Tiểu luận:Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Nhân tố nào mạnh hơn trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam giai đoạn 1975-1991
lượt xem 10
download
Bài viết được chia thành theo trình tự thời gian cho người đọc dễ so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn với nhau đồng thời có sự phân tích của cá nhân người viết thử đưa ra những lý giải cho những sự thay đổi giữa các giai đoạn đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Nhân tố nào mạnh hơn trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam giai đoạn 1975-1991
- BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO BÀI TẬP LỚN MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM II ĐỀ TÀI: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: NHÂN TỐ NÀO MẠNH HƠN TRONG CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1991 Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Ngân Lớp: A33 Hà Nội, tháng 4 năm 2009.
- MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ - 0 - TÓM TẮT......................................................................................................... - 2 - LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. - 3 - I. CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC..................................................... - 4 - 1. Chủ nghĩa dân tộc ................................................................................. - 4 - 2. Chủ nghĩa xã hội ................................................................................... - 4 - II. CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM TỪ 1949 - 1975 - 5 - III.CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975- 1991. .................................................................................................................. - 7 - 1. Từ đồng chí đến đối thủ: 1975 – 1989 ....................................................... - 9 - 1.1. Vấn đề Campuchia ............................................................................. - 9 - 1.2. Quan hệ của Việt Nam với Liên Xô ............................................ - 12 - 1.3. Tranh chấp biên giới lãnh thổ - biển đảo với Trung Quốc và vấn đề “nạn kiều” ............................................................................................... - 13 - i) Vấn đề “nạn kiều” ....................................................................... - 14 - ii) Vấn đề tranh chấp biên giới - biển đảo......................................... - 15 - 2. Từ đối thủ trở lại đồng chí: 1989 - 1991 ................................................. - 15 - IV.CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM TỪ SAU 1991 ĐẾN NAY................................................................................................................. - 16 - KẾT LUẬN ..................................................................................................... - 19 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... - 20 - -1-
- TÓM TẮT Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng không có mấy giai đoạn xảy ra nhiều biến cố quan trọng chỉ trong gần 20 năm như giai đoạn 1975-1991. Nghiên cứu lịch sử hai nước giai đoạn này, người viết đã cố gắng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội: nhân tố nào mạnh hơn trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam giai đoạn 1975-1991?”. Bài viết được chia thành theo trình tự thời gian cho người đọc dễ so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn với nhau đồng thời có sự phân tích của cá nhân người viết thử đưa ra những lý giải cho những sự thay đổi giữa các giai đoạn đó. Cuối cùng người viết cũng nhận ra rằng, trong giai đoạn nghiên cứu thì chủ nghĩa dân tộc là nhân tố mạnh hơn, lấn lướt hơn chủ nghĩa xã hội trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam. Nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn này không phải là đề tài mới, nhưng bản thân đề tài mà người viết vẫn tìm ra điểm mới riêng của một đề tài không mới khi cố gắng nghiên cứu mặt nào ảnh hưởng mạnh hơn trong chính sách của Trung Quốc, từ góc nhìn của Trung Quốc đồng thời mới trong việc sử dụng các nguồn tài liệu mới. Nghiên cứu trên không chỉ có giá trị là cho người đọc hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong quan hệ Việt – Trung mà còn có giá trị cho hiện tại và tương lai. Trung Quốc giờ đây đang là con rồng đang nổi lên của Châu Á, lại nằm sát sườn với Việt Nam vì thế chính sách đối ngoại của Trung Quốc nói chung và chính sách với Việt Nam nói riêng không thể dính dáng đến chủ nghĩa dân tộc. Nhận thức được điều này, những người làm quyết sách của Việt Nam sẽ có thêm cơ sở để nhận thức những hành vi của Trung Quốc với Việt Nam đồng thời đưa ra những đối sách phục vụ tốt nhất cho mục tiêu bảo vệ lợi ích dân tộc trong quan hệ với Trung Quốc: độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. -2-
- LỜI NÓI ĐẦU Quan hệ Việt – Trung là mối quan hệ có ý nghĩa chiến lược với Việt Nam vì cùng một lúc trùng hợp ba yếu tố quan trọng: Trung Quốc vừa là nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, vừa là nước lớn lại vừa là nước láng giềng sát sườn Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ này cũng trải qua lắm thăng trầm, có lúc chiến tranh đã thực sự nổ ra. Bài viết này nhằm nghiên cứu quan hệ Trung - Việt trong giai đoạn có nhiều sự kiện quan trọng nhất với cả hai nước là từ 1975 đến 1991 nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam giai đoạn này thì nhân tố nào là nhân tố quyết định? Tuy chỉ nghiên cứu đề tài trong khoảng thời gian giới hạn từ 1975 đến 1991 nhưng trong bài người viết cũng có trình bày cả phần trước (từ 1949 đến 1975) và phần sau giai đoạn đó (1991 đến nay) để giúp người học có sự so sánh và thấy được tiến trình thay đổi chính sách của Trung Quốc với Việt Nam. Chính sách đối ngoại là sự nối dài của chính sách đối nội. Chính sách của một quốc gia đối với quốc gia khác hình thành trong sự tương tác giữa hai nhân tố chính sách đối nội bên trong quốc gia đó và môi trường quốc tế bên ngoài. Bài viết sẽ dựa vào giả định này để phân tích hai nhân tố trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam giai đoạn 1975-1991 để làm rõ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc thì nhân tố là nhân tố quyết định, cái nào chiếm ưu thế hơn. Mặc dù cả hai nhân tố này đều là nhân tố định tính, có lúc đan xen không tách rời nhau, có lúc cái này phục vụ cho cái kia nên rất khó xác định nhân tố nào chiếm ưu thế nhưng việc nghiên cứu này có tác dụng quan trọng đối với quá trình hoạch định chính sách của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Xác định được nhân tố chi phối chính sách của đối tượng khiến cho chúng ta có thể dự đoán hành động của đối tượng cũng như đưa ra những quyết sách phù hợp hơn cho đối tượng này nhằm bảo vệ lợi ích cao nhất của dân tộc mình. Bài viết là kết quả của quá trình học tập môn Chính sách đối ngoại Việt Nam II trong chương trình của Khoa chính trị quốc tế và Ngoại Giao, Học viện Ngoại Giao. Bài viết đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo bộ môn Chính sách đối ngoại Việt Nam II. Người viết xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới thầy Trần Trường Thuỷ, Tiến sỹ, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khu vực và Chính sách Đối ngoại, Viện nghiên cứu chiến lược và -3-
- Ngoại giao cùng cô giáo Nguyễn Phú Tân Hương, Thạc sỹ, giảng viên khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại Giao vì những góp ý nhiệt tình và chân thành của thầy cô. Người viết cũng mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. I. CHỦ NGHĨA DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC 1. Chủ nghĩa dân tộc Chủ nghĩa dân tộc theo định nghĩa chung nhất là tình cảm yêu nước của bất cứ người dân bình thường nào, nó khêu gợi tinh thần yêu nước của mọi người trong một quốc gia thống nhất. Nếu biết kiềm chế đúng mức, chủ nghĩa dân tộc sẽ động viên được cả một dân tộc để làm nên những điều kỳ diệu như phát triển kinh tế, khoa học, chống giặc ngoại xâm… Chủ nghĩa dân tộc nói đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị và xã hội quan trọng nhất trong lịch sử. Vậy nhưng, lịch sử Trung Quốc đã cho thấy chủ nghĩa dân tộc của họ mang màu sắc khác, một màu sắc cực đoan hơn nhuốm màu tư duy nước lớn, dân tộc Đại Hán. Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc bị giới cầm quyền bóp méo, trở thành thứ chủ nghĩa bá quyền nước lớn, nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia mình và gây ảnh hưởng tại các khu vực như Đông Nam Á, Châu Phi, Mỹ Latinh… Nhìn lại lịch sử Việt Nam và Trung Quốc từ năm 1975 đến sau bình thường hoá quan hệ năm 1991, chúng ta thấy không quá xa vời khi lo lắng về tác động của chủ nghĩa dân tộc lên cao của Trung Quốc đối với chúng ta như nó đã từng hiện hữu trong giai đoạn 1975-1991. 2. Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc mang đặc điểm rất riêng, từ quá trình chủ nghĩa xã hội được tuyên truyền vào Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc trở thành đảng cầm quyền ở nước này cho đến nay khi Trung Quốc đang phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Dưới thời chủ tịch Mao Trạch Đông, vị lãnh đạo này đã ký hiệp ước Hữu Nghị với Liên Xô năm 1950, trung thành với các học thuyết và đón nhận các cố vấn của Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi Khrushsev lên nắm quyền ở Liên Xô, không đồng tình với đường lối “phi Stalin hoá” (de-Stalinization) của ông này, Mao Trạch Đông đã đề xuất đường lối “xét lại” và thoả hiệp hơn với chủ nghĩa tư bản. Chủ tịch Mao tin rằng Trung Quốc cần -4-
- xây dựng mô hình chủ nghĩa cộng sản riêng của nước này. Kết quả là đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã thi hành đường lối đối ngoại độc lập và có xu hướng chống Liên Xô. Về đối nội, năm 1958, Chiến lược Đại Nhảy vọt được Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP) đưa ra với hoài bão tăng sản lượng sản phẩm trong công nghiệp và nông nghiệp lên trên cả Vương Quốc Anh trong vòng 15 năm. Mặc dù trong những ngày đầu chính phủ Trung Quốc tuyên bố sự tăng đột biến về sản lượng sản phẩm trong nông nghiệp và công nghiệp, song sau chỉ 1 năm, Đại Nhảy vọt đã dẫn đến nền kinh tế hoàn toàn bị sụp đổ, nạn đói giết chết hàng triệu người dân. Chưa kết thúc ở đó, giữa những năm 60, Mao Trạch Đông lại tiếp tục khởi xướng cuộc Đại Cách mạng văn hoá vô sản. Chính sách này giết chết hàng chục triệu người Trung Quốc, phần lớn là trí thức và những người có công với cách mạng, đẩy đất nước vào tình trạng cực kỳ hỗn loạn. Sau khi Mao Trạch Đông chết năm 1976, Đặng Tiểu Bình trở thành người có vị trí quan trọng nhất đất nước dù ông chỉ là Chủ tịch Uỷ ban Quân Uỷ Trung Ương. Đặng là người có công trong việc xây dựng lại đất nước Trung Hoa hoang tàn sau cuộc Cách Mạng Văn Hoá, khôi phục lại uy tín đang ở mức thấp nhất của CCP và Mao Trạch Đông. Ông cũng là người đề xướng việc “xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”, cùng với nó là hàng loạt những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là bắt đầu mở cửa cho Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế thế giới1. Như vậy chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc được tạo thành từ tư tưởng của Mác – Lênin, Chủ nghĩa Mao Trạch Đông, cùng với những đặc điểm riêng chỉ có ở Trung Quốc. Ở đây người viết không muốn có những đánh giá về chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc giai đoạn hiện nay mà chỉ muốn đặt nó vào giai đoạn 1975-1991 để thấy được rằng, tinh thần quốc tế vô sản, tình đoàn kết của những người cộng sản với nhau không phải là ưu tiên của những nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc trong giai đoạn này. Người viết sẽ tập trung phân tích sâu hơn ở phần sau của bài viết. II. CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM TỪ 1949 - 1975 Ở đây người viết chỉ nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý bàu của các nước phe xã hội 1 Communism in China, http://www.encarta.es/related_761573055_6/Communism_in_China.html, truy cập ngày 20/4/2009. -5-
- chủ nghĩa (XHCN) đặc biệt là từ Liên Xô và Trung Quốc. Giai đoạn đầu cuộc chiến khi sự giúp đỡ từ các nước là rất hạn chế, Việt Nam phải đối mặt với âm mưu chia rẽ lâu dài đất nước của đế quốc Mỹ và tay sai. Đến đầu năm 1958, khi Hiệp định Geneve đã không được thực hiện và đế quốc Mỹ và tay sai đã chuẩn bị can thiệp vào miền Nam Việt Nam, Việt Nam tuyên bố: “Cần phải nhấn mạnh hơn nữa quan điểm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là đứng hẳn về phe XHCN đứng đầu là Liên Xô”. Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều cả về vật lực lẫn cố vấn quân sự. Nếu không có những sự giúp đỡ đó, chúng ta có thể vẫn chiến thắng đế quốc Mỹ song sẽ khó khăn gấp bội. Theo các học giả Trung Quốc, Trung Quốc là người giúp đỡ chính của Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như trong đàm phán chấm dứt chiến tranh ở Geneve. Vì thế, nửa đầu của kháng chiến chống Mỹ thì quan hệ Trung Việt được coi là gần gũi và thân thiết. Trung Quốc, thông qua viện trợ quân sự, đã cố gắng tranh thủ Việt Nam, nhằm tăng ảnh hưởng và vị thế của mình trong khu vực, và cố gắng thuyết phục Việt Nam chấp nhận tạm thời chia cắt làm hai miền và củng cố tập trung những thành quả mà cách mạng đã đạt được ở miền Bắc. Lý do chính của hiện tượng này, theo một học giả Trung Quốc, là để Trung Quốc có thời gian giải quyết những vấn đề nội tại của chính đất nước Trung Quốc sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Lý do thứ hai là Trung Quốc e rằng Mỹ sẽ tiếp tục can thiệp vào khu vực, làm căng thẳng thêm tình hình và làm đe doạ đến an ninh Trung Quốc. Cuối cùng, đó là mong muốn cùng tồn tại hoà bình trong bối cảnh quốc tế và khu vực mới. Có một số giải thích cho sự giúp đỡ ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Việt Nam đặc biệt từ năm 1963. Thứ nhất, sự leo thang chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam có nguy cơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Trung Quốc. Thứ hai, thông qua giúp đỡ Việt Nam, Mao Trạch Đông muốn củng cố địa vị và uy tín của mình trong Đảng Cộng Sản và nhân dân Trung Quốc. Thứ ba, sự rạn nứt trong quan hệ Xô - Trung từ năm 1956 làm cho Trung Quốc càng cần phải chứng tỏ rằng mình là nước XHCN đích thực, có thể giúp đỡ Việt Nam hiệu quả. Cuối cùng, thông qua trợ giúp Việt Nam, Trung Quốc muốn chứng tỏ vị trí tiên phong và lãnh đạo của mình trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thế giới thứ ba. Tóm lại, thông qua giúp đỡ Việt Nam, Trung Quốc muốn thực hiện cả mục tiêu đối nội và đối ngoại. Nhằm thực hiện những mục tiêu đó, Trung Quốc đã có những thay đổi trong việc trợ giúp Việt Nam như: bố trí các lực lượng phòng không không quân, xây dựng các sân bay mới. Đặc biệt, khi Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1965, Trung Quốc sẵn sàng gửi -6-
- quân đội cùng nhân dân Việt Nam đánh Mỹ2. Có nghiên cứu cho rằng, trong thời gian từ năm 1950 đến 1978, Bắc Kinh đã viện trợ cho Việt Nam hơn 20 tỷ đô la Mỹ3. Tiểu kết, chúng ta phải công nhận rằng sự giúp đỡ của Trung Quốc với Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1949 - 1975, tạm bỏ qua những toan tính nước lớn của họ, đã góp phần quan trọng trong chiến thắng của Việt Nam với đế quốc Mỹ và các nước chư hầu. Đây cũng là giai đoạn mà quan hệ Việt – Trung nồng ấm nhất, tuy vẫn chưa thuần nhất là tình đồng chí – anh em của những người cộng sản mà chỉ nằm trong những chiến lược, những toan tính của nước lớn trong mối quan hệ với Liên Xô và Mỹ. Nhân tố xã hội chủ nghĩa trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam ở giai đoạn này thể hiện rõ rệt hơn ở những giai đoạn sau có nguyên nhân từ quan điểm lợi ích của bản thân Trung Quốc. Lợi ích của Trung Quốc ở giai đoạn này song trùng với lợi ích chống Mỹ của ta trong phần lớn các trường hợp. Khi Việt Nam đang thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống lại một nước đế quốc, nếu cuộc chiến đó thành công thì có thể tạo ra một biên giới , một đường biên an toàn cách ly Trung Quốc với các mối nguy cơ tư bản chủ nghĩa khác. Vậy là việc ta chiến thắng đế quốc Mỹ cũng có lợi về an ninh cho Trung Quốc. Đó là chưa kể đến lợi ích về mặt ảnh hưởng của Trung Quốc. Quan hệ nồng ấm với Việt Nam làm cho Trung Quốc ra dáng vai trò là anh cả của phe xã hội chủ nghĩa, nhất là khi nước này muốn giành lại vị trí này từ Liên Xô và muốn giành lại khu vực ảnh hưởng ở Đông Dương vốn sát sườn với mình nhưng trước nay vẫn có quan hệ thân Liên Xô hơn. Điều này quả là khó chấp nhận với “anh hai” Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc ở giai đoạn này chính sách với Việt Nam thể hiện rõ hơn mặt xã hội chủ nghĩa, song không phải là kiểu tinh thần quốc tế vô sản mà Karl Marx hằng mong đợi “Vô sản trên thế giới đoàn kết lại” mà đã nằm trong chính sách song trùng lợi ích với Trung Quốc, phần nào đó. III. CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975- 1991. Đây là giai đoạn chứng kiến sự rạn nứt chưa từng có, một khúc quanh lớn trong quan hệ Trung - Việt, từ đồng chí trở thành đối thủ khi chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra năm 1979, nhưng sau đó với nỗ lực của cả hai nước với xu hướng chung là đối thoại thay cho đối 2 Phạm Quang Minh, Quan hệ của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1964), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội, 2005. 3 King C. Chen, China's War with Vietnam 1979, Stanford, CA, Hoover Institution Press, 1987, tr. 27 -7-
- đầu của thời đại, hai nước đã bình thường hoá quan hệ năm 1991 rồi tiến tới phương châm quan hệ “Mười Sáu chữ vàng” năm 1999. Ở phần chính của bài này, chúng tôi sẽ khảo sát chính sách của Trung Quốc với Việt Nam vừa theo trình tự thời gian để cho người đọc thấy rõ sự chuyển biến bên trong mỗi vấn đề vừa theo chiều ngang của bốn vấn đề chính xuyên suốt trong quan hệ Trung - Việt giai đoạn này. Hai giai đoạn nhỏ của giai đoạn này mà người viết chia ra đó là từ năm 1975 đến 1989 và từ 1989 đến 1991. Sở dĩ có cách chia như vậy là vì hai giai đoạn này chứng kiến sự biến chuyển gần như hoàn toàn trong quan hệ Việt Nam – Trung Hoa, sau năm 1989 diễn ra một loạt những biến đổi lớn lao trên trường quốc tế, bên trong Trung Quốc và bên trong Việt Nam. Ở giai đoạn nhỏ đầu tiên từ năm 1975 đến 1989, người viết phân tích quan hệ Việt Nam – Trung Hoa trong bốn vấn đề lớn. Đó là vấn đề Campuchia, quan hệ của Việt Nam với Liên Xô, tranh chấp biên giới lãnh thổ - biển đảo với Trung Quốc và “nạn kiều”. Bốn vấn đề trên dù trong giai đoạn nào cũng là mối quan tâm hàng đầu của hai bên, tuy từng lúc và từng địa điểm mà có vấn đề được đặt lên cao hơn song đây vẫn là những trở ngại chính cho quan hệ Trung - Việt. Bốn vấn đề trên không tách rời nhau mà đan xen, đan cài, có mối quan hệ mật thiết, là tiền đề hoặc là hệ quả của nhau. Ví dụ như dù quan hệ thân thiết của Việt Nam và Liên Xô là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc song việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia và ở lại quá lâu lại là cái cớ cho hành động quân sự của Trung Quốc ở biên giới Tây bắc nước ta, và cũng là chủ đề chính mà Trung Quốc dùng để gây áp lực với Việt Nam trong những năm sau đó4. Bốn vấn đề đó, lúc biểu hiện ra vấn đề này là căng thẳng nhất, lúc lại là vấn đề kia trở thành điểm nóng trong quan hệ hai nước. Song chúng có giai điệu chung trong từng giai đoạn: khi mâu thuẫn về lợi ích đến đỉnh điểm thì dù có là vấn đề nhỏ nhất cũng có thể đẩy lên đến mức xung đột, nhưng khi hoà dịu là giai điệu chính của giai đoạn đó thì dù là vấn đề căng thẳng nhất cũng có thể tìm ra điểm chung để tháo gỡ. Tuỳ vào từng thời điểm mà bốn vấn đề trên biểu hiện ra ngoài mặt quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở những mức độ khác nhau. Xuất phát từ giả định đó, phần này người viết sẽ cố gắng trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam giai đoạn 1975 – 1991 có một sự thay đổi lớn về giai điệu chung (không gian để trên đó các vấn đề biểu hiện ra) từ căng thẳng và xung đột, đối đầu đến hoà dịu và đối thoại. 4 Brantly Womack, China and Vietnam – The Politics of Asymmetry, University of Virginia, 2006. -8-
- 1. Từ đồng chí đến đối thủ: 1975 – 1989 1.1. Vấn đề Campuchia Vấn đề Campuchia vừa là tiền đề nhưng cũng là hệ quả của quan hệ Trung - Việt giai đoạn này. Ngay từ những năm 60, những người lãnh đạo Trung Quốc trước mắt đã muốn coi vấn đề Campuchia là mũi nhọn để gây trở ngại cho Việt Nam bằng cách làm yếu Mặt trận đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương, phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ và lâu dài, bắt Campuchia thành nước lệ thuộc cũng như là bàn đạp của Trung Quốc để bành trướng xuống Đông Nam Á5. Sau ngày 17 tháng 4 năm 1975 nước Campuchia hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của bè lũ Lol Nol thân Mỹ, Trung Quốc đã ủng hộ cho Pol Pot – Ieng Sary chiếm quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Campuchiam, gạt Quốc trưởng Sihanouk và những người thân cận của ông, bắt đầu xây dựng một chế độ phát xít diệt chủng vô cùng tàn ác. Có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã cung cấp tiền của, vũ khí, quân dụng, 1500 cố vấn, 100.000 quân6 vào Campuchia để thành lập hàng chục sư đoàn mới gồm đủ bộ binh, thiết giáp, pháo binh, xây dựng và mở rộng các căn cứ hải quân, kho quân dụng, hệ thống hậu cần7. Rõ ràng đây là những bước đi có chủ đích của Trung Hoa nhằm dùng Campuchia của Pol Pot để kiềm chế, gây khó khăn cho Việt Nam. Dưới sự nâng đỡ của chính quyền Bắc Kinh, Pol Pot đã tiến hành chiến dịch tuyên truyền vu khống cho Việt Nam là “xâm lược Campuchia”, “âm mưu ép Campuchia vào Liên Bang Đông Dương do Việt Nam khống chế”8, ráo riết hô hào chiến tranh chống Việt Nam. Chính quyền Pol Pot còn phá hoại cuộc đàm phán với Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề biên giới để lấy cớ duy trì một tình hình ngày càng căng thẳng ở vùng biên giới Campuchia - Việt Nam. Nét đặc trưng của giai đoạn 1975-1978 là Campuchia trở thành tiêu điểm của sự đối đầu giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Việt Nam do Liên Xô ủng hộ, dù sự ủng hộ này rất hạn chế9. Đến giai đoạn 1986-1988, cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của nước ta lên tới đỉnh điểm. Trước thúc bách của hoàn cảnh thế giới và trong nước như thế, ta đã chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới nhưng cùng tồn tại hoà bình với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ để nhanh 5 Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, Hà Nội, tháng 10 năm 1979, tr. 74. 6 “Keng Piao’s [Geng Biao] Report of the Situation of the Indochinese Pennysula”, January 16, 1979, Issues and Studies, January 1981, tr.78-96 và tr.85-90. 7 Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, Hà Nội, tháng 10 năm 1979, tr. 78. 8 Như chú thích 6. 9 Xem thêm Bruce Elleman, Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict, 20/4/1996, http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/1996_Symposium/96papers/elleviet.htm, truy cập ngày 20/4/2009. -9-
- chóng khôi phục kinh tế, phát triển trong hoà bình (theo tinh thần của Nghị Quyết 13 tháng 5 năm 1988 của Bộ Chính Trị). Giai đoạn đấu tranh cách mạng nhằm giành thắng lợi hoàn toàn cho cách mạng Campuchia cùng với ảo tưởng về tình thế “không thể đảo ngược” (irreversible) của cách mạng Campuchia đã chấm dứt, ta phải đối mặt với tình thế là phải chiến đấu ngoại giao từng bước một để giải quyết vấn đề Campuchia. Cuộc đấu tranh ngoại giao này kéo dài mãi đến năm 1991 mới kết thúc bằng việc chúng ta bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia bằng Hiệp Định Hoà Bình Paris. Trong giai đoạn này, mặt chủ nghĩa bá quyền bành trướng của Trung Quốc thể hiện rõ nét hơn mặt xã hội chủ nghĩa là qua câu chuyện “giải pháp đỏ”. Đến nay vẫn chưa rõ liệu ai là tác giả của “giải pháp đỏ” này. “Giải pháp đỏ” nói gọn lại là việc chúng ta yêu cầu Nhà nước Campuchia của Hunsen thực hiện hoà hợp dân tộc thành lập chính phủ liên minh với Khmer Đỏ, những kẻ cũng tự xưng là cộng sản. Ý tưởng của người lập ra giải pháp đỏ này là vấn đề Campuchia sẽ được giải quyết giữa hai nước xã hội chủ nghĩa này Việt Nam và Trung Quốc nên sẽ gán ghép cho hai lực lượng thù địch là Nhà nước Campuchia thân Hà Nội và Pol Pot – Ieng Sary thân Bắc Kinh bắt tay với nhau. Tháng giêng năm 1989, Hunsen xuất bản cuốn sách “Campuchia – Con đường 10 năm” trong đó có dành một đoạn dài nói về giải pháp đỏ. Ông Hunsen cho rằng giải pháp đỏ thực sự là “sai lầm và nguy hiểm”, “là điều phi lý và trái đạo đức khi đánh đồng bọn tội phạm Pol Pot và đồng minh của chúng”, “giải pháp đỏ là con đường nguy hiểm rất lớn cho nhân dân Campuchia. Nó không thể nào hình thành được, bởi vì chúng tôi không đỏ được như người ta hiểu là có thể hoà đồng vào cái “đỏ” của bọn Pol Pot được”10. Đến thời điểm này chúng ta rõ ràng đã nhận ra hết những sự hoang đường trong giải pháp đỏ, song việc Trung Quốc không những không đồng ý giải pháp đỏ, như một nước cộng sản mà còn đem chuyện này nói với Mỹ và các nước phương Tây để chứng tỏ Việt Nam lắt léo, thủ đoạn, là đối tượng đàm phán không đáng tin cậy, bên ngoài thì hô to “chống diệt chủng” bên trong thì ép Phnômphênh thoả hiệp với bọn Pol Pot (!). Tiểu kết: như vậy về thực chất Trung Quốc là bá quyền hay xã hội chủ nghĩa và mặt nào thể hiện rõ nét hơn? Chúng ta thấy rằng, Trung Quốc có hai mặt: mặt xã hội chủ nghĩa và mặt bá quyền. Tính chất xã hội chủ nghĩa được thể hiện rõ nét về chính sách đối nội ở cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của họ. Còn đường lối đối ngoại của họ lại mang tính chất cổ truyền là bành trướng bá quyền. Cái “bất biến” của Trung Quốc là tham vọng bá quyền. 10 Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, tr. 39. - 10 -
- Nhưng những cái mà Trung Quốc sử dụng để thực hiện chính sách đó lại là “vạn biến”. Tuỳ theo lợi ích của họ mà từng lúc nước này có thể là bạn hay là thù. Câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình xem ra lại nói đúng nhất về chính sách đối ngoại của Trung Quốc lúc bấy giờ “Mèo trắng mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột”. Tại Đông Nam Á, khi Trung Quốc muốn chống hay muốn gây sức ép với chính quyền tư bản chủ nghĩa ở các nước này thì họ lập ra và giúp đỡ các đảng cộng sản ở Thái Lan, Myanmar (khi đó gọi là Miến Điện), Malaysia (Mã Lai)… Khi Trung Quốc thấy cần phải tranh thủ các chính quyền tư sản trong khu vực thì các đảng cộng sản kia lần lượt tiêu tan hết để phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc. Sau sự kiện thảm sát học sinh sinh viên biểu tình đòi dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, để xoa dịu phản ứng của Mỹ và phương Tây, Trung Quốc “hy sinh” nốt đảng cộng sản ở Mã Lai. Theo lệnh của Bắc Kinh, tổng bí thư đảng này ký kết đầu hàng chính quyền và tuyên bố giải tán đảng cộng sản. Trong vấn đề Campuchia thì càng rõ ràng. Trung Quốc tiếp tay cho chính quyền cộng sản giả danh Pol Pot ở Campuchia nhằm tạo sức ép lên Việt Nam, dùng Campuchia như một quân bài, một tay sai thay Trung Quốc làm suy yếu Việt Nam, không cho chúng ta có thời gian hoà bình ổn định để xây dựng đất nước. Ý tưởng này của Trung Quốc tình cờ trùng hợp với mối thù hằn vốn có giữa kẻ Khmer cực đoan Pol Pot với nhân dân Việt Nam, và hắn đã làm tay sai nhiệt tình cho Trung Quốc chống phá Việt Nam. Đồng thời ý tưởng của Trung Quốc cũng trùng với ý đồ của Mỹ. Tháng 12 năm 1975 sau khi thăm Trung Quốc đi Paris, cựu Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger đã nói “Mỹ đang tính toán việc dùng Trung Quốc để hạn chế ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực”. Đến khi xã hội chủ nghĩa đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, đáp lại lời đề nghị của ta rằng hai nước cùng đoàn kết để bảo vệ xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã nói rõ quan hệ với Việt Nam cũng chỉ nằm trong quan hệ giữa hai nước láng giềng trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Thực chất trong quan hệ với ta, Trung Quốc không dành cho ta ưu ái nào vì ta và Trung Quốc cùng là xã hội chủ nghĩa so với các nước ASEAN khác. Ngay trong “giải pháp đỏ” dường như sẽ làm hài lòng Trung Quốc nhưng Trung Quốc lại ưa giải pháp này vì nó không phù hợp với đường lối thân phương Tây vì mục tiêu “Bốn hiện đại” của Đặng Tiểu Bình chút nào. Cái mà Trung Quốc theo đuổi không phải là xã hội chủ nghĩa hay tinh thần quốc tế vô sản hay nghĩa vụ quốc tế nào như những năm 50, 60 thế kỷ trước mà mối quan tâm của nước này chỉ là lợi ích quốc gia, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành nhân tố chi phối mọi chính sách nhất là chính sách của nước này với Việt Nam. - 11 -
- Như vậy rõ ràng đã có câu trả lời cho câu hỏi mặt xã hội chủ nghĩa hay mặt bá quyền mạnh hơn trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam, đặc biệt điều này được thể hiện rất rõ trong vấn đề Campuchia và “giải pháp đỏ”. Quan hệ của Việt Nam với Liên Xô Cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực, và đặc biệt là với Việt Nam, giữa hai cường quốc xã hội chủ nghĩa Xô và Trung là điều dễ nhận thấy và dễ hiểu. Cuối thập kỷ 70 Việt Nam và Liên Xô còn tăng cường mối quan hệ hơn khi hai nước ký một hiệp định hợp tác quân sự vào ngày 3 tháng 11 năm 1978. Trung Quốc coi hiệp định này nhắm hướng vào mình11. Theo một học giả thì liên minh Liên Xô và Việt Nam khiến cho Việt nam trở thành cái “trụ” (linchpin) trong kế hoạch kiềm chế Trung Quốc của Liên Xô12. Do đó, từ quan điểm của Bắc Kinh kế hoạch bao vây Trung Quốc của Liên Xô đang sắp thành công. Hiện thực này đẩy Trung Quốc đi xa hơn trong việc quyết định đưa quân vào Việt Nam tháng 2 năm 1979. Dù quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong thập kỷ 60 và đầu những năm 70 nhìn chung là tốt, nhưng sự khác biệt về chính sách giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng rộng ra sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng 9 năm đó, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn sang Bắc Kinh, Trung Quốc đã thể hiện rằng họ rất lo lắng về mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Liên Xô. Dù mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục xấu đi trong những năm sau đó nhưng nó chỉ trở thành thảm hoạ khi xảy ra nạn Kiều (người Việt gốc Hoa đồng loạt bỏ về nước mùa xuân và mùa hè năm 1978) và tranh chấp biên giới - biển đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa (sẽ được phân tích sâu hơn ở phần sau) cũng như việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Trong khi đó ngày càng nhiều có biểu hiện tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô khi Việt Nam trở thành thành viên của COMECON. Theo nguồn tin của chính phủ Mỹ, tháng 8 năm 1978, 4000 cố vấn Liên Xô đến Việt Nam, đến tháng 9, Liên Xô bắt đầu viện trợ quân sự cả hàng không lẫn đường biển cho Việt Nam bao gồm máy bay, tên lửa, xe tăng và đạn dược đến 3/11/ 1978 thì Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác. Trung Quốc cho rằng Hiệp định này nhằm vào Trung Quốc khi điều sáu của Hiệp định này nói rằng Việt Nam 11 Bruce Elleman, Sino-Soviet Relations and the February 1979 Sino-Vietnamese Conflict, 20/4/1996, http://www.vietnam.ttu.edu/vietnamcenter/events/1996_Symposium/96papers/elleviet.htm, truy cập ngày 20/4/2009. 12 Robert A.Scalapino, “The Political Influence of the USSR in Asia”, trong Donald S.Zagoria (chủ biên), Soviet Policy in East Asia, New Haven, Yale University Press, 1982, tr.71. - 12 -
- và Liên Xô sẽ ngay lập tức tham khảo ý kiến của nước kia nếu nước này bị tấn công hoặc có nguy cơ bị tấn công.13 Mặc dù Việt Nam tuyên bố Hiệp ước với Liên Xô chỉ là để ngăn chặn những hành động phiêu lưu của Trung Quốc, lãnh đạo Bắc Kinh vẫn coi Hiệp ước này là dấu hiệu nguy hiểm với Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình đã công khai tuyên bố “liên minh quân sự” mới giữa Liên Xô và Việt Nam thực sự là một phần trong mục tiêu lâu dài là bao vây Trung Quốc của Liên Xô. Như vậy lo sợ về việc bị Liên Xô bao vây và tranh giành ảnh hưởng ở Đông Dương làm cho Trung Quốc phải hành động mà bước đầu tiên là thử xem Liên Xô có thực sự tuân thủ Hiệp ước với Việt Nam không. Đặng Tiểu Bình thậm chí đã nói nhiều lần với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tháng 1 năm 1979 rằng chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ “đập tan những toan tính của Liên Xô”14. Không còn nghi ngờ gì nữa, giữa ba nước xã hội chủ nghĩa đã từng là anh em đồng chí thì những toan tính của giới cầm quyền Trung Quốc không thể hiện ra chút gì là mặt chủ nghĩa xã hội cả mà chỉ đầy màu sắc của chủ nghĩa dân tộc, với lợi ích dân tộc được đặt lên cao nhất, không phân biệt bạn – thù. Chúng ta như bắt gặp lại tư duy của ngoại giao phương Tây “Không có bạn thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu”15 trong quan niệm của Trung Quốc thời kỳ này. Tranh chấp biên giới lãnh thổ - biển đảo với Trung Quốc và vấn đề “nạn kiều” Sở dĩ hai vấn đề này người viết gộp lại trong một đề mục vì cả hai đều không phải là bản chất của xung đột trong quan hệ Trung Việt mà chỉ là biểu hiện của từng tình huống cụ thể của mối quan hệ này, nó chỉ là hình thức chứ không như hai vấn đề trên, mang tính mâu thuẫn bản chất về lợi ích giữa hai nước. Giả thuyết về song trùng lợi ích và mâu thuẫn lợi ích lại phát huy tác dụng ở đây. Khi lợi ích của hai quốc gia mâu thuẫn thì dù các vấn đề nhỏ thôi cũng sẽ trở thành chất xúc tác làm cháy bùng lên xung đột giữa hai nước đó, trở thành cái cớ cho xung đột “nóng”. Còn khi lợi ích song trùng, trong xu thế quốc tế là hoà dịu thì những 13 Ramesh Thaku và Carlyle Thayer, Soviet Relations with India and Vietnam, New York, St. Martin's Press, 1992, tr. 61. 14 Robert A. Scalapino "Asia in a Global Context: Strategic Issue for the Soviet Union," trong Richard H. Solomon and Masataka Kosaka (chủ biên), The Soviet Far East Military Buildup, Dover, MA. , Auburn House Publishing Company, 1986, tr. 28. Xem thêm John Blodgett, "Vietnam: Soviet Pawn or Regional Power?" trong Rodney W. Jones and Steven A. Hildreth (chủ biên), Emerging Powers Defense and Security in the Third World , New York, Praeger Publishers, 1986, tr. 98. 15 Câu nói nổi tiếng của nhà ngoại giao Anh Palmerson. - 13 -
- vấn đề bên lề cũng rất dễ tìm được tiếng nói chung hơn, dễ dàng đi vào xu thế đối thoại hơn nhiều. Áp dụng giả thuyết trên vào trường hợp này, chúng ta thấy vấn đề người Hoa ở Việt Nam và tranh chấp biên giới - biển đảo là vấn đề có nguồn gốc lịch sử và luôn luôn tồn tại trong quan hệ hai nước. Nhưng chỉ đến khi bị đem ra làm cớ cho thái độ hiếu chiến của một số lãnh đạo, dưới sức mạnh của bộ máy tuyên truyền, kích động vấn đề một cách sai lệch cho nhân dân một nước thì hai vấn đề này mới trở thành ngòi châm cho các cuộc chiến tranh đối đầu trực tiếp giữa hai nước. i) Vấn đề “nạn kiều” Việt Nam là nước có cộng đồng người Hoa sống ở hải ngoại đứng thứ 2 trên toàn thế giới chỉ sau Singapore16, mà số đông những người Hoa này sống ở Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Trước năm 1975, ở miền Bắc, người Hoa được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ như công dân Việt Nam. Ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng cho phép người Hoa vào quốc tịch Việt Nam và hưởng nhiều điều kiện dễ dàng trong việc làm ăn sinh sống. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh đã không công nhận sự thật này mà muốn lợi dụng lực lượng người Hoa ở bên trong Việt Nam phục vụ cho những ý đồ của mình. Những người này đã kích động tâm lý dân tộc trong huyết thống những người Việt gốc Hoa, khơi lên phòng trào đòi trở lại quốc tịch Trung Quốc, mở ra những tờ báo kích động người Hoa ở Việt Nam nhằm tuyên truyền sai trái sự thật. Do những nguyên nhân về cải cách kinh tế ở các tầng lớp dân cư trong xã hội sau khi kết thúc Đại Hội Đảng IV của Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 12 năm 1976, lãnh đạo Việt Nam quyết tâm đưa miền Nam bắt kịp với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Điều này bao gồm cải cách chế độ sở hữu và tài sản của những người Việt gốc Hoa ở Việt Nam. Sự thật là do sợ hãi bị tước hết tài sản và của cải, những người này đã trốn khỏi Việt Nam từ đầu những năm 1978. Những nhà cầm quyền Trung Quốc đã dựng lên cái gọi là “nạn kiều” để mở một chiến dịch công khai chống lại nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nạn kiều thực sự chỉ là một sự cưỡng bức người Hoa ở Việt Nam ồ ạt di cư sang Trung Quốc. Trung Quốc thậm chí còn ngang ngược đưa hai tàu sang Việt Nam “đón nạn kiều” mặc dù không hề nêu vấn đề này trước đó. Nhưng trước quyết tâm của nhân dân Việt Nam giữ vững chủ quyền của mình, Trung Quốc đã phải rút hai tàu về và ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Rõ ràng chủ nghĩa dân 16 Cũng theo 4. - 14 -
- tộc cực đoan đã giúp Trung Quốc dễ dàng hơn trong việc làm điều sai trái là vu khống dối gạt nhân thế giới, nhân dân Trung Quốc, người Việt gốc Hoa về vấn đề “nạn kiều”17. ii) Vấn đề tranh chấp biên giới - biển đảo Sau giai đoạn căng thẳng nảy lửa mà bảo vệ biên giới đã trở thành cái cớ chính thức để Trung Quốc đem quân sang đánh bất ngờ Việt Nam (trong khi lý do không chính thức là để “dạy cho Việt Nam một bài học”), vấn đề tranh chấp biên giới biển đảo vẫn luôn luôn là mối quan tâm lớn của Trung Quốc trong âm mưu phục vụ ước mơ bá quyền từ ngàn xưa của tổ tiên. Sau chiến tranh biên giới, dù Trung Quốc đã tuyên bố rút quân về nước nhưng thực tế một thời gian dài sau đó họ vẫn bố trí nhiều quân đoàn có trang bị vũ khí dọc biên giới Trung - Việt. Những trận đánh lẻ tẻ mang tính khiêu khích diễn ra sau đó nhiều năm. Những người lãnh đạo Trung Quốc còn nhiều lần đe doạ “cho Việt Nam bài học thứ hai”, thậm chí còn “nhiều bài học nữa”18. Trung Quốc còn không ngừng đưa tin về những hoạt động quân sự của họ ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nghiên cứu quân sự cho thấy rằng chỉ cần chiếm được Hoàng Sa với căn cứ hải quân trên đảo, máy bay Trung Quốc có thể dễ dàng bay đến tất cả các nước trong khu vực Biển Đông, nắm quyền kiểm soát Đông Nam Á. Đây không thể là những điều mà một nước xã hội chủ nghĩa có thể làm với đồng chí của mình: mặt bá quyền coi chủ nghĩa dân tộc là trên hết đã hoàn toàn lấn lướt trong chính sách của Trung Quốc với Việt Nam giai đoạn trước bình thường hoá. 2. Từ đối thủ trở lại đồng chí: 1989 - 1991 Giai đoạn này chứng kiến sự hoà dịu hiếm có trong quan hệ Trung - Việt. Nguyên nhân đưa đến sự hoà dịu này thì có thể có nguyên nhân khách quan từ tình hình thế giới và chủ quan từ bản thân Trung Quốc như sau. Tình hình thế giới có những biến chuyển cực kỳ mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội mà đứng đầu là Liên Xô có những dấu hiệu suy yếu dần dẫn đến sụp đổ. Trước đó chiến tranh lạnh được coi là đã kết thúc khi hai nhà lãnh đạo hai cường quốc Xô và Mỹ gặp nhau ở Malta (Địa Trung Hải, tháng 12 năm 1989). Sự việc này đánh dấu sự cải thiện đáng kể trong quan hệ Xô - Mỹ. Xô - Mỹ đã hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực mà không cần đến sự có mặt của Trung Quốc. Đồng thời sự kiện Thiên An Môn làm Trung Quốc phải nhận lấy sự chỉ trích và trừng phạt từ các nước phương Tây, gây trở ngại cho mục tiêu thân phương 17 Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, Hà Nội, tháng 10 năm 1979, tr. 84. 18 Như chú thích 17, tr. 92. - 15 -
- Tây để thực hiện “Bốn hiện đại hoá” của Trung Quốc. Sau khi Việt Nam rút phần đông số quân ở Campuchia thì liên minh Đông Nam Á cùng Trung Quốc chống Việt Nam đã dần tan vỡ. Các nước ASEAN khi đó cũng lo ngại chính sách bành trướng của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc không giúp đỡ các đảng cộng sản cũng như vấn đề Hoa kiều. Sau khi Việt Nam hoàn tất việc rút quân ở Campuchia thì các nước Mỹ, ASEAN, Nhật … đi vào cải thiện quan hệ với Việt Nam19. Chính sách đối đầu với Việt Nam của Trung Quốc giờ đây không hợp nữa và Trung Quốc không muốn chậm chân. Những hành động trên không thể nói đến mặt xã hội chủ nghĩa mà chỉ là lợi ích quốc gia, chủ nghĩa dân tộc lên trên hết. Giai đoạn này đã đến lúc mà lợi ích của Trung Quốc và Việt Nam lại trùng nhau trong việc tham gia bình thường hoá quan hệ của hai nước. Vì thế như đã định sẵn, câu chuyện bình thường hoá diễn ra đơn giản đến không ngờ. Ngày 5-10 tháng 11 năm 1991 sau khi Hiệp định hoà bình về Campuchia được ký kết ở Paris, Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đi thăm chính thức nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa để hoàn tất việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Nhưng sự thật là trong khi lãnh đạo Việt Nam vẫn mong muốn Trung Quốc cùng với Việt Nam dựng lên thành trì bảo vệ xã hội chủ nghĩa chống đế quốc thì Trung Quốc đã xác định mối quan hệ với Việt Nam là “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau), “đồng chí nhưng không đồng minh”. IV. CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM TỪ SAU 1991 ĐẾN NAY Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Các cuộc gặp gỡ giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn hàng năm. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm “16 chữ vàng” thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên 19 Do Thi Thuy, The Implimentation of Vietnam – China Land Border Treaty: Bilateral and Regional Implications, S.Rajathaman School of International Studies, Singapore, 5/3/2009, tr.7. - 16 -
- cũng đã thoả thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hai bên đã ký Thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ. Các cuộc đàm phán về 3 vấn đề biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển (Biển Đông) đã thành công và hai bên đã đi đến ký kết các văn kiện quan trọng. Hiệp định phân định biên giới trên đất liền ký ngày 30 tháng 12 năm 1999; Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hợp tác nghề các ở Vịnh Bắc Bộ ngày 25 tháng 12 năm 2000; về vấn đề Biển Đông, dù còn là tâm điểm trong tranh chấp chủ quyền của cả Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã tiến hành 12 vòng đàm phán cấp chuyên viên về vấn đề trên biển, tăng thêm hiểu biết về lập trường của nhau. Giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đã ký Tuyên bố về cách ứng xử ở biển Đông (DOC), hiện đang trong quá trình trao đổi để đi vào triển khai, tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC)20. Những hợp tác khác trên các lĩnh vực văn hoá kinh tế, thương mại, giáo dục, khoa học…cũng được tăng cường hơn bao giờ hết21. Tiểu kết: Nhờ vào giai điệu hợp tác quen thuộc làm nền mà chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam thời kỳ này có phần mềm dẻo hơn. Có thể lý giải điều này trong tương quan về lợi ích của Trung Quốc với Việt Nam. Lợi ích của Trung Quốc ngày nay là duy trì hoà bình ổn định để tập trung phát triển kinh tế, song trùng với lợi ích về một môi trường khu vực và quốc tế ổn định của Việt Nam. Lợi ích trong quan hệ với Việt Nam bao trùm cả mặt an ninh quốc gia, phát triển kinh tế, tăng cường vị thế. Trong quan hệ với ASEAN, Trung Quốc cũng coi ASEAN là đối tượng quan trọng trong chính sách của mình co vị trí địa chính trị, địa kinh tế: ASEAN là lá chắn phía Nam trực tiếp bảo vệ an ninh quốc gia cho Trung Quốc, ASEAN còn là thị trường lớn, tài nguyên phong phú cho các ngành sản xuất của Trung Quốc. Sau sự kiện 11 tháng 9, việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc, làm Trung Quốc lo sợ mất ảnh hưởng trong khu vực này. Trung Quốc cần Việt Nam trong quan hệ với ASEAN vì Việt Nam là thành viên tích cực và có uy tín của ASEAN. 20 Đại sứ quán nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Quan hệ Việt – Trung, ra ngày 22 tháng 10 năm 2007, http://www.vnemba.org.cn/vi/nr050706234129/, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2009. 21 Về quan hệ Việt Trung sau khi bình thường hoá, xem thêm: Chang Paoming, “Vietnam and China: New opportunities and New Challenges”, Contemporary Southeast Asia, Vol 19, số 2, tháng 9 năm 1997; Carlyle A.Thayer, “Sino – Vietnamese Relations: From Friendly neighbours to Comprehensive Partners”, RSIS Commentaries, 9/7/2008, in lại với tên là “Positive Moves in Sino – Vietnam Relations”, The Strait Times, 14/7/2008. - 17 -
- Chính sách Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn từ năm 1991 đến nay mang nhiều màu sắc khác nhau: chút màu chủ nghĩa xã hội khi hai nước cùng đổi mới kinh tế theo hướng thị trường dù tên gọi có khác nhau: Trung Quốc gọi là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economic system)22 trong khi Việt Nam gọi nền kinh tế mình đang hướng tới là kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mang định hướng xã hội chủ nghĩa (socialist state-run multi-sectorial market mechanism)23 khi hai nước trao đổi hợp tác nghiên cứu lý luận về xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường; một chút màu của chủ nghĩa bá quyền nước lớn trong việc giải quyết tranh chấp biên giới biển đảo; một chút màu của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi khi Trung Quốc thản nhiên để cho các hoạt động thương mại tiểu ngạch (buôn lậu ở biên giới) làm ảnh hưởng xấu đến Việt Nam24… Nhưng nổi lên trên hết là phông nền của lợi ích quốc gia chi phối các giá trị khác, chính sách Trung Quốc với Việt Nam nói riêng, chính sách đối ngoại của mọi quốc gia trên thế giới nói chung trở về với giá trị gốc của nó là lấy lợi ích quốc gia làm cơ sở hoạch định. 22 Ang Chen Guan, Vietnam-China Relations Since the end of the Cold war, Institute of Defense and Strategic Studies, Nanyang Technological University, 11/1998, tr.25. 23 Như chú thích 22. 24 Đỗ Tiến Sâm, “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ sau khi bình thường hoá năm 1991: thành tựu, vấn đề và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, 2002, tr.12. Xem thêm Hoài Sơn, “Buôn bán với Trung Quốc: cán cân quá lệch”, Diễn đàn doanh nghiệp, số 79, ngày 06/10/2004, tr.4. - 18 -
- KẾT LUẬN Theo xu hướng chung về hoà bình, ổn định và phát triển của thời đại, Việt Nam cũng đã khép lại quá khứ, hướng đến tương lai với Trung Quốc, nỗ lực hết mình để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân hai nước. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta quên bài học mà lịch sử dân tộc để lại cho chúng ta giai đoạn 1975-1991. Nổi lên trên hết trong chính sách của Trung Quốc với ta giai đoạn này là mặt chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bá quyền, còn mặt xã hội chủ nghĩa đã bị che lấp, lấn lướt. Nghiên cứu vấn đề này giúp chúng ta nhận rõ bộ mặt thật của Trung Quốc trong lịch sử, nhận ra những sai lầm về nhận thức đối tượng của chúng ta thời kỳ đó và rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quan hệ với quốc gia láng giềng to lớn này trong thời đại ngày nay. Ngày nay dù hai nước đã bình thường hoá nhưng tính chất bá quyền vẫn còn ảnh hưởng nặng nề trong chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam như trong quan hệ thương mại vùng biên, như trong tranh chấp biển Đông... Quan hệ với Trung Quốc chúng ta phải hết sức tỉnh táo, mềm dẻo linh hoạt nhưng cũng phải giữ nguyên tắc cao nhất là bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc. Những bài học quý giá của lịch sử nói chung và giai đoạn 1975-1991 trong quan hệ với Trung Quốc nói riêng cho chúng ta trở về với những giá trị căn bản của chính sách đối ngoại: đó là lợi ích quốc gia là trên hết25. 25 Xem thêm Hoàng Tú, “Lợi ích quốc gia là trên hết”, Kỷ yếu hội thảo 50 năm Ngoại Giao Việt Nam, Học viện Quan hệ Quốc tế ngày 22 tháng 8 năm 1995, tr. 52-54. - 19 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
33 p | 4452 | 666
-
Tiểu luận: Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc
10 p | 1137 | 232
-
TIỂU LUẬN: Nghiên cứu đường lối của Đảng qua các thời kỳ về việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
32 p | 1125 | 204
-
Tiểu luận chủ nghĩa xã hội đề tài gia đình
27 p | 4305 | 201
-
Đề bài " Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và CNXH trong tiến trình cách mạng Việt Nam."
8 p | 620 | 196
-
Tiểu luận:Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và
15 p | 422 | 104
-
Tiểu luận: Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
31 p | 515 | 71
-
Tiểu luận đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
40 p | 254 | 70
-
Tiểu luận triết học "Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam"
28 p | 176 | 62
-
TIỂU LUẬN: Biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh
11 p | 609 | 61
-
Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
27 p | 317 | 51
-
Tiểu luận Chủ nghĩa xã hội khoa học: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc
19 p | 188 | 38
-
Đề tài triết học " V.I.LÊNIN VỚI CHỦ NGHĨA TAM DÂN CỦA TÔN TRUNG SƠN "
16 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với Liên minh châu Âu từ năm 2004 đến nay
91 p | 58 | 15
-
TIỂU LUẬN: Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ tự cường đổi mới và sáng tạo
22 p | 108 | 10
-
Tiểu luận: Nguồn gốc hình thành và nguồn gốc quyết định đến bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh
20 p | 55 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa Chủ nghĩa dân tộc kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế và Hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
136 p | 33 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn