intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa Chủ nghĩa dân tộc kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế và Hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu trình bày tổng quan lý thuyết về Chủ nghĩa dân tộc Kinh tế; xây dựng và kiểm tra mô hình đo lường Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế; kiểm tra mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế với Hành vi tiêu dùng; gợi ý một số chính sách cho nền kinh tế Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa Chủ nghĩa dân tộc kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế và Hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH BÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC KINH TẾ, CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA TƢƠI HỘP GIẤY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THANH BÌNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC KINH TẾ, CHỦ NGHĨA QUỐC TẾ VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA TƢƠI HỘP GIẤY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN SƠN Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung và số liệu trong Luận văn này là do tôi tự nghiên cứu, và thực hiện. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Hà Văn Sơn. “Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây”. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. “Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình”. Tp.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2018 Tác giả Phạm Thanh Bình
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 1.6. Lợi ích của đề tài nghiên cứu ................................................................... 5 1.7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH 2.1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 7 2.1.1. Khái niệm Chủ nghĩa Quốc tế........................................................ 7 2.1.2. Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế ............................................................ 9 2.1.3. Khái niệm Chính phủ .................................................................. 11 2.1.4. Khái niệm Doanh nghiệp ............................................................ 12
  5. 2.1.5. Khái niệm Công chúng................................................................. 14 2.1.6. Hành vi tiêu dùng ........................................................................ 16 2.1.7. Tổng quan về thị trường sữa tươi Việt Nam ............................... 17 2.2. Các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu ....................................... 19 2.2.1. Nghiên cứu của Baughn và Yaprak (1996) ................................. 19 2.2.2. Nghiên cứu của Tae Lee, K., và cộng sự (2014) ......................... 20 2.2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết ............................................... 21 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Qui trình nghiên cứu .............................................................................. 24 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................ 25 3.2.1. Thiết kế thang đo sơ bộ ............................................................... 26 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ...................................................... 28 3.2.3. Thang đo chính thức ................................................................... 29 3.3. Thiết kế bảng câu hỏi chính thức ........................................................... 31 3.4. Nghiên cứu định lượng ........................................................................... 32 3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................ 32 3.6. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 33 3.7. Xử lý và phân tích dữ liệu ...................................................................... 33 3.7.1. Xử lý dữ liệu ........................................................................................ 34 3.7.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 34 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................... 38 4.2. Kiểm định thang đo ................................................................................. 41 4.2.1.Kiểm định thang đo với hệ số tin cậy CronBach’s Alpha ............ 41
  6. 4.2.2. Đánh giá thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA 44 4.2.2.1. Đánh giá thang đo “Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế” ........... 45 4.2.2.2. Đánh giá thang đo “Chủ nghĩa Quốc tế” ....................... 48 4.2.2.3. Đánh giá thang đo “Hành vi tiêu dùng” ......................... 49 4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................ 51 4.3.1. Phân tích nhân tố khẳng định thang đo “Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế” .................................................................................................. 52 4.3.2. Phân tích nhân tố khẳng định tất cả các biến tiềm ẩn của mô hình 56 4.4. Mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM .................................... 59 4.4.1. Mô hình SEM .............................................................................. 59 4.4.2. Kiểm định giả thuyết ................................................................... 61 4.4.3. Kiểm định Bootstrap ................................................................... 63 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận .................................................................................................. 65 5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 66 5.2.1. Đối với cơ quan nhà nước ........................................................... 66 5.2.2. Đối với doanh nghiệp trong nước ............................................... 67 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt/ kí hiệu Cụm từ đầy đủ CFA Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factory Analysis) SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính CFI “Chỉ số thích hợp so sánh” (Comparative Fit Index) TLI “Chỉ số Tucker và Lewis” (Tucker & Lewis Index) RMSEA “Chỉ số RMSEA” (Root Mean Square Error Approximation) NORM Chuẩn mực INFO Thông tin EN “Chủ nghĩa dân tộc kinh tế” (Economic Nationalism) COS “Chủ nghĩa quốc tế”
  8. NAID Bản sắc dân tộc CET Chủ nghĩa vị chủng CR Độ tin cậy tổng hợp AVE Phương sai trích VN Việt Nam NVL Nguyên vật liệu
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Thống kê các đối tượng khảo sát ................................................... 39 Bảng 4.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ....... 42 Bảng 4.3. Tổng hợp các nhân tố sau khi hoàn thành phân tích Cronbach’s Alpha .............................................................................................. 44 Bảng 4.4. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s ......................................... 46 Bảng 4.5. Ma trận xoay nhân tố .................................................................... 47 Bảng 4.6. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s ......................................... 49 Bảng 4.7. Tổng phương sai trích .................................................................... 49 Bảng 4.8. Kết quả KMO và kiểm định Bartlett’s ......................................... 50 Bảng 4.9. Tổng phương sai trích .................................................................... 51 Bảng 4.10. Tổng hợp thang đo sau khi phân tích EFA .................................. 51 Bảng 4.11. Hệ số đã chuẩn hóa ..................................................................... 53 Bảng 4.12. Hiệp phương sai .......................................................................... 54 Bảng 4.13. Các tiêu thức kiểm định .............................................................. 55 Bảng 4.14. Các tiêu thức kiểm định .............................................................. 57 Bảng 4.15. Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình SEM ......................... 59 Bảng 4.16. Kết quả phân tích mô hình SEM ................................................ 60 Bảng 4.17. Hệ số đã chuẩn hóa của mô hình SEM ....................................... 62 Bảng 4.18. Tóm tắt kiểm định các giả thiết nghiên cứu ............................... 62 Bảng 4.19. Trọng số đã chuẩn hóa sau khi thực hiện Bootstrap ................... 64
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa Chính phủ, Doanh nghiệp, Công chúng và chủ nghĩa Quốc tế ............................................... 20 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu các mối quan hệ giữa NORM, INFO, EN, COS và hành vi mua hàng ..................................................................... 21 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ........................................................ 22 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 24 Hình 4.1. Mô hình phân tích CFA “Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế” đã chuẩn hóa ................................................................................. 56 Hình 4.2. Mô hình phân tích CFA đã chuẩn hóa .......................................... 58 Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình SEM đã chuẩn hóa ............................. 61
  11. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và hạn chế của đề tài 1.1. Sự cần thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và xã hội hóa về mọi mặt, cùng với việc gia nhập WTO đã tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt của những doanh nghiệp trong và ngoài nước, và có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng cũng như tâm lý của người tiêu dùng . Việc hội nhập kinh tế quốc tế đã gắn kết các nền kinh tế trên thế giới với nhau, nên việc trao đổi hay mua bán các hàng hóa rất thuận lợi nhưng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt và tạo sức ép cho các doanh nghiệp trong nước, nếu sản phẩm trong nước không đáp ứng đủ điều kiện của người tiêu dùng thì chính nó sẽ bị loại ra khỏi thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc bảo vệ hàng nội địa của các cấp có thẩm quyền cũng chưa quyết liệt triệt để. Vấn đề đặt ra ở đây là, trong khi hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thường rất hay gặp phải các rào cản kỹ thuật. Từ con tôm đến con cá tra cho đến các loại sản phẩm như giày mũ da, xe đạp, ống thép… của ta đều bị các nước nhập khẩu soi xét và đưa ra hàng loạt điều kiện để áp thuế. Theo các chuyên gia, đó là cách để các nước bảo vệ hàng hóa nội địa. Ngược lại, hàng hóa từ các nước chảy vào Việt Nam lại rất dễ dàng. Thực trạng này đã và đang khiến DN sản xuất trong nước không những khó
  12. 2 cạnh tranh về giá, mà nguy cơ hàng hóa sản xuất của DN Việt "thua trên sân nhà” là điều khó tránh khỏi. (theo http://cafef.vn). Cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, thu nhập của người dân tăng lên, vì thế họ bắt đầu chú trọng về vấn đề ăn uống tốt cho sức khỏe chứ không chỉ còn là ăn ngon hay ăn no, nên thị trường các sản phẩm thực phẩm phát triển và bùng nổ nhất là các thực phẩm dinh dưỡng như sữa ngày càng lên ngôi. Nhưng người tiêu cũng ngày càng khó tính trong việc lựa chọn cũng như sử dụng sản phẩm sữa. “Từ sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp sữa Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”. Tâm lý “sính ngoại” của người Việt cũng tác động tiêu cực đến số lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa Việt Nam. Kết cục là hiện nay, các sản phẩm sữa trong nước chỉ chiếm 30% thị phần nội địa” (theo trang vbcsd.vn). Tình hình trên đang là bức tranh tổng quan về thị trường sữa VN. Mối quan tâm ở đây là yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng sẽ chọn lựa tiêu dùng sữa nội hay ngoại. Trong rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hành vi của khách hàng, ở một số nước đã có những nghiên cứu đáng chú ý về mối quan hệ giữa tính dân tộc của người tiêu dùng với thái độ và hành động ủng hộ sản phẩm trong nước của người dân, nhưng ở Việt Nam thì các cuộc nghiên cứu như này hầu như hiếm. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam dựa trên sự kêu gọi Chủ nghĩa Dân tộc của dân chúng là thiếu cơ sở thuyết phục. Vì thế tác giả muốn nghiên cứu mối quan hệ này để có thể cung cấp những hiểu biết căn bản cho cả giới nghiên cứu và thực hành kinh tế thông qua đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa Chủ nghĩa dân tộc kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế và Hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm sữa tươi hộp giấy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
  13. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng phương pháp thống kê đa biến phát triển mô hình đo lường kỳ vọng của chủ nghĩa dân tộc kinh tế, từ đó khái quát được mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Dân tộc kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế và Hành vi tiêu dùng. Cụ thể: Tổng quan lý thuyết về Chủ nghĩa dân tộc Kinh tế Xây dựng và kiểm tra mô hình đo lường Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế Kiểm tra mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế, Chủ nghĩa Quốc tế với Hành vi tiêu dùng. Gợi ý một số chính sách cho nền kinh tế Việt Nam 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế của người Việt cấu thành từ những khía cạnh nào đến hành vi tiêu dùng của người Việt Những kiến nghị gì có thể góp phần trong việc khơi gợi kỳ vọng của người Việt Nam về Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế để thúc đẩy tiêu dùng hàng nội của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nhận thức của người tiêu dùng về các tác nhân Chính phủ, Doanh nghiệp, Công chúng và kỳ vọng chủ nghĩa dân tộc kinh tế đối với các tác nhân này. Đối tượng khảo sát là tất cả những người từ 18 tuổi trở lên (đây là những người đã đủ nhận thức cũng như suy nghĩ chín chắn để đưa ra quyết định trong việc “Người Việt dùng hàng Việt“ nghĩa là sử dụng sữa tươi hộp giấy của Việt Nam để thể hiện lòng yêu nước) hiện tại đang làm việc hay sinh
  14. 4 sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã sử dụng hoặc có ý định sử dụng sữa tươi hộp giấy. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Đồng Nai, từ tháng 07/2017 đến hết tháng 12/2017 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Phương pháp định tính: tham khảo ý kiến của chuyên gia và các nghiên cứu liên quan để xây dựng thang đo Likert 5 mức độ cùng với các câu hỏi về nhân khẩu học. Sau đó thảo luận với giảng viên hướng dẫn để có thang đo chính thức. Phương pháp định lượng: trước tiên tác giả tiến hành phỏng vấn 30 đối tượng là những người quyết định trong việc sử dụng sữa tươi hộp giấy thông qua bảng câu hỏi được thiết kế. Sau khi thu thập được dữ liệu, tác giả thực hiện một vài kiểm tra sơ bộ là: mã hóa và làm sạch sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định sự hội tụ của thang đo và rút gọn biến,… Do nghiên cứu định lượng sơ bộ không lược bỏ bất kỳ câu hỏi nào trong bảng khảo sát nên các phiếu hợp lệ của phỏng vấn sơ bộ được giữ lại làm dữ liệu cho nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng câu hỏi chính thức, cũng chính là bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ. Tác giả tiến hành phỏng vấn 300 đối tượng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Sau khi thu thập được dữ liệu, tác giả kiểm tra, đánh giá các phiếu khảo sát thu được, bỏ đi những phiếu trả lời “không mua hoặc không có ý định mua sữa tươi hộp giấy”, hoặc chứa các giá trị missing hoặc bỏ ngang khi đang thực hiện khảo sát. Tổng cộng số phiếu hợp lệ là 316 phiếu bao gồm cả phiếu điều tra sơ bộ và điều tra chính thức.
  15. 5 Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0, Amos 20 và Excel để xử lý dữ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu trong suốt quá trình nghiên cứu. 1.6. Lợi ích của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận: việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần vào hệ thống cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về hành vi tiêu dùng. Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu là một tài liệu tham khảo giúp các nhà kinh tế nhìn nhận, đánh giá các vấn đề có liên quan về hành vi tiêu dùng để hoàn thiện hơn. Đồng thời góp phần cho các nhà đầu tư có ý định kinh doanh hiểu được mức độ và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng như thế nào để lên kế hoạch kinh doanh tối ưu nhất. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp thích hợp cho nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. 1.7. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần lời nói đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn chia thành 5 chương, cụ thể: Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và hạn chế của đề tài. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình Dựa trên những nghiên cứu liên quan hệ thống lại cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, trình bày các khái niệm và lý thuyết hành vi tiêu dùng. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả. Từ đó tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài.
  16. 6 Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Trình bày về quy trình thực hiện nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu, cách thu thập và xử lý dữ liệu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Chương này chủ yếu dựa vào phương pháp nghiên cứu ở chương 3 và tập trung vào phân tích kết quả của nghiên cứu thông qua kết quả khảo sát, tổng hợp kết quả, làm dữ liệu chạy mô hình đo lường và kiểm tra các giả thiết nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận Trình bày kết luận, đánh giá lại kết quả nghiên cứu của đề tài và đưa ra giải pháp cho các nhà đầu tư. Tóm tắt chƣơng 1 Để thấy được lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong chương 1, tác giả tập trung làm rõ các mục tiêu cụ thể trong nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp, nguồn số liệu nghiên cứu làm tiền đề cho các chương tiếp theo. Bên cạnh đó, chương 1 còn nêu lên được ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài muốn nhắm đến.
  17. 7 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH Dựa trên những nghiên cứu liên quan hệ thống lại cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu, trình bày các khái niệm và lý thuyết hành vi tiêu dùng. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả. Từ đó tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm Chủ nghĩa quốc tế Sampson và Smith (1957) định nghĩa “chủ nghĩa quốc tế là sự tăng trưởng nhập cư, sự phát triển của việc nhận con nuôi nước ngoài, hay các cuộc hôn nhân đa quốc tịch, và sự biến đổi liên tục bởi công nghệ tạo ra ngày càng nhiều nền văn hóa lai. Các nền văn hóa lai này ngày càng đánh giá cao việc chia sẻ thế giới, phúc lợi chung và sự đồng cảm. Người tiêu dùng mang chủ nghĩa quốc tế có sự đánh giá cao hơn về sản phẩm ngoại nhập; là những người xem trọng cách nhìn của cả thế giới về vấn đề con người”. “Những cá nhân mang chủ nghĩa quốc tế không chỉ thể hiện sự quan tâm hoặc hiểu biết về các vấn đề quốc tế, mà còn quan tâm đến tinh thần thế giới giá trị và phát triển đồng thuận” (Gomberg, 1994) Tea Lee, K., và cộng sự (2014) khái niệm xã hội học của chủ nghĩa quốc tế có thể được xem bắt nguồn từ Merton (1957), người đã phân biệt giữa hai loại người chịu ảnh hưởng khác nhau là dân tộc và quốc tế, và cho rằng người quốc tế có xu hướng tự định hướng vượt ranh giới của dân tộc mình để tham gia vào một xã hội mở rộng. Chủ nghĩa quốc tế giống như sự cởi mở đối
  18. 8 với các nền văn hóa khác nhau, cùng với một số mong muốn hoạt động để tìm kiếm những kinh nghiệm từ các nền văn hóa khác hơn là từ văn hóa của mình (Tae Lee, K., và cộng sự (2014) trích từ Hannerz, 1990; Roudometof, 2005; Thompson và Tambyah, 1999). Sau đó các nhà nghiên cứu tiếp thị đã cố gắng để mở rộng khái niệm chủ nghĩa quốc tế vào bối cảnh tiếp thị. Mặc khác, Tae Lee, K., và cộng sự (2014) nói rằng Cleveland và cộng sự (2011) mô tả người theo chủ nghĩa quốc tế như cá nhân “ủng hộ những câu chuyện văn hóa rộng lớn hơn, hay hơn và đa dạng hơn […], giữ nguyện vọng toàn cầu và họ ít giữ lòng trung thành với bất cứ cộng đồng nào đó”. Người tiêu dùng quốc tế cũng được xem như công dân thế giới, người coi thế giới như một thị trường của họ và có định hướng tiêu dùng vượt qua bất kỳ bối cảnh văn hóa cụ thể nào (Tae Lee, K., và cộng sự (2014) trích từ Caldwell và cộng sự , 2006; Cannon và Yaprak, 2002; Cleveland và cộng sự, 2009). Còn trong tổng quan về thang đo chủ nghĩa quốc tế, Tae Lee, K., và cộng sự (2014) nhận thấy Riefler và Diamantopoulos (2009) đề xuất rằng người tiêu dùng quốc tế có ba đặc điểm: cởi mở, đánh giá cao sự đa dạng và có hành vi tiêu dùng vượt qua biên giới. Họ mô tả người tiêu dùng có tính quốc tế như các cá nhân cởi mở, những người đánh giá cao sự đa dạng và sẵng sàng thử các sản phẩm từ các nước khác nhau. Trong nghiên cứu của Cao Quốc Việt (2015) nhận định khi vận dụng khái niệm chủ nghĩa quốc tế trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng, các nhà nghiên cứu thường theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Hướng kiểm định, xây dựng và phát triển thang đo ở các thị trường được các nhà nghiên cứu thực hiện như Cannon & Yaprak (2002); Cleveland và cộng sự (2011); Yoon và cộng sự (1996). Hướng tiếp cận đánh giá sự tác động của chủ nghĩa hướng ngoại đến chủ nghĩa vị chủng và hành vi tiêu dùng (dự định/ sự sẵn lòng/ hành vi) điển hình như Auruskeviciene và cộng sự (2012); Dmitrovic và cộng sự (2009); Parts và Vida (2011); Rawwas và cộng sự (1996); Vida và Reardon (2008), Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn mâu thuẫn nhau giữa các thị
  19. 9 trường. Từ đó, Cao Quốc việt đã sử dụng thang đo từ nghiên cứu của Yoon và cộng sự (1996) cho nghiên cứu của mình, tuy nhiên nhóm thang đo này không có mục hỏi thể hiện hành vi tiêu dùng vượt qua biên giới của người tiêu dùng có tính quốc tế. Ngọc và cộng sự (2017) đã nói rằng “Der-Karabetian và cộng sự (1983) nhận thấy có khả năng là những người trẻ tuổi có xu hướng dễ chấp nhận những nền văn hóa khác nhau và khiến họ để tâm rộng hơn cả những mối quan tâm của dân tộc, khu vực và quốc gia, thái độ này ở người trẻ có thể thúc đẩy chủ nghĩa quốc tế”. Thang đo khái niệm chủ nghĩa quốc tế trong nghiên cứu của Mohammed (1996) đã bao hàm các phát biểu thể hiện được 3 đặc điểm kể trên của người tiêu dùng có chủ nghĩa quốc tế mà Riefler và Diamantopoulos (2009) đã đề xuất, do đó nghiên cứu này sẽ vận dụng lại thang đo chủ nghĩa quốc tế trong công trình Mohammed (1996) và cập nhật thêm các phát biểu thể hiện được sự cởi mở hoặc đánh giá cao sự đa dạng trong nhận thức của người tiêu dùng có chủ nghĩa quốc tế từ nghiên cứu của Cao Quốc Việt (2015) 2.1.2. Chủ nghĩa Dân tộc Kinh tế Theo Smith và Rosen (1958) thì hai khái niệm Chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước thường được sử dụng thay thế cho nhau và được xem như là ngược nghĩa với “Chủ nghĩa Quốc tế” Han (1988) thì phân biệt hai khái niệm này bằng cách cho rằng: (1) “Chủ nghĩa dân tộc là lòng trung thành tối cao của người tiêu dùng đối với một quốc gia, có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ và dự định mua hàng. Người tiêu dùng với chủ nghĩa Dân tộc sẵn sàng hy sinh để mua một thương hiệu trong nước vì họ tin rằng hàng hóa nhập khẩu có thể gây tổn hại kinh tế đất nước của họ”. (2) “Trong mối liên hệ đến tiêu thụ hàng nội, người có tình yêu nước thấy việc tiêu thụ hàng nội như là một phần nhiệm vụ của họ đối với đất
  20. 10 nước của họ để bảo vệ nền kinh tế và hỗ trợ sản xuất trong nước. Người tiêu dùng xem xét việc lựa chọn việc mua hàng hóa nội địa như một tác động mạnh mẽ đến đất nước của họ, và họ thể hiện sự thiên vị đối với các sản phẩm nội địa”. Kosterman và Feshbach (1989) lại phân biệt rõ hai khái niệm Chủ nghĩa Dân tộc và lòng yêu nước trong công trình của mình, đó là không giống như chủ nghĩa dân tộc, lòng yêu nước liên quan đến cảm xúc tích cực đối với đất nước của mình, mà không cần sức mạnh quốc gia và sự thống trị, là hai đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa dân tộc. Druckman (1994) cũng phân biệt chủ nghĩa dân tộc và lòng yêu nước bằng cách ghi nhận rằng lòng yêu nước là “cam kết và sẵn sàng hy sinh cho đất nước, trong khi chủ nghĩa dân tộc là cam kết sẵn sàng ủng hộ hàng trong nước bởi sự thù địch đối với nước khác. Người tiêu dùng có chủ nghĩa dân tộc nhận thức rằng việc mua các sản phẩm nhập khẩu là sai bởi nó làm tổn hại nền kinh tế trong nước, gây thiệt hại đến việc làm và là không yêu nước. Người tiêu dùng có tính dân tộc cao thì nghiêng về nhấn mạnh những khía cạnh tích cực của sản phẩm trong nước để giảm các thuộc tính của các mặt hàng của nước ngoài”. Và ở đây, tác giả nghiên cứu không nhằm phân biệt hai khái niệm “Chủ nghĩa Dân tộc” và “lòng yêu nước” theo các cách trên, mà ở đây tác giả muốn xác định khái niệm Lòng yêu nước có tính kinh tế của người tiêu dùng như một sự tổng hợp của cảm xúc tích cực đối với đất nước của một con người, là một tình cảm tự sản sinh do gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn kết hợp với nhận thức mà họ tích lũy được trong quá trình trưởng thành về nhiệm vụ của họ đối với đất nước là “bảo vệ nền kinh tế và hỗ trợ sản xuất trong nước bằng cách mua hàng nội địa” và họ xem đó là hành động khẳng định lòng yêu nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2