Tiểu luận "Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp"
lượt xem 413
download
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận "Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (NÂNG CAO) Chuyên đề: “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp” GV Hướng dẫn: PGS.TS. Quyền Đình Hà HV Thực hiện: Nguyễn Mạnh Thìn Nhóm: 4, Lớp: Kinh tế nông nghiệp 18A HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2010 1
- MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................3 1.1. Đặt vấn đề..........................................................................................................3 1.2. Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu...............................................3 1.2.1. Giới hạn nghiên cứu....................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................3 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................................... 4 2.1. Lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.. 4 2.1.1. Nguồn nhân lực........................................................................................... 4 2.1.2. Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn......................................... 4 2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn............................................................................5 III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM.....................................................6 3.1. Tình hình lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay.......................................6 3.2. Xu thế vận động của lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn....................9 3.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 10 3.3.1. Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo...............................................10 3.3.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp.................................................................................................................. 11 IV. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP; MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH............................................................................................ 14 4.1. Chủ trương và chính sách chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp.................................................................................................... 14 4.2. Một số khuyến nghị chính sách....................................................................... 15 V. KẾT LUẬN............................................................................................................. 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................20 2
- I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp, nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn l ực đ ều đ ược ưu tiên cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này. Cả 3 lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chúng ta đều không xem nhẹ cái nào. Tất cả đều phải phát triển, tất cả đều có yêu cầu nguồn nhân lực tốt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là thừa lao động chân tay, lao đ ộng gi ản đ ơn; Thi ếu là thiếu lao động tay nghề cao, thiếu người quản lý, tổ ch ức giỏi. C ả hai đi ều đó đ ều tác động xấu và cản trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng phát tri ển đất nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghi ệp, nghĩa là khi đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghi ệp hoá, hiện đ ại hoá cơ bản, lực lượng lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn lúc này ph ải đ ảm bảo là động lực duy trì và phát triển. Như vậy nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt, điều đó không tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo. Công tác này đã và đang ở đâu? Để trả lời một phần câu hỏi lớn này chúng ta cần nghiên cứu đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Vi ệt Nam - th ực tr ạng, ch ủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp”. 1.2. Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. 1.2.1. Giới hạn nghiên cứu. Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian những năm gần đây, liên quan đ ến bức tranh nguồn nhân lực ở nông thôn và trong nông nghiệp, th ực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế của nó; từ đó có những khuyến nghị về chủ trương chính sách. Không đi sâu và mở rộng cho toàn bộ các ngành kinh tế và khu v ực khác ngoài khu v ực nông nghiệp và nông thôn. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu. a. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn nước ta, chủ trương và chính sách chính hiện tại, từ đó đ ề ra khuyến nghị giải pháp chính. b. Các mục tiêu cụ thể. 3
- - Hệ thống hoá lý thuyết về nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nguồn nhân lực (cho nông nghiệp, nông thôn). - Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay. - Xu thế vận động của nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp nông thôn. - Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. - Chủ trương và chính sách chủ yếu đối với công tác đào tạo ngu ồn nhân l ực cho nông nghiệp, nông thôn. Khuyến nghị giải pháp chính. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu. - Khai thác các nguồn số liệu có sẵn đã qua xử lý (thu th ập s ố li ệu th ứ c ấp) từ các nguồn khác nhau để mô tả thực trạng (thống kê mô tả). - Xây dựng khung lý thuyết để khái quát vấn đề. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 2.1. Lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn. 2.1.1. Nguồn nhân lực. Dưới đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực: - Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là t ổng th ể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó. - Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình đ ộ lành ngh ề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực t ế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. - Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm nh ững người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi). Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực lượng lao động được xác định là người lao động đang làm vi ệc và ng ười trong độ tuổi lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người th ất nghi ệp). Lao động dự trữ bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu lao động. 2.1.2. Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn. Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu là: 4
- - Nguồn nhân lực cho nông nghiệp hay nguồn lực con người cho nông nghiệp bao gồm lực lượng lao động trong nông nghiệp và lao động dự trữ cho nông nghiệp. - Nguồn nhân lực cho nông thôn hay nguồn lực con ng ười cho nông thôn bao gồm lực lượng lao động hiện có đang phục vụ cho nông thôn và lao động dự trữ sẽ phục vụ cho nông thôn cũng như sẽ có ở nông thôn. Nguồn nhân l ực này bao g ồm cả số lượng lao động sẽ từ nông thôn chuyển cho khu vực đô thị và của khu vực đô thị cung cấp cho nông thôn. 2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Theo giáo trình kinh tế lao động “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có th ể đảm nhận được một số công việc nhất định. Đào tạo gồm đào tạo kiến thức ph ổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp”. Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là các ho ạt đ ộng nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Với nguồn nhân lực thì đào tạo luôn đi liền với phát triển. Theo nghĩa rộng: phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động h ọc tập có t ổ ch ức đ ược ti ến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Theo nghĩa hẹp: phát triển là các ho ạt đ ộng h ọc tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nh ằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển khả năng nghề nghiệp của họ (giáo trình QTNL). Một cách định nghĩa khác : Phát triển được hiểu là quá trình làm tăng ki ến thức, kỹ năng, năng lực và trình độ của cá nhân người lao động để họ hoàn thành công việc ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ (theo giáo trình KTLĐ) Phát triển xét trên phạm vi phát triển con người thì đó là sự gia tăng giá tr ị cho con người về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng…lẫn thể chất. Phát triển nguồn lực con người nhằm gia tăng các giá trị ấy cho con người, làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần th ứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá là: “ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên ti ến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ ph ận con em nông dân đ ể chuy ển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao ki ến th ức cho cán 5
- bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào t ạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 tri ệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào t ạo ngh ề”. Đây là m ột chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM. 3.1. Tình hình lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Trong những năm gần đây, dù dã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực song phần lớn lao động của nước ta vẫn ở nông thôn, hoạt động trong s ản xu ất nông nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo (xem bảng 1 và 2). Bảng 1. Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân ngành kinh t ế (2004- 2008) Nghìn người Sơ bộ 2004 2005 2006 2007 2008 TỔNG SỐ 41586,3 42526,9 43338,9 44173,8 44915,8 Nông nghiệp và lâm nghiệp 23026,1 22800,0 22439,3 22177,4 21950,4 Thuỷ sản 1404,6 1482,4 1555,5 1634,5 1684,3 Công nghiệp khai thác mỏ 324,4 341,2 370,0 397,5 431,2 Công nghiệp chế biến 4832,0 5248,5 5655,8 5963,4 6306,2 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 137,2 151,4 173,4 197,0 224,6 Xây dựng 1922,9 1998,9 2136,5 2267,8 2394,0 TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 4767,0 4933,1 5114,0 5291,9 5371,9 Khách sạn và nhà hàng 755,3 767,5 783,3 813,9 830,9 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 1202,2 1208,2 1213,8 1217,4 1221,7 Tài chính, tín dụng 124,9 156,3 182,8 209,9 220,1 Hoạt động khoa học và công nghệ 25,0 24,5 26,0 26,9 26,9 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 129,7 151,4 178,7 216,0 251,5 QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 535,6 648,4 716,9 793,2 866,9 Giáo dục và đào tạo 1183,9 1233,7 1300,2 1356,7 1401,4 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 344,7 359,7 372,7 384,3 399,8 Hoạt động văn hoá và thể thao 128,8 132,7 134,3 136,4 134,7 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 125,9 149,5 171,5 192,9 220,1 Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và 616,1 739,5 814,2 896,7 979,2 6
- dịch vụ làm thuê Nguồn: Tổng cục thống kê. Bảng 2. Cơ cấu lao động đang làm việc tại th ời đi ểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế. Nghìn người 2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008 TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông nghiệp và lâm nghiệp 55,37 53,61 51,78 50,20 48,87 Thuỷ sản 3,38 3,49 3,59 3,70 3,75 Công nghiệp khai thác mỏ 0,78 0,80 0,85 0,90 0,96 Công nghiệp chế biến 11,62 12,34 13,05 13,50 14,04 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 0,33 0,36 0,40 0,44 0,50 Xây dựng 4,62 4,70 4,93 5,13 5,33 TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 11,46 11,60 11,80 11,98 11,96 Khách sạn và nhà hàng 1,82 1,80 1,81 1,84 1,85 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 2,89 2,84 2,80 2,76 2,72 Tài chính, tín dụng 0,30 0,37 0,42 0,48 0,49 Hoạt động khoa học và công nghệ 0,06 0,06 0,06 0,06 0,06 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0,31 0,36 0,41 0,49 0,56 QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 1,29 1,52 1,65 1,80 1,93 Giáo dục và đào tạo 2,85 2,90 3,00 3,07 3,12 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 0,83 0,85 0,86 0,87 0,89 Hoạt động văn hoá và thể thao 0,31 0,31 0,31 0,31 0,30 Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0,30 0,35 0,40 0,44 0,49 Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch vụ làm thuê 1,48 1,74 1,88 2,03 2,18 Nguồn: Tổng cục thống kê. Qua 2 bảng số liệu cho ta thấy tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp (tạm tính, gồm nông lâm nghiệp và thuỷ sản) đến 2008 là 23,647 triệu người, chiếm 52,62% trên tổng số lao đ ộng c ủa c ả nước. Về cơ cấu lao động như vậy là quá lạc hậu so với các nước phát triển (dưới 10%). Theo Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), năm 2005 tỷ lệ lao động nông nghiệp ở nước ta còn quá cao (67%), trong khi đó ở nhiều nước trong khu v ực 7
- Đông Nam Á, tỷ lệ này thấp hơn nhiều: Thái Lan (56%), Indonesia (48%), Philippines (39%) và Malaysia (18%); Theo số liệu tại b ảng 1, t ỷ l ệ này có sai l ệch (khoảng 57,1%) nhưng vẫn cao hơn so với các nước đó. Về năng suất lao động của lao động ngành nông nghiệp cũng rất th ấp, dù đã tăng từ 4 triệu đồng/người năm 2000 lên 12,2 triệu đồng/người năm 2008 (tăng 3.05 lần trong 8 năm), song so với bình quân của tất cả các ngành kinh t ế (năm 2008: 32,9 triệu đồng/người/năm) là quá thấp, mức chênh lệch lên tới gần 2,7 lần. Nguyên nhân lao động nông nghiệp có năng suất thấp là do sản xu ất nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ; Trong những năm qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp có tăng lên, nhưng do quá trình đô thị hoá, đất phát triển công nghiệp và các nhu cầu khác không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghi ệp tăng không đáng kể. Trong khí đó dân số tăng nhanh làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu ng ười giảm. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ch ỉ còn 1.224 m2/ng ư ời (bình quân trên thế giới là 2.500 m2/người). Thấp nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng ch ỉ có 497 m2. Mặt khác, đất nông nghiệp lại phân bổ manh mún. Hiện nay, cả n ước có tới hơn 75 triệu thửa ruộng, làm cho sản xuất nông nghi ệp rất khó áp d ụng nh ững tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, hiện đại hoá để sản xuất mang tính hàng hoá. Đồng thời trình độ công nghệ lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cao (xem bảng 3). Bảng 3. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực l ượng lao đ ộng trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng(*) Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm Thành Nông Nông Chung Chung Thành thị thị thôn thôn CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23 Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34 Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65 Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11 (*) Số liệu sơ bộ. Nguồn: Tổng cục thống kê. Đặc biệt là trình độ tay nghề của lao động nông nghiệp quá thấp. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động m ạnh đ ến nông nghi ệp, nông dân, nông thôn. Khoa học, công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp... Nh - ưng do lao động nông thôn Việt Nam qua đào tạo nghề còn ít nên s ản xu ất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng 8
- dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Số lao động ở khu vực nông thôn qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 17,65% trong năm 2006, và tăng lên 18,68% vào năm 2007. (Song theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Cao Đức Phát, năm 2009 tỷ lệ lao động ở nông thôn đã được qua đào tạo chỉ đạt 16%, trong tổng số 25 triệu nông dân). 3.2. Xu thế vận động của lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn Với tốc độ phát triển đô thị nhanh trong những năm qua, các khu đô thị luôn được mở rộng, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh t ế và d ịch v ụ t ại đô th ị đã tạo sức hút lớn đối với lao động từ nông thôn. Quá trình này diễn ra cũng đồng nghĩa với việc lao động đang dịch chuyển rất mạnh mẽ từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Theo số liệu từ năm 2007, Việt Nam có 34,8 triệu lao động ở khu vực nông thôn (chiếm 74,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ này đang biến đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, th ư ơng mại và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (năm 2006, lao động làm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 23,2 triệu người (chiếm 69%). Năm 2007 còn 21,7 triệu người (chiếm 62,5%), giảm 6,5%). Xu thế này là tất yếu trong quá trình phát triển của các nước đang phát tri ển. Việt Nam chúng ta cũng vậy. Song điều cần quan tâm ở đây là s ự chuy ển d ịch này diễn ra không như mong muốn. Thể hiện ở việc phần lớn lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị và chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ là lao động chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề cao; vì vậy họ là những người phải ch ấp nh ận mức thu nhập thấp, công việc bếp bênh không ổn định, rất d ễ th ất nghi ệp và bu ộc phải quay lại khu vực nông thôn và chấp nhận làm nông nghiệp (dù thu nh ập rất thấp). Tâm lý của các lao động chuyển từ khu vực nông nghi ệp, nông thôn sang thành thị và khu vực kinh tế phi nông nghiệp, là không ổn định, h ọ không d ời bỏ hẳn được nông nghiệp nông thôn. Hiện tượng này lý gi ải cho t ỷ l ệ thi ếu vi ệc làm (bán thất nghiệp) ở khu vực nông thôn lên tới 6,1%. Theo tác gi ả Bùi Quang Bình - Đại học kinh tế Đà Nẵng, năm 2002 số người không có việc làm ở nông thôn (theo quy đổi) lên tới 7,5 triệu người. Các vấn đề nói trên nói lên là s ự chuy ển d ịch đó là không có tính bền vững, dễ đẩy xã hội nông thôn đến sự xáo tr ộn và thi ếu an toàn, đặc biệt nghiêm trọng hơn trong trường hợp gặp phải các cú sốc bất thường nh ư khủng hoảng kinh tế. Lao đao tìm việc Theo báo cáo ảnh hưởng của suy giảm kinh t ế đến lao đ ộng, vi ệc làm và đ ời s ống ng ười dân nông thôn của IPSARD, từ đầu năm đến nay, tại An Giang, Bình Thuận, L ạng S ơn và Nam Đ ịnh lao đ ộng di cư mất việc trở về địa phương tăng đột biến, trong đó Nam Định tăng 22,5%; L ạng S ơn là 21,1%... Nếu xét theo đặc điểm địa bàn xã thì lao động di cư mất việc ở các xã trung du chi ếm t ỷ l ệ cao nh ất. Như vậy, các xã nghèo chịu ảnh hưởng mất việc của lao động di cư cao h ơn các xã trung bình. Khủng hoảng kinh tế còn ảnh hưởng rõ nét t ới vấn đề lao động xuất kh ẩu. Chỉ trong 4 tháng đ ầu năm, đã có 17,25% lao động hợp tác ở nước ngoài ph ải về nước tr ước th ời h ạn. Theo c ơ c ấu thu nhập thì xã nông nghiệp có tỷ lệ lao động xuất khẩu mất vi ệc cao nh ất và c ơ h ội tìm ki ếm vi ệc làm mới cũng rất khó đối với người nông dân. Thống kê mới nh ất cho th ấy, ch ỉ có 11,3% s ố lao đ ộng tr ở về địa phương tìm được việc làm mới và trong đó 5,3% làm trong lĩnh v ực nông nghi ệp, 6,1% ở công nghiệp, dịch vụ. 9 Sơn Tùng (theo Hanoimoi.com.vn) http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=2668&Itemid=224, cập
- Trong lúc đòi hỏi nguồn nhân lực cao để đáp ứng yêu cầu phát tri ển nông nghiệp nông thôn thì sức hút của khu vực này lại kém hấp dẫn. Vì vậy vi ệc gi ữ được lao động có tay nghề trình độ cao lại nông thôn nông nghiệp và từ khu vực đô thị về là khá yếu ớt. Tình hình đó làm trầm trọng h ơn s ự y ếu kém c ủa ngu ồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn, tạo sức ép lớn cho công tác đào tạo nguồn nhân l ực cho nông nghiệp nông thôn. 3.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 3.3.1. Khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp và sức ép của các khó khăn đó cho công tác đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong những năm qua luôn được quan tâm và ngày càng được quan tâm. Ở đây ta cũng c ần phân biệt rõ, nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn không ch ỉ nằm trong s ố đ ối tượng là nông dân. Đó là tất cả lao động ở đầy đủ các lĩnh vực kinh t ế, qu ản lý. Vì nông thôn chứa đựng tất cả các yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội, s ản xu ất và kinh doanh (nông lâm ngư ngiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ). Xét về nguồn nhân lực cho nông thôn: Nông thôn Việt Nam cũng như nông thôn của các nước đang phát triển, trong đó chứa đựng toàn bộ các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Nông thôn không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực có ch ất lượng cho nông lâm ngư nghiệp, bởi vì nông thôn không ch ỉ có nông nghi ệp mà có đầy đủ các ngành thuộc nông nghiệp và dịch vụ. Vì vậy đòi hỏi cần phải có đầy đủ nhân lực có chất lượng cho cả công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Song tâm lý phổ biến của các lao động đã được đào tạo có chất lượng cao không muốn về nông thôn, họ bám trụ ở đô thị để có cơ h ội vi ệc làm và m ức lương cao hơn. Tâm lý đó được tạo ra bởi thực tế khách quan là nông thôn không có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật để sử dụng người lao động tay nghề cao, các cá nhân ít có cơ hội thăng tiến về nghề nghiệp cũng nh ư phát huy được tính năng động sáng tạo; mặt khác là do sự ít đa dạng về sản xuất và hoạt đ ộng kinh doanh, sự không hoàn thiện của sản xuất dẫn đến việc chỉ dừng lại ở nhu cầu sử dụng lao động chân tay đơn giản, không có nhu cầu sử dụng lao động kỹ thu ật cao và phức tạp, thành ra người có kiến thức và tay nghề ở nông thôn trở nên b ị th ừa m ột cách bất đắc dĩ. Xét riêng trong lĩnh vực lao động trong nông lâm ngư nghiệp cũng bị giới hạn bởi đặc điểm của nông nghiệp nước ta: nhỏ lẻ, manh mún và giản đơn. Th ực tế nông nghiệp nước ta vẫn rất thiếu lao động tay ngh ề cao cho phát tri ển, nh ưng s ự phát triển nông nghiệp quá chậm lại làm cản trở công tác đào t ạo ngh ề. Ví d ụ đ ơn 10
- giản như để có nhiều người làm cơ khí nông nghiệp thì nông nghi ệp ph ải s ử d ụng nhiều máy móc thiết bị cơ giới; để sử dụng nhiều máy móc cơ giới thì đ ồng ru ộng phải đủ lớn về quy mô diện tích. Song ở nước ta ruộng đất manh mún, toàn m ảnh nhỏ nên không cần máy móc, từ đó máy không có nhiều dẫn đến không có người có nhu cầu được đào tạo về cơ khí nông nghiệp. Đây chính là nguyên nhân các c ơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cũng không phát triển được, điều này cũng diễn ra cả trên góc độ đào tạo tay nghề cũng như đào tạo quản lý cho nông nghiệp, nông thôn. Xét về đào tạo nhân lực cho công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, điều tương tự cũng xảy ra, nhưng nguyên nhân lại ở khía cạnh khác. Để có đội ngũ đông đ ảo lao động có trình độ và tay nghề cao trong hoạt động th ương m ại, dịch v ụ thì đi ều cần là thương mại và dịch vụ phải phát triển. Riêng về dịch vụ, xuất phát cho sự phát triển là nhu cầu, nhu cầu dịch vụ lại bắt đ ầu t ừ s ự phân công và chuyên môn hoá. Ở nông thôn nói chung, trong sản xuất nông nghiệp nói riêng của nước ta thì mức độ chuyên môn hoá còn quá thấp, phần lớn các h ộ nông dân còn hoạt động sản xuất ở dạng tự cung, tự cấp dẫn đến các nhu cầu về dịch vụ thương mại hàng hoá khó phát triển. Thu nhập thấp của đa số cư dân nông thôn cũng cản trở d ịch v ụ phát triển, họ không đủ để chi trả cho các dịch vụ về y tế, giáo dục, thông tin và bảo hiểm ở mức độ trung bình. Điều này là một phần nguyên nhân làm cho các ngành dịch vụ này ở nông thôn phát triển chậm, lao động hoạt động trong lĩnh v ực này ở nông thôn cũng có thu nhập không cao và luôn mong muốn chuy ển từ nông thôn về làm việc tại đô thị và chuyển từ các vùng sâu, vùng xa khó khăn v ề n ơi đồng bằng. Xu hướng này làm cho nông thôn nói chung và vùng nông thôn miền núi luôn bị mất đi những người giỏi, mặc dù được quan tâm h ơn trong công tác đào tạo. Trên đây là những vấn đề nói lên sự khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp; Mặt khác các vấn đề đó cũng thể hiện một phần sự bất cập cũng như sức ép đối với công tác đào tạo nhân lực cho nông nhi ệp, nông thôn, đó là: trong giai đoạn hiện nay nông thôn, nông nghi ệp s ự b ổ sung là ít hơn sự mất đi của nguồn nhân lực có tay nghề, năng lực và trình đ ộ cao , nếu không muốn nói rằng: ở nông thôn, trong nông nghiệp càng đào tạo thì càng mất đi người giỏi. 3.3.2. Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. Như đã nói ở trên, đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn không chỉ đào tạo lao động trong sản xuất, mà cả đào tạo nhân lực cho quản lý; nông thôn không ch ỉ cần có nhân lực cho nông nghiệp mà cần cả nhân lực cho công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đồng thời đào tạo phải gắn liền với sử dụng, tạo công ăn vi ệc làm, đào tạo bổ sung đi đôi với giữ lại nhân tài cho nông thôn, nông nghiệp. Phần này chúng ta xem xét thực trạng công tác đào tạo, các mặt thuận lợi, khó khăn và yếu kém của nó. Sau đó kết hợp với các phân tích v ề th ực trạng ngu ồn lao đ ộng và các 11
- xu thế dịch chuyển của lao động ở nông thôn, nông nghiệp để có các khuy ến ngh ị cho chủ trương và chính sách. Hiện cả nước có 13 trường ĐH, CĐ có đào tạo về nông lâm nghiệp; 60% trường TCCN, CĐ nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề v ề nông lâm nghi ệp . Các trường này chuyên đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý, đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Thực tế cho thấy nhu cầu về cán bộ được đào tạo qua các trường này là rất lớn, nhưng hầu hết các trường này lại có sức hấp dẫn thấp, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn trong các năm qua. Thực tế công tác đào tạo lại đang diễn ra ngược lại với yêu cầu c ủa ngu ồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Các ngành về chế biến nông - lâm - thuỷ sản, đào tạo lao động cho công nghiệp chế biến, rất cần cho phát tri ển nông thôn, đ ồng thời nhu cầu về nguồn nhân công được đào tạo ở các ngành này là r ất l ớn; Nh ưng hàng năm các trường tuyển sinh rất khó khăn vì học sinh cho rằng sau khi tốt nghiệp các trường này phải làm ở nông thôn, ở các vùng khó khăn nên không thích. Trong khi đó, lại có nghịch lý khối ngành Nông – Lâm – Ng ư có nh ững ngành đào t ạo đang lâm vào tình trạng "thoi thóp" "Nhìn chung, tuyển sinh rất khó khăn, chất lượng đ ầu vào thấp, s ố l ượng không đ ảm b ảo”, ông Đ ặng Kim Vui, Hiệu trưởng trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, khẳng định. Mùa tuyển sinh năm 2009, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên có 13.000 thí sinh đăng ký d ự thi nh ưng chỉ có khoảng 1.600 thí sinh đạt t ừ điểm sàn trở lên. Đi ểm chuẩn NV1 c ủa tr ường h ầu nh ư không có ngành nào vượt lên trên điểm sàn của Bộ. Lấy đi ểm thấp nh ưng tr ường v ẫn đau đ ầu, không tuy ển đ ủ chỉ tiêu do tỷ lệ đỗ “ảo” lớn. “Chúng tôi gọi 100 em nh ập h ọc nh ưng có khi ch ỉ đ ược vài ch ục em t ới, thậm chí cá biệt có ngành không được em nào”. Trường ĐH Tây Nguyên cũng trong cảnh tương tự. Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Thao nói: “Tuy ển sinh các ngành này năm nào cũng khó khăn và gần như không năm nào đ ủ chỉ tiêu. C ụ th ể, các ngành ít thí sinh nhất là Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi thú y. Một ngành t ưởng nh ư r ất đ ược ưa chu ộng là B ảo qu ản ch ế biến nông sản cũng ế ẩm không kém. Trường mở mỗi ngành m ột l ớp với 80 sinh viên nh ưng th ường ch ỉ có khoảng 20 – 30 em. Cá biệt có ngành Chăn nuôi thú y chỉ có 10 sinh viên theo học”. Là một trong những trường hàng đầu về lĩnh vực này, nh ưng trường ĐH Nông nghi ệp I Hà N ội cũng không khá khẩm hơn. Năm 2009, ngành Khoa học đất chỉ có hơn 10 thí sinh đăng ký, ngành S ư ph ạm k ỹ thuật tuyển 100 chỉ tiêu nhưng chỉ được 50 em, ngành Cơ khí tuyển 3 lớp nh ưng chỉ đ ược 1 l ớp. Đặc biệt, ngành Công thôn của trường này đã ph ải “khai t ử” sau 4 năm li ền không m ở n ổi l ớp do quá ít sinh viên. Ngành này đã mở hơn chục năm nhưng số lượng sinh viên teo tóp d ần. Năm 2007 ch ỉ có ba thí sinh nhập học. Năm 2008, duy nhất một em tới làm thủ t ục. Năm 2009, tr ường quy ết đ ịnh đóng c ửa ngành. Theo ông Nguyễn Văn Dung, Trưởng phòng Đào tạo của trường thì trong s ố các ngành Nông – Lâm – u ngành ỉđcó c doanh phát ệpển nông thôn, m, “cầu” lớn sinhngọ“cung”ễlại gển sinh s ố ất. khăn. Có một Nhiề Ngư, ch ượKinh tế nghi tri nỗ lực tìm kiế Công nghệ như h c là d tuy ặp một nh khó (Theoịch lý viên Việt Nam) ng luôn thiếu trong khi… hệ số chọi của những ngành này liên t ục thấp, thường ngh Sinh là nguồn lao độ http://vietnamnet.vn/giaoduc/201004/Gan-98-nhan-luc-nganh-nong-nghiep-chua-qua-dao-tao-904546/thủy xuyên phải xét tuyển NV 2, 3. Chẳng hạn mức “cầu” về lao động của ngành chế bi ến lâm sản, chế bi ến Cập n cật lúcường ĐH Nông Lâm TP.HCM rất lớn nhưng thí sinh thì cứ suy nghĩ rằng học 2 ngành này là phải... sả nh ủa Tr 18:40, Thứ Năm, 15/04/2010 (GMT+7) lên rừng, xuống biển (!). Và thế là… ngán không dám đăng ký học” - Th.S Tr ần Đình Lý – Giám đ ốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM nói. Các ngành về công nghiệp, xây dựng liên quan đến nông nghiệp, nông thôn Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, những nhóm ngành như nông - lâm - thuỷ s ản, đóng tàu, c ơ khí, b ảo mặc dù rất dễ xin việcớsau khi tđào tạo ếm ưng lcũng i không ĐH Nông Lâmp dẫn như ngành hiểm… trong những năm t i còn tiếp ục khan hi nh nhân ực. Tạ Trường có sức hấ TP.HCM, các công nghichế biến ỷ rđiệễ xinếvibicdsauủkhisản,trphát triểcơng trong nhữkhuyến nông,tỷơlệ TSnông lâm,snuôi trồngnthủy ệp thu lâm sản, ch ệếnựng thuỷ lợi,như khíthôn và ng năm qua, c khí nộp hồ ơ thi tuyể vào sản… đều ất d n, xây th y ra ường, n nông nông nghiêp vv… các ngành khác rất thấp. Năm nào trường cũng phải tuyển thêm NV2, như ngành ch ế bi ến th ủy s ản hàng năm phải tuyển xấp xỉ 40–50% chỉ tiêu NV2. Ngay cả những trường thuộc hàng “top” như ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn có những ngành khó tuyển sinh như: công nghệ vật liệu, thủy l ợi – thủy đi ện, v ật li ệu và c ầu đường xây dựng, trắc địa, cơ kỹ thuật, vật lý kỹ thuật… Điểm chuẩn của các ngành này tương đ ối thấp, ch ỉ dao động ở mức 17 - 18 điểm. Còn nhóm ngành y dược, những ngành học như: y tế công cộng, vật lý trị li ệu, y học cổ truyền, điều dưỡng… cũng rất ít TS đăng ký dự thi. Phần lớn những ngành này đ ều có “đ ầu ra” r ất tốt, có không ít sinh viên có việc làm ngay từ khi còn đi học, thế nhưng hầu hết TS chỉ thích đăng ký theo học ngành bác sĩ. 12 Nguyên Hải http://tuyensinh.giaoduc.edu.vn/news/trang-chu-775/nhung-nganh-hoc-cau-nhieu- nhung-cung-it-138270.aspx cập nhật Thứ Sáu, 16/04/2010, 13:47 (GMT+7)
- Trong những năm gần đây, công tác đào tạo nghề tại chỗ cho lực lượng lao động tại nông thôn, đào tào nghề nông nghiệp được quan tâm. Hoạt động dạy nghề đi liền với chuyển đổi ngành nghề được áp dụng cho các địa phương có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng nh ư xây d ựng đô th ị, khu Nhiều địa phương đã hỗ trợ nông dân học nghề Công tác dạy nghề cho nông dân đã trở thành vấn đề cấp bách t ừ lâu, nhi ều đ ịa ph ương đã ý th ức đ ược điều nay và đã có sự hỗ trợ dạy nghề cho nông dân. Đi ển hình t ại Đà N ẵng trong năm 2008 các trung tâm dạy nghề của TP.Đà Nẵng đã đào t ạo được 5.600 lao đ ộng nông thôn d ưới 35 tu ổi. Toàn b ộ s ố lao đ ộng này đều phải chuyển đổi nghề vì chịu ảnh hưởng do di d ời, giải toả để ch ỉnh trang thành ph ố. Các ngh ề đào tạo chính cho số lao động này là trồng hoa, trồng nấm, xây d ựng, m ộc, c ơ khí... Toàn b ộ đ ều đ ược đào tạo miễn phí bằng ngân sách nhà nước. Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2009, Sở Công th ương Hà N ội cũng đã m ở 61 l ớp ngh ề cho 3.750 lao động nông thôn. Ngoài ra, còn có chương trình t ập huấn khởi s ự doanh nghi ệp, mô hình trình di ễn k ỹ thu ật sản xuất mới, hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn đ ổi mới công ngh ệ, v ới t ổng kinh phí g ần 80 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hàng nghìn l ượt lao động t ại các huy ện ngo ại thành ti ếp c ận ngh ề m ới. H ội Nông dân thành phố cũng đã phối hợp với các ngành ch ức năng m ở hàng ch ục l ớp d ạy ngh ề và chuy ển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 25.000 lượt hội viên nông dân. …………………………………………… Những mô hình dạy nghề hiệu quả Để góp phân tăng cường năng lực dạy nghề, nâng cao số lượng nông dân đ ược ti ếp c ận v ới nh ững ngành nghề mới, nhiều địa phương đã có những mô hình hấp d ẫn, nh ững cách làm hi ệu qu ả đ ể thu hút nông dân. Điển hình tại Thanh Hóa, địa phương này đã tăng cường liên k ết dạy ngh ề cho nông dân theo đ ịa ch ỉ. Trung tâm dạy nghề - Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho bi ết, trong tháng 7/2009 đã liên k ết các doanh nghiệp trên địa bàn mở được 6 lớp dạy nghề miễn phí, g ồm may m ặc, mây tre đan xu ất kh ẩu, gieo ươm giống cây lâm nghiệp... cho gần 200 lao động nông nghiệp. Đây là cách đào t ạo ngh ề m ới r ất thi ết th ực, hiệu quả được đông đảo người dân ủng hộ. Tại tỉnh Điện Biên lại có một cách làm khác, đó là phong trào nông dân d ạy ngh ề cho nông dân. Trên đ ịa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), việc nông dân d ạy nghề trồng ngô cho nông dân đã tr ở thành m ột phong trào sâu rộng và thu được nhiều kết quả tích cực. Hoạt đ ộng này do D ự án ADDA c ủa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Đan Mạch t ổ chức. Dự án đã tuy ển ch ọn 12 nông dân ở huy ện Đi ện Biên có khả năng tiếp thu kiến thức để đào t ạo, sau đó về đ ịa ph ương ti ến hành t ổ ch ức các l ớp h ọc t ập kinh nghiệm để truyền đạt các nội dung đã học cho các nông hộ khác. Từ các kiến thức được học, nông dân này truyền nghề cho nông dân kia đã tr ở thành phong trào sâu r ộng ở huyện Điện Biên. Đến nay, từ phong trào nông dân dạy nghề cho nông dân ở huyện Đi ện Biên có 540 nông dân tự nguyện đứng ra thành lập 30 nhóm phát tri ển cộng đ ồng nông dân cùng s ở thích và có ít nh ất g ần 3.000 nông dân khác được học tập và ứng dụng đúng các ti ến b ộ khoa h ọc k ỹ thu ật trong các khâu làm đất, trồng và chăm sóc cây ngô. Trước đây, năng suất ngô ở huy ện Đi ện Biên ch ỉ đ ạt kho ảng 30-32 t ạ/ha thì nay, năng suất ngô tăng lên đạt trung bình 40 t ạ/ha. Cá bi ệt, có nhi ều vùng trong huy ện đ ạt năng su ất 42-45 tạ/ha. Trích từ bài: Dạy nghề cho nông dân: Tháo gỡ nút thắt quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam 13 http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30361&cn_id=352371# 08:29 | 28/07/2009
- công nghiệp. Nông dân mất đất dều được ưu tiên đào tạo chuy ển đổi ngành ngh ề với một phần kinh phí do ngân sách nhà nước cung cấp. Hầu các đơn v ị c ấp huy ện có nông nghiệp nông dân đều có trạm khuyến nông, đây là đơn vị chuyên công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Việc học ngh ề cũng đ ược phát tri ển qua các trung tâm dạy nghề cấp huyện, thông qua sự phối hợp của các đoàn th ể (như Hội Nông dân Việt Nam) với các tổ chức đào tạo. Nhìn chung về hình thức thì công tác dạy ngh ề cho nông dân đã có nh ững chuyển biến tích cực, nhất là trong một năm qua, kể từ khi có Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Song vẫn còn nh ững t ồn t ại yếu kém lớn như: Đào tạo theo số lượng, chất lượng đào tạo kém, t ổ ch ức đào t ạo mang tính hình thức, theo phong trào, nông dân không tích c ực tham gia đào t ạo nghề vì nhiều chương trình đào tạo không thiết thực… Trong khi đó các c ơ s ở đào tạo nghề có cơ sở vật chất yếu kém, đội ngũ giáo viên thi ếu, y ếu v ề chuyên môn, chất lượng thấp cũng là nguyên nhân làm cho nông dân không tin t ưởng vào các ….tại cuộc họp ngày 10/2/(2009) tại Trụ sở Chính phủ đ ể chuẩn b ị cho H ội ngh ị Đào t ạo ngh ề cho nông dân. Đồng chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ch ỉ ra nh ững nguyên nhân chính gây nên sự bất cập trong công tác đào tạo nghề đối với nông dân hiện nay. Đó là công tác thông tin tuyên truyền về tận thôn, xóm, xã để bà con nông dân hiểu và tìm học các nghề cho bản thân còn r ất h ạn ch ế, vì v ậy, lao động ở nông thôn chưa tích cực tham gia học nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề cho nông dân còn r ất thi ếu v ề s ố l ượng, y ếu v ề ch ất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo đang bị mất cân đối. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhi ều đ ịa ph ương hi ện nay ch ưa quan tâm đúng mức tới dạy nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn, m ạng lưới cơ s ở c ấp huy ện còn m ỏng (50% s ố huyện chưa có trung tâm dạy nghề). Chương trình đào tạo nghề chưa phù hợp với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở các vùng mi ền và thi ếu tính linh hoạt. Các cơ chế cứng nhắc, kém hấp dẫn nên không thu hút đ ược giáo viên có trình đ ộ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc kinh nghiệm sản xuất về dạy cho nông dân. Theo tin từ cổng thông tin điện tử UBND tỉnh B ắc Ninh:http://www.bacninh.gov.vn/Story/TinTuc- SuKien/TinHoatDong/2009/2/16495.html thời gian đăng: Thứ Tư, 11/02/2009 - 8:14 AM chương trình đào tạo của chính phủ và không tham gia học tập tích cực. IV. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP; MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH. 4.1. Chủ trương và chính sách chủ yếu về đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. Thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển đất nước, đào tạo nhân lực cho nông nghiệp, nông dân không nằm ngoài chiến lược này. Chính sách cho giáo dục và đào tạo đã bao hàm những đi ểm chung nh ất cho vi ệc đào t ạo 14
- nhân lực, trong đó có đào tạo nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. Song với đặc thù nông thôn, nông nghiệp có những đặc điểm riêng, với yêu cầu bức thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay, Đảng đã có Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong nghị quyết này, chủ trương về đào tạo nhân lực đã được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào t ạo ngh ề cho b ộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành ch ương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện t ốt vi ệc xã h ội hoá công tác đào tạo nghề”. Thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã xây dựng “ “Đao tao nghề cho lao ̀ ̣ đông nông thôn đên năm 2020”. Đề án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê ̣ ́ duyệt tại quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 11 năm 2009. Theo Đề án này, công tác đào tạo nghề cho nông dân mang tính toàn di ện: Đ ảm b ảo đào t ạo lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nông thôn, nông nghi ệp, cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển của đất nước, dần chuyển đổi cơ cấu lao đông theo hướng tích cực, từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghi ệp, nông thôn; đ ồng thời có cơ cấu lao động hợp lý khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (như mục tiêu mà Đảng và nhà nước đề ra). 4.2. Một số khuyến nghị chính sách. Chính sách cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghi ệp nằm trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, để phát huy đ ược yêu cầu phải có sự đồng bộ trong việc xây dựng và th ực hiện. Vi ệc hoàn thi ện chính sách đào tạo phải đi liền với việc hoàn thiện các chính sách khác. Suy rộng ra thì chính sách đào tạo nhân lực cho nông nghiệp nông thôn cũng không th ể tách r ời ra với các chính sách đào tạo nhân lực cho khu vực đô thị và các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ. Căn cứ vào tình hình thực tế của nguồn nhân lực và th ực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay, thì chính sách sách của nhà nước cần tập trung giải quyết một số các vấn đề sau: Thứ nhất: Tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo và hướng nghiệp từ bậc phổ thông tại khu vực nông thôn. Đầu tư cả về cơ sở vật chất, lẫn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút được đội ngũ giáo viên có chất lượng và tâm huyết thật sự với nông thôn, nông nghiệp. Trong đó cần giải quyết chế độ thu nhập hợp lý để đội ngũ giáo viên yên tâm công 15
- tác không bỏ nghề và bỏ địa bàn nông thôn để về thành thị, bỏ miền núi vùng sâu để về miền xuôi. Cải tiến chương trình giáo dục, tập trung nhiều hơn về đào tạo tay nghề, hướng nghiệp ngành nghề để phân luồng học sinh nông thôn từ bậc trung h ọc, trong đó có sự phân loại học sinh theo tiêu chuẩn hợp lý đ ể h ướng h ọc sinh vào cấp học và ngành học hợp lý để tránh lãng phí trong đào tạo. Làm tốt việc này s ẽ góp phần tránh được hiện tượng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay, lao động ít phải đào tạo lại và bằng lòng với nghề nghiệp đã được lựa chọn, không gây xáo trộn trong nông thôn ngay từ lúc bước vào độ tuổi lao động của cư dân nông thôn. Đa dạng hoá hình thức đào tạo dạy nghề như chủ trương đã đề ra, nhất là có cơ chế ưu đãi cho các tổ chức doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề theo yêu cầu của chính doanh nghiệp, thực hiện doanh nghiệp phải đào tạo lấy lao động, và phải trả phí cho cơ sở đào tạo công nếu tuyển lao động từ các cơ sở đào tạo nhà nước. Thực hiện được điều này sẽ tiết kiệm được ngân sách nhà nước trong đào tạo và dạy nghề, vì lượng tiền ngân sách bỏ ra h ỗ trợ doanh nghi ệp trong liên kết đào tạo nghề sẽ có thể ít hơn nhiều so với việc nhà nước phải bỏ kinh phí trực tiếp cho đào tạo, hơn nữa là doanh nghiệp ch ịu trách nhi ệm với ch ất l ượng lao động của mình đào tạo ra như vậy làm chất lượng nguồn nhân l ực được nâng cao hơn. Hướng ưu tiên vào các đối tượng theo học các ngành phục vụ nông thôn, nông nghiệp như miễn giảm học phí, tăng mức học bổng cho h ọc sinh sinh viên. Từ đây sẽ giải quyết được tình hình khó khăn trong tuy ển sinh đ ầu vào cho các ngành phục vụ nông thôn nông nghiệp, đồng thời lựa chọn được nhân tài thực sự vì tạo được sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh ở các trường cao đ ẳng và đ ại học, cũng như tạo điều kiện cho con em nông thôn có cơ hội học tập nhiều hơn. Thứ hai: Hướng chính sách vào việc đãi ngộ nhân tài phục vụ ở nông thôn, nông nghiệp, nhằm thu hút người giỏi quản lý và lãnh đạo về với nông thôn, t ừ đó phá bỏ tính cục bộ địa phương và kích thích sự vươn của nông thôn trong phát hiện và đào tạo nhân tài. Chế độ đãi ngộ được phân thành hai loại: thu nhập và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Với thu nhập là tăng lương, tăng các khoản phúc lợi được hưởng để tạo thu nhập cao cho cán bộ quản lý ở nông thôn, xoá bỏ sự b ất h ợp lý trong việc hưởng lương cao theo thâm niên công tác, tập trung ưu tiên theo ch ế đ ộ trả lương theo hiệu quả công việc và tính sáng tạo. Với cơ hội thăng tiến, tập trung vào việc phá bỏ tính cục bộ địa phương ở nông thôn, (đây là điểm cố hữu trong văn hoá nông thôn), th ực hi ện chính sách luân chuyển cán bộ hợp lý, kiên quyết không để tình trạng địa phương không sử dụng người tài từ nơi khác đến trong khi không có người đủ tầm lãnh đạo địa ph ương mình. 16
- Đây là việc rất cần thiết để thu hút lực lượng lao động trẻ có trình độ cao đã được về với nông thôn, nông nghiệp, đồng thời tạo áp lực lên chính cộng đồng dân cư nông thôn trong việc tự đào tạo và phát triển nhân tài tránh sự áp đ ặt ngu ồn cán bộ quản lý và lãnh từ cấp trên. Thứ ba: Hướng chính sách vào giải quyết tình hình dịch chuy ển lao đ ộng t ừ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác với phương châm đào tạo từng phần theo thời gian, không nóng vội trong mục tiêu đào tạo toàn diện. Việc di chuyển lao động từ nông thôn ra thành th ị là xu h ướng t ất y ếu trong qua trình phát triển. Các nước phát triển và đang phát tri ển trên th ế giới đ ều đã và đang diễn ra quá trình này, ở nước ta cũng phải chấp nhận đây là một thực tế mang tính tất yếu. Thực tế diễn ra là rất nhanh chóng mang tính c ấp bách, đ ặt ra yêu c ầu không thể đào tạo nhân lực một cách toàn diện trong một th ời gian ngắn đ ối với lực lượng lao động có nguồn gốc nông thôn. Một mặt lực lượng lao động nông thôn vừa có trình độ tay nghề thấp đồng thời có hiểu biết xã hội và trình độ nhận thức pháp lu ật th ấp. Vi ệc đào t ạo tay nghề phải có thời gian và phải có môi trường lao động cụ th ể làm đ ầu ra cho công tác đào tạo, quá trình lao động thực tế kiếm sống nơi đô thị trong các ngành công nghiệp dịch vụ bắt buộc các lao động này phải học tập và tích luỹ về m ặt ngh ề nghiệp. Nhưng để đảm bảo an toàn cho quá trình mưu sinh và chuy ển đ ổi ngh ề nghiệp trước hết lực lượng này phải được trang bị các kiến thức về xã hội, pháp luật để có khả năng thích nghi với xã hội và môi trường s ống mới nơi đô th ị và ngành nghề mới. Vì vậy việc tổ chức cho lao động nông thôn học t ập các ki ến thức pháp luật, tìm hiểu về tác phong công nghiệp, văn hoá đô thị và các kinh nghiệm tồn tại trong môi trường khác nông thôn phải tiến hành trước khi định hướng đào tạo nghề nghiệp mới cho họ, sau đó mới là bước đào tạo nâng cao tay nghề. Như vậy chính sách nhà nước phải đồng thời quan tâm cả hai m ặt: trình đ ộ tay nghề và trình độ xã hội cho lao động ở nông thôn, phải có sự ưu tiên đầu tư công trong đào tạo kiến thức xã hội, luật pháp, tác phong và môi trường cho lao động nông thôn. Kết hợp điểm này với mục tiêu tư nhân hoá công tác đào tạo tay nghề được nêu ở khuyến nghị thứ nhất sẽ được mô hình đào tạo toàn diện hơn, mang tính khả thi hơn. Mặt khác lao động dịch chuyển từ nông thôn nông nghiệp sang đô thị, công nghiệp dịch vụ chưa bền vững, một tỷ lệ lớn lao động qua thời gian l ại ph ải quay về với nông thôn, nông nghiệp. Quá trình này ch ỉ có th ể không l ặp lại khi n ền kinh tế đã bền vững, nông thôn - đô thị, nông nghiệp - công nghi ệp - d ịch v ụ phát tri ển hài hoà. Như vậy khu vực đô thị không phải là không có trách nhiệm với công tác đào tạo nhân lực cho khu vực nông thôn, nông nghi ệp. T ại các đô th ị, b ản thân các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng phải có các phương án đào tạo lao động cho nông thôn, nông nghiệp. Một mặt khu vực ngoài nông thôn nông nghiệp có ph ương án đào tạo cho khu vực nông thôn, nông nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc đào tạo và 17
- lựa chọn nhân lực cho khu vực của mình, mặt khác s ẽ góp ph ần cho vi ệc cung c ấp trở lại cho nông thôn, nông nghiệp nguồn nhân lực có đủ năng lực hoà nh ập l ại nông thôn cũng như đến nông thôn, nông nghiệp để khai thác phục vụ phát tri ển (cả chung và riêng). Để nâng cao tính trách nhiệm này, nhà nước phải hướng chính sách đến việc bắt buộc khu vực đô thị, công nghiệp, dịch vụ phải có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp. V. KẾT LUẬN Đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nhiệp là công vi ệc lớn quan trọng không thể xem nhẹ trong chiến lược phát triển đất nước nói chung, cho phát triển nông thôn nói riêng. Tình hình nguồn nhân lực ở nông thôn, nông nghi ệp hi ện nay đang tạo ra sức ép cho công tác đào tạo và đ ịnh h ướng chính sách r ất l ớn. Gi ải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn và việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực này là điều kiện cần để đưa đất n ước phát triển; gánh nặng đó đặt một phần lớn trong công tác đào tạo, trong tình hình công tác này còn nhiều bất cập và yếu kém. Đảng và nhà n ước đã đ ề ra các ch ủ tr ương và chính sách mang tính định hướng chiến lược, song để đẩy mạnh hơn nữa, đạt kết quả cao hơn nữa đòi hỏi phải có sự hoàn thiện không ngừng các chính sách v ề cả nội dung lẫn sự phối hợp. Chính sách cho cho công tác đào tạo này phải kết hợp cân đối giữa đào tạo kiến thức tay nghề đi đôi với trang b ị cho lao đ ộng ki ến th ức xã hội - pháp luật, trong đó đào tạo tay nghề không thể đi trước. Một điều không thể không đề cập, đó là đến lúc mọi khu vực, mọi ngành, m ọi thành ph ần cùng phải bắt tay phối hợp và chia sẻ trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp./. 18
- 19
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Quang Bình - Đại học kinh tế Đà Nẵng, “Sử dụng nguồn nhân l ực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” Ultilization of Human resources in Vietnam’rural area. 2. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Bài: “ Dạy nghề cho nông dân: Tháo gỡ nút thắt quan trọng trong vấn đề an sinh xã hội”. Địa chỉ trang Web: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx? co_id=30361&cn_id=352371# 3. Chính phủ: Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 ‘Quyết định phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”’ 4. Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Bắc Ninh http://www.bacninh.gov.vn/Story/TinTuc-SuKien/TinHoatDong/2009/2/16495.html thời gian đăng: Thứ Tư, 11/02/2009 - 8:14 AM 5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghi ệp, nông dân, nông thôn. 6. GS.TS. Đỗ Kim Chung - GS.TS. Phạm Vân Đình - TS Đinh Văn Đãn - Ths. Nguyễn Văn Mác - Ths. Nguyễn Thị Minh Thu: Giáo trình nguyên lý kinh t ế Nông nghiệp; NXB Nông nghiệp - 2009. 7. GS.TS. Phạm Vân Đình - TS. Dương Văn Hiểu - Ths. Nguy ễn Ph ượng Lê: Giáo trình Chính sách nông nghiệp - NXB Nông nghiệp 2009. 8. Nguyên Hải http://tuyensinh.giaoduc.edu.vn/news/trang-chu-775/nhung- nganh-hoc-cau-nhieu-nhung-cung-it-138270.aspx cập nhật Thứ Sáu, 16/04/2010, 13:47 (GMT+7) 08:29 | 28/07/2009 9. PGS,TS Đức Vượng - Báo cáo Khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: "Việt Nam: Hội nhập và phát triển", t ổ chức t ại Hà Nội, Việt Nam, tháng 12-2008 http://nhantainhanluc.com/vn/644/1790/contents.aspx ngày đăng 11/15/2008 12:57:40 AM 10. PGS.TS. Quyền Đình Hà, Trường Đại h ọc Nông nghi ệp Hà N ội: “Bài giảng Phát triển nông thôn”; Hà Nội, 2007. 11. Trần Nhật “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Đường xa gập nghềnh”. http://www.gdtd.vn/channel/2741/2009/06/1709989/ 12. Sơn Tùng (theo Hanoimoi.com.vn) http://bmktcn.com/index.php? option=com_content&task=view&id=2668&Itemid=224, cập nhật ngày 14/07/2009 13. http://vietnamnet.vn/giaoduc/201004/Gan-98-nhan-luc-nganh-nong-nghiep- chua-qua-dao-tao-904546/ Cập nhật lúc 18:40, Thứ Năm, 15/04/2010 (GMT+7 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Lý luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
30 p | 292 | 76
-
Tiểu luận Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Liên hợp Vận tải và Du lịch Vitraco
31 p | 48 | 19
-
TIỂU LUẬN: Đào tạo nguồn lực con người và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
13 p | 195 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam đáp ứng yêu cầu CMCN 4.0
209 p | 25 | 12
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đào tạo nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk
27 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đâò tạo nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang
101 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Hà
120 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng 579
98 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Gia Lai CTC
134 p | 5 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần cao su Sa Thầy
26 p | 18 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đào tạo nguồn nhân lực tại quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam
137 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng
142 p | 7 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Pizza Ngon
57 p | 12 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Viễn thông Quảng Nam
24 p | 5 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần May An Nhơn
26 p | 3 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hòa Bình
90 p | 8 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh Đầu tư và xây dựng Licogi số 6 Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Licogi
112 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn