Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng báo cáo tài chính tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định mối quan hệ giữa việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Qua đó xem xét những quy định hiện hành về việc luân chuyển này có thực sự làm gia tăng chất lượng kiểm toán hay không và đưa ra các khuyến nghị trong việc xây dựng và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng báo cáo tài chính tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---ooOoo--- LÂM HUỲNH PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LUÂN CHUYỂN KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN B ÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2012 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---ooOoo--- LÂM HUỲNH PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC LUÂN CHUYỂN KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ \ TP. HỒ CHÍ MINH - 2012 Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN ANH HIỀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- LỜI CAM ĐOAN -----☼☼۩☼☼----- Tôi xin cam đoan đề tài này dựa trên quá trình nghiên cứu trung thực và nghiêm túc dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào và tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. TPHCM, ngày 19 tháng 6 năm 2013 Tác giả Lâm Huỳnh Phương
- MỤC LỤC -----☼☼۩☼☼----- LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐẾ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Dẫn nhập ...................................................................................................................... 5 1.2. Giới thiệu đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 9 1.2.1. Tổng quan thị trường kiểm toán Việt Nam ....................................................... 9 1.2.2. Quy định về luân chuyển kiểm toán viên tại Việt Nam ..................................... 10 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Tổng quan về chất lượng kiểm toán ............................................................................ 14 2.1.1. Một số định nghĩa về chất lượng kiểm toán ...................................................... 14 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán ............................................. 17 2.2. Phương pháp định lượng chất lượng kiểm toán ......................................................... 19 2.2.1. Các khoản dồn tích trong lợi nhuận và thước đo chất lượng kiểm toán ............ 19 2.2.2. Sự điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý và trách nhiệm của kiểm toán viên .... 20 2.2.3. Mô hình định lượng chất lượng kiểm toán ........................................................ 26
- 2.3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài....................................................................... 33 2.3.1. Các nghiên cứu ủng hộ việc luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc .................... 35 2.3.2. Các nghiên cứu không ủng hộ việc luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc ......... 37 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 3.1. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 42 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 42 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43 3.2. Phương pháp chọn mẫu và mô tả mẫu ....................................................................... 45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Phân tích sơ bộ kết quả nghiên cứu thông qua bảng thống kê mô tả các biến ......... 47 4.2. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đơn biến ................................. 50 4.3. Phân tích kết quả hồi quy tuyến tính đa biến ............................................................. 52 4.4. Một số nghiên cứu bổ sung về chất lượng kiểm toán ................................................. 55 4.4.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệm kỳ kiểm toán viên với chất lượng kiểm toán khi phân biệt dấu của DA ..................................................................................... 55 4.4.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc luân chuyển công ty kiểm toán và chất lượng kiểm toán .................................................................................................................... 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Kết luận và kiến nghị ................................................................................................... 57 5.2. Những đóng góp và hạn chế của đề tài ....................................................................... 59
- TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách 39 công ty trong mẫu nghiên cứu Phụ lục 2: Kết quả thống kê mô tả các biến và bảng tần số hai biến APT và AFT Phụ lục 3: Kết quả kiểm định Lavene về sự khác nhau của các giá trị trung bình Phụ lục 4: Kết quả phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính giữa hai biến APT và DA Phụ lục 5: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến Phụ lục 6: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến khi APT có giá trị nhỏ hơn hay bằng 3 Phụ lục 7: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến khi APT có giá trị nhỏ hơn hay bằng 5 Phụ lục 8: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến khi DA dương Phụ lục 9: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến khi DA âm Phụ lục 10: Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến khi thêm biến AFT vào phương trình nghiên cứu
- DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ -----☼☼۩☼☼----- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Quy định về luân chuyển kiểm toán viên và luân chuyển công ty kiểm toán tại một số quốc gia châu Á. Bảng 4.1:Bảng kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong phương trình Bảng 4.2:Giá trị trung bình của biến APT ứng với từng năm Bảng 4.3: Bảng kết quả kiểm định Lavene về sự khác biệt của giá trị trung bình Bảng 4.4: Bảng kết quả phân tích tương quan giữa APT và DA Bảng 4.5: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến giữa APT và DA Bảng 4.6: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 4.7: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính với hai biến APT3 và APT5 Bảng 4.8: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đa biến khi phân biệt dấu của DA Bảng 4.9: Bảng kết quả hồi quy tuyến tính đa biến khi thêm biến AFT DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thể hiện sự biến thiên của giá trị DA trung bình qua các năm
- MỞ ĐẦU -----☼☼۩☼☼----- 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kiểm toán đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Quá trình này gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của xã hội loài người. Và để phục vụ cho nhu cầu khá đa dạng từ phía người sử dụng, các loại hình kiểm toán khác nhau cũng từng bước được hình thành, trong đó có hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Với vai trò nhằm cung cấp một sự đảm bảo về sự trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, hoạt động kiểm toán độc lập đã góp một phần không nhỏ đảm bảo thị trường tài chính phát triển một cách lành mạnh, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ trên thế giới như hiện nay. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán cũng đã hình thành và phát triển.Và một trong những điều kiện đảm bảo cho thị trường này hoạt động ổn định và trở thành một kênh cung cấp vốn hữu ích cho doanh nghiệp đó là các thông tin tài chính được công bố phải minh bạch. Tuy nhiên, do có sự xung đột lợi ích giữa nhà quản trị và chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như các bên thứ ba mà các thông tin này có thể bị bóp méo theo những mục đích mà nhà quản trị mong muốn. Do đó, ngành kiểm toán báo cáo tài chính với vai trò đặc biệt của mình góp phần giải quyết những xung đột lợi ích trên và đảm bảo các thông tin công bố phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ kiểm toán phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng phần lớn tùy thuộc vào trình độ chuyên môn và tính độc lập của kiểm toán viên. Nếu như những yêu cầu về trình độ có thể đạt được thông qua quá trình đào tạo và tích lũy kinh nghiệm làm việc thì tính độc lập của kiểm toán viên là một vấn đề khá nhạy cảm. 1
