Tiểu luận Chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre trong quá trình đô thị hóa
lượt xem 12
download
Đề tài trình bày cơ sở lý luận về chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn, thực trạng chuyển đổi việc làm của người lao động huyện Bình Đại hiện nay, một số khuyến nghị và giải pháp đối với vấn đề chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre trong quá trình đô thị hóa
- BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI ( CS II ) TIỂU LUẬN CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH ĐẠI – BẾN TRE TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Giảng viên: Nguyễn Ngọc Tuấn Lớp: Thực hiện: 1
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Nguồn số liệu. 6. Kết cấu của đề tài. PHẦN NỘI DUNG CH ƯƠ NG 1. C Ơ S Ở LÝ LU Ậ N V Ề CHUY Ể N ĐỔ I VIỆ C LÀM CỦ A LAO Đ Ộ NG NÔNG THÔN 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm việc làm và người có việc làm a. Việc làm; b. Các hình thức việc làm; c. Phân loại việc làm; d. Thiếu việc làm; đ. Thất nghiệp; 1.1.2 Dân số hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế 1.1.3 Cơ cấu lao động 1.1.4 Đô thị hoá 1.2 Mối quan hệ giữa đô thị hoá với cơ cấu lao động và việc làm 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá. 1.3.1 Thị trường lao động; 1.3.2 Trình độ học vấn; 1.3.3 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; 2
- 1.4 Các mô hình chuyển đổi việc làm ; CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN BÌNH ĐẠI HIỆN NAY 2.1 Bức tranh kinh tế xã hội huyện Bình Đại trong quá trình đô thị hóa ; 2.2 Quá trình thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất tác động đến việc làm lao động nông thôn ; 2.2.1 Công tác thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Huyện: 2.2.2 Chính sách hỗ trợ ; 2.2.3 Vấn đề việc làm trước và sau khi nhà nước thu hồi đất ở huyện Bình Đại ; 2.3 Sự chuyển dịch lao động và hiệu quả khi chuyển đổi việc làm cho lao động nông thôn huyện Bình Đại trong thời gian gần đây ; 2.3.1. Sự chuyển dịch lực lượng lao động nông thôn huyện Bình Đại trong thời gian gần đây ; 2.3.2 Hiệu quả sau khi chuyển đổi việc làm ; 2.3.2.1 Hiệu quả thu nhập ; 2.3.2.2 Kết quả thực hiện ; 2.4 Đánh giá chung ; CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH ĐẠI – BẾN TRE 3.1 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Bình Đại đến năm 2015; 3.2 Một số khuyến nghị đối với vấn đề chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại; 3.2.1 Khuyến nghị đối với Nhà Nước cấp Trung ương; 3.2.2 Đối với chính quyền địa phương, cơ sở; 3.2.3 Đối với người dân; 3.3 Một số giải pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại; 3.3.1 Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 3.3.2 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ; 3.3.3 Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế xã hội ; 3
- 3.3.4 Quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị mới gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; 3.3.6 Phát triển thị trường xuất khẩu lao động; PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói chung và Tỉnh Bến Tre nói riêng. Một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hưóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát triển mạnh các ngành công nghiệp và thương mại – dich vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai để phục vụ cho mục tiêu đô thị hoá. Khu vực nông thôn tỉnh Bến Tre đang khởi sắc theo hướng đô thị hóa. Quá trình xây dựng các khu, cụm công nghiệp, cảng cá, chợ đầu mối sẽ kéo theo sự hình thành cụm dân cư mới … Nền kinh tế tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn. Bình Đại là một trong ba huyện giáp biển của tỉnh Bến Tre, nhưng không được nhiều thuận lợi như Ba Tri và Thạnh Phú; Bình Đại nằm trên Cù lao An Hóa, so với các huyện khác trong tỉnh Bến Tre thì Bình Đại có phần cô lập nằm lẻ loi trên một dãy cù lao. Bình Đại thường xuyên chịu sự xâm nhập của nước mặn vào tận các xã ở giữa cù lao. Người dân ở đây chủ yếu làm vườn, ruộng, trồng giồng và đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển. Bình Đại đang trong quá trình đô thị hóa với những dự án khuyến khích mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân. 4
- Đặc biệt là dự án lấn biển và đầu tư phát triển tiềm năng du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học kĩ thuật … Bình Đại chủ yếu là phát triển nông và ngư nghiệp vì vậy mà trong quá trình đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp lại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp điều đó sẽ dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ cấu lao động và việc làm của người dân trong huyện đã chuyển đổi như thế nào dưới tác động của đô thị hoá? Người dân đã thực hiện những chiến lược sinh k ế nh ư th ế nào để có thể thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện sống mới? Đó chính là lí do để nghiên cứu đề tài. Vấn đề lao động việc làm, chuyển dịch cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay, bao gồm các công trình nghiên cứu: Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia.( Đề tài độc lập cấp nhà nước 12/2005). Nghiên cúư này được thực hiện tại các tỉnh/TP: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Tây, Cần Thơ, Bến Tre, Bình Dương … với mục tiêu: + Đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của vấn đề này. + Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp và các điều kiện giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới. Nghiên cứu đề xuất phương án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội. ( Đề tài khoa học và công nghệ cấp thành phố 2005). Cùng với xu thế khách quan và tất yếu của đô thị hoá là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở các vùng bị thu hồi đất 5
- sản xuất nông nghiệp, trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động thuần nông gặp phải những trở ngại lớn khi họ buộc phải chuyển đổi từ việc làm nông nghiệp không cần đến trình độ chuyên môn kĩ thuật sang việc làm phi nông nghiệp đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Nghiên cứu này hướng đến đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông thôn với phương án khả thi và mô hình phù hợp với xu thế đô thị hoá nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngoại thành Hà Nội. Về vấn đề giải quyết việc làm đề tài cấp Bộ (2000) “Những biện pháp chủ yếu giải quyết lao động thiếu việc làm ở vùng thuần nông” do Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Nguồn lao động Viện Khoa học Lao động và Xã hội thực hiện, đã đưa ra nhận định: Khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hiện nay rất phong phú và đa dạng, tạo việc làm phi nông nghiệp ngay tại địa phương, tăng cường dạy nghề cho lao động nông thôn, ưu tiên các dự án quốc gia và quốc tế cho việc giải quyết việc làm, dạy nghề và nâng cao dân trí. Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đề tài độc lập cấp nhà nước KX.01 2005 đã đề cập đến vấn đề “việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNHHĐH và đô thị hoá”. Về mặt lý luận nghiên cứu đã đề cập đến sự cần thiết phải thu hồi đất, CNHHĐH và đô thị hoá tất yếu sẽ dẫn đến thu hồi đất nông nghiệp và do đó một bộ phận dân sẽ mất việc làm trong nông nghiệp. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta trong quá trình phát triển. Về mặt thực tiễn nghiên cứu chỉ ra những bất cập về vấn đề đảm bảo thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất là điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ nhưng kế hoạch thu hồi đất không gắn với kế hoạch đào tạo nghề nên người dân mất đất không có việc làm và thu nhập, đời sống người dân tiềm ẩn sự bất ổn bên trong. Nghiên cứu dự báo nhu cầu thu hồi đất và đưa ra khung chính sách đồng bộ bao gồm: Chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại; Chính sách tạo việc làm; Chính sách tái định cư; Chính sách về trách nhiệm và nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và các chính sách xã hội liên quan để đảm bảo việc làm và thu nhập cho đối tượng bị thu hồi đất. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về mối quan hệ tương tác giữa đô thị hoá với sự dịch chuyển về cơ cấu lao động, việc làm cả các hộ gia đình trong khu vực quy hoạch đô thị hoá. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài này là rất 6
- cần thiết nhằm phát hiện ra các tác động của quá trình đô thị hoá đối với cơ cấu lao động, việc làm của các hộ gia đình nằm trong vùng đô thị hoá. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc hoạch định chiến lược đô thị hoá trong thời gian tới ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến thực trạng chuyển đổi việc làm và đời sống của lao động nông thôn huyện Bình Đại, phân tích các nhân tố tác động tới chuyển đổi việc làm, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị phù hợp nhằm tạo việc làm, giúp cho việc chuyển đổi việc làm đạt hiệu quả cao cho lao động nông thôn huyện Bình Đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm và đời sống của người lao động nông thôn huyện Bình Đại trong quá trình đô thị hoá. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Người lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bình Đại quản lý. + Về thời gian quan sát thu thập thông tin: Từ năm 2005 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp như thống kê phân tích, phương pháp so sánh, thu thập tài liệu... 5. Nguồn số liệu Phòng Tài nguyên môi trường Tỉnh Bến Tre Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Trung tâm dạy nghề và việc làm huyện Bình Đại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại UBND huyện Bình Đại HĐND huyện Bình Đại Phòng thống kê lao động huyện Bình Đại Internet … 7
- 6. Kết cấu của đề tài: Chương 1: Cơ sở lí luận về chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng chuyển đổi việc làm của người lao động huyện Bình Đại – Bến Tre hiện nay. Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp đối với vấn đề chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn huyện Bình Đại – Bến Tre. CH ƯƠ NG 1. C Ơ S Ở LÝ LU Ậ N V Ề CHUY Ể N ĐỔ I VIỆ C LÀM CỦ A LAO Đ Ộ NG NÔNG THÔN 1.1 Các khái niệm cơ bản: 1.1.1 Khái niệm việc làm và người có việc làm: a. Việc làm: * Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, việc làm được phân thành hai loại: Có trả công ( những người làm thuê, học việc…) và không được trả công nhưng vẫn có thu nhập ( giới chủ làm kinh tế gia đình…). Những người đang làm việc trong lực lượng vũ trang cũng được coi là có việc làm. Vì vậy, việc làm được coi là hoạt động có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hiện vật). Những người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả công, lợi nhuận, được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình, không được nhận tiền công (hiện vật). Khái niệm này đã được chính thức nêu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 ( ILO.1993) và đã được áp dụng ở nhiều nước. 8
- * Điều 13, chương II ( việc làm) Bộ luật lao động của nước ta: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”. b. Các hình thức việc làm: Làm những công việc được trả công lao động dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc đổi công. Các công việc tự làm để thu lợi nhuận. Làm các công việc sản xuất, kinh doanh cho gia đình mình không nhận tiền công hay lợi nhuận. c. Phân loại việc làm: Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, việc làm có thể được phân chia thành các loại: Việc làm chính và việc làm tạm thời: căn cứ vào số thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm. Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ làm việc trong một tuần. Việc làm chính và việc làm phụ: căn cứ vào khối lượng thời gian hoặc mức độ thu nhập trong việc thực hiện một công việc nào đó . d. Thiếu việc làm: Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình, là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn. Thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng là người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu nhập. đ. Thất nghiệp: Theo ILO: "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một người trong lực lượng lao động muốn tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành". Như vậy người thất nghiệp là người mang ba đặc trưng cơ bản: có khả năng lao động,có nhu cầu làm việc và chưa tìm được việc làm. 9
- * Người không có nhu cầu làm việc: Những người không thuộc lực lượng lao động bao gồm các đối tượng từ đủ 1560 tuổi đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, những người mất khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật. 1.1.2 Dân số hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế: Dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc. Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và thất nghiệp. 1.1.3 Cơ cấu lao động: Cơ cấu cung lao động đượ c xác định bằng chỉ tiêu phản ánh cơ cấu ,tỷ lệ số lượ ng và chất lượ ng ngu ồn lao động: Dân số trong độ tuổi lao độ ng không hoạt động kinh tế thường xuyên và hoạt động kinh tế thườ ng xuyên; Cơ cấu chất lượ ng l ực l ượng lao động. Cơ cấu cầu lao động phản ánh tình trạng việc làm hay sử dụng lao động. Cơ cấu này được biểu thị bằng tỷ lệ lao động phân chia theo ngành, theo vùng, theo khu vực, theo thành phần kinh tế, theo trạng thái việc làm. 1.1.4 Đô thị hoá. Đô thị hoá được hiểu là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân; bố trí dân cư; hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị; đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật và tăng qui mô dân số. Các xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam: + Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong các đô thị. + Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các vùng ngoại ô. + Mở rộng các đô thị hiện có. + Chuyển một số vùng nông thôn thành đô thị, hình thành các khu đô thị mới. 1.2 Mối quan hệ giữa đô thị hoá với cơ cấu lao động và việc làm: 10
- Cùng với việc tăng dân số đô thị là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đô thị hoá là quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số nói chung và lực lượng lao động nói riêng chuyển đổi về cơ cấu lực lượng lao động nông thôn: từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Bộ phận những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn sau khi bị thu hồi đất phục vụ mục tiêu đô thị hoá, phải thực hiện những chuyển đổi mới phù hợp với cuộc sống đô thị: chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, tìm việc làm mới, xây dựng nơi cư trú mới... Trong quá trình đô thị hoá, cơ cấu ngành nghề kinh tế trong vùng và cả nền kinh tế cũng thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá. 1.3.1 Thị trường lao động: Chuyển đổi việc làm cho lao động mất việc làm do mất đất chịu sự tác động lớn của xu hướng phát triển thị trường lao động địa phương, vùng và liên vùng. Tại các vùng thị trường lao động phát triển mang tính thống nhất cao, ít bị phân mảng, có sự hoạt động mạnh của quan hệ cung cầu lao động, môi trường thị trường lao động được thiết lập thuận lợi (hệ thống tư vấn, giới thiệu việc làm...) thì cơ hội việc làm của lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lớn hơn. Vai trò của thị trường lao động có tác động lớn đối với việc chuyển đổi nghề cho lao động mất việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do đó, thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động lành mạnh của thị trường lao động các địa phương, thị trường lao động vùng là nhân tố quan trọng để hỗ trợ cho việc chuyển đổi việc làm cho lao động bị mất việc làm trong quá trình đô thị hoá. 1.3.2 Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của người lao động trong các hộ gia đình bị thu hồi đất có mối liên hệ với khả năng đào tạo chuyển đổi nghề, tìm việc làm mới, tự tạo việc làm mới và nâng cao thu nhập sau khi bị mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trình độ học vấn của người lao động càng cao thì khả năng tham gia đào 11
- tạo CMKT, chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới, tìm việc làm mới và nâng cao thu nhập cũng càng cao. Để thống kê được tỷ lệ người lao động đã tìm được việc làm hay chưa tìm được việc làm sau khi đất nông nghiệp bị thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện cuộc điều tra với 2249 hộ thuộc diện bị thu hồi đất tại 15 tỉnh thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam và thu được kết quả như sau: Bảng 1.1. Số lượng lao động tìm được việc làm sau khi đất nông nghiệp bị thu hồi và trình độ học vấn của lao động ĐVT: Người Chưa có việc Đã có việc Học vấn Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Không biết đọc, viết 78 49,1 81 50,9 Chưa TN tiểu học 252 30,4 577 69,6 TN tiểu học 469 25,7 1356 74,3 TN PTCS 1170 26,2 3288 73,8 TN THPT 950 32,8 1944 67,2 Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2005 Nhìn chung, trên cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn thì khả năng tìm được việc làm tăng lên theo trình độ học vấn, một tỷ lệ 50% số lao động chưa biết đọc, biết viết không tìm được việc làm khi không còn đất sản xuất, trong khi ở các cấp trình độ học vấn khác tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều (2532%). Một số nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, % tăng thêm thu nhập đối với mỗi năm đi học đạt được cao hơn ở những người có trình độ học vấn cao, cụ thể đối với cấp nghiệp tiểu học mỗi năm đi học có thể tăng thêm mức tiền lương 0,77% ở lao động nam và 0,32% ở lao động nữ, trong khi con số này đối với phổ thông trung học là 3,97% và 2,79%. Thu nhập là kết quả của việc làm, do đó lao động có thu nhập cũng đồng nghĩa với có cơ hội việc làm cao hơn, khả năng tìm được việc làm trên thị trường lao động lớn hơn so với lao động trình độ học vấn thấp. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với địa phương vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất là thực hiện các biện pháp đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ văn hoá cho dân cư và người lao động, phải coi đây là hướng mở căn bản, quan trọng để hỗ trợ cho việc chuyển đổi việc làm cho lao động mất việc làm do Nhà nước thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng. 12
- 1.3.3 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương là việc luận chứng phát triển kinh tế xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội hợp lý theo lãnh thổ để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội quốc gia; là bước cụ thể hoá của chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia theo các điều kiện và đặc điểm của từng vùng lãnh thổ. Hiện nay, ở nước ta các cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cho toàn quốc, mà các tỉnh/ thành phố và huyện cũng tổ chức nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phạm vi của từng địa phương (tỉnh, thành phố, huyện...). Thực tế cho thấy, để đưa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của các địa phương vào cuộc sống có hiệu quả, nhất thiết phải có sự gắn kết với các nội dung tạo và chuyển đổi việc làm cho lao động, hộ gia đình mất việc làm do Nhà nước thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương trực tiếp tác động tới các hình thức chuyển đổi việc làm cho người lao động thể hiện ở các mặt như: vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các chính sách đền bù và tái định cư cho dân nông nghiệp bị thu hồi đất, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển việc làm, … 1.4 Các mô hình chuyển đổi việc làm Phát triển các khu công nghiệp (KCN) là nhân tố cơ bản để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đó ắt kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên, các KCN muốn phát huy tác dụng phải cần từ ba đến năm năm. Trong khoảng thời gian đó, người dân làm nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê cho thấy, trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm; mỗi ha đất nông nghiệp thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Những năm qua Chính phủ đã dành nhiều ưu tiên giải quyết việc làm (GQVL) cho người dân có đất bị thu hồi, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu (ước tính tạo việc làm cho khoảng 55.000 người/năm). Hai năm 2006 và 2007, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm cũng đã dành 22 tỷ đồng bổ sung vốn vay GQVL cho gần 10 nghìn lao động bị thu hồi đất. 13
- Chủ động vượt lên những khó khăn chung, thời gian qua nhiều tỉnh đã ban hành các chính sách đối với người dân bị thu hồi đất và triển khai thực hiện có hiệu quả: Bình Dương mở hệ thống dạy nghề xuống tận huyện, xã; Ðà Nẵng hỗ trợ bốn triệu đồng cho một nông dân bị thu hồi đất; Tiền Giang hỗ trợ 1,06 triệu đồng cho mỗi lao động thuộc hộ có đất bị thu hồi từ 0,1 ha trở xuống, nếu nhiều hơn thì được hỗ trợ tiền cho cả khóa học nghề. Một số tỉnh, thành cũng đã có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, nếu sử dụng từ 100 lao động trở lên sẽ được hỗ trợ 50% kinh phí dạy nghề cho một lao động của địa phương... Trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, một số tỉnh, thành đã điều chỉnh quy hoạch tái định cư gắn với tạo việc làm, bổ sung chính sách, đầu tư ngân sách cho dạy nghề, hỗ trợ phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất, dịch vụ gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế (như Bình Dương, Hải Dương, Hà Nam). Những việc làm thiết thực nói trên đã được các hộ dân ủng hộ. Ðó chính là sự khích lệ lớn, làm cơ sở xác lập những mô hình hợp lý hơn, chăm lo việc làm cho nông dân. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE 2.1 Bức tranh kinh tế xã hội huyện Bình Đại trong quá trình đô thị hóa: Bình Đại là một trong ba Huyện biển của tỉnh Bến Tre với tiềm năng sẵn có do thiên tai ưu đãi về chiều dài bờ biển 27km, hệ thống sông rạch chằng chịt, hình thành môi trường sinh thái khá lý tưởng không chi cho việc phát triển thủy sản ở cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt, mà còn tạo điều kiện phát triển nghề đánh bắt hải sản, mang lại nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào cung ứng cho tiêu thụ, chế biến, xuất 14
- khẩu, mở rộng các loại hình dịch vụ, đồng thời phát triền du lịch biển Thừa Đức và Cồn Chày Mười xã Thới Thuận… Với tiềm năng lợi thế đó, trong những năm gần đây, huyện Bình Đại đạt được thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân. Một trong những thành tựu đó là Huyện đã có nhiều nỗ lực khuyến khích, mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ huyện, Bình Đại đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng khá toàn diện mà nổi bật nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 12.45%/ năm. Riêng năm 2009, đạt 12,85%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển tích cực. Huyện đã chủ động xâ y dựng và triển khai nhiều chương trình, dự án khuyến khích mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu công nghiệp và dịch vụ, phối hợp triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế hạ tầng ( giao thông, thủy lợi ). Việc đầu tư này được Huyện xem là khâu đột phá trong việc thu hút đầu tư phát triển. Bốn năm qua, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện đạt được trên 1500 tỷ đồng. Qua đó, diện mạo Bình Đại đã có nhiều khởi sắc, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa, đi lại dể dàng. Đặc biệt, Huyện ưu tiên khuyến khích, tạo điều kiện về mặt bằng, miễn giảm thuế, thực hiện cải cách hành chính cho cơ chế “ một cửa ”, “ một cửa liên thông ” trong giải quyết các hồ sơ thủ tục cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh. Trong đó, ưu tiên mời gọi vốn đầu tư phát triển lĩnh vực chế biến nông thủy sản, xuất khẩu, cung ứng cây, con giống chất lượng cao, cung cấp nước sạch và phát huy ngành nghề truyền thống ở địa phương. Đến nay, toàn Huyện có 1128 cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và 4478 cơ sở thương mại – dịch vụ với tổng nguồn vốn đầu tư gần 550 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 15924 lao động. Các ngành sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở lĩnh vực chế biến trái dừa, thủy sàn, cung cấp nước đá, nước máy sinh hoạt có bước tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong năm 2009 tăng 19,5% thương mại – dịch vụ tăng 22,3%. Ngoài ra, các dịch vụ ngành nghề truyền thống của Huyện như sấy nhãn, đan dây, đan lưới, các dịch vụ hậu cần phục vụ cho việc nuôi và đánh bắt thủy sản được quan tâm phát triển. Cảng cá Bình Thắng tăng cường quản lý, khai thác khá tốt các dịch vụ phát triển ngành nghề đánh bắt, thu mua thủy sản. Khu du lịch biển Thừa Đức đi vào hoạt động, ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan. Huyện đã tổ chức công bố, công khai quy hoạch chi tiết, đang lập phương án đền bù tổng thể để tiến hành giải phóng mặt bằng giải phóng mặt bằng xây dựng trung tâm thương mại Huyện, được Tình phê duyệt dự án phát triển rừng sinh thái và đầu tư xây dựng khu du lịch Cồn Chày Mười, xã Thới Thuận. 15
- Hoạt động của ngành bưu chính – viễn thông tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Huyện đã phát triển 3874 máy điện thoại, nâng tổng số máy hiện có là 25546 máy, mật độ điện thoại cố định đạt 17,9 máy/100 dân. Hoạt động của các chi nhánh ng6an hàng đóng trên địa bàn tích cực chủ động tổ chức thực hiện đồng bộ, linh hoạt những chủ trương, giải pháp của ngành về hoạt động tín dụng – ngân hàng theo hướng tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Kết quả tổng dư nợ vay trên địa bàn Huyện là 627 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ, trong đó được hỗ trợ lãi xuất theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đạt 348 tỷ đồng. Tuy nhiên so với yêu cầu đẩy nhanh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc phát triển nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Huyện đang gặp khó khăn: các cầu trên đường tỉnh 883 tải trọng thấp, chưa được kiên cố, một số tuyến đường Huyện chưa được nhựa hóa nên chưa đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư. Giá nước máy sinh hoạt và sản xuất còn cao. Đa số các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, trang thiết bị, công nghê chưa được đổi mới, quy mô phát triển ở mức vừa và nhỏ, nguyên liệu sản xuất ở dạng cơ chế, khả năng cạnh tranh thấp, còn hạn chế về việc đăng ký thương hiệu hàng hóa, thiếu sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp. Ngoài ra, năng lực quản lý, điều hành các chính quyền cơ sở trên lĩnh vực này chưa theo kịp sự phát triển, còn lúng túng trong việc mời gọi đầu tư. Năm 2010 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Huyện để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 – 2010). Với tinh thần tích cực chủ động, trên lĩnh vực phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, phát huy mọi nguồn lực phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý và bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thực hiện đồng bộ giữa phát triển kinh tế gắn với đảm bảo môi trường bền vững, với các vấn đề về văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng. Trên cơ sở đó, Huyện vận dụng các chính sách cụ thể, tạo điều kiện khuyến khích mời gọi đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tập trung các lĩnh vực chế biến nông, thủy sản, làm hàng xuất khẩu, phát huy ngành nghề truyền thống. 16
- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để mời gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Bình Thới, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chương trình tập huấn đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc dân. Huyện đặt trọng tâm là công tác quản lý chất lượng hàng hóa, nâng cao tay nghề cho người lao động, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn Huyện giai đoạn 2006 – 2013. Tổ chức hoạt động doanh nghiệp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tuyên dương các điển hình tốt, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động thướng mại, bưu chính viễn thông, ngân hàng, du lịch, dịch vụ thủy sản. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện liên kết với nông dân trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tăng dần tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền , vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực cuộc vận động “ Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt ”. Thường xuyên giới thiệu về hình ảnh, vị thế của Huyện Bình Đại là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao trong mắt các nhà đầu tư, cảng cá Bình Thắng – Bình Đại trong những ngày này khá nhộn nhịp. Sau Tết nguyên đán, ngư dân bắt đầu ra khơi trong tâm trạng phấn khởi. Năm 2009 vừa qua, tuy còn một số khó khăn nhưng đa số ngư dân đều đánh bắt có hiệu quả. Lượng tàu cập Cảng ngày càng đông hơn, trên 2542 lượt, tăng 13%, hàng thủy sản qua Cảng 15220 tấn, tăng 21%. Năm qua, Ban Quản lý cũng đã hợp đồng cho thuê hết diện tích mặt bằng khu đất dự phòng phát triển để đầu tư cơ sở chế biến mực và cho 5 hộ khác thuê 1120m2 mặt bằng khu vực kho lạnh để xây dựng cơ sở thu mua thủy sản, kho lạnh, dịch vụ cơ khí, ngư cụ. Hiện còn 600m 2, BQL tiếp tục kêu gọi đầu tư. Các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu vực Cảng hoạt động ổn định, hiệu quả cao. Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm SSOP đang được thực hiện có hiệu quả. BQL Cảng đang triển khai dự án mở rộng vì thực tế đã quá tải, do lượng tàu về càng đông hơn. 2.2 Quá trình thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất tác động đến việc làm lao động nông thôn: 2.2.1 Công tác thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Huyện: Nhằm định hướng cho nền kinh tế huyện Bình Đại phát triển theo con đường CNH – HĐH, Đảng bộ và Chính quyền địa phương phải có những phương pháp để đạt được yêu cầu cấp thiết của Tình, Trung ương đã đề ra, cụ thể như phát triển, nâng cấp Huyện tiến lên đô thị loại 4 trong năm 2015. Việc thực hiện chính sách thu hồi đất, đền bù giải tỏa để mở rộng các công trình trọng điểm như trung tâm thương mại, giao thông vận tải, khu dân cư…là đều tất yếu. Điều đó quyết định đến kinh tế xã hội của Huyện. Từ năm 2007 đến nay, thực hiện theo Quyết định về chính sách hỗ trợ, công tác thu hồi đất đã được triển khai và bước đầu đền bù giải tỏa thỏa đáng cho các hộ dân để họ ổn định kinh tế đời sống. 17
- Bảng 2.1 Danh mục các công trình xây dựng ở Huyện Bình Đại cơ bản đến năm 2010 ( Theo Nghị quyết số 18/2009/NQHĐND) : Tổng Môi Vốn Tên Tổng số đất Kinh Ghi STT trườn tài sản Công Trình vốn thu tế chú g công ( ha ) Quy hoạch chi tiết 1 khu dân cư và tái 280 20 170 110 định cư Hàng Còng Quy hoạch khu công viên văn hóa 2 475 80 475 và đô thị mới Bà Nhựt Quy hoạch khu 3 100 10 100 hành chính Huyện Quy hoạch khu 4 nghĩa trang nhân 50 5 50 dân Huyện Quy hoạch bãi rác 5 100 2 100 Huyện Quy hoạch giao thông nông thôn 6 150 30 150 giai đoạn 2010 2020 Quy hoạch sử dụng đất đến 2015 7 690 166 690 của 8 xã trong Huyện Tổng kết 1845 313 1585 150 110 2.2.2 Chính sách hỗ trợ: a. Hỗ trợ di chuyển: 1.Khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa trắng, không còn đất hoặc diện tích còn lại không còn đủ để xây dựng nhà phải di chuyển chổ ở trong phạm vi Tỉnh thì được hỗ trợ như sau: Đối với nhà có diện tích xây dựng dưới 50m2: 3.000.000 đồng/hộ. Đối với nhà có diện tích xây dựng dưới 50m2 trở lên: 4.500.000 đồng/hộ. Nếu di chuyển sang Tỉnh khác thì được hỗ trợ thêm 3.000.000 đồng/hộ. 18
- 2. Khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc đang sử dụng đất hợp pháp phải di chuyển cơ sở sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh thì được hỗ trợ chi phí tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt. Mức hỗ trợ cụ thể do hội đồng bồi thường Huyện, thành phố đề nghị nhưng mức cao nhất không quá 30% giá trị còn lại của tài sản. 3. Khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình bị giải tỏa trắng nhà, phải di chuyển chỗ ở nhưng còn diện tích đất trong cùng thửa đất được phép xây dựng thì được hỗ trợ như sau: đối với nhà có diện tích xây dựng dưới 50m2: 1.000.000 đồng/bộ. đối với nhà có diện tích xây dựng dưới 50m2 trở lên: 1.200.000 đồng/bộ. 4. Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập lại chỗ ở mới được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Mức hỗ trợ do hội đồng bồi thường Huyện, Thành phố đề nghị, nhưng mức tối đa 200.000 đồng/nhân khẩu/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 6 tháng. Nếu hết thời gian 6 tháng, nhưng vẫn chưa giao đất tái định cư thì tiếp tục hỗ trợ tiền thuê nhà đến khi giao đất tái định cư. Đối với trường hợp bị giải tỏa trắng nhà nhưng còn trong phạm vi được phép xây dựng thì được hỗ trợ tiền thuê nhà tối đa không quá 3 tháng. 5. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước. 6. Khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà ở, nhưng nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước, phải phá dỡ nhà, di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di chuyển bằng mức quy định tại khoản 1 Điều này. Người được hỗ trợ phải có hợp đồng thuê nhà được cơ quan có thẫm quyền xác định. b. Hỗ trợ tái định cư: Đối với hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác và không còn đất nông nghiệp trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì được hỗ trợ tái định cư theo một trong hai trường hợp sau đây: 1.trường hợp hộ gia đình, cá nhân đó nhận đất ở tái định cư tập trung nhưng số tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó. Suất tái định cư tối thiểu được qui định bằng 50.000.000 đồng. 2.trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự lo nơi ở khác thì được xem xét hỗ trợ một khoản tiền bằng một suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung, nhưng tối đa không vượt mức 25.000.000 đồng đối với dự án thu hồi 19
- đất thuộc các xã của các huyện, không quá 30.000.000 đồng đối với dự án thu hồi đất thuộc thị trấn và các xã của thành phố Bến tre, không quá 40.000.000 đồng đối với dự án thu hồi đất thuộc các phường của thành phố Bến Tre. c. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: 1. Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp gồm diện tích các loại đất: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, được giao để trồng rừng sản xuất, nuôi trồng thủy sản, làm muối và nông nghiệp khác thì được hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định sau đây: a.Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa 24 tháng. b.Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở, trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng. c.Mức hỗ trợ quy định tại các điểm a và b khoản này được tính theo nhân khẩu và quy đổi bằng tiền tương đương 30kg gạo cho 1 tháng, theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. 2. Khi nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 20% thu nhập sau thuế trong một năm, theo mức thu nhập sau thuế bình quân của 3 năm liền kề trước đó, được cơ quan thuế xác nhận. Trường hợp cá biệt cần hỗ trợ cao hơn thì phải xin chủ trương của Ủy ban nhân dân Tỉnh nhưng mức tối đa không quá 30% thu nhập sau thuế một năm. 3. Khi Nhà nước thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường quốc doanh mà thuộc đối tượng là cán bộ , công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn sống chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ bằng tiền. Mức hỗ trợ bằng 50% giá đất bồi thường tính theo diện tích đất thực tế bị thu hồi nhưng không vượt hạn mức giao đất nông nghiệp theo quy định. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn kinh tế lượng chủ đề "sự ảnh hưởng của các yếu tố đến điểm trung bình"
19 p | 1810 | 352
-
Tiểu luận: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp ở Việt nam
25 p | 1010 | 319
-
Đề tài: "Những vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam"
33 p | 615 | 166
-
Tiểu luận triết học - Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
13 p | 274 | 66
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 p | 425 | 64
-
Luận văn đề tài: Vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam
36 p | 244 | 60
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng quan điểm trong triết học Mác Lê Nin để phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
17 p | 252 | 46
-
LUẬN VĂN: Thực trạng, nguyên nhân lạm phát & những giải pháp ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế
11 p | 199 | 43
-
Tiểu luận "Cổ phần hoá doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế".
19 p | 150 | 34
-
Luận văn: Thực trạng việc làm của người dân xã Đông Phương Yên – Chương Mỹ (Hà Tây cũ) sau khi sáp nhập Hà Nội
69 p | 150 | 29
-
Tiểu luận:Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001- 2005
23 p | 140 | 26
-
TIỂU LUẬN: Chủ chương ,chính sách của đảng và nhà nước trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thi trường
16 p | 128 | 20
-
Tiểu luận: Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công
80 p | 115 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác luân chuyển cán bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
60 p | 39 | 11
-
Tiểu luận: Cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
16 p | 125 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng báo cáo tài chính tại Việt Nam
82 p | 25 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi và sự hài lòng của nhân viên tại Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam Bình Thuận - Vai trò trung gian của động lực làm việc
122 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn