intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

151
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh có nội dung trình bày về nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của dân ca quan họ Bắc Ninh, đặc trưng di sản quan họ Bắc Ninh, giá trị của dân ca quan họ Bắc Ninh,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ Bắc Ninh

  1. BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐỀ TÀI:    TÌM HIỂU DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH   GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ĐẶNG THỊ KIỀU OANH  LỚP : 20DLH3 SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THẢO                     
  2.                          TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 6 năm 2021 MỤC LỤC
  3. 1. Đặt vấn đề Trong dòng văn hoá và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ  ngàn xưa, giữa sự  đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: chèo của Thái Bình, Nam Ðịnh, chèo tàu   của Hà Tây, hát dặm Nghệ An, Hà Tĩnh, ca trù ca Huế, dân ca Nam bộ...vẫn lấp   lánh một dòng dân ca riêng biệt, đặc sắc và độc đáo, tựa như:                    "Cây trúc xinh tang tình là cây trúc mọc...                    Chị Hai xinh chị Hai đứng một mình vẫn xinh"  Ðó là dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc ­ Bắc Ninh. Quan họ vừa như một làn điệu   hội tụ "khí chất" của rất nhiều làn điệu dân ca. Cái trong sáng, rộn ràng của chèo.  Cái thổn thức, mặn mà của hát dặm. Cái khoan nhịp, sâu lắng của ca trù. Cái  khoẻ khoắn, hồn nhiên của dân ca Nam bộ. Nhưng trên hết, Quan họ mang "khí  chất" của chính Quan họ, là hồn của xứ sở Quan họ, là "đặc sản" tinh thần của   Kinh Bắc ­ Bắc Ninh. Dân ca Quan họ quả là một tài sản vô giá của dân tộc Việt   Nam, nó cần được tiếp tục nuôi dưỡng, trân trọng gìn giữ  và lưu truyền lại cho   các thế  hệ  mai sau,  ở  trong nước và cả  cho cộng đồng Việt Nam hải ngoại.   Trong suy nghĩ đó tôi xin trân trọng giới thiệu những nét đặc sắc nhất của dân ca   Quan họ. Từ khái quát về  quê hương Quan họ  với những truyền thống xứ Kinh   Bắc, về các làng Quan họ, các lề lối ca hát và phong tục giao du. Ðến lời ca Quan   họ với sự phân tích về nội dung lời ca và nghệ thuật thơ ca. Âm nhạc trong dân  ca Quan họ  cũng được điểm với những thể  dạng, hình thức cấu trúc điển hình,   mối quan hệ giữa âm nhạc với hình thức lời ca...Và không thể thiếu được là một   số  làn điệu Quan họ, vừa có kinh điển, vừa có cả  cải biên, được trình bày bởi  tiếng hát dung dị, trữ tình của chính những liền anh, liền chị trên quê hương Quan  họ Kinh Bắc. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu dân ca quan họ Bắc Ninh” để  hiểu rõ hơn về môn nghệ thuật dân gian vùng Kinh Bắc này. 3
  4. 2. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của dân ca quan họ  Bắc   Ninh Có rất nhiều khái niệm được đưa ra nhưng theo nghĩa thông thường "Dân ca" là   câu ca, điệu hát, bài hát được lưu truyền trong dân gian mà không rõ nguồn gốc,  tác giả. Người này nghe người kia hát thì nhớ  và hát lại hay họ  tự  hát. Người   khác thấy hay và học theo nên thành bài rồi lan truyền dần dần rộng ra. Còn   “Quan họ” chính là một loại hình dân ca phong phú về  giai điệu. Và được lưu   truyền trong dân gian từ  đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu.   Hiểu theo nghĩa bao quát thì “Dân ca quan họ “(còn được gọi là dân ca quan họ  Bắc Ninh hay dân ca quan họ Kinh Bắc) là một hình thức hát giao duyên giữa các  liền anh liền chị. Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu   thổ sông Hồng. Về mặt sáng tạo nghệ thuật, dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao  của nghệ thuật thi ca.  Nằm ở bên bờ Bắc sông Hồng, vùng đất Kinh Bắc được bồi đắp lên và tưới tắm   bởi phù sa sông Hồng cùng rất nhiều con sông khác trong vùng. Địa hình chủ yếu   là đồng bằng. Cũng có núi có rừng nhưng không nhiều . Nên hầu như không cao   sâu vực thẳm, hiểm địa nguy đèo. Khí hậu vùng này khá ôn hòa, ít khi bão lũ hay   nắng hạn kéo dài. Ruộng đồng bằng phẳng, phù sa tươi tốt rất thuận lợi cho   canh tác nên đời sống nhân dân được nhẹ nhàng hơn các vùng khác trong nước.Vì  có đời sống kinh tế khá nên sinh ra nhiều hội hè đình đám mỗi dịp xuân về. Bắc   Ninh ­ Kinh Bắc được mệnh danh là miền lễ  hội. Đặc biệt, dân ca quan họ  có  xuất xứ từ nơi đây là một làn điệu dân ca trữ tình, đã được UNESCO vinh danh là   “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.  Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt   từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về  Quan  họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua  vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng  4
  5. bước để  thưởng thức ("họ"). Một số  quan điểm khác lại cho rằng Quan họ bắt   nguồn từ  những nghi lễ  tôn giáo dân mang yếu tố  phồn thực chứ  không phải   Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn   tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ  nghi lễ  tôn  giáo dân gian qua cung đình rồi trở  lại với dân gian. Nhận định khác dựa trên   phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho   rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh   Bắc. Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận.  Quan họ  là những sản phẩm sáng tạo nhất từ  những thế  kỉ  của thời kì phong  kiến độc lập. Vào thời Lý Trần ( thế kỉ XI –XIV) khi các thành tựu văn hóa, nghệ  thuật dân gian nở  rộ, cùng với sự  am hiểu, quý trọng của các triều vua đã  ảnh  hưởng đến quan họ từ giao duyên cổ sơ sang lối ca hát có lề lối, quy củ rõ ràng.   Tiếp đến thời Lê ( thế kỉ XV), đội ngũ trí thức đông đảo làm việc sáng tác quan   họ ngày càng được bổ sung. Thế kỉ XVIII dân ca quan họ đã có những hình tượng  đẹp, tế nhị, nội dung trữ tình sâu sắc, về làn điệu thì có sự giao lưu rộng rãi Bắc   Nam. Những năm đầu thế  kỉ XX, các nghệ  thuật khác của cả  nước đã gia nhập  vào quan họ làm nó được cải biến và phát triển đến sau này.  Quan họ  ngày nay không chỉ  là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên   nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan   họ) mà 3 còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả.  Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ  mới là kiểu hát đối đáp giữa  liền anh và liền chị. Kịch bản có thể  diễn ra theo nội dung các câu hát đã được  chuẩn bị  từ  trước hoặc tùy theo khả  năng  ứng biến của hai bên hát.. Họ  hát   những bài ca mà lời là thơ, ca dao (phần lớn là thể lục bát, lục bát biến thể,...) từ  ngữ được trau chuốt, trong sáng, mẫu mực thể hiện các trạng thái tình cảm của  con người:  nhớ  nhung,  buồn  bã  khi  chia  xa,  tình  yêu  lứa đôi,...bằng  một   ngôn  ngữ giàu  tính ẩn  dụ.  Thời gian: từ mồng 4 Tết âm lịch, trong gần 3 tháng mùa xuân đầu năm, hội làng  ở các làng quan họ và các làng kề cận liên tiếp diễn ra. Suốt tháng 8 âm lịch lại là   5
  6. các hội lệ vào đám của các làng. Trong số các lễ  hội làng quan họ, hội Lim (thị  trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở  vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội  lớn nhất. Cho nên mùa xuân và mùa thu là mùa hội và mùa ca hát quan họ  nhộn  nhịp, tưng bừng làng trên, thôn dưới. 3. Đặc trưng di sản quan họ Bắc Ninh Trang phục Quan họ  bao gồm trang phục của liền anh và liền chị.: Trang phục   của liền anh là áo dài 5 thân, cổ  đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu  gối, thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài.Áo dài  bên ngoài thường màu đen,chất liệu là lương, the. Quần của liền anh là quần dài  trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu bằng phin,   trúc bâu, màu mỡ  gà, có thắt lưng nhỏ để  thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội   nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Ngoài ra còn có các phụ  kiện như: ô đen, khăn tay,  lược, thắt lưng…Trang phục của liền chị  thường được gọi là “áo mớ  ba mớ  bảy”, có nghĩa là liền chị  có thể  mặc ba áo dài lồng  vào nhau (mớ  ba) hoặc là  bảy áo dài lồng  vào nhau ( mớ bảy). Thành phần cơ bản gồm  có:  trong cùng  là  một  chiếc  yếm  có  màu  rực  rỡ, thường  làm  bằng  lụa  truội  nhuộm  (có  hai   loại yếm là yếm cổ xẻ dùng cho trung niên và yếm cổ viền dùng cho thanh nữ).   Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng , ngà. Ngoài cùng là những  lượt áo dài năm thân. Chất liệu để  may áo hầu hết là the và lụa. Liền chị  mặc   váy sồi, váy lụa đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu  lương, the.Trang phục của liền chị còn có nón quai thao, khăn mỏ quạ, thắt lưng   đeo dây xà tích. Khi hát ở ngoài trời, nam thường che ô còn nữ che nón thúng quai  thao để tăng thêm vẻ lịch sự duyên dáng. Làn điệu Quan họ: Quan họ rất phong phú về làn điệu: la rằng, đường bạn kim  loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuống song,... Quan  6
  7. họ  có 8 hình thức hát chủ  yếu: hát thờ, hát hội, hát cầu đảo, hát đối đáp, hát  mừng, hát kết chạ  và hát canh. Một cuộc hát quan họ  hay một canh hát bao giờ  cũng có ba chặng: giọng Lề lối, giọng Vặt, giọng Giã bạn. ­Giọng Lề  lối: đây là giọng hát mở  đầu, được diễn xướng với tốc độ  chậm,  nhiều luyến láy, nhiều tiếng đệm. Đôi lúc nhịp phách không rõ ràng, âm điệu   thường ở âm khu tầm thấp, cữ hẹp. ­Giọng Vặt: là các giọng thuộc phần chính của buổi hát. Có thể  nói tính chất  nghệ thuật của Quan  họ được  thể hiện  rõ ở giọng  này.  Âm  nhạc  ngắn  gọn,   bố cục  chặt  chẽ,  tiết  tấu  linh hoạt. Nội dung lời ca khá phong phú, số lượng   bài bản tương đối nhiều. Ví dụ như: Trống cơm, Qua cầu gió bay, Ngồi tựa mạn   thuyền,.. .­Giọng Giã bạn: là giọng hát trước lúc chia tay. Số lượng  bài  bản ở giọng  giã   bạn  không  nhiều nhưng chất lượng  nghệ thuật  của  các  bài ở giọng  này  khá   cao.  Chủ đề  chính  của giọng này là tiễn biệt  vì  vậy giai điệu thường buồn,  nhưng rất   mặn nồng, say đắm. Ví dụ  như: Người  ở  đừng về, Kẻ  bắc người   nam, Chia rẽ đôi nơi,... Hát   Quan   họ  là   hình   thức hát đôi đồng   giọng: người   hát   dẫn, người   hát   luồn, hát đối đáp dẫn giọng, luồn giọng một cách điêu luyện. Giọng của hai   người hát cặp với nhau phải tương hợp đến mức  hai  giọng  trở  thành  một để  tạo  ra  một  âm  thanh  thống  nhất.  Có  4  kỹ thuật  hát  Quan  họ là: nền, rền,   vang, nảy. Nền : Trước khi bàn đến yếu tố  nền, không thể  không nhắc đến đặc điểm sử  dụng tiếng đệm trong hát Quan họ. Tiếng đệm là những âm thanh không thuộc  phần lời thơ, như i, a, ơ, ư, hự, rằng, là, ru  hời,  tính  tình  tang.... Trong bài Quan  họ, tiếng đệm vừa làm nền như một dàn nhạc đệm, vừa là chất kết dính các âm  điệu của lời thơ, thông qua các nốt luyến, lướt, hoa mỹ, thêu tạo thành tuyến giai  điệu đặc trưng của Quan họ và chi phối nhiều đến kỹ thuật hát Quan họ. Tiếng   đệm thường thấy nhiều trong dân ca Việt Nam và mỗi thể  loại có mức độ  và  7
  8. cách thức sử dụng tiếng đệm khác nhau.. Trong  Quan  họ,  tiếng đệm được sử  dụng  nhiều,  chúng  cũng có chức năng đệm hơi, đệm  nhịp hoặc cả đệm nghĩa,   làm cho giai điệu bài hát phát triển, tuy nhiên đặc thù của tiếng đệm trong hát   Quan họ là chúng có vai trò thay cho dàn nhạc đệm, làm nền cho lời thơ và hỗ trợ  cho các yếu tố vang,  rền,  nẩy.   Rền: Rền là đặc điểm âm thanh trong câu hát hay trổ hát có độ rung đều đều, liên  tục không dứt. Rền trong Quan họ có được nhờ cách hát luyến láy và rung giọng,   giai điệu phát triển liên  tục. Rền tạo nên sắc thái âm thanh đặc trưng của phong   cách hát Quan họ. Nẩy: Nẩy hay còn gọi là nẩy hạt là đặc điểm âm thanh bị tắc lại ở họng, sau đó  được bật ra ngoài tạo thành độ nẩy của âm thanh. Nẩy hạt thường rơi vào những   âm ở họng hoặc tắc họng như ư, hự, í ợ, ạ. Có 2 kiểu nẩy hạt: ­Kiểu 1:Sau khi tắc lại  ở họng, âm được bật ra, tiếp tục kéo dài và có độ  rung  giọng như trường hợp âm ơ, hự, ạ trong câu Bỉ của bài Gọi đò... ­Kiểu 2:Sau khi tắc họng, âm bật ra và dừng lại đột ngột như trong câu la hự, ối   hự của bài Tìm người, hoặc câu mía í ơ trong bài Cái ả.. Nẩy  hạt  có  thể xem như những điểm nhấn trong chuỗi âm thanh rền, làm cho  câu hát, trổ  hát thêm  ấn tượng và độc đáo. Kỹ  thuật nẩy hạt không chỉ  có trong   Quan họ mà còn thấy ở một số thể loại khác như: Chèo, Ca trù. Tuy nhiên, mỗi  thể  loại lại có cách nẩy hạt khác nhau. Kỹ  thuật hát nẩy hạt trong hát Quan họ  rất khác biệt làm cho phong cách hát Quan họ  không giống với các thể  loại dân  ca khác Vang: Vang là đặc điểm âm thanh truyền đi mạnh và lan toả rộng ra xung quanh.   Những yếu tố  hỗ  trợ  vang trong hát Quan họ  gồm: giai điệu bài hát  phát triển   liên tục, sử dụng nhiều âm thêu, luyến, nốt hoa mỹ, âm đệm mởn hươ, í ơ, í a...   với độ  ngân dài. Tuy vậy, hát vang trong  Quan  họ lại có điểm khác  biệt  với  các  thể loại  dân  ca  khác.  Chẳng  hạn, vang  của  thanh nhạc được ngân, nghỉ  8
  9. vào những âm  ở  cuối tiết, câu hoặc đoạn nhạc. Còn vang trong hát Quan họ  là  nhờ  vào  tuyến giai điệu  phát  triển  liên  tục,  kết  hợp  luyến  láy  và  ngân   những âm đệm   mở   tạo  nên,  đồng  thời vẫn giữ   được  các  yếu  tố  rền,  nền,   nẩy.Chính vì vậy, cách hát vang của Quan họ mang nét đặc thù, cần có kỹ thuật  hát phù hợp.   Sự  kết hợp các yếu tố  vang­rền­nền­nẩy trong bài hát Quan họ  tạo ra sắc thái  âm thanh đặc trưng của bài hát Quan họ. Quan họ  được chia thành hai loại là   quan họ truyền thống và quan họ mới: ­Quan họ  truyền thống:  “ chơi quan họ”, là hình thức tổ  chức văn hóa với quy  định nghiêm  ngặt,   khắt  khe   đòi  hỏi các   liền  anh,   liền chị   phải  am hiểu  tiêu  chuẩn, luật lệ, chỉ  tồn tại  ở  49 làng. Nó  không có nhạc đệm, chủ  yếu hát đôi  giữa liền anh, liền chị. Hát đôi được  gọi là hát hội, hát canh. Hát cả  bọn được  gọi là hát chúc, mừng, thờ. “Chơi quan họ” truyền thống không  có  khán  giả,   người  trình  diễn là người thưởng  thức.  các  bài  quan  học òn ưu thích đến giờ  là La rẳng, Tình tang, Cái ả, Cây Gạo. ­Quan  họ mới:  “ hát  quan  họ”,  là  hình  thức  biểu  diễn  trên  sân  khấu  hoặc   trong  sinh  họat cộng đồng, thực tế thì được trình diễn bất  kì  ngày nào, luôn có  khán thính  giả, người hát còn trao đổi tình cảm với người nghe. Quan họ  mới   không nằm trong không gian làng xã mà còn vươn ra nhiều nơi, ở quốc  gia và cả  thế  giới. Có  hình  thức  biểu  diễn  phong  phú hơn, gồm hát đơn, hát đôi, hát   tốp, hát múa phụ  họa,.. có cải biến các bài hát theo hai cách: ý thức và không ý  thức. Hát quan họ  có nhạc đệm là không ý thức, còn cải biên có ý thức là cải   biến cả nhạc và lời của quan họ truyền thống Phong tục trong đám hội: Quan  họ nam  mời  trầu  Quan  họ nữ. Sau đó họ  hát  với  nhau  những  lời  ướm  hỏi,  nếu tâm đầu ý hợp họ  sẽ hẹn nhau ở làng bên  nữ để tổ chức lễ kết nghĩa. Lễ kết nghĩa được bắt đầu bằng những lời thăm hỏi  tận tình hoặc những lời thề thốt. Sau đó, họ lại  có  buổi  gặp  nhau ở bên  nam.   Tại đây họ  có  thể hát thâu đêm suốt sáng để  thổ  lộ  với nhau về tình cảm. Căn   9
  10. cứ vào sự đồng nhất về  cữ giọng, âm sắc, họ  xếp thành từng cặp: Anh Cả­Chị  Cả, anh Hai­chị Hai, anh Ba –chị Ba, anh Tư –ch ị Tư... L ời ca trong quan h ọ ch ủ  yếu nói về tình  yêu nam nữ, sự gắn bó thủy chung. Nhưng trên thực tế họ không  hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ quan hệ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn   nhau. Họ gọi nhau bằng anh, chị và xưng em hoặc tôi. Thời gian  kết nghĩa của  người Quan họ có thể  từ  đời này sang đời khác hay có khi chỉ  một vài năm. Địa  điểm ca hát Quan họ thường là  ở  sân nhà, trước cửa đình , cửa chùa,  dưới gốc  đa, bên sườn đồi, trên thuyền, bến nước...Hàng năm, mỗi khi đình đám hội hè,  làng có hội phải cử  đôi Quan họ  đến các làng Quan họ  kết chạ  để  mời. Đúng   hẹn,  các  Liền  anh  Liền  chị được mời đến đông đủ. Ngay từ cổng  làng,  cổng   đình chùa, Quan  họ chủ nhà đã  ra đón khách: Tay bê cơi trầu  miệng hát mời đón  khách bằng những lời ca nghe ngọt ngào, tế  nhị. Sau đó, Quan  họ chủ nhà  mời   quan  họ bạn đi lễ Phật, lễ thánh, hát hội. Và ngày xưa hát hội là để giao lưu văn  hoá giữa các bọn Quan họ nam và nữ, chứ không thi hát lấy giải. Vui chơi hát hội   đến sẩm tối, quan họ  chủ  nhà mời Quan họ  bạn về  nhà ông (bà) Trùm để  hát   canh vào mỗi canh Quan họ thường thâu đêm đến sáng.   Vào canh Quan họ, các Liền anh Liền chị  ngồi trên tràng kỷ  hoặc phản thành  bọn  nam riêng và bọn nữ riêng để hát đối đáp và bao giờ cũng phải hát bằng hệ  thống giọng lề lối như Hừ La, La Rằng..., sau đó chuyển sang giọng Sổng, giọng   Bỉ, giọng Vặt và cuối cùng là giọng Giã Bạn. Bao giờ, giữa canh quan họ, quan  họ  chủ  nhà cũng mời cơm quan họ.Trong khi ăn uống, Quan họ  luôn mời mọc  nhau bằng những lời ca, tiếng hát nghe ngọt ngào, tế nhị. Ăn uống xong, các bọn  Quan họ  nghỉ  ngơi chốc lát, sau đó lại hát tiếp đến khi nghe thấy tiếng chuông  chùa thỉnh mới tàn canh Quan họ và chia tay nhau để ra về. Quan họ chủ nhà tiễn  bạn ra tận đầu làng và còn lưu luyến nhau bằng đôi câu Quan họ để đến hẹn lại   lên. Cách thức sáng tác một bài bản Quan họ  mới được người Quan họ  khái quát  trong  một câu nói: "Ðặt câu, bẻ giọng". Ðặt câu là sáng tác lời ca, thường là thơ,   bẻ  giọng là phổ  nhạc cho lời ca  ấy. Như  vậy việc sáng tác lời thơ  làm lời ca   10
  11. thường diễn ra trước, sau đó là phổ  nhạc cho lời ca. Cách thức sáng tác này cho   phép được lấy một đoạn thơ, một bài thơ, một đoạn ca dao có sẵn trong  vốn thơ  ca dân gian, dân tộc để phổ nhạc. Ai cũng nghĩ tiếng hát Quan họ là tiếng hát cầu   duyên, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu may và có thể  là cái cầu nối với đất trời,  thần, phật để thỉnh cầu: cầu mưa, giải hạn, tiêu trùng... Chính tâm lý này đã tạo  nên những thói quen, phong tục đẹp của làng xã, gia đình đối với những người ca   hát Quan họ, đối với hoạt động ca Quan họ, do đó, góp phần quan trọng vào việc  giữ gìn, phát triển Quan họ bền vững, lâu dài. 4. Giá trị của dân ca quan họ Bắc Ninh Dân ca Quan họ Bắc Ninh không chỉ là một loại hình văn hóa dân gian xứ  Kinh  Bắc, mà đã lan tỏa trong và ngoài nước, mang những giá trị văn hóa Việt kết nối  cộng đồng. Trở  thành một loại hình nghệ  thuật đạt tới trình độ  cao về  diễn  xướng, lời ca và âm nhạc… tổng hợp, hòa quện với các phong tục, tập quán, tín  ngưỡng, lễ hội… đậm chất trữ tình, hào hoa, thanh lịch. Thứ nhất đó chính là giá  trị  nghệ  thuật trong lời ca Quan họ: Không chỉ  có tình cảm giữa con người với  con người mà lời ca Quan họ còn nhắc đến tình yêu quê hương đất nước, cảnh   đẹp non sông,  ước vọng, khát khao của con người yêu và được yêu, được yên  bình, được thỏa khát vọng tự do, ý niệm tâm linh ,những  ước muốn về sự đoàn   kết, thủy chung giữa con người với con người, sự  hòa hợp của con người với   thiên nhiên.Thứ  2 đó là giá trị  hiệu  ứng xã hội:  Dân ca Quan họ  có những  ảnh  hưởng hết sức mạnh mẽ  tới đời sống người dân, giúp cho đời sống tâm hồn  thêm phong phú trong lao động, sản xuất và sinh hoạt. Và từ trong cuộc sống sinh   động lại tác động trở  lại thúc đẩy sự  phát triển của Dân ca Quan họ.Về  nhận   thức cuộc sống: Quan họ  giúp người dân không chỉ  trở  thành những con người  hòa đồng, giản dị chân thành, mà còn biết thể hiện ước mơ, khát khao một cuộc   sống yên bình; nhận thức được sự thay đổi của đời sống xã hội để  có những sự  tự chuyển hóa, tự thích nghi để đáp ứng những nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật,   đời sống của dân vùng Quan họ;  họ  nhận thức được giá trị  của Quan họ  trong   đời sống của chính họ  với những ngày hội được vui vẻ  ca hát, là nơi được phô  diễn những dồn nén mà trong cuộc sống thường nhật họ không thể  hiện được.  Trong làn điệu Quan họ  chúng ta là mối quan hệ  bình đẳng có sự  tôn trọng lần   nhau, bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các thân phận khác nhau.. Điều này giúp   cho cộng đồng người dân vùng quan họ biết cần phải tôn trọng nhau, bình đẳng  11
  12. về mọi giá trị của cuộc sống… Quan họ với những lề lối, cách giao tiếp có phần   chặt chẽ đã giúp hình thành một lề lối, cách ứng xử của người hát Quan họ một   cách nhân văn, thanh lịch.Ngoài ra người dân vùng Quan họ  còn có thể  đưa các  giá trị  dân ca Quan họ  trở  thành nguồn lực để  phát triển kinh tế, nâng cao đời  sống vật chất cho nhân dân. Nhờ  đó mà ý thức về  việc cần phải bảo tồn một   cách triệt để các giá trị nghệ thuật đặc sắc ấy để  phát huy, đưa chúng trở  thành  thế  mạnh cho vùng.  Thứ  4 là giá trị  cố  kết cộng đồng: Với những giá trị  của   Quan họ  mang lại, chúng giúp cho các vùng Quan họ  có sự  cố  kết cộng đồng   vững chắc... Nhờ  đó mà ý thức về việc cần phải bảo tồn một cách triệt để  các  giá trị  nghệ  thuật đặc sắc  ấy để  phát huy, đưa chúng trở  thành thế  mạnh cho   vùng. Cuối cùng đó là lưu truyền tri thức dân gian: Giá trị  nghệ  thuật và giá trị  ứng xử  xã hội trong lời ca Quan họ thể hiện những khát khao yêu thương giữa   con người với con người, 5. Kết luận Ngày nay, trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa về kinh tế, quốc tế hóa về  văn hóa và sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhiều ưu thế của các loại hình văn   hóa, nghệ thuật, cũng như nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, Quan  họ Bắc Ninh cổ cũng phải đối mặt với một thách thức lớn là nguy cơ bị mai một,  thậm chí có thể bị mất hẳn nếu không kịp thời có biện pháp bảo vệ lâu dài cho  thế hệ trẻ. Bởi vậy, lề lối sinh hoạt ca hát Quan họ cổ, những giọng hát cổ  với   kỹ thuật “vang, rền, nền, nẩy” vốn đã làm nên giá trị đặc sắc của dân ca Quan họ  hiện đang lưu tồn trong trí óc và trái tim say nghề  của các cụ  “Liền anh, Liền   chị” nay đã trạc tuổi 70 đến 90 rất cần được trao truyền và tiếp nối. DANH MỤC THAM KHẢO 1. Bất động sản VIỆT NAM REATIMES CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA HIỆP  HỘI BĐS VIỆT NAM.(2020). Bắc Ninh ­ Kinh Bắc: Đất và người. Truy cập từ:  https://reatimes.vn/bac­ninh­kinh­bac­dat­va­nguoi­1596899451479.html.   [Ngày  truy cập 2/6/2021] 2. TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẮC GIANG. (2019). Giá trị nghệ thuật trong lời ca quan họ và  giá trị  hiệu  ứng xã hội.  Truy  12
  13. cập từ: http://vhntbacgiang.edu.vn/2019/06/28/gia­tri­nghe­thuat­trong­loi­ca­quan­ ho­va­gia­tri­hieu­ung­xa­hoi/#:~:text=D%C3%A2n%20ca%20Quan%20h %E1%BB%8D%20c%C3%B3%20gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B%20l %C6%B0u%20truy%E1%BB%81n%20tri,tri%E1%BB%83n%20b%E1%BB%81n %20v%E1%BB%AFng%2C%20l%C3%A2u%20d%C3%A0i.   [Ngày   truy   cập  4/6/2021] 3. Asdfcs Fsdfd.(2013).Tiểu luận: Tìm hiểu di sản văn hóa Quan họ  Bắc Ninh.   Truy cập từ:  https://tailieu.vn/doc/tieu­luan­tim­hieu­di­san­van­hoa­quan­ho­bac­ ninh­1601510.html. [ Ngày truy cập 2/6/2021]. 4.   Lê   Đình   Hưng.  Tiểu   luận   tìm   hiểu   hát   quan   họ   Bắc   Ninh .   Truy   cập   từ:  https://123docz.net//document/3104725­tieu­luan­tim­hieu­hat­quan­ho­bac­ ninh.htm. [ Ngày truy cập 5/6/2021] 5. Luyến Nguyễn.(2020). Dân ca Quan họ Bắc Ninh là gì và nguồn gốc. Truy cập  từ:  https://www.vntrip.vn/cam­nang/dan­ca­quan­ho­bac­ninh­5443.   [Ngày   truy  cập 3/6/2021] 6. Hà Việt.(2019).  Lan tỏa Quan họ  Bắc Ninh trong nền văn hóa dân tộc . Truy  cập   từ:  https://baodantoc.vn/lan­toa­quan­ho­bac­ninh­trong­nen­van­hoa­dan­toc­ 1576033875099.htm. [Ngày truy cập 4/6/2021] PHỤ  LỤC 13
  14.  Hình 1. Trang phục quan họ.Nguồn: ST ( https://cdn.vntrip.vn/cam­nang/wp­ content/uploads/2017/03/netduyentrongquanghobacninh.jpg) Hình 2: Các liền chị hát quan họ.Nguồn: sưu tầm  (https://rt.mediacdn.vn/213132630616088576/2020/8/8/bac­ninh­2­ 15969035295181097936148.jpg. ) 14
  15. Hình 3: Các làn điệu quan họ. ẢNH: sưu tầm  (https://rt.mediacdn.vn/213132630616088576/2020/8/8/bac­ninh­ 15969035291221674144097.jpg. ) Hình 4: Hát quan họ trên thuyền.ẢNH: ST (https://cdn.vntrip.vn/cam­nang/wp­ content/uploads/2017/03/4_quan_ho_hoi_lim­10_28_43_294.jpg. ) 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2