- Nó tùy thuộc vào tính cách cũng như ý thức của từng kiểm toán viên trước yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với toàn xã hội. Và vấn đề này đã trở nên nóng bỏng hơn do sự phá sản một trong các tập đoàn hàng đầu trên thế giới là ENRON, trong đó có liên quan đến sai phạm nguyên tắc độc lập, khách quan của công ty kiểm toán Authur Andersen, một trong số các BIG5 lúc bấy giờ. Từ đây, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định nhằm tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên cũng như công ty kiểm toán, trong đó có quy định về việc luân chuyển bắt buộc kiểm toán viên sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn gây ra nhiều tranh luận giữa việc nên hay không nên đưa ra quy định này và thời hạn luân chuyển là bao nhiêu năm là hợp lý. Vì vậy, nhằm kiểm định tính hữu hiệu của quy định này có thực sự làm gia tăng chất lượng kiểm toán tại Việt Nam hay không, tác giả đã chọn thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng báo cáo tài chính tại Việt Nam.” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định mối quan hệ giữa việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Qua đó xem xét những quy định hiện hành về việc luân chuyển này có thực sự làm gia tăng chất lượng kiểm toán hay không và đưa ra các khuyến nghị trong việc xây dựng và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này trong tương lai. 2
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng kiếm toán báo cáo tài chính và ảnh hưởng của yếu tố nhiệm kỳ kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán. Do hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn tài liệu của các doanh nghiệp nên phạm vi nghiên cứu chỉ bao gồm các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, bởi vì báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán của các công ty này được công bố định kỳ và đầy đủ theo luật. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp kế thừa kinh nghiệm được thực hiện theo phương thức tìm hiểu và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt Nam cũng như trên thế giới. - Phương pháp phân tích định lượng như thống kê mô tả, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính… nhằm định lượng chất lượng kiểm toán và xem xét mối quan hệ giữa nhiệm kỳ kiểm toán viên và chất lượng kiểm toán. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, bố cục của đề tài gồm có 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết Chương 3: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận, kiến nghị và những giới hạn của đề tài 3
- 6. Những đóng góp của đề tài ► Về mặt lý luận - Hệ thống hóa và trình bày các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt Nam cũng như trên thế giới. - Xác định hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý và tổng hợp một số biện pháp mà họ có thể sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. - Giới thiệu phương pháp định lượng chất lượng kiểm toán thông qua các khoản dồn tích (accrual earnings management), một trong những phương pháp đã được sử dụng trên thế giới để phát hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý và đo lường gián tiếp chất lượng kiểm toán. ► Về mặt thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đánh giá tính hữu hiệu của quy định hiện hành về việc luân chuyển kiểm toán viên trong việc tăng cường sự độc lập và nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Từ đó đưa các kiến nghị cho các nhà lập pháp về vấn đề này trong tương lai. Bên cạnh đó, một phần kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những rủi ro kiểm toán mà các công ty kiểm toán phải gặp trong việc kiểm toán cho khách hàng năm đầu tiên.Vì vậy, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị về kiểm soát chất lượng dịch vụ đối với Hiệp Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) và các công ty kiểm toán nhằm gia tăng chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. 4
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Dẫn nhập Sự sụp đổ của các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Mỹ như ENRON, WORLDCOM… trong những năm đầu thế kỷ 21 đã gây chấn động dư luận Hoa Kỳ và thế giới. Qua những sự kiện này, nhiều bài học quý giá đã được rút ra liên quan đến lĩnh vực kế toán, quản trị công ty và đặc biệt là kiểm toán. Nhiều nhà phân tích cho rằng những sự đổ vỡ bất ngờ này đã xảy ra xuất phát từ việc các kiểm toán viên đã không hoàn thành tốt công việc của mình trong việc phát hiện các gian lận sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính của công ty và báo cáo chúng với cổ đông và các bên liên quan. Mặt khác, họ lại còn có quan hệ khá mật thiết với khách hàng của mình,vừa cung cấp dịch vụ tư vấn vừa thực hiện dịch vụ kiểm toán. Rất nhiều các biện pháp đã được đưa ra nhằm khắc phục, ngăn chặn các sai phạm đó và đảm bảo chúng sẽ không lặp lại trong tương lai. Trong số đó có quy định về bắt buộc luân chuyển kiểm toán viên định kỳ nhằm tăng cường tính độc lập, khách quan trong dịch vụ kiểm toán độc lập, qua đó nâng cao chất lượng kiểm toán. Xung quanh vấn đề này đã có rất nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra giữa các nhà lập pháp, các học giả nghiên cứu, nhà quản lý cũng như các kiểm toán viên đang trực tiếp hành nghề. Nhóm ủng hộ (thường là các nhà lập pháp) thì cho rằng quy định này sẽ đảm bảo sự độc lập của kiểm toán viên và mục tiêu kiểm toán. Theo họ, khi mối quan hệ giữa các kiểm toán viên với khách hàng trở nên gắn bó lâu dài thì sự khách quan trong các xét đoán của kiểm toán viên sẽ giảm xuống, một phần là do có sự thỏa hiệp với khách hàng để giữ chân họ trong thời gian lâu dài. Ngoài ra, khi được giao kiểm toán cho một công ty trong một thời gian dài, kiểm toán viên thường rơi vào tư tưởng “lối mòn” do làm mãi các thủ tục quen thuộc và dễ mắc sai lầm do sự chủ quan, không duy 5
- trì được tính hoài nghi nghề nghiệp. Bằng cách luân chuyển bắt buộc, kiểm toán viên sẽ có cơ hội đối mặt với những thử thách mới. Qua đó, họ cũng có cái nhìn mới mẻ hơn về khách hàng và sẽ tìm thấy những gian lận sai sót mà có thể nhóm kiểm toán trước không phát hiện được. Vì vậy, các nhà lập pháp thường cho rằng việc luân chuyển kiểm toán viên sẽ làm tăng chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, các học giả trong ngành lại cho thấy một sự thật trái ngược. Bằng các nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm, họ cho rằng việc luân chuyển kiểm toán cả ở cấp độ công ty và cấp độ kiểm toán viên sẽ chỉ gây ra sự tốn kém không cần thiết khi các công ty kiểm toán phải thực hiện kiểm toán năm đầu tiên cho khách hàng. Mặt khác, sự phụ thuộc quá nhiều của kiểm toán viên vào báo cáo kỳ trước cũng như những ước tính chủ quan của ban giám đốc trong những năm đầu sẽ làm gia tăng rủi ro kiểm toán chứ không làm tăng chất lượng kiểm toán như mong đợi. Bên cạnh đó, việc thiếu kiến thức chuyên biệt về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng như tình hình hoạt động của khách hàng trong năm đầu kiểm toán sẽ gây ra không ít khó khăn cho kiểm toán viên; và sau khi họ đã nắm bắt rõ tất cả các rủi ro kinh doanh của khách hàng thì họ lại phải bị luân chuyển; và quy trình trên lại tiếp tục. Vì vậy, khi nhiệm kỳ kiểm toán viên dài sẽ tạo ra thuận lợi cho kiểm toán viên do họ đã hiểu rõ về khách hàng của mình qua đó giúp việc kiểm toán dễ dàng hơn chứ không ảnh hưởng gì đến tính độc lập. Nhóm phản đối còn cho rằng khi nhiệm kỳ kiểm toán bị cố định theo luật, chất lượng kiểm toán còn có thể bị giảm đi do các công ty kiểm toán muốn giữ chân khách hàng đủ lâu để họ bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong năm đầu tiên vì vậy sẽ xuất hiện nguy cơ thông đồng với khách hàng. Các nhà quản trị công ty cũng không ủng hộ quy định này khi cho rằng họ phải mất quá nhiều thời gian và chi phí trong việc lựa chọn công ty kiểm toán mới và giúp đỡ các kiểm toán viên hiểu rõ về đặc điểm hoạt động của họ trong khi lợi ích tăng thêm lại không có. 6
- Mặc dù các cuộc tranh luận vẫn còn đang tiếp tục diễn ra và chưa có hồi kết, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng quy định luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc. Các quy định nghề nghiệp ở Mỹ khuyến nghị nhóm kiểm toán viên cho một công ty nên được thay thế sau mỗi 7 năm. Và sau đó đạo luật Saxbanes-Oxley (2002) đã đưa ra quy định bắt buộc luân chuyển sau mỗi 5 năm. Còn tại Anh, kể từ tháng 11 năm 2003 nhiệm kỳ tối đa của các kiểm toán viên đã bị rút ngắn từ 7 năm xuống còn 5 năm. Các quy định tương tự cũng được áp dụng tại Hà Lan và Đức. Ở Nhật, các kiểm toán viên bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện kiểm toán cho cùng một công ty niêm yết 7 năm liên tiếp. Còn về vấn đề luân chuyển ở cấp độ công ty, một số nước cũng đã có những quy định bắt buộc. Có thể kể đến đó là Italia và Brazil, những nước đã ban hành luật về luân chuyển công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết. Một số nước châu Á cũng có những điều luật tương tự như: Hàn Quốc đối với các công ty trên sàn chứng khoán (nhiệm kỳ tối đa là 6 năm); Singapore đối với các nhân hàng thương mại (tối đa 5 năm); và Ấn Độ đối với ngân hàng, công ty bảo hiểm và tất cả các tập đoàn nhà nước (tối đa 4 năm). Bảng (1.1) trình bày tóm tắt quy định về luân chuyển kiểm toán tại một số quốc gia châu Á. 7
- Tên quốc Luân chuyển công ty kiểm Luân chuyển kiểm toán viên gia toán bắt buộc bắt buộc Bangladesh Sau mỗi 3 năm đối với các Sau mỗi 3 năm đối với các công ty công ty niêm yết niêm yết Trung Quốc Sau mỗi 5 năm đối với các Sau mỗi 5 năm đối với các công ty công ty nhà nước niêm yết Hồng Kông Không quy định Sau mỗi 5 năm đối với các công ty niêm yết Ấn Độ Sau mỗi 4 năm đối với ngân Sau mỗi 4 năm đối với các ngân hàng,công ty bảo hiểm và công hàng, công ty bảo hiểm và công ty ty nhà nước nhà nước Indonesia Sau mỗi 5 năm đối với tất cả Sau mỗi 3 năm đối với tất cả công ty công ty Nhật Không quy định Sau mỗi 7 năm đối với các công ty niêm yết Malaysia Không quy định Sau mỗi 5 năm đối với các công ty niêm yết Pakistan Sau mỗi 5 năm đối với các Sau mỗi 5 năm đối với các công ty công ty niêm yết niêm yết Phillipines Không quy định Sau mỗi 5 năm đối với các công ty niêm yết và ngân hàng Singapore Sau mỗi 5 năm đối với các Sau mỗi 5 năm đối với các công ty ngân hàng niêm yết Srilanka Không quy định Sau mỗi 5 năm đối với các công ty niêm yết Hàn Quốc Sau mỗi 6 năm đối với các Sau mỗi 6 năm đối với các công ty công ty niêm yết KSE hoặc niêm yết KSE hoặc KOSDAQ ngoại KOSDAQ ngoại trừ các công trừ các công ty nước ngoài và các ty nước ngoài và các công ty công ty niêm yết trên thị trường quốc niêm yết trên thị trường quốc tế tế Đài Loan Không quy định Sau mỗi 5 năm đối với các công ty niêm yết Thái Lan Sau mỗi 5 năm đối với các Sau mỗi 5 năm đối với các công ty công ty niêm yết niêm yết Bảng 1.1: Quy định về luân chuyển kiểm toán viên và luân chuyển công ty kiểm toán tại một số quốc gia châu Á. (Nguồn: Siregar S. V. và cộng sự (2012). Audit tenure,audit rotation and audit quality:The case of Indonesia, Asia Journal of Business and Accounting,5(1),2012.)[38] 8
- 1.2. Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1.2.1. Tổng quan thị trường kiểm toán Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mãi cho đến trước thập niên 90 của thế kỷ 20, hoạt động kiểm toán chủ yếu do nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Tuy nhiên với nhu cầu phát triển của xã hội và quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam được tái lập với sự ra đời của công ty Kiểm Toán Việt Nam (VACO) vào tháng 5/1991. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngành kiểm toán Việt Nam đã từng bước được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật và có những bước tiến nhất định cả về lượng lẫn về chất. Số lượng công ty kiểm toán và số người được cấp chứng chỉ hành nghề liên tục tăng qua các năm. Theo báo cáo tổng hợp của VACPA, tính đến ngày 20/3/2012, Việt Nam đã có 152 công ty kiểm toán đăng ký hành nghề với hơn 2400 người đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Về công tác kiểm soát chất lượng hoạt động, bộ tài chính cũng đã ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán mới cập nhật theo chuẩn mực quốc tế, qua đó tạo ra cơ sở để đánh giá và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập báo cáo tài chính nói riêng. Luật Kiểm toán độc lập (2011) được quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2012 cũng tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc giúp cho nghề nghiệp kiểm toán phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành kiểm toán nước ta vẫn tồn tại nhiều vấn đề có nguy cơ đe dọa chất lượng kiểm toán. Về số lượng kiểm toán viên dù có xu hướng tăng qua các năm nhưng chỉ có hơn 50% trong số này hiện đang đăng ký hành nghề kiểm toán (theo báo cáo tổng hợp của VACPA năm 2011). Điều này dẫn đến sự thiếu hụt kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán quy mô trung bình và nhỏ, tỉ lệ kiểm toán viên trên nhân viên chuyên nghiệp thấp và có tình trạng kiêm nhiệm của 9
- kiểm toán viên tại nhiều công ty kiểm toán khác nhau. Số lượng công ty kiểm toán thành lập tuy nhiều nhưng phần lớn trong số đó là các công ty có quy mô trung bình và nhỏ. Với nguồn lực về tài chính cũng như nhân sự hạn hẹp, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các công ty này vẫn còn nhiều hạn chế từ việc thiếu hụt nhân sự có trình độ cao cho đến vấn đề đào tạo nhân viên cũng như xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, một thực tế hiện nay là có sự cạnh tranh về giá phí kiểm toán giữa các công ty, có thể dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Do phải giảm mức phí kiểm toán, các công ty này có thể bỏ bớt các thủ tục kiểm toán quan trọng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận và phát hành các báo cáo kiểm toán khi chưa thu thập đủ bằng chứng. Các công ty càng nhỏ thì càng có xu hướng hạ thấp mức phí kiểm toán. Trong một thị trường cạnh tranh như vậy, bản thân các công ty kiểm toán luôn có động cơ giữ chân khách hàng cũ thông qua việc trở nên quá “thân thiết” với doanh nghiệp và những yêu cầu về tính độc lập, khách quan có thể bị vi phạm. Và điều này lại càng đáng lo ngại hơn khi theo thống kê của VACPA, các công ty có quy mô nhỏ này chiếm tỉ trọng lớn (2/3 tổng số công ty kiểm toán) và cung cấp dịch vụ cho gần 70% số lượng khách hàng. Với tất cả các vấn đề nêu trên cho thấy rằng chất lượng kiểm toán hiện nay đang là một vấn đề thời sự. Chất lượng kiểm toán không cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, đặc biệt là sự ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.2. Quy định về việc luân chuyển kiểm toán viên tại Việt Nam Cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua việc ban hành các cơ chế kiểm soát chất lượng, các nhà lập pháp nước ta cũng ban hành các quy định nhằm tăng cường tính độc lập của kiểm toán viên, trong số đó có quy định về việc luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc. Văn bản 10
- quy phạm pháp luật đầu tiên có thể kể đến là nghị định 105/2004/NĐ-CP của chính phủ. Tại chương 1, điều 6 quy định về trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán có ghi: “Trường hợp ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi kiểm toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký tên trên báo cáo kiểm toán”. Kế đến trong thông tư 64/2004/TT-BTC do bộ tài chính ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện một số điều trong nghị định 105/2004/NĐ-CP trong phần quy định chung có nêu yêu cầu thay đổi kiểm toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán. Cụ thể chương 1 mục 2 của thông tư này có quy định như sau: “ 2.1.Trường hợp đơn vị được kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên, tính từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực thì cứ sau 3 năm phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi: a) Kiểm toán viên hành nghề chịu trách nhiệm kiểm toán và ký tên trên báo cáo kiểm toán; b) Người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán là Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của doanh nghiệp (hoặc chi nhánh doanh nghiệp) kiểm toán. 2.2. Trường hợp Ban Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán hoặc lãnh đạo chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán chỉ có một người là kiểm toán viên hành nghề thì đơn vị được kiểm toán chỉ được ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán hoặc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán đó nhiều nhất là 3 năm liên tục tính từ ngày Nghị định số 105/2004/NĐ-CP có hiệu lực và từ năm thứ 4 trở đi phải chuyển sang ký hợp đồng kiểm toán với doanh nghiệp kiểm toán khác. Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi kiểm toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán phải được ghi rõ trong hợp đồng kiểm toán.” 11
- Ngoài ra nhằm tăng cường tính độc lập khách quan của kiểm toán viên mà đặc biệt là các kiểm toán viên cho các công ty niêm yết, luật kiểm toán độc lập (2011) cũng có quy định tại điều 58 như sau : “Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam không được bố trí kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chúng trong năm (05) năm tài chính liên tục.” Và gần đây nhất trong nghị định 17/2012/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 13/3/2012 hướng dẫn việc thi hành luật kiểm toán độc lập cũng có quy định tại mục 5 điều 16 về báo cáo kiểm toán: “Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị kiểm toán quá ba (03) năm liên tục.” Qua các văn bản quy phạm pháp luật trên có thể thấy rằng tuy chưa có quy định về luân chuyển kiểm toán ở cấp độ công ty nhưng vấn đề luân chuyển kiểm toán viên bắt buộc ở Việt Nam đã được quy định. Tuy nhiên trên thực tế, do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan từ phía doanh nghiệp kiểm toán nên việc thực hiện luân chuyển này được thực hiện chưa đầy đủ. Trong nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Lâm (2011) dựa trên các biên bản về kết quả kiểm tra hoạt động kiểm soát chất lượng năm 2009 của các công ty kiểm toán được thực hiện bởi Bộ Tài Chính và VACPA cho thấy các công ty kiểm toán quy mô lớn thực hiện việc luân chuyển kiểm toán viên khá chặt chẽ. Trong khi đó, công ty có quy mô nhỏ và trung bình chiếm phần lớn trong mẫu nghiên cứu thực hiện việc luân chuyển kiểm toán viên không đầy đủ và có sự chênh lệch lớn giữa các công ty. Nguyên nhân là do nguồn nhân lực của họ yếu kém hơn so với các công ty quy mô lớn. Tóm lại, kết quả cho thấy trên thực tế các công ty kiểm toán quy mô vừa và nhỏ thường không có sự luân chuyển kiểm toán viên phụ trách thực hiện kiểm toán. Theo tác giả, nguyên nhân chủ quan là do các công ty này muốn cắt giảm chi phí kiểm toán và đồng thời cũng tạo sự “thân quen” với khách hàng nhằm duy trì hợp đồng kiểm toán cho các năm tiếp theo. Nguyên nhân khách 12
- quan thường là do các công ty này không đủ số lượng kiểm toán viên để luân phiên thực hiện kiểm toán. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến chất lượng kiểm toán trong nhóm công ty này không cao. Ngoài ra có thể thấy rằng một nguyên nhân quan trọng nữa khiến việc luân chuyển này không được thực hiện đầy đủ là do chưa có chế tài xử phạt các công ty kiểm toán vi phạm dù luật kiểm toán độc lập đã ra đời nhưng việc đưa luật vào thực tế còn phải chờ các thông tư hướng dẫn việc thực hiện và chế tài phù hợp. Mặt khác, với vai trò kiểm soát chất lượng, Bộ Tài Chính và VACPA trong công tác kiểm tra của mình về vấn đề luân chuyển này cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở và khuyến nghị các doanh nghiệp kiểm toán mở sổ theo dõi hợp đồng và sổ theo dõi báo cáo kiểm toán đã phát hành để làm cơ sở luân chuyển kiểm toán viên chính theo quy định. Tóm lại, tại Việt Nam, một nước có nền tài chính khá non trẻ so với các nước trong khu vực, việc luân chuyển kiểm toán viên chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán đã được quy định trong các văn bản luật. Tuy nhiên trên thực tế, do chưa có chế tài xử phạt nên việc luân chuyển này chỉ mang tính tự giác từ phía các công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Từ đó nảy sinh nguy cơ đe dọa đến tính độc lập của kiểm toán viên cũng như chất lượng kiểm toán. Từ những vấn đề trên, đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa việc luân chuyển kiểm toán viên với chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam nhằm xem xét tính hợp lý của các quy định về luân chuyển kiểm toán viên hiện nay, đồng thời giải thích cơ sở khoa học của những quy định này. Qua đó, đề tài góp phần hoàn thiện khung pháp lý về luân chuyển kiểm toán viên tại Việt Nam và là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các công ty kiểm toán, sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán cũng như các nhà lập pháp về vấn đề này. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn