. Do đó, việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu không phải là công việc riêng của bất kì mỗi quốc gia nào mà đổi hỏi cần có sự phối hợp hành động của các nước trên thế giới. Bất kể là nước giàu hay nước nghèo đều có đóng góp vào sự biến đổi của khí hậu ngày hôm nay và tác động của biến đổi khí hậu cũng không chừa bất cứ quốc gia nào. Trong 1 http://www.bulletin.vnu.edu.vn/btdhqghn/Vietnamese/C1177/2009/08/N26196/?1 2 http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Khoa-Hoc-Cong-Nghe/Bien-Doi-Khi-Hau-Hiem-Hoa-Cua-Con-Nguoi-Trong- Tuong-Lai.html 4
- việc giải quyết vấn đề này, tất cả mọi người trên Trái đất sẽ không có ai thắng và cũng không có ai thua, không ai có thể khoanh tay đứng ngoài. Trước sự đe dọa ấy, mọi người đều giống nhau về mặt số phận. Thế giới không thiếu tài chính cũng như không thiếu năng lực công nghệ để ứng phó. Nếu chúng ta không ngăn chặn được biến đổi khí hậu thì đó chỉ vì chúng ta không có được ý chí chính trị để cùng nhau hợp tác. Thực sự đã đến lúc cần có một cơ chế hành động chung để giảm thiểu biến đổi khí hậu. B. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới an ninh và kinh tế thế giới I. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới an ninh thế giới Dưới góc độ chính trị - an ninh, biến đổi khí hậu được xếp vào dạng vấn đề an ninh "phi truyền thống" và được xem như là một trong những thách thức lớn nhất đối với môi trường an ninh - phát triển toàn cầu trong những năm tới. Nhiều đánh giá cho rằng, tác động của biến đổi khí hậu đối hòa bình và an ninh của thế giới là rất lớn, khó lường, lâu dài, có thể còn nghiêm trọng hơn cả chủ nghĩa khủng bố quốc tế. “Biến đổi khí hậu đang tạo ra vấn đề an ninh phức tạp nhất kể từ thời chiến tranh Lạnh. Có rất nhiều lý do để tin rằng, vào thế kỉ 21, câu chuyện về an ninh sẽ được gắn kết cùng với sự biến đổi khí hậu. Lần cuối cùng thế giới này đối mặt với một thử thách phức tạp về an ninh là trong cuộc chiến tranh Lạnh. Nhưng những sự đe dọa vào thời điểm này thậm chí còn cao hơn, bởi kẻ thù lúc này là chính chúng ta, chính những lựa chọn của chúng ta”. Theo John Ashton - quan chức cấp cao về chính sách đối ngoại của Anh. Mâu thuẫn chính trị- xã hội giữa các quốc gia Biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng sự khan hiếm và làm thay đổi quá trình phân bổ các nguồn tài nguyên thiết yếu và có tầm chiến lược quan trọng như nước, đất trồng trọt..., làm trầm trọng thêm các thách thức an ninh phi truyền thống khác đang nóng bỏng hiện nay như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khoảng cách giàu-nghèo..., từ đó làm gia tăng nguy cơ bất ổn định, xung đột, khủng bố, làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn chính trị-xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước về chi phối, kiểm soát các nguồn tài nguyên thiết yếu của thế giới có chiều hướng gay gắt hơn có thể dẫn tới đối đầu về quân sự liên quan đến việc phân bố lại các nguồn lực của thế giới. 1. Khủng hoảng an ninh lương thực Khái niệm về An ninh lương thực: Hội nghị lương thực thế giới 1974, khái niệm an ninh lương thực được hiểu theo nghĩa hẹp là “sự sẵn có của nguồn cung lương thực thế giới ở mọi lúc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong điều kiện biến đổi về sản xuất và giá cả lúa gạo”. Hội nghị lương thực thế giới năm 1996 đã mở rộng khái niệm an ninh lương thực theo chuỗi từ cấp độ cá nhân đến cấp độ toàn cầu và chuyển hóa từ lượng sang chất “An ninh lương thực đạt được ở mỗi cá nhân, mỗi hộ, mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, và cấp độ toàn cầu cầu khi tất cả mọi người, ở mọi lúc, mọi nơi đều có đủ chất dinh dưỡng cho cuộc sống” 5
- Có thể hiểu một cách nôm na, an ninh lương thực chính là đủ lương thực cho xã hội để không ai bị đói, người làm ra lương thực không bị nghèo đi so với mặt bằng chung của xã hội. Theo cảnh báo được đưa ra bởi Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế tại trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu (Washington, Hoa Kỳ). Đến năm 2050 sản lượng lương thực tại các nước đang phát triển có thể bị sụt giảm nghiêm trọng nếu con người không có biện pháp hạn chế và chống lại biến đổi khí hậu. Một trong những hậu quả là có thêm 25 triệu trẻ em suy dinh dưỡng. Tại Đông và Nam Á, việc thay đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chế độ mưa, tăng tần suất hạn hán và nhiệt độ trung bình, đe dọa nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tại vùng châu Phi cận Sahara, theo dự báo, chỉ đến năm 2020 lượng mưa sẽ giảm một nửa. Biến đổi khí hậu có thể làm sản lượng nông sản phẩm tổn thất đến 50%. Nếu không có hành động khẩn cấp, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, khiến số người bị thiếu đói và suy dinh dưỡng tăng vọt. Dự báo đến năm 2025, khoảng 5 tỷ người có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến sự khan hiếm nước và lương thực và vào năm 2020 sẽ có khoảng 60 triệu người có nguy cơ bị đói. 2. Xung đột tranh giành các nguồn tài nguyên giữa các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo rằng nguy cơ xảy ra xung đột và tranh giành các nguồn tài nguyên sẽ trở nên khốc liệt hơn do hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu Trái đất. Trong báo cáo của nhật báo Anh Guardian đưa ra vào tháng 3/2008 tiên đoán khả năng xung đột toàn cầu khi các nước tranh giành các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt còn lại. Trong bản báo cáo, các tác giả cũng bày tỏ sự quan ngại đặc biệt về hậu quả của biến đổi khí hậu ở Bắc cực, cảnh báo tình trạng bất ổn an ninh thế giới, đặc biệt tại châu Âu, khi các nước đổ xô đi tìm các mỏ dầu trong vùng biển Bắc cực. Trong tình hình này, một số quốc gia đã có chiến lược xoay xở để tìm kiếm thêm các nguồn tài nguyên, năng lượng. VD: Nhật Bản mở các cuộc đối thoại với các nước GUAM (Gruzia, Ukraine, Azerbaijan và Moldova) trên cơ thực hiện “ngoại giao tài nguyên”, tìm kiếm thỏa thuận với các nước Trung Á. Đây có thể xem là một cuộc chạy đua giữa Nhật Bản với Mỹ, Trung Quốc và Nga trong việc thắt chặt quan hệ với khu vực giàu tài nguyên Trung Á. Hàn Quốc cũng triển khai kế hoạch thiết lập “vành đai hợp tác năng lượng” với các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn như Nga, các quốc gia thuộc khu vực Trung Á, Mỹ Latinh, và Đông Nam Á. Sự ấm lên toàn cầu cũng khiến số lượng nguồn nước ngọt giảm dần. Trong tương lai tranh chấp nguồn nước sẽ trở thành một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn giữa các quốc gia3. Nếu những điều này xảy ra, cơ cấu địa-chính trị cũng như không gian chiến lược ở một số khu vực trên thế giới có thể có sự thay đổi lớn; sự bố trí quốc phòng - an ninh cũng có thể có những sự xáo trộn không nhỏ và động thái của các nước trong việc tìm kiếm và tranh giành các nguồn tài nguyên có thể làm thay đổi hình thái tập hợp lực lượng quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng, trong vài thập kỷ tới, tài nguyên sẽ được sử dụng như một loại "vũ khí" ngày càng quan trọng hơn để mặc cả lợi ích trong quan hệ quốc tế. Cạnh tranh 3 Theo báo News Sicentist. http://www.newscientist.com/article/dn18185-african-conflicts-spurred-by- warming.html 6
- ảnh hưởng giữa các nước về chi phối, kiểm soát các nguồn tài nguyên thiết yếu của thế giới có chiều hướng gay gắt hơn có thể dẫn tới đối đầu về quân sự liên quan đến việc phân bố lại các nguồn lực của thế giới. 3. Sự phân hóa giàu nghèo và chiến tranh Bên cạnh đó, việc nóng lên toàn cầu có thể làm cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn hơn. Báo cáo của LHQ cho thấy các quốc gia như Canada, Nga và nhiều nước châu Âu có thể thu lợi từ những thay đổi khí hậu vừa phải như tăng năng suất thu hoạch mùa vụ. Tuy nhiên, các nước như Ấn Độ và Trung Quốc hay châu Phi sẽ là những nước chịu thiệt hại. Điều này tạo nên sự mất cân đối lớn hơn giữa nguồn tài nguyên và mức sống, do đó xung đột rất dễ xảy ra. Vậy, tại sao hiện tượng trái đất ấm dần sao lại có thể liên quan đến hoà bình thế giới? Khi quyết định tặng giải thưởng Hoà bình cho nhà vận động về khí hậu Al Gore và cho Nhóm Chuyên gia Liên Chính phủ về Khí hậu Thay đổi do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, Ủy ban Giải Hoà bình Nobel của Na-Uy đã nói là tình trạng căng thẳng gây nên bởi sự thay đổi của môi trường toàn cầu có thể làm tăng “nguy cơ xung đột và chiến tranh trong nội bộ hoặc giữa các quốc gia”. Để chứng minh cho nhận định trên, chúng tôi sẽ phân tích xung đột ở Châu Phi và đặc biệt là xung đột ở Darfur. Xung đột ở Dafur được xem như “cuộc chiến đầu tiên” do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu toàn cầu, với hơn 200.000 người thiệt mạng và hơn 2,5 triệu người khác bị mất nhà cửa. Nguyên nhân đầu tiên của cuộc xung đột là do những người Ả Rập phân biệt chủng tộc - janjaweed - và những thế lực ủng hộ họ trong chính quyền Sudan phát động một chiến dịch tiêu diệt người Châu Phi và những nông dân Ả Rập khai hoang vùng Darfur bằng những cuộc tàn sát, cướp bóc, thiêu rụi hàng nghìn ngôi làng. Sự cạnh tranh ngày một sâu sắc hơn khi hoang mạc Sahara đang lấn dần về phía Nam, cát đang thay thế dần cho đất. Và chính sự nóng lên của trái đất vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tình trạng trên. Tháng 11 năm 2006, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về vấn đề biến đổi khí hậu đã cảnh báo rằng: Trong một phần tư thế kỷ tới, sự nóng lên của trái đất sẽ đe dọa cuộc sống của khoảng 65 đến 95 triệu người châu Phi, và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là vùng hoang mạc Sahara. Không khó để châm ngòi một cuộc chiến tranh mới ở vùng đất này. Ông Michael Klare- Giám đốc chương trình bảo vệ hòa bình thế giới đã nói rằng: “Ở Darfur, sự nóng lên của trái đất đang tạo ra và làm trầm trọng thêm làn sóng phân biệt chủng tộc, mà phân biệt chủng tộc lại chính là nguyên nhân cốt lõi của những xung đột”. Nhiều mâu thuẫn tại châu Phi đựợc ví như những mồi lửa chỉ cần một tia sét đánh trúng là sẽ bốc cháy. Tại phía bắc Kenya, các bộ tộc Turkana và quân đội có vũ trang giết người và cướp bóc, như một vòng luẩn quẩn của bạo lực đang bùng lên dữ dội sau 8 năm khô hạn. Tại Rwanda, người ta ngày càng tin rằng những cuộc diệt chủng ở châu lục này một phần bắt nguồn từ sự giành giật của quá nhiều người cùng tồn tại trên một diện tích đất canh tác chật hẹp. Đúng như nhận định của hai nhà khoa học Marshall Burke của trường Đại học California và David Lobell Đại học Standford của Mỹ, khi nhiệt độ tăng, sản lượng lương thực sẽ giảm do cây trồng sinh trưởng kém hơn. Ngoài ra năng suất lao động trong nhiều ngành kinh tế khác cũng giảm. Tình trạng đó khiến kinh tế tụt dốc. Khi nền kinh tế suy yếu, căng thẳng xã hội và nguy cơ xung đột sẽ tăng. 7
- 4. Bùng nổ làn sóng di cư Biến đổi khí hậu có thể gây ra những thảm họa toàn cầu về thiên nhiên - môi trường, đe dọa mạng sống hàng triệu người, làm bùng nổ các làn sóng di cư, thậm chí đe dọa sự tồn tại của nhiều quốc gia ở vị trí thấp so với mực nước biển. Theo Janos Bogardi, người đứng đầu Học viện Môi trường và An toàn con người thuộc trường Đại học Liên hợp quốc (LHQ) ở Bon, việc nóng lên toàn cầu sẽ khiến cho nguy cơ xung đột ngày càng gia tăng. Tác động gần nhất có lẽ sẽ là hiện tượng sa mạc hoá và sự suy thoái đất đai, điều này sẽ buộc hàng trăm triệu người phải rời bỏ nơi họ sinh sống ra trong một thời gian dài. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) sẽ có khoảng 200 triệu người di cư do môi trường vào năm 20504. Không giống như những người tị nạn chính trị có hy vọng quay trở về quê hương, những người tị nạn do khí hậu - những người chịu ảnh hưởng của việc mở rộng sa mạc Sahara (châu Phi) ra vùng lân cận hay những người dân đảo sống trong khu vực thấp so với mực nước biển có nhà bị nhấn chìm do nước biển dâng cao - sẽ vĩnh viễn phải chuyển đi. Nghiên cứu gần đây của ĐH Quốc phòng (học viện thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) cảnh báo: một trận lũ lụt lớn tại Bangladesh sẽ đẩy hàng trăm nghìn người di tản sang Ấn Độ, châm ngòi cho một cuộc xung đột tôn giáo, làm dịch bệnh lây lan và phá hủy nghiêm trọng các cơ sở hạ tầng. “Tình huống sẽ trở nên phức tạp cực kỳ nhanh chóng” - New York Times dẫn lời bà Amanda J. Dory, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ. Một số chuyên gia nhận định cuộc xung đột đẫm máu tại miền nam Sudan khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng thực chất là hậu quả của nạn hạn hán và tình trạng sa mạc hóa ở miền bắc nước này. Làn song di cư ồ ạt tạo nên một áp lực lên an sinh xã hội, khiến dân số tại các quốc gia có dân di cư (hợp pháp + bất hợp pháp) tăng nhanh, tạo nên áp lực lớn lên hệ thống giao thông, nhà ở, điện nước, hệ thống y tế và giáo dục. Gây nên sự bất ổn trong xã hội. Phần lớn những người dân di cư là đối tượng ít được bảo vệ, họ khó được tiếp cận các dịch vụ nhà ở xã hội nên sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm và không được chăm sóc sức khỏe tốt. Bạo lực cũng bùng phát tại các quốc gia có lượng người di cư lớn. Một lượng lớn dân di cư cướp đi việc làm của dân bản địa, dẫn đến các vụ xô xát xảy ra thường xuyên giữa dân bản địa và dân di cư. Bên cạnh đó, dân di cư thường được thuê với giá nhân công rẻ mạt, không đủ trang trải cuộc sống nên thường có các vụ cướp bóc, trấn lột trên đường phố, gây bất ổn xã hội. Một số quốc gia và những vùng đất trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề nan giải này như Bangladesh, Nigieria, Haiti, Bolivia, Ấn Độ ... 5. Nguy cơ khủng bố Tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ khủng bố. Theo New York Times, các chuyên gia Lầu Năm Góc và các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng khủng hoảng do khí hậu gây ra có thể dẫn nhiều chính phủ đến sụp đổ, tạo điều kiện cho các tổ chức khủng bố hoạt động mạnh mẽ hơn và có thể gây bất ổn ở tầm khu vực. Các nghiên cứu quân sự - tình báo mới đây cho biết trong vòng 20-30 năm tới, những vùng dễ bị tổn thương như tiểu vùng Sahara, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á sẽ phải đối 4 Trích Báo cáo “Tìm kiếm nơi trú ẩn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên tình trạng di cư và mất chỗ ở của con người” (In Search of Shelter: Mapping the Effects of Climate Change on Human Migration and Displacem ent) của Tổ chức Care 8
- mặt với nạn thiếu lương thực, khủng hoảng nguồn nước, lụt lội nghiêm trọng..., và do vậy có thể dẫn đến việc Mỹ phải nhảy vào cứu trợ nhân đạo hoặc có phản ứng quân sự. Điều này sẽ tạo cho các lực lượng khủng bố có tính chất thù địch với Mỹ có cớ để tiến hành các hoạt động khủng bố nước Mỹ cũng như các quốc gia khác. Chúng tôi xin đơn cử một ví dụ, vào năm 2002 Thủ lĩnh của tổ chức Al Qaeda Osama Bin Laden đã buộc tội Mỹ về việc “phá huỷ thiên nhiên với những rác thải công nghiệp và khí ga của nước này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử". Cáo buộc này của Osama Bin Laden làm dấy lên phong trào chống Mỹ, đẩy tới nguy cơ có thêm một vụ 11/9. Về phần mình, Mỹ sẽ gia tăng các hoạt động chống khủng bố, thành lập liên minh các nước chống khủng bố, ráo riết truy lùng và tiêu diệt quân khủng bố, làm tăng thêm mối thù địch giữa các nhóm khủng bố nói chung và Al Queda nói riêng đối với Mỹ, đe dọa an ninh khu vực cũng như thế giới. Trong một phát biểu của mình, Đô đốc Joseph Lopez - cựu chỉ huy quân đội NATO tại Bosnia cho biết: “Hạn hán, thời tiết khắc nghiệt, đất canh tác bị thoái hóa - đó là những khó khăn ta có thể thấy do sự biến đổi khí hậu. Những thay đổi trong tự nhiên sẽ kéo theo những chuyển biến trong xã hội. Càng nghèo đói, càng nhiều những cuộc di cư bất đắc dĩ, càng nhiều người thất nghiệp thì càng có điều kiện phát triển cho chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố”5. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính sự biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những nguyên nhân gây ra khủng bố và nó có tác động không nhỏ tới nền an ninh của từng quốc gia và an ninh chung của thế giới. Kết luận Đối phó với những thách thức đa chiều và phức tạp của vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng trở thành ưu tiên quan trọng trong chiến lược an ninh, đối ngoại của các nước lớn và được cộng đồng quốc tế quan tâm rộng rãi. Nhận thức toàn cầu về những nguy cơ tiềm tàng từ vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được nâng cao. Nhiều đánh giá cho rằng, cần có cách tiếp cận và phương thức mới trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại- an ninh để đối phó với thách thức này như thiết lập các "mạng lưới ngoại giao" toàn cầu, kết hợp chặt chẽ ngoại giao - quốc phòng - an ninh - bảo vệ môi trường... Trong những năm tới, xu thế chung là hợp tác quốc tế và khu vực để đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu sẽ được tăng cường, tập trung vào quá trình thiết lập cơ chế hợp tác, nghiên cứu và đánh giá tác động, xây dựng biện pháp phòng ngừa và nghiên cứu công nghệ, năng lượng mới. Mặc dù vậy, quá trình hợp tác sẽ còn gặp nhiều khó khăn, trắc trở do còn nhiều sự khác biệt về lợi ích giữa các nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu (chẳng hạn như việc giảm chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của nhiều nước), tính ràng buộc trong các cơ chế hợp tác chưa cao, việc đánh giá tác động, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả đỏi hỏi đầu tư lớn và công nghệ phức tạp...6 II. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu tới kinh tế thế giới Không chỉ là nguyên nhân cho những vấn đề nan giải về an ninh, biến đổi khí hậu còn được dự báo là sẽ tác động mạnh tới nền kinh tế thế giới, không chỉ ở những nước đang phát triển mà cả ở các quốc gia phát triển phương Tây. Tuy nhiên, phải nhận thức rằng 5 The CAN Corporation, National Security and the Threat of Climate Change 6 http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?newsid=154814&catid=8 9
- nếu tình trạng biến đổi khí hậu càng trở nên tồi tệ thì những quốc gia nghèo, đang phát triển sẽ là những nạn nhân đầu tiên và sẽ chịu những thiệt hại nặng nề hơn là những quốc gia giàu, phát triển. Đối với tổng thể nền kinh tế thế giới, Thủ tướng Anh Gordon Brown khẳng định tình trạng ấm lên của trái đất có thể gây nên một cuộc khủng hoảng kinh tế mà mức độ thiệt hại vật chất của nó lớn hơn cả hai cuộc chiến tranh thế giới và đại suy thoái gộp lại. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu chủ yếu ảnh hưởng tới nền kinh tế của các nước nghèo 7. Còn đối với các nước giàu, sự thay đổi nhiệt độ không có ảnh hưởng đáng kể tới tăng trưởng. Ảnh hưởng ở đây bao gồm: ảnh hưởng tới sản lượng (như thu hoạch trong nông nghiệp) và ảnh hưởng tới khả năng phát triển của nền kinh tế (như tác động tới vốn đầu tư). Để so sánh, người ta ước tính được sự gia tăng 1oC sẽ gây thiệt hại trong nông nghiệp của các nước nghèo 2.37%, còn của các nước giàu chỉ 0.34%. Sự tác động của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế của mỗi nước phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế và cơ sở kinh tế của nước đó. Chúng tôi sẽ phân tích tác động của biến đổi khí hậu trên 2 nhóm nước: nhóm các nước giàu – những nước phát triển và nhóm các nước nghèo – những nước đang phát triển. 