intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với Liên minh châu Âu từ năm 2004 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

58
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của luận văn là phân tích những tác động đa chiều bao gồm cả tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của Liên minh châu Âu từ năm 2004 đến nay, trên cơ sở đó rút ra những những bài học kinh nghiệm cho quá trình hội nhập của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Tác động của chủ nghĩa dân tộc đối với Liên minh châu Âu từ năm 2004 đến nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- LÊ THỊ BÍCH PHƢƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ HÀ NỘI – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- LÊ THỊ BÍCH PHƢƠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số chuyên ngành: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM QUANG MINH HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Phạm Quang Minh. Em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Quốc tế học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian học Cao học. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng nhƣ vật chất trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2016 Học viên Lê Thị Bích Phƣơng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 1 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 6 6. Cấu trúc nội dung luận văn ........................................................................... 6 7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận Văn ................................... 6 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU .... 8 1.1. Khái quát về Chủ nghĩa dân tộc ............................................................. 8 1.1.1. CNDT – khái niệm và quá trình hình thành ........................................... 8 1.1.2. Những mặt tích cực và tiêu cực của CNDT .......................................... 12 1.1.3. CNDT trong tương quan với Chủ nghĩa khu vực; Chủ nghĩa toàn cầu........ 16 1.2. Khái quát về Liên minh Châu Âu – EU và vấn đề CNDT ................. 19 1.2.1. CNDT ở Châu Âu từ thế kỷ XVII đến trước Chiến tranh thế giới II ..... 19 1.2.2. CNDT Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai đến trước 2004 ........ 22 Tiểu kết ........................................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2004..................................................... 25 2.1. Khái quát bối cảnh Châu Âu từ 2004 đến nay .................................... 25 2.2. Những yếu tố làm nổi lên CNDT ở Liên minh Châu Âu từ năm 2004 ..... 27 2.3. Đặc điểm CNDT ở một số nƣớc châu Âu trong quá trình hội nhập vào Liên minh châu Âu ................................................................................. 31 2.4. Tác động tích cực ................................................................................... 32 2.4.1. Chính trị ................................................................................................ 33 2.4.2. Kinh tế ................................................................................................... 35 2.4.3. Văn hóa ................................................................................................. 38
  5. 2.5. Tác động tiêu cực ................................................................................... 40 2.5.1. Chính trị: Ly khai và bất ổn .................................................................. 40 2.5.2. Kinh tế: Suy thoái và phân rẽ................................................................ 47 Tiểu kết ........................................................................................................... 54 CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY VÀ BÀI HỌC CHO ĐÔNG NAM Á .................................................................................... 55 3.1. Triển vọng cho mối quan hệ này........................................................... 55 3.2. Bài học cho Đông Nam Á trong xử lý mối quan hệ giữa CNDT và CNKV ............................................................................................................. 59 Tiểu kết ........................................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNDT Chủ nghĩa dân tộc CNQT Chủ nghĩa quốc tế CNKV Chủ nghĩa khu vực EEC European Economic Community Cộng đồng kinh tế Châu Âu EFSF European Financial Stability Facility Quỹ bình ổn định tài chính châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập khu vực là 1 trong những xu thế chính chi phối tình hình chính trị kinh tế thế giới kể từ sau chiến tranh lạnh kết thúc. Sự ra đời của các liên minh khu vực mà trong đó Liên Minh Châu Âu (EU) là biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa và khu vực hóa. Những thành công mà EU và các tổ chức khu vực khác nhƣ ASEAN dƣờng nhƣ dần củng cố niềm tin về một thế giới đại đồng vì lợi ích và an ninh chung. Nhƣng gần đây, những biến động của nền kinh tế, chính trị thế giới đã để lộ chủ nghĩa dân tộc1 (CNDT) đang nảy nòi và phát triển ở EU và các khu vực khác. Vậy đâu là mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Quốc gia dân tộc và Chủ nghĩa khu vực; và làm sao để đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực đang là vấn đề mà không chỉ các nhà học giả, các chính trị gia mà các nhà quyết sách đứng đầu các chính phủ cũng đang rất quan tâm. Một cách tổng quát, EU đã giải quyết tốt những thách thức của CNDT trong quá trình liên kết khu vực và vực dậy nền kinh tế khu vực trong giai đoạn khó khăn nhất đầu thế kỷ XXI sau cuộc khủng hoảng kép. Nhiều ý kiến cho rằng EU đang suy yếu và các xu hƣớng cổ xúy CNDT cực đoan đang trỗi dậy; vậy hình thái của chúng là gì, mức độ biểu hiện ra sao và đang gây ra những thách thức gì đối với sự tồn tại và phát triển của khối liên minh khu vực này? Ngƣợc lại, lần mở rộng mới nhất năm 2013 cũng nhƣ những thành tựu cân bằng kinh tế mới đây phải chăng vẫn chứng tỏ EU với những giá trị của mình vẫn rất hấp dẫn với quốc gia khác và có thể trở thành mẫu hình phát triển và hội nhập khu vực cho các quốc gia và khu vực khác. Vậy đâu là những bài học và kinh nghiệm quý cho quá trình hội nhập và liên kết khu vực trên thế giới nói chung và với Việt Nam cũng nhƣ hội nhập khu vực Đông Nam Á nói riêng? Bài nghiên cứu sẽ đi sâu để giải quyết những vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở ngoài nước - Trong sách “International Politics on the world stage” (Chính trị học thế giới trong bối cảnh quốc tế), cuốn sách đƣợc Tiến sĩ John T.Rourke, chủ nhiệm 1 Thuật ngữ Chủ nghĩa dân tộc trong bài nghiên cứu đƣợc sử dụng để chỉ Chủ nghĩa Quốc gia dân tộc. Việc so sánh nội hàm các khái niệm sẽ đƣợc đề cập đến trong các phần sau của bài nghiên cứu. 1
  8. khoa Chính trị học tại Đại học Connecticut biên soạn (tái bản lần thứ 8 năm 2001 do nhà xuất bản McGraw-Hill/Dushkin ấn hành) phân tích rõ ràng, sắc sảo, soi chiếu nền chính trị thế giới từ cấp độ hệ thống quốc tế, cấp độ quốc gia đến cấp độ cá nhân, ông luôn cố gắng đối chiếu những chiều hƣớng phát triển khác biệt trong nền chính trị thế giới về các vấn đề cơ bản nhƣ cấu trúc các thể chế, an ninh toàn cầu và an ninh quốc gia, kinh tế quốc tế trên cả hai phƣơng diện cạnh tranh và hợp tác, vấn đề bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, phẩm giá con ngƣời và các giá trị toàn cầu chung. Về CNDT, cuốn sách dành một phần riêng để đánh giá hai phƣơng hƣớng chính trị cơ bản của các chủ thể quan hệ quốc tế trong thời kỳ hiện đại, một là phƣơng hƣớng chính trị truyền thống lấy nền tảng là CNDT, coi CNDT là động lực phát triển; định hƣớng chính trị thứ hai là các quốc gia lựa chọn con đƣờng phát triển đất nƣớc đƣợc dựa trên chủ nghĩa xuyên quốc gia, nhấn mạnh vào hợp tác và liên kết quốc tế. Cũng trong phần này, John T. Rourke giới thiệu những khái niệm cơ bản về dân tộc, quốc gia dân tộc và CNDT, trình bày sự phát triển của CNDT, những mặt tích cực và tiêu cực CNDT mang lại cho mỗi quốc gia cũng nhƣ dự đoán về vai trò của CNDT trong tƣơng lai. - Cuốn “Imagined Communities: reflections on the Origin and Spread of Nationalism” (Các cộng đồng đƣợc tƣởng tƣợng ra: những ý nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc) của Benedict Anderson đã đƣa ra một cách nhìn mới về dân tộc và chủ nghĩa dân tộc với tƣ cách là những “cộng đồng đƣợc tƣởng tƣợng ra”. Ông đi vào phân tích nguồn gốc và sự bành trƣớng của Chủ nghĩa quốc gia/dân tộc và khẳng định nó là tác nhân chi phối đến lịch sử nhân loại trong thế giới cận hiện đại. Với mục đích ban đầu là những nghiên cứu phục vụ cho chính trị học, xã hội học nhƣng tác phẩm đã vƣợt qua những mục tiêu ban đầu đó của mình và nắm giữ vai trò to lớn trong công cuộc nghiên cứu về CNDT trên thế giới. Cũng nhƣ John T. Rourke, Benedict Anderson cho rằng CNDT không có tính cố hữu mà là một sản phẩm do sự phát triển của con ngƣời và tạo vật văn hóa (cultural artifacts) mà ra, theo ông, CNDT không phải cái có sẵn mà là cộng đồng đƣợc tƣởng tƣợng ra. Tác phẩm của Anderson đã dấy lên những tranh luận gay gắt về cộng đồng tƣởng tƣợng, lòng yêu nƣớc, chủ nghĩa thực dân. Đây thực sự là cuốn sách cần có để xác định thế nào là CNDT. 2
  9. Học giả Hans Kohn ngay từ giữa thế kỷ XX đã có những nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề CNDT và đã biên soạn thành công cuốn “The idea of nationalism: a study in its origins and background” (Quan điểm về CNDT: nghiên cứu về nguồn gốc và nền tảng của CNDT). Trong cuốn sách của mình Kohn trình bày cội nguồn của CNDT, những tác động của CNDT đối với các giá trị truyền thống, các cuộc cách mạng cũng nhƣ phân tích sự lan tỏa mạnh mẽ của nó trên toàn thế giới. Cũng đồng ý rằng CNDT là một hiện tƣợng lịch sử và đƣợc quyết định vởi các tƣ tƣởng chính trị cũng nhƣ cấu trúc xã hội nơi mà nó ra đời, Hans Kohn kết luận CNDT sẽ mang hình thái khác nhau ở những quốc gia, khu vực khác nhau. Qua phân tích quá trình phát triển và nghiên cứu so sánh những dạng thức khác nhau của CNDT, Hans Kohn muốn dự đoán hình thái cũng nhƣ tác động của CNDT trong tƣơng lai. Viết về châu Âu, cuốn “Nền tảng văn minh phƣơng Tây” của nhóm tác giả Mark Kishlansky, Patrick Geary và Patricia O’ Brien là công trình đáng chú ý. Bằng ngòi bút chân xác, cuốn sách đƣa ngƣời đọc đi dọc hành trình phát triển của châu Âu lục địa từ quá khứ đến hiện tại. Dù cuốn sách đã đƣợc dịch giả Lê Thành dịch sang tiếng việt, nhƣng vì trình bày diễn tiến lịch sử đồ sộ của cả một lục địa nên tác phẩm không tránh khỏi làm ngƣời đọc choáng ngợp trƣớc khối lƣợng kiến thức khổng lồ về những điều có thể coi đã làm nên bản sắc Châu Âu và là nguồn gốc để xây dựng Chủ nghĩa khu vực và cố kết các dân tộc khác nhau trên Châu lục này. Ở trong nước Thế giới đa chiều”, một tài liệu chuyên khảo về lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu khu vực học do TSKH. Lƣơng Văn Kế biên soạn và đƣợc Nxb Thế giới, Hà Nội xuất bản năm 2007. Có thể coi cuốn sách là tài liệu bắt buộc phải đọc cho những ai muốn nghiên cứu nghiêm túc về địa chính trị. Tài liệu chuyên khảo này cung cấp những khái niệm cơ bản về quốc gia, dân tộc, sức mạnh tổng hợp quốc gia, bản sắc văn hóa, tiếp xúc văn hóa trong toàn cầu hóa… cũng nhƣ cung cấp những kinh nghiệm trong quá trình Hội nhập Châu Âu, đặc biệt là xem xét Liên minh châu Âu đã giải quyết hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực nhƣ thế nào từ đó đƣa ra bài học xƣơng máu cho Việt Nam và cho khu vực Đông Nam Á. 3
  10. Ở Việt Nam hiện nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đề cập đến vấn đề Chủ nghĩa dân tộc châu Âu một cách đầy đủ. Trong các công trình và bài nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu Châu Âu, tạp chí Kinh tế chính trị thế giới, tạp chí Nghiên cứu lịch sử có những bài nghiên cứu tiêu biểu nhƣng các học giả chủ yếu đi vào mô tả quá trình hình thành dân tộc và tiến trình hội nhập EU của các quốc gia châu Âu nhƣ “Từ Cộng đông Than-thép Châu Âu đến EU 27: Quá trình hợp nhất Châu Âu nhìn từ lịch sử” của PGS.TS. Trần Thị Vinh, hay phân tích những động thái xây dựng chính sách đối ngoại của các nƣớc EU nhƣ bài nghiên cứu “Cuộc ganh đua dành quyền chủ đạo an ninh châu Âu” của học giả Trần Bá Khoa, hoặc đi vào nêu những lý luận nền tảng của xung đột và hợp tác, của chủ nghĩa khu vực nhƣ bài viết “Chủ nghĩa khu vực trong lịch sử” và “Khái niệm và cơ sở của xung đột trong quan hệ quốc tế” của PGS. Hoàng Khắc Nam bên cạnh một số bài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề dân tộc nhƣ “Hài hòa lợi ích dân tộc và khu vực: Những kinh nghiệm hội nhập của châu Âu cho Đông Á” đƣợc viết bởi TSKH Lƣơng Văn Kế, “Vấn đề dân tộc và phƣơng thức hình dung về cộng đồng dân tộc trong những chuyển biến của thế giới” của PGS.TS. Phạm Hồng Tung. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chƣa đi vào phân tích tác động của CNDT lên tiến trình hội nhập châu Âu. Việt Nam cũng đã xuất bản một số cuốn sách đƣợc các nhà tƣ tƣởng Mark – xít viết về CNDT. Tiêu biểu trong đó có cuốn “Bàn về chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa dân tộc” đƣợc viết bởi Lƣu Thiếu Kỳ. Từ góc nhìn giai cấp, tác phẩm thể hiện quan điểm khá gay gắt của Lƣu Thiếu Kỳ về cái mà ông gọi là “Chủ nghĩa dân tộc tư sản”, ông cho rằng, giai cấp tƣ sản cầm quyền đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, hô hào mình là đại diện của dân tộc, hành động nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc để lừa gạt nhân dân, lấy cái cớ để tiến hành bóc lột hoặc xâm chiếm các dân tộc nhỏ yếu hơn. Ngƣợc lại, ông ủng hộ chủ nghĩa quốc tế vô sản, hệ tƣ tƣởng nhằm vào lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân trong nƣớc và các dân tộc trên thế giới, đấu tranh vì một xã hội không có ngƣời bóc lột ngƣời. 4
  11. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Mục đích chính của luận văn là phân tích những tác động đa chiều bao gồm cả tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của Liên minh châu Âu từ năm 2004 đến nay, trên cơ sở đó rút ra những những bài học kinh nghiệm cho quá trình hội nhập của ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Làm rõ khái niệm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa khu vực và mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa khu vực, đánh giá vai trò của nhân tố quốc gia-dân tộc trong hội nhập và giải quyết các vấn đề nội khối EU ở Châu Âu từ năm 2004. 2. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của yếu tố dân tộc đối với quá trình hội nhập của EU từ 2004 khi liên minh tiến hành lần mở rộng lớn nhất. 3. Đánh giá mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa khu vực, rút ra một số bài học kinh nghiệm giải quyết hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích khu vực trong quá trình hội nhập và liên kết khu vực khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: Tác động của yếu tố chủ nghĩa dân tộc đối với quá trình phát triển và hội nhập của EU. Phạm vi: Bài nghiên cứu chú trọng khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay, thời điểm ở Châu Âu diễn ra lần mở rộng lớn nhất của tổ chức khu vực Liên minh Châu Âu về phía Đông. Đây đƣợc coi là một bƣớc tiến táo bạo để không những làm mạnh mẽ sức mạnh chính trị và kinh tế của EU trên trƣờng quốc tế mà còn thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện mục tiêu thống nhất Châu Âu và xây dựng bản sắc châu Âu vì một cộng đồng chung phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực tế sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai miền Đông và Tây của Châu Âu cũng nhƣ sự biến động tiêu cực của nền kinh tế thế giới sau cuộc Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và khủng hoảng nợ công, Châu Âu chìm vào vấn nạn suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và nguy cơ tan rã liên minh khu vực cận kề khi CNDT trỗi dậy rõ ràng nhất kể từ thời điểm liên minh khu vực này thành lập. 5
  12. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết đƣợc nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đặt ra, ngƣời viết vận dụng những phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, đặc biệt là phƣơng pháp liên ngành của khu vực học, lý thuyết về hội nhập khu vực và quốc tế, hỏi ý kiến chuyên gia; ngoài ra còn dựa trên những kiến thức của ngành dân tộc học và chính trị học. 6. Cấu trúc nội dung luận văn Nội dung Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng chính với bố cục và nội dung nhƣ sau: CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU cung cấp kiến thức tổng quát về các khái niệm, các yếu tố tác động và mặt tích cực, tiêu cực của CNDT đƣợc xem xét qua các thời kỳ lịch sử; tạo nền tảng cho các phân tích trong trƣờng hợp hội nhập khu vực của EU. CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỐI VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ NĂM 2004 có nội dung trình bày bối cảnh và những vấn đề thực tế EU đã và đang đối mặt từ 2004 đến nay, trả lời cho câu hỏi những biến động đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến CNDT của các nƣớc trong khu vực, phản ứng của các quốc gia và những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực mà CNDT đã mang đến cho tiến trình hội nhập của toàn khối. CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY VÀ BÀI HỌC CHO ĐÔNG NAM Á có tham vọng chỉ ra kịch bản tƣơng lai CNDT của Châu Âu, phân tích những điểm tƣơng đồng giữa hai tổ chức khu vực từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình hội nhập của khu vực Đông Nam Á. 7. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của Luận Văn Ý nghĩa khoa học của luận văn: - Về lý luận: qua những tổng hợp và phân tích về Chủ nghĩa dân tộc, mỗi tƣơng quan giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa khu vực, tác giả hi vọng sẽ cung cấp cái nhìn khách quan về bản chất của Chủ Nghĩa dân tộc và tác động của nó đến sự tồn vong và phát triển của một quốc gia. 6
  13. - Về thực tiễn: khu vực Liên minh Châu Âu EU hiện tại vẫn là hình mẫu phát triển cho rất nhiều tổ chức khu vực trên thế giới nhờ những thành tựu kinh tế xã hội và các giá trị hài hòa mà nó đã đạt. Nghiên cứu phản ứng của EU trƣớc những biến động thế giới mà đặc biệt là trong giải quyết mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa khu vực sẽ đem đến bài học hữu ích cho Việt Nam nó riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. 7
  14. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC Ở CHÂU ÂU 1.1. Khái quát về Chủ nghĩa dân tộc 1.1.1. CNDT – khái niệm và quá trình hình thành Thuật ngữ “dân tộc” (nation) vốn bắt nguồn từ gốc từ Latinh cổ “natio”. Trong thời kỳ cổ đại, thuật ngữ “natio” dùng để chỉ dân cư của một nhà nước hay một thành bang cố kết với nhau thông qua việc có chung một nguồn gốc hoặc một chủng tộc, quần cư trên một khu vực hoặc một vùng lãnh thổ xác định [47, tr.835]. Về cơ bản, dân tộc ra đời và hình thành cùng với sự phát triển về trí tuệ, tầm vóc, tƣ duy của con ngƣời từ những hình thái xã hội đầu tiên đến khi ra đời các quốc gia dân tộc. Từ những Thị tộc sơ khai hình thành dựa trên cơ sở quyền sở hữu công cộng về tƣ liệu sản xuất nhƣ đất đai, đồng cỏ, sông ngòi với tiếng nói, phong tục tập quán và nghi lễ tôn giáo chung đến Bộ Lạc có quan hệ và tập quán kinh tế tƣơng đồng, có chung tập tục và nghi lễ tôn giáo, thì cũng dần hình thành “ý thức tự giác Bộ lạc”. Song song với sự phát triển đó chính là quá trình tộc ngƣời, hay nói cách khác là sự phát triển của “ý thức tộc ngƣời”. Cũng phải khẳng định rằng, quá trình tộc ngƣời không chỉ phát triển một chiều theo hƣớng củng cố cộng đồng tộc ngƣời mà nó còn bao gồm quá trình li khai, thoái hóa, đồng hóa khiến ý thức tộc ngƣời suy giảm. Ý thức tộc ngƣời, hay sự cố kết trong cộng đồng tộc ngƣời đƣợc kích thích và gia tăng bởi sự khác biệt giữa các yếu tố văn hóa. Thực tế, khái niệm “dân tộc” là gì đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, học giả đƣa ra các định nghĩa riêng. Khoa học chính trị phƣơng Tây đã chỉ ra một số tiêu chí cụ thể của một để xác định một dân tộc: “Dân tộc là thuật ngữ dùng để chỉ những nhóm người rộng lớn được cố kết thành cộng đồng nhờ vào ý thức cuả họ về đặc trưng văn hoá và/ hoặc chính trị riêng. Ý thức đó có thể được hình thành trên cở sở của những cái chung về nguồn gốc, ngôn ngữ, tôn giáo, văn hoá và lịch sử, cũng như dựa trên những điểm chung về hình dung về thế giới, các quan niệm chung về luật pháp, nhà nước và xã hội” [47, tr.840]. Cũng đồng nhất quan điểm về ý thức và tinh thần dân tộc, nhƣng Benedict Anderson khi nhìn từ tinh thần nhân học và xã hội học còn cho rằng, dân tộc không hẳn là một cái gì đó 8
  15. xác định đƣợc dễ dàng thông qua những yếu tố có thể định lƣợng đƣợc, theo ông dân tộc ra đời trên cơ sở hình thành quốc gia/dân tộc, vốn là “một cộng đồng chính trị được tưởng tượng mà thành – và nó được tưởng tượng ra như thể điều gì, về bản chất, vừa có tính giới hạn (trong một phạm vi), vừa có tính chủ quyền một cách cố hữu” [59]. Những đặc trƣng cơ bản đánh giá sự hiện diện của một quốc gia dân tộc bất kỳ có thể đƣợc xem xét dƣới những tiêu chí sau:  Một là, một dân tộc luôn là sản phẩm của giai đoạn lịch sử phát triển cao của loài ngƣời. Nó là một hiện tƣợng xã hội phát triển đến một trình độ nhất định và đƣợc cả cộng đồng thừa nhận.  Thứ hai, một dân tộc đòi hỏi các thành viên của nó có chung những đặc trƣng đồng nhất về ngôn ngữ, khu vực cƣ trú, cách thức hoạt động kinh tế và tố chất tâm lý đƣợc thể hiện qua đặc trƣng văn hóa dân tộc.  Ba là, sự ổn định của dân tộc đƣợc thể hiện qua khả năng phản kháng lại những tác động hoặc hành động nhằm buộc dân tộc đó chia rẽ hoặc áp đặt những giá trị văn hóa của dân tộc khác nhƣ thói quen, tập tục, ngôn ngữ lên một dân tộc [25, tr.304-305]. Có thể thấy rõ, dân tộc và quốc gia là hai khái niệm thƣờng đƣợc nhắc song hành, cũng không ít ngƣời có sự nhầm lẫn. Thực chất, quốc gia và dân tộc là khái niệm không tƣơng đồng; nhắc đến dân tộc là nhắc đến một cộng đồng với những điểm đồng nhất về văn hóa, ngôn ngữ, hệ giá trị, tôn giáo… có ý thức dân tộc riêng, còn quốc gia lại là khái niệm về một thực thể địa lý chính trị, có một cộng đồng dân cƣ, một lãnh thổ xác định, có nhà nƣớc quản lý luôn cố gắng duy trì sự độc lập về đối nội và tự chủ trong đối ngoại. Nhƣng có thể khẳng định rằng, sự ra đời của dân tộc là giƣờng cột trong hình thành quốc gia. Một dân tộc suy vong đánh mất quốc gia của mình trong quá trình cạnh tranh sinh tồn với quốc gia khác, thì sự tan vỡ của quốc gia – dù là bi kịch của dân tộc -không đi kèm với sự sụp đổ hoàn toàn của dân tộc đó. b. Khái niệm và các cách tiếp cận Chủ nghĩa dân tộc Trong chữ tiếng Anh là “nationalism” đƣợc hiểu là “Chủ nghĩa dân tộc” hay “tƣ tƣởng dân tộc chủ nghĩa”. Nói tới CNDT là nói đến ý thức dân tộc về sự 9
  16. khác biệt giữa các nhóm dân tộc, sắc tộc khác nhau hay tƣ tƣởng dân tộc chi phối đến các hành động vì quyền lợi của dân tộc. Theo ý của George Orwell thì CNDT hoặc “tinh thần dân tộc” là “thói quen đồng nhất mình với một dân tộc hoặc một đơn vị duy nhất nào đó khác, đặt nó cao hơn thiện ác và không công nhận một nghĩa vụ nào khác ngoài việc thúc đẩy các quyền lợi của nó” [63, tr.1]. Cũng có một số cách hiểu cho rằng thuật ngữ này là chỉ “Chủ nghĩa quốc gia dân tộc” – tức là tƣ tƣởng không loại trừ, tính tới toàn bộ những dân tộc trong một quốc gia và gộp chung thành quốc gia dân tộc. Quốc gia với những đặc trƣng xác định về không gian, văn hóa, lịch sử đã làm nảy sinh ý thức bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, lợi ích kinh tế, chính trị đồng thời gây dựng sự cố kết và những mối liên hệ chặt chẽ giữa các dân tộc trong phạm vi quốc gia đó và với sự lãnh đạo của dân tộc chiếm đa số nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích của quốc gia đã hình thành các quốc gia dân tộc (nation-state). CNDT là một hiện tƣợng lịch sử tƣơng đối mới và quá trình phát triển của CNDT gắn bó mật thiết với sự hình thành nhà nƣớc tập trung. Ngay từ thời xa xƣa, ý niệm về sự khác biệt giữa các nền văn hóa đã đƣợc tầng lớp trên của xã hội cổ đã nhận ra và chia sẻ tình đoàn kết trong cộng đồng mình, đồng thời phân tách với các cộng đồng xung quanh. CNDT đã dần phát triển nhƣ một hiện tƣợng tự nhiên khó lòng thay đổi. Emile Durkheim, nhà xã hội học ngƣời Pháp trong cuốn “Các hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo” (The Elementary Forms of Religious Life) đã nhận định về sức hấp dẫn và tƣơng lai ngày càng phát triển và mở rộng của CNDT rằng: “tôn giáo sẽ đƣợc thay thế bởi ý thức hệ dân tộc vì không những nó có các yếu tính hợp nhất thu hút của tôn giáo mà lại còn là một hệ thống tín ngƣỡng đi trực tiếp vào tâm hồn ngƣời dân, không cần qua trung gian một tôn giáo nào” [64]. Nhƣng tại sao dù đã nảy sinh trong quá khứ thì chỉ đến khi ra đời các quốc gia dân tộc, CNDT mới thực sự có diện mạo nhƣ ngày hôm nay? Ở châu Âu, Theo John T.Rouke thì “CNDT sơ khởi” manh nha vào gần cuối Kỷ nguyên bóng tối (Dark Ages) với sự sụp đổ của đế chế do vua Charlermagne lãnh đạo vào đầu thế kỷ IX. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ XVIII, CNDT hiện đại mới thực sự ra đời. CNDT hiện đại khác biệt với CNDT sơ khởi ở mức độ liên kết 10
  17. và tƣơng tác giữa nhân dân và nhà nƣớc. Quan điểm này lý giải rằng, hầu hết ngƣời dân không mặn mà lắm với thể chế nhà nƣớc đang lãnh đạo và quản lý họ trừ khi chính các cá nhân thuộc dân tộc của họ nắm quyền kiểm soát nhà nƣớc. Và nhƣ vậy, tính hiện đại của CNDT đƣợc thể hiện ở “tƣ tƣởng dân tộc chủ nghĩa”, nói khác đi, đó là niềm tin của những ngƣời cùng chia sẻ một nền văn hóa đƣợc kiểm soát, quản lý với chính những ngƣời có chung nền văn hóa với các đặc điểm đồng nhất về ngôn ngữ, hệ giá trị với họ [55, tr.135]. Và bản chất của quốc gia trên phƣơng diện quan hệ quốc tế chính là công cụ hữu hiệu và quyền lực nhất nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc và bảo vệ hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc [25, tr.202-205]. Quan niệm và thái độ của phƣơng Đông – Phƣơng Tây đối với CNDT cũng có nhiều điểm khác biệt do yếu tố lịch sử chi phối. Trong quá khứ, phƣơng Đông là nơi khởi sinh CNDT của các dân tộc bị áp bức. Chủ nghĩa thực dân bành trƣớng lần đầu đem đến cho những dân tộc ở châu Á (xa hơn là châu Mỹ la tinh và châu Phi) cơ hội tiếp cận với CNDT hiện đại. CNDT với các dân tộc áp bức là yếu tố tích cực, bởi lẽ các dân tộc phƣơng Đông nhận thức đƣợc quyền tự quyết của dân tộc mình và sự phi lý, vô nhân đạo của chế độ ngƣời bóc lột ngƣời. Từ đó, CNDT hòa trộn với chủ nghĩa yêu nƣớc (đƣợc định lƣợng bằng biên giới, chủ quyền, độc lập về đối nội, tự chủ trong đối ngoại) trở thành nguồn động viên tinh thần to lớn để các dân tộc phƣơng Đông đấu tranh bền bỉ giành độc lập, tự do. Ngƣợc lại, ở bên kia bán cầu CNDT lan tỏa cùng với sự bành trƣớng của các nƣớc thực dân phƣơng Tây và thƣờng đƣợc hiểu là lợi ích dân tộc hẹp hòi. Các dân tộc da trắng, trong lịch sử, đã nô dịch các dân tộc khác ở trình độ phát triển thấp hơn qua hàng thế kỷ để phục vụ cho quá trình tích lũy tƣ bản và công nghiệp hóa ở quốc gia dân tộc mình. Sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc với quan điểm cho rằng, những đặc điểm chủng tộc riêng biệt của chủng tộc da trắng - chủng tộc văn minh - có quyền bóc lột và thống trị những chủng tộc cấp thấp hơn đã hình thành cái nhìn e ngại và không mấy cởi mở đối với CNDT phƣơng Tây. Và bởi vậy, CNDT đƣợc coi là trở ngại lớn cho quá trình hội nhập và hợp tác. CNDT trong cách nhìn của chủ nghĩa cộng sản lại mang nội hàm là “CNDT tƣ sản”. Với định kiến rằng, CNDT hiện đại ra đời và phát triển cùng với giai cấp tƣ 11
  18. sản và sự thống trị của của hệ thống tƣ bản chủ nghĩa và là công cụ của giai cấp tƣ sản để ngụy biện cho hành động xâm lƣợc của mình nên những ngƣời theo quan điểm của Marx nhấn mạnh, cần phải loại bỏ CNDT tƣ sản song song với tiến hành cách mạng vô sản để đi tới thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, những ngƣời cộng sản cũng thừa nhận vai trò của CNDT ở một số thời điểm lịch sử đặc biệt, đó là khi CNDT tƣ sản gắn với giai cấp tiểu tƣ sản và tƣ sản trung lƣu, tầng lớp có lợi ích hòa hợp với lợi ích của nhân dân bị áp bức. 1.1.2. Những mặt tích cực và tiêu cực của CNDT Tấm gƣơng lịch sử phản ánh, trong căn nguyên hình thành về mặt lịch sử và triết học của CNDT thì đây là một nhân tố tích cực, đặc biệt trong đóng góp cho quá trình dân chủ hóa chính trị cũng nhƣ hội nhập. Mặt khác, CNDT cũng có những mặt tiêu cực khi bị cực đoan hóa và có thể dẫn đến sự chia rẽ và hủy hoại thế giới [55, tr.138]. Lý luận chính trị học và thực tiễn lịch sử đã chứng minh đây là mặt thống nhất và phân chia trong nền chính trị thế giới, là thuộc tính hai mặt của một vấn đề xã hội. a. Mặt tích cực của chủ nghĩa dân tộc Những mặt tích cực của CNDT đã đƣợc Tiến sĩ John T. Rourke tổng kết với năm tác động cơ bản [55, tr.138-139]. Trƣớc hết CNDT thúc đẩy ý thức dân chủ thông qua ý niệm quốc gia là tài sản của chính công dân sống trong quốc gia đó. Nhà nƣớc là tập hợp những đại diện của quần chúng, thực quyền của nhà nƣớc là do nhân dân trao tặng, sau đó, nhân dân sẽ quyết định chính sách mà chính phủ theo đuổi và những ngƣời đứng đầu chính phủ thực hiện các quyền đối nội và đối ngoại chỉ nhƣ đại diện của nhân dân mà thôi. Quan điểm chủ quyền thuộc về nhân dân ra đời đã chi phối đến thể chế chính trị của các quốc gia hiện đại; mục tiêu theo đuổi lợi ích dân tộc của cả cộng đồng chi phối đến thể chế và quá trình hoạch định chính sách của nhà nƣớc. Làm sao để đáp ứng một cách tƣơng đối lợi ích của phần lớn công dân trong quốc gia đó là điều mà các chính phủ quan tâm. CNDT và “ý thức dân tộc” thúc đẩy bởi sự khác biệt về văn hóa giữa thế giới bên ngoài với bên trong dân tộc. Sự khác biệt ấy khiến dân tộc này không thực sự thừa nhận sự thống trị của dân tộc khác lên dân tộc mình mặc dù trong cùng nằm 12
  19. trong một liên bang, một đế chế hay một liên minh và đây chính là yếu tố cổ vũ quyền tự quyết của dân tộc (self determation). Niềm tin rằng mọi dân tộc trên toàn thế giới đều bình đẳng và có quyền tự quyết chính là động lực thúc đẩy các dân tộc nhỏ yếu đấu tranh trở thành các quốc gia độc lập và tự chủ. CNDT cũng đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp chống lại Chủ nghĩa đế quốc. Đây có thể coi là một hệ quả của sự gia tăng niềm tin vào sự bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. CNDT giúp đẩy mạnh đấu tranh và tăng sức đề kháng trƣớc sự chiếm đóng, đồng hóa hoặc xâm lƣợc từ bên ngoài. Chính ý thức về chủ quyền, biên giới quốc gia, lãnh thổ, niềm kiêu hãnh dân tộc không cho phép một dân tộc dễ dàng khuất phục hoặc bị đồng hóa trƣớc một dân tộc ngoại bang kể cả dƣới những áp lực của bạo lực vũ trang. Thừa nhận và ủng hộ sự phát triển kinh tế quốc dân vì mục tiêu lợi ích của quốc gia dân tộc đó là mặt tích cực không thể phủ nhận của CNDT. Nhƣ chúng ta thấy rõ, kinh tế phát triển nhờ thúc đẩy thƣơng mại và trao đổi hàng hóa dựa trên chênh lệch và khác biệt về lợi thế cạnh tranh quốc gia, thƣơng mại kết nối và làm khăng khít trong tƣơng quan về mặt kinh tế và đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Khi thế giới càng phát triển, những thành tựu về khoa học kỹ thuật và tƣ duy đẩy cuộc sống diễn ra với một nhịp độ nhanh hơn, cạnh tranh kinh tế cũng ngày càng gay gắt hơn, CNDT nhấn mạnh vào lợi ích dân tộc yêu cầu mỗi nhà nƣớc vạch ra những đƣờng lối hợp lý vì mục tiêu phát triển, thì hợp tác và thúc đẩy thƣơng mại gần nhƣ là lựa chọn tất yếu. Phải chăng những chủ thể chính trị lớn mạnh - quốc gia dân tộc phát triển ở trình độ cao - đã đƣa ra các chính sách khuyến khích thƣơng mại phát triển không phải vì những mục tiêu quốc tế cao cả nào mà trƣớc nhất vì lợi ích của chính các quốc gia đó. Thêm vào đó, khi đánh giá tác động của CNDT trên bình diện quan hệ quốc tế, có thể thấy rõ, CNDT khuyến khích sự đa dạng. Sự ra đời của một loạt các tổ chức khu vực và quốc tế trong thế kỷ XX đã khiến một số ngƣời lo ngại về sự xói mòn văn hóa, hoặc sự chèn ép của các quốc gia lớn dẫn đến sự tiêu biến, hao hụt văn hóa ở các quốc gia nhỏ yếu hơn. Nhƣng thực tế lại không diễn ra nhƣ vậy, bởi lẽ trong một thế giới tồn tại nhiều giá trị chung thì những điểm độc đáo, đặc sắc 13
  20. luôn đƣợc tôn trọng và đề cao. CNDT với ý thức về bản sắc riêng, về sự khác biệt và các yếu tố truyền thống yêu cầu dân tộc này tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các nền văn hóa, các giá trị của dân tộc khác nhằm duy trì chính điểm khác biệt của dân tộc mình. b. Mặt tiêu cực của CNDT Chắc chắn, các học giả theo thuyết hiện thực có thể chỉ ra rất nhiều những tác động tiêu cực mà CNDT có thể mang lại cho quan hệ quốc tế dựa trên bức tranh lịch sử thế giới. Đáng đƣợc chú ý trƣớc tiên là tư tưởng bài ngoại. Bởi lẽ, một cách rõ ràng là, hầu hết những khía cạnh tiêu cực của CNDT đều xuất phát từ cái nhìn “nhóm chúng ta” (we-group) với “nhóm họ” (they-group) đã dẫn đến những quan điểm trái chiều, không thừa nhận những giá trị của các dân tộc, các nhóm ngƣời khác. Việc bế quan tỏa cảng, coi các giá trị ngoại lai là thuốc độc đối với giá trị truyền thống đã dẫn đến sự nghi ngờ và lòng e sợ hay không ƣa thích những dân tộc khác. CNDT cũng thƣờng sinh ra ý nghĩ về tính ưu việt của dân tộc và lòng yêu nƣớc cực đoan, sự thực ấy đã khiến Voltaire than vãn rằng: “Thật buồn khi trở thành một ngƣời yêu nƣớc nồng nàn thƣờng đồng nghĩa với việc trở thành kẻ thù của phần còn lại của nhân loại” [55, tr.142]. Chƣa kể, bản chất quốc gia có tính giai cấp, nói cách khác, quốc gia không những là nguyên nhân, kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp mà còn là một công cụ của giai cấp [25, tr.202]. Sẽ chẳng có gì lạ nếu giai cấp lãnh đạo vì mục đích tối đa hóa lợi ích giai cấp mình (hoặc do nhận thức sai lầm rằng, việc tiến hành chiến tranh mang lại nhiều lợi nhuận hơn là giữ hòa khí hoặc tiến hành hợp tác) mà tiến hành bành trướng, xâm chiếm nước ngoài. Có thể coi chủ nghĩa đế quốc là đứa con bạo ngƣợc của CNDT khi nó quay trở lại phủ nhận tính bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc nhỏ yếu hơn. Từ khi Chủ nghĩa thực dân mà sau này là chủ nghĩa đế quốc ra đời thì sự bất bình đẳng ấy ngày càng gia tăng. Tuỳ theo mức độ nhân đạo và văn minh của bộ phận thống trị, những dân tộc bị coi là hạ đẳng, man rợ hoặc là bị tiêu diệt, hoặc bị đƣa xuống làm nô lệ, hoặc bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, hoặc bị kìm hãm trong tình trạng lệ thuộc. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2