intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

26
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh "Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long" với mục tiêu nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với xu thế phát triển của ngành và mô hình quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG ĐIỆP TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ HỒNG ĐIỆP TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI ĐỨC SINH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài của luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất kỳ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tác giả Vũ Hồng Điệp
  4. ii LỜI CÁM ƠN Tác giả xin trân trọng cám ơn quý thầy cô là giảng viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn cách thức nghiên cứu và các kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian học tập tại Khoa Sau đại họcs. Tác giả xin cám ơn thầy Cao Ngọc Văn là chủ nhiệm lớp CH7QTKD cùng các thầy cô của Văn phòng Khoa Sau đại học đã luôn theo sát, hướng dẫn học viên trong đó có tác giả trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tác giả gửi lời cám ơn sâu sắc tới TS. Bùi Đức Sinh là người hướng dẫn khoa học đã tốn nhiều thời gian, công sức, trí tuệ và hỗ trợ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cám ơn đến các quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ đề cương luận văn, hội đồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian, công sức và đưa ra những nhận xét quý báu giúp tác giả hoàn thiện luận văn. Tác giả Vũ Hồng Điệp
  5. iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long. 2. Tóm tắt Luận văn với đề tài tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long có mục tiêu chính là nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. Với mục tiêu cụ thể là nghiên cứu đánh giá thực trạng về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank đối với hoạt động quản lý rủi ro như hệ thống văn bản quản trị, cơ chế vận hành, yếu tố con người; Nhận diện các tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank; Đề xuất các giải pháp cụ thể và các kiến nghị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank. Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính bên cạnh đó tác giả còn sử dụng những phương pháp như phương pháp hệ thống, theo đó tác giả hệ thống hóa các cơ sở lý luận của báo cáo COSO (1992, 2004, 2013) và Basel 2 làm cơ sở lý luận, phương pháp thông kê mô tả, qua đó thống kê các thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn trực tiếp, khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan, để mô tả cơ cấu tổ chức, quy chế, quy định, quy trình và cách thức thực hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan (các chuyên gia). Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về KSNB, các văn bản liên quan của KienlongBank. Luận văn đã đạt được kết quả nghiên cứu chỉ ra những tồn tại hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank. 3. Từ khóa: Hệ thống kiểm soát nội bộ, Quản trị rủi ro.
  6. iv ABSTRACT 1. Title The effectiveness of the internal control system at Kien Long Commercial Joint Stock Bank. 2. Abstract The thesis with the topic the effectiveness of the internal control system at Kien Long Commercial Joint Stock Bank has the main objective to study the effectiveness of the internal control system at Kien Long Commercial Joint Stock Bank. With the specific objective of studying and assessing the actual situation of the effectiveness of the internal control system at KienlongBank for risk management activities such as the governance document system, operating mechanism, and human factors; Identifying limitations and causes of the internal control system at KienlongBank; Proposing specific solutions and recommendations to improve the effectiveness of risk management of the internal control system at KienlongBank. To conduct the thesis, the author mainly uses qualitative research method. Besides, the author also uses methods such as the systematic method, whereby the author systematizes the theoretical bases of the COSO reports (COSO 1992, 2004, 2013) and Basel 2 as the theoretical basis, descriptive statistics method, through which to make statistics of information collected from direct interviews, surveys of opinions of stakeholders, to describe the organizational structure, regulations, regulations, procedures and implementation of the internal control system at KienlongBank. Primary data was collected by direct interview with relevant subjects (experts). Secondary data is collected from reports on internal control and related documents of KienlongBank. The thesis has achieved research results that show the limitations of the internal control system at KienlongBank. On that basis, the thesis has proposed recommendations to improve the internal control system at KienlongBank. 3. Keywords: Internal control system, Risk management.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. xi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. xii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1 2. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1 3. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................2 3.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................2 3.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................3 5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4 7. Đóng góp của đề tài .......................................................................................5 8. Kết cấu của luận văn .....................