1. Đối với các nước nghèo Nghiên cứu sâu hơn về biến động nhiệt độ, họ đã tìm ra bằng chứng về ảnh hưởng của nhiệt độ tới các ngành kinh tế khác nhau của các nước nghèo: Trước hết là ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp. Hơn nữa, họ thấy rằng trong những năm có nhiệt độ nắng nóng cao, các nước nghèo cũng có sản lượng công nghiệp thấp, nhận được ít vốn đầu tư, xuất bản ít nghiên cứu khoa học hơn (nghĩa là có sự ảnh hưởng đến sự sáng tạo) và chính trị bất ổn định (sự thay thế liên tục các nhà lãnh đạo). Như vậy, đối với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào của khí hậu và thiên nhiên đều tác động trực tiếp lên nền nông nghiệp của những nước này. Phần lớn những nước nghèo tập trung tại khu vực châu Phi và Mỹ Latinh, là những nơi đang chịu tác động nhanh và mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Chúng tôi sẽ lấy trường hợp nước Cộng hòa Namibia ở châu Phi làm ví dụ để phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các nước nghèo. Trong những năm gần đây, các hiểm họa thiên nhiên như lũ lụt và hạn hán đã gia tăng ở châu Phi, gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế của các nước ở châu lục này. Trong đó có thể kể tới Namibia. Trong năm 2003-04 hạn hán đã gây thiệt hại $275 tỉ đô Namibia cho chính phủ nước này. Đây là một trong những nước khô hạn nhất ở châu Phi, với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các ngành sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. Ước tính 30% GDP của Namibia phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên (năm 2003), trong đó nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản chiếm khoảng 5% mỗi ngành. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ước tính thiệt hại ngành nông nghiệp vào khoảng 1.5% đến 3.5% GDP cộng thêm thiệt hại trong ngành đánh bắt thủy hải sản thì thiệt hại có thể lên tới 6.5% GDP. Hơn 70% dân số của Namibia sống phụ thuộc vào ngành nông nghiệp và trong kim ngạch xuất khẩu, nông nghiệp chiếm 40% và là hai ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, nên chắc chắn sẽ cản trở tốc độ phát triển kinh tế của Namibia. Do sự lệ thuộc đó vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên , có thể nói Namibia là 7 Climate Shocks and Economic Growth: Evidence from the last century (Climate Shocks and Economic Growth: Evidence from the Last Half Century (Melissa Dell, Benjamin F. Jones, Benjamin A. Olken). http://www.aeaweb.org/annual_mtg_papers/2009/retrieve.php?pdfid=218 10
- một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu. Và như vậy, kinh tế kém phát triển còn kéo theo tình trạng bất ổn xã hội, giáo dục, y tế nghèo nàn, lạc hậu. Về lâu dài, những hệ quả này lại chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói tại quốc gia này. 2. Đối với các nước giàu Chúng tôi lại lấy Mỹ để làm điển hình cho việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới kinh tế các nước giàu. Dữ liệu từ năm 1950 đến 2000 của Trung tâm phân tích chỉ số khí hậu, Viện tài nguyên thế giới tại Washington D.C. cho thấy các nước châu Phi góp phần 4.6% vào khí thải CO2 của trái đất trong thời diểm đó. Ngày nay, con số đó còn thấp hơn, chỉ 3.5% tổng lượng khí thải trái đất. Trong khi đó, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia thải nhiều khí gas nhà kính nhất, nhưng thiệt hại kinh tế của hai nước này do biến đổi khí hậu thấp hơn nhiều so với các nước nghèo như Namibia. Theo bảng số liệu dưới đây về thiệt hại GDP theo khu vực thì châu Phi là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất, còn Mỹ là nước có tăng trưởng GDP từ 0.5-1.1% tùy thuộc vào dao động tăng nhiệt độ. 11
- Biến đổi khí hậu cũng có ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp Mỹ nhưng do ở Mỹ nông nghiệp không phải ngành chủ đạo (chỉ chiếm 1.2% GDP năm 2009) nên thiệt hại không lớn như ở các nước nghèo. Tại Mỹ có vùng có hoạt động nông nghiệp có vùng không, nên ảnh hưởng nông nghiệp ở các vùng cũng khác nhau. Nhìn chung, khu vực phía bắc sẽ thuận lợi nhờ nhiệt độ ấm hơn kéo theo mùa vụ cây trồng dài hơn, trong khi khu vực phía nam phải chịu những tác động từ nhiệt độ vốn đã nóng lại tăng cao khiến năng suất giảm xuống và có thể thiếu nguồn nước. Và dựa trên ước tính thiệt hại GDP của Mỹ trong đồ thị thứ 2 trên, thiệt hại nông nghiệp cũng như tổng thiệt hại của Mỹ là không đáng kể so với các nước nghèo, đặc biệt là các nước châu Phi. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng buộc Mỹ phải chi ra những khoản ngân sách nằm ngoài ý muốn là hậu quả của nền công nghiệp Mỹ. Đó là những khoản như: chi phí bảo tồn nguồn nước, chi phí cứu hỏa cho các khu rừng, phí chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng do những nguyên nhân từ biến đổi khí hậu,… Tóm lại, biến đổi khí hậu trong nửa thế kỷ qua đã có ảnh hưởng tiêu cực tới các nước nghèo và dự đoán trong tương lai, chính các nước nghèo sẽ chịu thiệt hại kinh tế nặng nề nhất. Trong khi đó thiệt hại của các nước giàu, đặc biệt là nước Mỹ, là không đáng kể. 3. Dự đoán ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với kinh tế thế giới a. Báo cáo Stern8: Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi tốc độ tăng trưởng và phát triển. Sử dụng những kết quả từ các mô hình kinh tế chính thống, nhà kinh tế học người Anh, ông Nicholas Stern, đã công bố báo cáo Stern vào năm 2006. Đây là công trình nghiên cứu khoa học do Bộ Tài chính Anh yêu cầu ông thực hiện, dài 700 trang và là báo cáo được biết tới và bàn cãi nhiều nhất trong giới khoa học về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với kinh tế. Trong đó, ông ước tính rằng, nếu chúng ta không hành động, tổng chi phí và rủi ro chung do biến đổi khí hậu gây ra có thể tương đương với việc mất ít nhất 5% GDP toàn cầu/năm. Con số thiệt hại có thể tăng lên tới 20% GDP hoặc cao hơn nếu một loạt những rủi ro và tác động không được xem xét tới. Báo cáo Stern cũng khuyến cáo nên dành 1% GDP hằng năm của tất cả các nước trên thế giới, tức chỉ gần 350 tỉ USD, để đối phó với việc thay đổi khí hậu, hoặc phải gánh lấy thiệt hại khoảng từ 5 lần đến 20 lần khoản tiền này. b. Công trình nghiên cứu của nhóm 4 tác giả Mỹ từ các trường Đại học Yale, Cao đẳng Middleburry và Đại học Illinois9: Theo một nghiên cứu khác của Học viên nghiên cứu năng lượng điện, thuộc Bộ năng lượng Hoa Kỳ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các khu vực thị trường thế giới đã đưa ra các dự báo sau: 8 http://www.hm-treasury.gov.uk/sternreview_index.htm 9Robert Mendelson, ĐH Yale; Wendy Morrison, CĐ Middleburry; Michael E.Schlesinger và Natalia G. Andronova, ĐH Illinois. http://www.ambiente.sp.gov.br/proclima/artigos_dissertacoes/artigos_ingles/countryspecificmarketimpact sofclimatechange.pdf 12
- Bảng dự tính ảnh hưởng kinh tế tới các khu vực thị trường thế giới khi nhiệt độ trái đất tăng thêm 2oC (đơn vị tỉ đôla). Theo bảng dự báo trên, Châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh là các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi trái đất nóng lên, trong khi châu Âu và Bắc Mỹ lại được lợi. Thâm hụt của cả thế giới sẽ là $278 tỉ đôla, tức là khoảng 0.3% GDP. Phần lớn tổn thất xuất phát từ ngành nông nghiệp, với thâm hụt khoảng $215 tỉ đôla. Thâm hụt từ nước và năng lượng lần lượt vào khoảng $60 và $26 tỉ đôla. Thiệt hại khu vực bờ biển từ sự gia tăng mực nước biển gây ra khoảng $5 tỉ đôla thâm hụt và lâm nghiệp gây thiệt hại $27 tỉ đôla. Nếu chia thế giới thành những nước thuộc OECD10 và những nước không thuộc OECD thì thấy rằng nền kinh tế của các nước OECD sẽ thu được $69 tỉ từ sự nóng lên của trái đất, trong khi các nền kinh tế còn lại trên thế giới thâm hụt khoảng $348 tỉ đôla. Kết quả này chủ yếu phụ thuộc vào khí hậu mát mẻ hiện nay của các nước OECD, trong khi phần còn lại của thế giới có nhiệt độ nóng hơn. Kết luận: “Tiến bộ của nhân loại không phải tự dưng mà có và cũng không phải là một điều đương nhiên. Giờ đây, chúng ta đang đối mặt với thực tế là ngày mai cũng chính là ngày hôm nay. Chúng ta đang đối mặt với một tình huống hết sức khẩn cấp của ngày hôm nay. Trong bài toán nan giản này của cuộc sống và lịch sử, chúng ta thấy một vấn đề là có lúc mọi việc trở nên quá muộn màng… Chúng ta có thể kêu gào một cách vô vọng để thời gian ngừng trôi, song con tàu thời gian đâu có để ý đến tiếng cầu cứu, van xin nào, nó cứ lao đi một cách vội vã. Trong đống ngổn ngang hài cốt và tàn dư của nhiều nền văn minh nổi lên một dòng chữ đầy nuối tiếc: quá muộn mất rồi. Sau đây, chúng ta sẽ đi về đâu: sự hỗn loạn hay một cuộc sống cộng đồng” - Martin Luther King. 10OECD là tên viết tắt của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Developmen), là diễn đàn của các nước có thị trường phát triển nhất trên thế giới, hiện có 30 thành viên. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận hóa môi trường: Hiệu ứng nhà kính & biến đổi khí hậu đối với Việt Nam
23 p | 3017 | 755
-
Tiểu luận biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
28 p | 886 | 151
-
Tiểu luận Hóa môi trường: Hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu đối với Việt Nam
23 p | 387 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sinh kế người dân các xã vùng đệm vườn Quốc gia Cát Bà
106 p | 185 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre
148 p | 295 | 51
-
Tiểu luận Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và các vấn đề lương thực
45 p | 264 | 34
-
Tiểu luận bài tập nhóm:Biến đổi khí hậu và vấn đề toàn cầu
16 p | 206 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá hiện trạng vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho nông dân ven biển đồng bằng sông Hồng
30 p | 86 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm lưu trữ và truy xuất thông tin biến đổi khí hậu phục vụ cho các tổ chức nghiên cứu biến đổi khí hậu
103 p | 24 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh biến đổi khí hậu
90 p | 15 | 6
-
Tiểu luận môn Biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh vật ngoại lai xâm lấn
30 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chi tiêu chính phủ và vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước ASEAN giai đoạn 1990-2013
79 p | 42 | 5
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo tính bền vững của cơ cấu kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu
23 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái thích ứng với biến đổi khí hậu
103 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới quy hoạch phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
116 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu hiệu quả giảm nhẹ biến đổi khí hậu khi sử dụng nguồn nhiệt nước ngầm trong trường hợp lắp đặt hệ thống điều hòa không khí tại Viện Địa chất, phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
93 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu cho cộng đồng dân cư ven biển xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
72 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng
115 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn