TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM<br />
KHOA NHIỆT LẠNH<br />
<br />
TIỂU LUẬN<br />
CÔNG NGHỆ KIM LOẠI<br />
<br />
Lớp học phần: ĐHNL3TLT<br />
Học kỳ: 3<br />
Năm học: 2011-2012<br />
GVGD: Nguyễn Văn Dần<br />
SVTH: Nguyễn Minh Hải<br />
MSSV: 09277991<br />
SVTH: Trần Bùi Công Nghĩa<br />
MSSV: 09247931<br />
<br />
TPHCM, ngày 04 tháng 01 năm 2012<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Công nghệ đúc hiện là tứ đại thiên vương trong chuyên ngành kim loại và hợp kim cho<br />
nên việc hiểu rõ để định hướng vào ngành này là điều vô cùng cấp thiết. Theo xu hướng<br />
hiện nay đúc có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống. Đúc có vai trò quan trọng đối<br />
với nền kinh tế. Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chưa quan tâm nhiều đến vai trò của nó, ví như:<br />
những lợi ích từ việc sản xuất các chi tiết thay thế, vai trò trong đời sống hằng ngày.<br />
Thêm vào đó, một số nhà sản xuất, quản lý và chuyên viên kỹ thuật chưa hiểu được sự<br />
khác biệt của chi tiết được chế tạo từ Đúc và từ các phương pháp khác. Kết quả là thiếu<br />
cơ hội cho các nhà sản xuất. Sản xuất đúc được phát triển rất mạnh và được sử dụng rất<br />
rộng rãi trong các ngành công nghiệp, khối lượng vật đúc trung bình chiếm khoảng 40%<br />
đến 80% tổng khối lượng máy móc, trong ngành cơ khí khối lượng vật đúc chiếm đến<br />
90% mà giá thành chỉ chiếm có 20% đến 25%. Ứng dụng lớn nhất là xe hơi và xe tải<br />
hạng nhẹ vào khoảng 31%. Các lĩnh vực khác bao gồm xây dựng, khai khoáng và dầu khí<br />
khoảng 6%, đường ống và khớp nối 15%, máy bơm và nén khí 3%, đô thị 3%, đường sắt<br />
6%, máy nông nghiệp 6%, van 5%, động cơ đốt trong 5%. Đầu tư về phát triển công<br />
nghệ mới để giảm ô nhiễm môi trường.<br />
Đúc mẫu cát hiện đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới. Các dòng sản phẩm đúc<br />
bằng công nghệ mẫu cát ngày càng nhiều vì có chất lượng cao và tỷ lệ sản phẩm hư hỏng<br />
thấp. Theo khảo sát của khoa công nghệ vật liệu trường đại học bách khoa TP.HCM, ở<br />
TP.HCM hiện chỉ có một doanh nghiệp sử dụng công nghệ đúc mẫu cát, chỉ để sản xuất<br />
các sản phẩm trang trí mỹ nghệ. Trong khu chế xuất Tân Thuận có một công ty của Nhật<br />
áp dụng công nghệ này để sản xuất các chi tiết máy, song các sản phẩm chủ yếu được<br />
xuất về thị trường Nhật và ra thị trường thế giới. Hiện nay các doanh nghiệp trong nước<br />
cho đến nay chủ yếu vẫn đang sử dụng công nghệ đúc bằng khuôn cát, mà mặt hạn chế là<br />
chất lượng vật đúc thấp và tỷ lệ phế phẩm cao (trên30%).<br />
Hiện nay, công ty cổ phần cơ khí & đúc kim loại Sài Gòn (Sameco) đã thực hiện thành<br />
công quy trình công nghệ đúc mẫu cát các chi tiết phức tạp chất lượng cao cho ngành cơ<br />
khí, với công suất 600 tấn/năm. Đây là lần đầu tiên công nghệ này được công ty<br />
trong nước thực hiện thành công. Kết quả này sẽ thiết thực góp phần cung cấp cho thị<br />
trường trong nước những sản phẩm phôi đạt chất lượng cao (giúp các doanh nghiệp trong<br />
nước giảm giá thành sản xuất), nâng cao khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cho các doanh<br />
nghiệp cơ khí. Vì vậy, Đúc trong khuôn mẫu cát là một phương pháp mới nhiều ưu điểm.<br />
Đúc mẫu cát có thể làm được các chi tiết phức tạp, có thành mỏng, chất lượng bề mặt<br />
cao, giảm đáng kể lượng gia công cơ khí, nhiều chi tiết đúc xong có thể sử dụng ngay.<br />
Đúc mẫu cát có thể làm được các sản phẩm có trọng lượng từ vài gram đến vài chục<br />
kilogram.<br />
<br />
1<br />
<br />
Công nghệ đúc<br />
1.1 Định nghĩa<br />
1.2 Đặc điểm.<br />
1.3 Phân loại các phương pháp đúc<br />
1.4 Sơ đồ sản xuất đúc bằng khuôn cát<br />
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng vật đúc<br />
1.6 Nguyên lý thiết kế kết cấu vật đúc<br />
1.1 Định nghĩa<br />
Đúc là quá trình điền đầy kim loại ở thể lỏng vào lòng khuôn đúc có hình dạng kích<br />
thước định sẵn. Sau khi kim loại đông đặc ta thu được sản phẩm tương ứng với lòng<br />
khuôn. Sản phẩm đó gọi là vật đúc.<br />
Nếu đem vật đúc gia công như gia công cắt gọt gọi là phôi đúc.<br />
Mọi vật liệu nhỏ : gang, thép,hợp kim màu, vật liệu phi kim khi nấu chảy , đều đúc<br />
được.<br />
Tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp.<br />
Có khối lượng lớn mà các gia công phôi khác không thực hiên được.<br />
1.2 Đặc điểm<br />
Nhược điểm:<br />
Do quá trình kết tinh từ thể lỏng nên trong vật đúc dễ tồn tại các dạng rỗ co, rỗ khí,<br />
nứt, lẫn tạp chất.<br />
Khi đúc trong khuôn cát, độ chính xác về kích thước và độ bóng thấp.<br />
Tiêu hao một phần không nhỏ kim loại cho hệ thống rót, đậu ngót và cho các đại<br />
lượng khác (lượng dư, độ xiên . . .)<br />
1.3 Phân loại các phương pháp đúc<br />
Phương pháp sản xuất đúc được phân loại tuỳ thuộc vào loại khuôn mẫu, phương<br />
pháp làm khuôn .vv.<br />
Tuỳ thuộc vào loại khuôn đúc người ta phân ra làm hai loại:<br />
Đúc trong khuôn cát<br />
Đúc đặc biệt<br />
a) Đúc trong khuôn cát:<br />
Khuôn cát là loại khuôn đúc một lần (chỉ rót một lần rồi phá khuôn).vật đúc tạo hình<br />
trong khuôn cát có độ chính xác thấp độ bóng bề mặt kém lượng dư gia công<br />
lớn.Nhưng khuôn cát tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp, khối lượng lớn.<br />
b) Đúc đặc biệt:<br />
Ngoài khuôn cát , các dạng đúc trong khuôn đúc (kim loại ,vỏ mỏng .) được gộp<br />
chung là đúc đặc biệt .<br />
Đúc đặc biệt, do tính riêng từng loại cho ta sản phẩm chất lượng cao hơn ,độ chính<br />
xác ,độ bóng cao hơn vật đúc trong khuôn cát. Ngoài ra phần lớn các phương pháp<br />
đúc đặc biệt có năng suất cao hơn .tuy nhiên đúc đặc biệt thường chỉ được vật đúc<br />
nhỏ và trung bình .<br />
<br />
2<br />
<br />
1.4. Sơ đồ sản xuất đúc bằng khuôn cát<br />
Hỗn hợp làm khuôn<br />
Mẫu đúc<br />
Hộp lõi<br />
Hỗn hợp làm lõi<br />
Nhiên liệu<br />
Lò đúc<br />
Làm khuôn<br />
Làm lõi<br />
Sấy lõi<br />
Sấy khuôn<br />
Lắp ráp khuôn, lõi<br />
Nguyên liệu kim loại<br />
Nấu kim loại<br />
Biến tính<br />
Rót khuôn<br />
Phá khuôn,lõi<br />
Kiểm tra<br />
Làm sạch vật đúc<br />
Thành phẩm<br />
Phế phẩm<br />
Khuôn tươi<br />
Khuôn khô<br />
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng vật đúc<br />
* Chất lượng vật đúc<br />
+ Độ chính xác hình dạng và kích thước<br />
+ Độ nhẵn bóng bề mặt<br />
+ Tính chất kim loại<br />
* Nhân tố ảnh hưởng<br />
-Hợp kim đúc:<br />
-Loại khuôn đúc và phương pháp đúc<br />
-Ảnh hưởng của công nghệ đúc .<br />
1.6 Nguyên lý thiết kế kết cấu vật đúc.<br />
a. Khái niệm :<br />
Vật đúc là dạng sản phẩm hình thành từ hợp kim lỏng trong lòng khuôn. Sự hình<br />
thành đó chịu ảnh hưởng lớn kết cấu vật đúc.<br />
b. Yêu cầu của một kết cấu kim loại<br />
Bảo quản quy trình công nghệ làm khuôn đơn giản, thuận tiện.<br />
Để xác định vị trí lòng khuôn trong khuôn đúc để tạo ra hướng kết tinh đúng nhằm<br />
nâng cao chất lượng hợp kim đúc loại bỏ các khuyết tật đúc.<br />
Bảo đảm cho quy trình công nghệ gia công cắt gọt được thuận tiện.<br />
Bảo đảm cơ tính vật đúc.<br />
<br />
3<br />
<br />
Trong sản xuất đúc, vật đúc được phân chia thành khối lượng gồm :<br />
Nhỏ, trung bình, và lớn.<br />
Vật đúc nhỏ ≤100 kg<br />
Vật đúc trung bình 100 ÷ 150 kg<br />
Vật đúc lớn > 500 kg<br />
Tính chất sản xuất :<br />
Đơn chiếc : 1 ÷ 50 vật đúc / năm<br />
Hàng loạt: : Nhỏ : 50 ÷ 100 vật đúc / năm<br />
Vừa : 100 ÷ 1000 vật đúc / năm<br />
Lớn : 1000 ÷ 10.000 vật đúc / năm<br />
Hàng khối : > 10.000 vật đúc / năm Sản xuất : Lỗ ϕ ≥ 50 mm → đơn chiếc<br />
Lỗ ϕ ≥ 30 mm → hàng loạt<br />
Lỗ ϕ ≥ 20 mm → hàng khối<br />
<br />
Công nghệ đúc là công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp rót vật liệu ở dạng<br />
chảy lỏng vào khuôn để tạo ra sản phẩm có hình dạng theo khuôn mẫu. Đa phần công<br />
nghệ đúc thực hiện với các vật liệu kim loại.<br />
Công nghệ đúc được chia thành hai loại chính: Đúc thông thường và Đúc đặc biệt<br />
Là công nghệ có từ cổ xưa, đúc thông thường được thực hiện với các khuôn cát.<br />
Đúc đặc biệt<br />
Là phương pháp khác đúc thông thường, đúc đặc biệt có sự khác biệt về nguyên liệu và<br />
công nghệ làm khuôn, cách điền đầy và tạo hình vật đúc.<br />
Đúc đặc biệt thường sử dụng khuôn kim loại. Thường có các dạng: Đúc trong khuôn kim<br />
loại, Đúc áp lực, Đúc ly tâm, Đúc liên tục và một số công nghệ đúc đặc biệt khác.<br />
Đúc trong khuôn kim loại<br />
Ưu điểm:<br />
Đúc trong khuôn kim loại là thuật ngữ chỉ một phương pháp sản xuất vật đúc bằng cách<br />
rót kim loại lỏng vào khuôn kim loại. Vật đúc đông đặc dưới tác dụng của trọng trường<br />
mà không chịu bất kỳ tác động nào khác. Đây là phương pháp rất phổ biến hiện nay do<br />
nó có các đặc điểm sau đây:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khuôn được sử dụng nhiều lần;<br />
Độ sạch và độ chính xác được nâng cao đáng kể. Điều này sẽ làm giảm khối lượng<br />
gia công cơ khí;<br />
Nâng cao độ bền cơ học của vật đúc, đặc biệt là độ bền ở lớp bề mặt tiếp giáp với<br />
khuôn kim loại.<br />
Nâng cao sản lượng hàng năm do giảm được kích thước đậu ngót và phế phẩm<br />
đúc.<br />
4<br />
<br />