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................................................6 1.1. Lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ ..........................................6 1.1.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ...................................................6 1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ ..............................................7 1.2. Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel ......................8 1.2.1. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel ........8 1.2.2. Các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát ....................................................8 1.3. Nội dung của kiểm soát nội bộ trong hệ thống ngân hàng ...................11 1.3.1. Môi trường kiểm soát .........................................................................11 1.3.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro ..............................................................13 1.3.3. Hoạt động kiểm soát...........................................................................14 1.3.4. Thông tin và truyền thông ..................................................................15 1.3.5. Hoạt động giám sát.............................................................................16 1.4. Các tiêu chí đánh giá tính hiệu của của hệ thống kiểm soát nội bộ.....16 1.4.1. Môi trường kiểm soát .........................................................................16
  8. vi 1.4.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro ..............................................................17 1.4.3. Hoạt động kiểm soát...........................................................................17 1.4.4. Thông tin và truyền thông ..................................................................18 1.4.5. Hoạt động giám sát.............................................................................19 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG .................................................21 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KienlongBank .......................21 2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ................................................21 2.3. Kết quả các hoạt động chủ yếu ...............................................................22 2.4. Bộ máy kiểm soát trong hệ thống KienlongBank .................................26 2.4.1. Giám sát của quản lý cấp cao ............................................................26 2.4.2. Kiểm soát nội bộ................................................................................28 2.5. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank ....................31 2.5.1. Môi trường kiểm soát ........................................................................31 2.5.2. Đánh giá rủi ro ...................................................................................36 2.5.3. Trao đổi thông tin và hệ thống thông tin ...........................................38 2.5.4. Hoạt động giám sát ............................................................................41 2.6. Mô tả các kiểm soát chung về công nghệ thông tin...............................41 2.6.1. Truy cập vào chương trình và dữ liệu ...............................................42 2.6.2. Thay đổi chương trình .......................................................................47 2.6.3. Phát triển chương trình ......................................................................48 2.6.4. Hoạt động của máy tính .....................................................................48 2.7. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank .....50 2.7.1. Những mặt đã đạt được .....................................................................50 2.7.2. Tồn tại hạn chế...................................................................................53 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..................................................................................57 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG ................................................................58 3.1. Phương hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ..........................58 3.2. Nhóm giải pháp chung mang hàm ý quản trị ........................................58 3.2.1. Đối với yếu tố môi trường kiểm soát ................................................58
  9. vii 3.2.2. Đối với yếu tố đánh giá rủi ro ...........................................................59 3.2.3. Đối với yếu tố thông tin và truyền thông ..........................................59 3.2.4. Đối với yếu tố hoạt động kiểm soát ..................................................59 3.2.5. Đối với yếu tố hoạt động giám sát ....................................................60 3.3. Nhóm giải pháp cụ thể .............................................................................60 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..................................................................................63 KẾT LUẬN .........................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... xiii PHỤ LỤC 1. CÁC TIÊU CHÍ CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ .................................................................................................. xiv PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA ................. xviii PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH LÃNH ĐẠO VÀ NHÂN VIÊN TIẾN HÀNH PHỎNG VẤN ......................................................................................................xx PHỤ LỤC 4. BẢNG TRẢ LỜI CÂU HỎI ..................................................... xxi
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung AICPA American Institute of Certified Public Accountatants Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ BCBS Basel Committee on Banking Supervision Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BSC Balanced Scored Card Thẻ điểm cân bằng CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn COSO The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission Ủy ban Chống gian lận khi lập Báo cáo tài chính thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ INTOSAI International Organization of Supreme Audit Institute Cơ quan kiểm toán tối cao M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và sáp nhập NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần RRHĐ Rủi ro hoạt động KienlongBank Kienlong Commercial Joint Stock Bank Ngân hàng TMCP Kiên Long HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ
  11. ix BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TGĐ Tổng Giám đốc BTGĐ Ban Tổng Giám đốc BKS Ban Kiểm soát CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu ĐVKD Đơn vị kinh doanh (Chi nhánh, Phòng giao dịch) GDV Giao dịch viên GĐPKTTC Giám đốc Phòng Kế toán Tài chính HĐQT Hội đồng quản trị HĐTD Hội đồng tín dụng HO Hội sở KSV Kiểm soát viên KTTC Kế toán tài chính KTNQ Kế toán Ngân quỹ
  12. x KTNB Kiểm toán nội bộ NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NVTD Nhân viên tín dụng PGD Phòng giao dịch PIN Mã số nhận dạng cá nhân QLRR Quản lý rủi ro QLTD Quản lý tín dụng TCBS Chương trình phần mềm Ngân hàng lõi TCTD Tổ chức tín dụng TSCĐ Tài sản cố định UBTD Ủy ban Tín dụng UBQLRR Ủy ban Quản lý Rủi ro
  13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Số thứ tự Tên bảng Trang Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính của KienlongBank 22 cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2021
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Số thứ tự Tên hình Trang Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của KienlongBank 22
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hoạt động ngân hàng thương mại là một trong những lĩnh vực tài chính tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, để quản trị ngân hàng thì yếu tố quản lý rủi ro phải được đặt lên hàng đầu. Có nhiều phương pháp luận, mô hình quản trị rủi ro, tuy nhiên hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn là một cấu phần quan trọng trong quản trị rủi ro. Thực tế, ngân hàng là một trong những lĩnh vực có quy định rất nghiêm ngặt, tổ chức bài bản, tuy nhiên các ngân hàng luôn là đối tượng của tội phạm bao gồm cả gian lận bên trong và bên ngoài. Nguyên nhân do ngân hàng là lựa chọn đầu tiên và tốt nhất vì nắm giữ số lượng lớn tiền tệ. Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ khác nhau, do đó sẽ đối mặt với các loại rủi ro khác nhau. Trên thế giới, các ngân hàng tiên tiến đã và đang áp dụng các thông lệ quản trị tốt nhất trong đó có Basel. Tại Việt Nam, để kịp thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro cho các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống ngân hàng từ khi ra đời đến nay luôn được coi là huyết mạch trong nền kinh tế của các quốc gia. Do đó, khi có biến cố hoặc các rủi ro xảy ra đối với các ngân hàng, sự tác động của nó tới nền kinh tế là rất lớn, thậm chí có thể gây ra nguy cơ về an ninh tài chính của quốc gia, tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội. Trên thực tế, một thị trường được vận hành chặt chẽ thông qua các quy định như nước Mỹ cũng đã xảy ra những khủng hoảng từ sự đổ vỡ của một số ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 từ sự kiện cho vay dưới chuẩn. Tại Việt Nam cũng đã có hàng loạt các ngân hàng do sự yếu kém trong quản trị điều hành đã dẫn tới hậu quả bị sáp nhập hoặc thậm chí bị mua lại với giá “0” đồng
  16. 2 như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xây dựng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu. Theo đó, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng là hết sức quan trọng, tránh những tác động tiêu cực xảy ra. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những mô hình quản trị tiên tiến đó là xây dựng và vận hành một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả. Hệ thống kiểm soát nội bộ này phải được thiết kế tới từng nghiệp vụ hàng ngày, từng bộ phận, cá nhân. Đây chính là công cụ hữu hiệu nhằm giúp nhà quản trị giám sát, nhận diện và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh. Theo xu hướng để tiệm cận với mô hình quản trị tiến tiến và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý, Ngân hàng TMCP Kiên Long cũng đã xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ theo các hướng dẫn, quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, quan sát quá trình vận hành của hệ thống này trong thời gian vừa qua cho thấy vẫn còn những vấn đề cần phải giải quyết để hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long được hoàn thiện và hiệu quả hơn, góp phần quan trọng trong quản trị rủi ro của mình. Từ các luận điểm nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long” để làm luận văn thạc sĩ. Với mục đích thông qua việc thực hiện đề tài, tác giả phân tích được thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. Từ đó, có thể đưa ra được các giải pháp, kiến nghị phù hợp đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Kiên Long, đóng góp cho tổ chức nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả, đảm bảo tính tin cậy của báo cáo tài chính và tuân thủ pháp luật, quy định. 3. Mục tiêu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với xu thế phát triển của ngành và mô hình quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới.
  17. 3 3.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luân văn nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu đánh giá thực trạng về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank đối với hoạt động quản lý rủi ro như hệ thống văn bản quản trị, cơ chế vận hành, yếu tố con người; Nhận diện các tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank; - Đề xuất các giải pháp cụ thể và các kiến nghị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong quản trị rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ tại KienlongBank. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay trong phạm vi giới hạn tại Ngân hàng TMCP Kiên Long cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2021. Việc đề nghị các giải pháp và kiến nghị chỉ dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay trong phạm vi giới hạn của Ngân hàng TMCP Kiên Long. 5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Đối với hệ thống KSNB trong quản trị nói chung và quản trị rủi ro nói riêng, luôn được coi là đề tài thu hút sự quan tâm, chú ý kể cả trong thực tiễn cũng như trong lý luận. Theo đó, đã có nhiều công trình về KSNB gắn với các tổ chức và các lĩnh vực theo các chuyên môn khác nhau đã được ứng dụng. Có thể dẫn chiếu một số đề tài tiêu biểu như: - Phùng Thị Hồng Nhung (2010) với nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung”. - Nguyễn Thị Thu Hiền (2013) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh”.
  18. 4 - Đỗ Thị Bích Phượng (2014) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. - Trần Thị Huyền Trang (2017) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai”. - Nguyễn Minh Huyền (2018) với đề tài “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. - Vũ Thị Hương Lan (2019) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam”. Các đề tài nghiên cứu trên và nhiều đề tài nghiên cứu khác đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn về kiểm tra, giám sát, quản lý trong quá trình sử dụng vốn tại các ngân hàng. Các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng khác nhau phần nào đó đã đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện những hạn chế của KSNB tại các ngân hàng. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả thì chưa xuất hiện đề tài nghiên cứu nào về tính hiệu quả của hệ thống KSNB tại KienlongBank. Do đó, việc nghiên cứu về hệ thống KSNB tại KienlongBank được cho là cần thiết về lý luận và thực tiễn. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính bên cạnh đó tác giả còn sử dụng những phương pháp cụ thể như: Phương pháp hệ thống: Tác giả hệ thống hóa các cơ sở lý luận của báo cáo COSO (1992, 2004, 2013) và Basel 2 làm cơ sở lý luận chủ yếu trong chương I. Phương pháp thống kê mô tả: thống kê các thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn trưc tiếp, khảo sát ý kiến các đối tượng liên quan, để mô tả cơ cấu tổ chức, quy chế, quy định, quy trình và cách thức thực hiện của hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP Kiên Long. Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong chương II. Phương pháp so sánh: thông qua kết quả đạt được của phương pháp thống kê mô tả, tác giả đã so sánh giữa thực tế và lý luận nhằm phân tích, đánh giá thực
  19. 5 trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long từ đó đề xuất các giải pháphoàn thiện trong chương III. Để thực hiện các phương pháp trên thì phương pháp thu thập số liệu của tác giả như sau: - Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan (các chuyên gia). - Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về KSNB, các văn bản liên quan của Ngân hàng TMCP Kiên Long. 7. Đóng góp của đề tài Luận văn đã có những đóng góp thiết thực vào quá trình phân tích thực trạng về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. Từ các tài liệu, dữ liệu sử dụng để phân tích, luận văn đã đánh giá các mặt đạt và chưa đạt đối với tính hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long, làm cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp. - Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong hệ thống ngân hàng. - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích các hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn được trình bày với cấu trúc bao gồm bốn (03) chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long. Chương III: Giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Kiên Long.
  20. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1. Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ Khái niệm KSNB đã xuất hiện và tồn tại trong một giai đoạn dài của lịch sử từ đơn giản đến phức tạp. Ngày nay, một trong những khái niệm KSNB được chấp chung trên phạm vi toàn cầu được đưa ra bởi COSO (một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận trong BCTC - National Commssion on Financial Reporting, hay còn gọi là Treadway Commission). Theo COSO năm 2013, trong báo cáo đã phát hành về Khuôn khổ hợp nhất cập đã nhật với khái niệm KSNB. Căn cứ vào đó khái niệm được đưa ra như sau: KSNB là một quá trình do người quản lý, HĐQT và các nhân viên khác của một tổ chức, nó được thiết lập để tạo ra sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ. Theo đó, 20 mục tiêu tuân thủ cơ bản vẫn giữ nguyên như trước và mở rộng hơn mục tiêu báo cáo, không chỉ đảm bảo độ tin cậy của BCTC mà còn liên quan đến độ tin cậy của các báo cáo phi tài chính và báo cáo nội bộ khác. Thông tư số 13/20118/TT-NHNN định nghĩa: Hệ thống KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống KSNB thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ. 1.1.2. Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống KSNB lập ra gồm 4 mục tiêu: (i) Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2