Tiểu luận: Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 82
download
Tiểu luận: Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam nêu việc hình thành một hệ thống kiểm toán nội bộ là một tất yếu đối với các ngân hàng Thương mại. Đồng thời việc hoàn thiện công tác này trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nó riêng là một điều rất cần thiết không chỉ cho bản thân các ngân hàng Thương mại mà còn cho cả hệ thống nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
- Tiểu luận Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đối mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ … Có thể nói hoạt động của hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống ngân hàng Việt Nam bộc lộ những yếu kém trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ, cụ thể là trong thời gian qua đã xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt động tín dụng gây tổn thất không nhỏ cho các Ngân hàng Việt Nam. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngân hàng là lo ại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót, việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại không những được các nhà kinh doanh ngân hàng qu an tâm mà còn là mối quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, của toàn xã hội vì sự phá sản của một ngân hàng có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các bi ện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có những biện pháp hữu hiệu. Chính vì vậy việc hình thành một hệ thống kiểm toán nội bộ là một tất yếu đối với các ngân hàng Thương m ại. Đồng thời việc hoàn thiện công tác này trong hoạt độngngân hàng nói chung và trong ho ạt động tín dụng nó riêng là một điều rất cần thiết không chỉ cho bản thân các ngân hàng Thương mại mà còn cho cả hệ thống nền kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng đó nhóm đã quyết định chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam: GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -1- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Phần I : TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TM VIỆT NAM I. Tổng quan về kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng 1.1 Khái niệm kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng “Kiểm toán nội bộ” là hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, thông qua đó đơn vị thực hiện kiểm toán nội bộ đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống, các quy trình, quy định, góp phần đảm bảo tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. (Mục 1 Điều 2 Quy chế Kiểm toán nội bộ của TCTD, ban hành kèm theo Quy ết định số 37/2006/QĐ/-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc NHNN) Kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại (NHTM) là quá trình hoạt động một cách độc lập của những người có thẩm quyền thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm thu thập các bằng chứng để kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính c ủa NHTM, từ đó xác nhận và báo cáo Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo NHTM về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin đó, về chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ cũng như các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban lãnh đạo NHTM, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về biện pháp, giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục và ngăn ngừa tái diễn những sai sót, vi phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành của NHTM. 1.2 Mục tiêu của kiểm toán nội bộ: Mục tiêu và chức năng cơ bản của kiểm toán nội (KTNB) bộ bao gồm: - Đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng. - Kiểm tra, rà soát, đánh giá m ức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Nhằm thực hiện mục tiêu này, đơn vị thực hiểm kiểm toán nội bộ được GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -2- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam khuyến khích thực hiện hoạt động tư vấn, tham gia vào quá trình xây d ựng, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ với điều kiện không được vi phạm nguyên tắc độc lập, khách quan. 1.3 Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ: - Tính độc lập: bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập với các đơn vị, các bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng; hoạt động kiểm toán nội bộ độc lập với các hoạt động điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng. - Tính khách quan: bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ. - Tính chuyên nghiệp: kiểm toán viên nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng kiểm toán nội bộ cần thiết, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng. 1.4 Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ: - Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao. - Kiểm toán nội bộ phải xác định, phân tích, đánh giá nh ững rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng. Hồ sơ rủi ro bao gồm toàn bộ các rủi ro tiềm tàng, tác động có thể có của các rủi ro đó đối với hoạt động của tổ chức tín dụng và khả năng xảy ra những rủi ro đó. Dựa trên đánh giá về tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; từng rủi ro được phân loại thành rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Việc đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện ít nhất một năm một lần. - Kết quả đánh giá rủi ro sẽ là căn cứ để Trưởng Kiểm toán nội bộ làm việc với Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp, trong đó những hoạt động được coi là có rủi ro cao sẽ được ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực, thời gian hơn để kiểm toán, được kiểm toán trước và được kiểm toán thường xuyên hơn các hoạt động có rủi ro thấp hơn. - Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của tổ chức tín dụng và sự thay đổi của các rủi ro đi kèm theo. GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -3- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam 1.5 Nội dung hoạt động của kiểm toán nội bộ: - Nội dung chính của hoạt động kiểm toán nội bộ là kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Tùy theo quy mô, mức độ rủi ro cũng như yêu cầu cụ thể của từng tổ chức tín dụng, kiểm toán nội bộ có thể rà soát, đánh giá những nội dung sau: - Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Việc áp dụng, tính hiệu lực, hiệu quả của các quy trình nhận dạng, phương pháp đo lường và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá v ốn. - Hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin tài chính, bao g ồm cả hệ thống thông tin điện tử và dịch vụ ngân hàng điện tử. - Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính. - Cơ chế đảm bảo sự tuân thủ các quy định của pháp luật, quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các quy định nội bộ, các quy trình, quy tắc tác nghiệp, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. - Cơ chế, quy định, quy trình quản trị, điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng. - Các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản. - Đánh giá tính kinh tế và hiệu quả các các hoạt động, tính kinh tế và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra. - Thực hiện các nội dung khác có liên quan đ ến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, theo yêu cầu của Ban Kiểm toán, của Hội đồng quản trị. 1.6 Quy trình kiểm toán nội bộ: Quy trình kiểm toán nội bộ quy định các quy trình và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ. Quy trình kiểm toán Các tổ chức tài chính - ngân hàng quy định những nội dung cụ thể theo bốn bước: - Chuẩn bị kiểm toán; - Thực hiện kiểm toán; - Lập và gửi báo cáo kiểm toán; - Kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. 1.7 Sự khác nhau giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ ngân hàng: 1.7.1 Kiểm soát nội bộ: GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -4- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nư ớc ngoài được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nư ớc ngoài phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; b) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin qu ản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; c) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ. Hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ. 1.7.2 Kiểm toán nội bộ Tổ chức tín dụng phải thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách thuộc Ban kiểm soát thực hiện kiểm toán nội bộ tổ chức tín dụng. Kiểm toán nội bộ thực hiện rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Kết quả kiểm toán nội bộ phải được báo cáo kịp thời cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng. Sự phát triển của hệ thống NHTM có vai trò quyết định tới sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân. Để các hoạt động kinh doanh của NHTM có hiệu quả, đòi hỏi phải có một hệ thống KSNB chặt chẽ với các chức năng hoạt động. Để thiết lập được một hệ thống KSNB chặt chẽ và hoạt động tốt trong thực tế, cần thiết phải có một bộ phận KTNB với mô hình tổ chức phù hợp với đặc thù từng NHTM, một đội ngũ kiểm toán viên nội bộ có trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghi ệm làm việc, đòi hỏi phải có một hệ thống phần mềm trợ giúp hoạt động KTNB, một quy trình KTNB chi tiết với phương pháp KTNB cụ thể. NHTM phải tự xây dựng một bộ phận KTNB, tạo ra cho bộ phận KTNB có những công cụ và sức mạnh để kiểm tra hoạt động của hệ thống KSNB, phát hiện sai phạm, đưa ra khuyến nghị sửa chữa và giám sát sau kiểm toán chặt chẽ, để hoạt động KTNB trong NHTM th ực sự hiệu quả, không chỉ là hình thức và bị hệ thống KSNB lấn át, bao trùm. GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -5- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam II. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng 2.1 Lý luận cơ bản về tín dụng 2.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: Sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. Sự chuyển nhượng này có thời hạn Sự chuyển nhượng này có kèm chi phí Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, b ảo lãnh ngân hàng và các nghi ệp vụ cấp tín dụng khác 2.1.2 Các hình thức của tín dụng Dựa vào mục đích tín dụng: phân chia làm 5 loại Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghi ệp Cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay bất động sản Cho vay nông nghiệp Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu Dựa vào thời hạn tín dụng: phân chia làm 3 loại Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 – 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. Dựa vào mực độ tín nhiệm của khách hàng: phân chia làm 2 loại: Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nào khác. Dựa vào phương thức cho vay: phân chia làm 2 loại: Cho vay theo món vay GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -6- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Cho vay theo hạn mức tín dụng Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: phân chia làm 3 loại: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.2 Rủi ro tín dụng 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của ngân hàng rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ cho khoản vay nào đó. 2.2.2 Biểu hiện của rủi ro tín dụng Biểu hiện của rủi ro tín dụng là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ, không trả gây ra những tổn thất cho hoạt động tài chính của ngân hàng. Có nhiều tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng như: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao Nợ không có tài sản đảm bảo Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH c ố gắng“thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt. Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độ khác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau. Nhiều NH cho rằng nếu một khoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi làcó rủi ro. Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tài chính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thì khoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro. Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau. Một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau: Sự chậm chễ bất thường và không có lý do trong vi ệc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận, hoặc chậm chễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -7- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Đối với tín dụng doanh nghiệp, là bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán kế toán, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập Việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm Giá cổ phiếu của doanh nghiệp thay đổi bất lợi Thu nhập ròng giảm trong 1 hoặc nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: ROA;ROE; EBIT Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn ( chỉ tiêu vốn cổ phần/ nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành) hay mức độ hoạt động ( chỉ tiêu doanh thu/hàng tồn kho) Độ chênh lệch của doanh thu hay lưu chuy ển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp. Thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại NH. Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp. Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách qu ản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không. 2.2.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từ hai phía khách hàng và ngân hàng a. Về phía khách hàng: Nguyên nhân chủ quan: Trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả Nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh của khách hàng không thuận lợi (sự thay đổi về giá cả, nhu cầu thị trường, môi trường pháp lý hay chính sách chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được) b. Về phía ngân hàng: Nguyên nhân chủ quan: GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -8- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay Quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm sót sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng không phát hiện để ngăn chặn kịp thời 2.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng a. Ảnh hưởng đến ngân hàng bị rủi ro Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu đư ợc vốn tín dụng đã cấp và cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản vốn huy động đến hạn, điều này sẽ làm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hi ệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến. Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hang không còn đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. b. Ảnh hưởng đối với hệ thống ngân hàng: Mỗi ngân hàng trong 1 quốc gia đều có liên quan đến hệ thông ngân hàng và các t ổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và bộ phận kinh tế khác. Nếu khôngcó sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước và chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thương mại khác, làm cho các ngân hàng khác vô hinh chung c ũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. c. Ảnh hưởng đến nền kinh tế- xã hội: Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế như vậy GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -9- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam nên một ngân hàng bị phá sản sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn.... Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan. Tóm lại: Rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu đư ợc vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thồn ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. III.Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng: 3.1 Mục tiêu của Kiểm toán tín dụng: Kiểm toán hoạt động tín dụng nhằm đánh giá đúng thực trạng, chất lượng tín dụng, phát hiện những sơ hở trong hoạt động tín dụng, những rủi ro và tiềm ẩn rủi ro hoạt động tín dụng của ngân hàng từ đó đề xuất tư vấn hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng Giám Đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên các biện pháp, giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Kiểm toán hoạt động tín dụng là một trong những nội dung chính trong kế hoạch kiểm toán định kỳ hàng năm, hàng quý của NHTM và cũng là nội dung chính trong các chương trình kiểm toán đột xuất theo yêu cầu của Chủ Tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc và của Giám Đốc các đơn vị thành viên trong hệ thống Ngân hàng. 3.2 Yêu cầu của Kiểm toán nội bộ: Đánh giá việc tuân thủ các chính sách, các quy đ ịnh, quy trình hoạt động tín dụng hiện hành (bao gồm cả việc đánh giá sự phù hợp của bản thân các chính sách và các quy định và quy trình quản lý tín dụng của hệ thống ngân hàng so với các quý định của Nhà nước và của ngành). Đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống có đảm bảo tính thích hợp, tính hiệu quả không? GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -10- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Đánh giá tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin về hoạt động tín dụng không chỉ ở từng chi nhánh riêng biệt mà trong toàn hệ thống. Đánh giá việc tuân thủ các mục tiêu đề ra đối với chương trình hoạt động tín dụng. Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. 3.3 Đối tượng kiểm toán hoạt động tín dụng: Là các đơn vị, cá nhân làm việc hoặc liên quan đến hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ chính của các nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm toán hoạt động tín dụng tại Hội sở chính là đánh giá được vai trò tham mưu, tư vấn cho Ban Lãnh Đạo trong quá trình xét duyệt cho vay, ban hành văn b ản chế độ và quản trị điều hành hoạt động tín dụng của toàn hệ thống; Tại các chi nhánh, đơn vị thành viên trong hệ thống ngân hàng là đánh giá vi ệc chấp hành chế độ; thực hiện quý trình cho vay, thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh. 3.4 Phạm vi kiểm toán hoạt động tín dụng: Toàn bộ doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đến thời điểm kiểm tra hoặc đến thời điểm quy định trong quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền Toàn bộ hồ sơ hiện có tại Hội sở chính hoặc tại các đơn vị thành viên, trong đó cán bộ quản lý chi nhánh đơn vị thành viên tại Hội sở chính và cán bộ tín dụng tại các đơn vị thành viên hiện đang quản lý đối với hồ sơ và số dư nợ còn lại của khách hàng đến thời điểm kiểm tra hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc hoàn chỉnh, bổ sung các tài liệu còn thiếu mà các đoàn kiểm tra đã phát hiện và yêu cầu chỉnh sửa sau kiểm tra, kiểm toán. 3.5 Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng: ( Xem phần Phụ lục- Phụ lục 1 của Quyết định số 03/2010/QĐ-KTNN ) GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -11- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Phần II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TM VIỆT NAM I. Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Việt Nam: Trong khi kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được hơn 10 năm thì cho đến nay, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn mới mẻ với nhiều nhà quản lý. Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cũng như các vấn đề trong quản trị cho thấy sự cần thiết của kiểm toán nội bộ ở doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Trước những yêu cầu cấp bách, Ngân hàng Nhà nư ớc Việt Nam đã ban hành Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN vào ngày 1/8/2006, yêu c ầu các ngân hàng phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Trong năm 2007 và 2008 đ ã có nhiều ngân hàng thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ theo quyết định này. PricewaterhouseCoopers Vi ệt Nam (PwC) đã tiến hành khảo sát về kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng của gần 30 ngân hàng hoạt động tại Việt Nam bao gồm các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng c ổ phần và ngân hàng quốc doanh, trong đó 90% ngân hàng đã hoạt động ở Việt Nam trên 10 năm. Một trong những kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy tín dụng và kế toán là hai lĩnh vực mà kiểm toán nội bộ dành nhiều thời gian nhất (tổng cộng là 52%) trong khi chỉ có 7% thời gian của kiểm toán nội bộ dành cho mỗi lĩnh vực như trung tâm thẻ, trung tâm thanh toán hoặc nguồn vốn. 30% các ngân hàng tham gia khảo sát cho biết họ chưa thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin.Vì vậy, nhóm xin giới thiệu về quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại một trong những ngân hàng TM hàng đầu tại Việt Nam- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Quy trình kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: -Đánh giá kết -Xem về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các Phòng tín dụng và Phòng TĐ&QLTD; -Xem xét các văn bản, quy định về cho vay, phân cấp uỷ quyền Kiểm tra hồ sơ vay vốn với danh mục hồ sơ theo quy định; GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -12- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam Kiểm tra các tờ trình thẩm định, tờ trình cho vay, báo cáo định giá TSĐB: Có đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định không; Các nội dung thẩm định có chính xác không. Có sự kiểm soát của cán bộ quản lý các cấp không...; Kiểm tra trình tự xét duyệt cho vay: Cấp phê duyệt? Hạn mức phê duyệt?Các báo cáo tư vấn của HĐTD, HĐ định giá…; Kiểm tra việc đăng ký giao dịch bảo đảm và lưu trữ giấy tờ gốc liên quan đến TSĐB: Việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm (kịp thời và đầy đủ)? Thực hiện lưu kho các giấy tờ gốc liên quan . Kiểm tra căn cứ giải ngân và đối chiếu chữ ký của khách hàng với mẫu chữ ký đã đăng ký: đầy đủ căn cứ giải ngân; Mục đích giải ngân khớp đúng so với mục đích vay vốn và chuyển đúng đối tượng thụ hưởng; Số tiền giải ngân có nằm trong hạn mức không; Kiểm tra chữ ký trên hồ sơ vay vốn với chữ ký đăng ký giao dịch.Kiểm tra khách hàng sau giải ngân: Rà soát và đối chiếu các nội dung của Biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay; Xem xét Biên bản kiểm tra định kỳ ; Biên bản kiểm tra và định giá lại TSĐB định kỳ và đột xuất; Báo cáo kết quả kiểm tra , các vấn đề tồn tại, vướng mắc, kiến nghị, biện pháp xử lý… Kiểm tra việc quản lý thu nợ: Sự phối hợp giữa CBTD và phòng DVKH trong việc thu nợ; Việc thu nợ có được kiểm soát hay không...Kiểm tra việc cơ cấu nợ: Căn cứ gia hạn nợ, điều chỉnh nợ; Quy trình gia hạn nợ, điều chỉnh nợ; Kiểm tra việc phân loại nợ: Việc phân loại nợ có chính xác không; Có được thực hiện kịp thời theo quy định không. -Kiểm tra số liệu nhập trên hệ thống SIBS: cơ sở chỉnh sửa dữ liệu trên hệ thống SIBS. Đối chiếu thông tin giữ HĐTD và tờ trình cho vay. ối chiếu giữa hợp đồng tín dụng với số liệu lưu trữ trên SIBS; Kiểm soát việc tạo lập, phê duyệt khoản vay, ID truy cập,… -Đánh giá về việc tác nghiệp trong việc thực hiện quy trình cho vay: Phối hợp trong việc thẩm định dự án; Phối hợp trong việc thực hiện thẩm tra, định giá TSĐB trong quá trình xét duyệt cho vay, định kỳ hàng năm, đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo; Phối hợp trong việc đánh giá xếp loại khách hàng. GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -13- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam -Kiểm tra việc đánh giá toàn diện định kỳ (hàng năm): Trách nhiệm trong việc rà soát và báo cáo đánh giá toàn diện khách hàng của toàn Chi nhánh; Trách nhiệm trong việc rà soát và báo cáo đánh giá lại toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh. Trong quá trình kiểm toán, Nhân viên KTNB cần lưu ý môt số vấn đề sau: Một là: Kiểm tra cho vay đảo nợ (trừ trường hợp cho vay đảo nợ theo quyết định, chỉ định của chính phủ). Trong thực tế, có thể diễn ra các hình thức đảo nợ sau: + Cho vay chuyển thẳng vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, sau đó dùng số dư tài khoản tiền gửi để thu nợ. + Doanh nghiệp đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc vay của các bạn hàng, dùng số tiền vay được để trả nợ những món nợ đến hạn, quá hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Sau đó vay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển để trả nợ các tổ chức tín dụng hoặc bạn hàng mà trước đó doanh nghiệp đã vay trả cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. + Cho doanh nghiệp vay bằng tiền mặt sau đó doanh nghiệp dùng số tiền này để nộp vào ngân hàng để trả nợ những món vay dàin hạn hoặc đã quá hạn. + Doanh nghiệp vay Ngân hàng , tiền vay được chuyển vào tài khoản tiền gửi của một doanh nghiệp khác (mặc dù hai doanh nghiệp không phát sinh quan hệ thanh toán tiền hàng - dịch vụ). Sau đó số tiền này được chuyển về tài khoản của doanh nghiệp đã vay vốn và dùng để thu nợ các món vay đến hạn - quá hạn. + Dùng bút toán để điều chỉnh cho vay, thu nợ ngay trong ngày (Tất toán món vay trước, sau đó cho vay lại với cùng đối tượng nhưng không đầy đủ điều kiện cho vay). Khi kiểm tra cần xem các tài liệu sau: Sổ phụ tài khoản cho vay, tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng; kiểm tra chi tiết sổ phụ cho vay xem số tiền vay được chuyển đi đâu, số tiền thu nợ từ nguồn nào, từ đâu chuyển về (xem các chứng từ liên quan). Kiểm tra sổ quỹ, bảng kê nộp - nhận tiền. Trong nhiều trường hợp phải kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay tại doanh nghiệp hoặc nắm bắt thông tin trong nội bộ và các bằng chứng pháp lý từ bên ngoài mới đủ cơ sở để kết luận có việc cho vay đảo nợ hay cho vay không đúng mục đích, đối tượng? Hai là: Kiểm tra việc nhập xuất và bảo quản tài sản làm đảm bảo tiền vay: + Kiểm tra việc nhập xuất tài sản là đảm bảo tiền vay: Tuỳ theo tính chất của các cuộc kiểm tra mà tiến hành kiểm tra toàn bộ hay kiểm tra điển hình. Tuy nhiên khi kiểm tra cần lưu ý: việc theo dõi tài sản thế chấp, cầm cố trên sổ sách phải khớp đúng chủng loại và giá trị như trong hợp đồng đảm bảo tiền vay; phải khớp đúng về mặt thời gian; việc xuất tài sản đảm bảo chỉ được tiến hành khi người vay đã trả xong nợ và lãi (hoặc người vay thoả thuận với ngân hàng thay đổi tài sản thế chấp, cầm cố); những khoản vay tiếp sau nhưng vẫn dùng tài sản cũ làm đảm bảo cần kiểm tra về về quý trình, thủ tục xuất nhập ngoại bảng và tính hợp pháp hợp lệ của tài sản có theo đúng quy định không. GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -14- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam + Kiểm tra tài sản và việc bảo quản TSĐB tiền vay (đối với những TSCC do ngân hàng giữ và quản lý trong thời gian vay vốn). Khi kiểm tra cần lưu ý: Kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại tài sản đảm bảo xem có khớp đúng với hợp đồng đảm bảo tài sản và sổ sách kết toán hay không; Đối với những tài sản phải niêm phong đã niêm phong theo đúng quy định chưa (những tài sản có niêm phong khi kiểm tra phải mời khách hàng đến để mở niêm phong); kiểm tra việc bảo quản tài sản xem đã đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn chưa. + Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố. + Bảo lãnh của người thứ 3 có đúng quy định hay không. Ba là: Cho vav ngoại tệ: Khi tiến hành cho các doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ, ngoài những quy định thống nhất của NHTM, các chi nhánh còn phải chấp hành nghiêm túc chế độ quản lý ngoại hối của Chính phủ và của NGÂN HÀNG NHÀ NƯớC VIệT NAM Việt nam. Vì vậy khi kiểm tra cho vay ngoại tệ, Nhân viên kiểm toán cần chú ý những điểm sau: + Đối tượng cho vay ngoại tệ để doanh nghiệp nhập khẩu vật tư hàng hoá, nguyên liệu sản xuất kinh doanh, nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế hoặc trả các chi phí liên quan đến vận tải, bảo hiểm từ ngoài nước. Tuyệt đối không cho vay ngoại tệ để doanh nghiệp sử dụng trả nợ ngân hàng và các tổ chức kinh tế trong nước hoặc chuyển đổi ra đồng Việt nam (VNĐ) + Doanh nghiệp phải được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, Trường hợp doanh nghiệp nhập uỷ thác có nhu cầu vay ngoại tệ thì phải được phép của Tổng giám đốc bằng văn bản. + Doanh nghiệp phải có giấy phép nhập khẩu vật tư, hàng hoá, máy móc xin vay. + Phải có hợp đồng nhập khẩu giữa doanh nghiệp xin vay với phía nước ngoài. + Tiền vay chỉ được sử dụng để chuyển trả cho bên nước ngoài theo phương thức thanh toán quốc tế qua NHTM, trường hợp chuyển sang ngân hàng thương mại khác để thanh toán quốc tế thì phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc. Bốn là: Lưu ý kiểm toán cơ cấu khoản vay; các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng và những trường hợp không được cho vay và những trường hợp hạn chế cho vay (theo Luật các TCTD và quý chế cho vay hiện hành). Năm là: Trong trường hợp hồ sơ có nhiều sai sót, bị tẩy xoá thì cần phải được quan tâm xem xét, kiểm tra và làm rõ các nội dung liên quan đến khoản vay, có kế hoạch tổ chức kiểm tra đối chiếu trực tiếp tại doanh nghiệp. Sáu là: Trong quá trình kiểm tra hồ sơ cần kết hợp phỏng vấn gặp gỡ những cán bộ trực tiếp giải quyết cho vay như: CBTD, trưởng phòng tín dụng, kế toán cho vay, thủ quỹ, thủ kho để tì hiểu những vấn đề còn chưa rõ. GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -15- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam 1.2 1. Đánh giá k a/ Tổng dư nơ: - Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn trên tổng dư nợ so với chỉ tiêu kế hoạch được giao. - Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế trên tổng dư nợ so với chỉ tiêu kế hoạch được giao. b/ Chất lượng tín dụng - Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên cân đối của đơn vị tại thời điểm kiểm tra. - Tỷ lệ Nợ quá hạn, nợ xấu thực tế đến thời diểm kiểm tra do đoàn kiểm tra xác định. Cần phân định rõ nợ quá hạn theo khả năng thu hồi và những cố gắng thu hồi nợ quá hạn của đơn vị. - Tỷ lệ thu lãi tiền vay thực tế trong kỳ so sánh với lãi tiền vay phải thu trong kỳ cũng là một chỉ tiêu gián tiếp để đánh giá chất lượng tín dụng, nếu đạt trên 90% là tốt, nhỏ hon 80% là xấu (lưu ý: loại trừ yếu tố thời vụ). - Tỷ lệ nợ khoanh, chờ xử lý trên tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ c/Xem về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các Phòng tín dụng và Phòng TĐ&QLTD; - Kiểm tra việc triển khai chế độ, thể lệ và các văn bản chỉ đạo của NHTM - Kiểm tra việc bố trí cán bộ làm công tác tín dụng: tỷ lệ cán bộ tín dụng trên tổng số cán bộ trong ngân hàng ở mức trung bình hiện nay từ 30- 40% . Chú ý: Chỉ tính những cán bộ trực tiếp cho vay, nếu trưởng phó phòng tín dụng không trực tiếp cho vay thì không tính là cán bộ tín dụng 2. Đánh giá sơ bộ về hoạt động tín dụng tại đơn vị kiểm toán: cán bộ tín dụng đã hợp lý chưa? khối lượng công việc đối với một cán bộ tín dụng nhiều hay ít? có đảm bảo quản lý tốt dư nợ sau khi cho vay không?... A. KIỂM TOÁN TẠI HỘI SỞ CHÍNH ( PHỤ LỤC-MẪU M-4TD): Tham chiếu nội dung sổ tay tín dụng và quý trình ISO của NHTM 1. Kiểm tra về chất lượng tín dụng a/ Tham mưu xây dựng cơ chế chính sách tín dụng - Xây dựng, chỉnh sửa chính sách tín dụng - Xây dựng,chỉnh sửa chính sách khách hàng - Uỷ quyền phân cấp hạn mức tín dụng - Xây dựng chức năng nhiệm vụ - Hướng dẫn cơ chế cho vay đối với từng loại khách hàng GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -16- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam - Hướng dẫn thực hiện các quý định về cho vay, đảm bảo tiền vay b/ Đánh giá về Chất lượng tín dụng tại địa bàn được phân công - Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ - Tỷ lệ thu lãi - Tỷ lệ nợ khoanh/Tổng dư nợ - Tỷ lệ nợ nhóm 4,5/Tổng dư nợ … c/ Kiểm tra thực hiện trình tự thẩm định, tái thẩm định dự án theo phân cấp uỷ quyền - Thực hiện quý trình - Chất lượng thẩm định, tái thẩm định - Cơ cấu cho vay, gipứo hạn cho vay - Phối hợp giữa các phòng/Ban …. d/ KIểm tra việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ - Xác định hạn mức cho vay đối với từng khách hàng theo thẩm quyền - Xác định giới hạn cho vay của từng chi nhánh - Kiểm tra việc thực hiện Chi nhánh… Chi nhánh… - Trực tiếp đàm phán, tham mưu ký kết hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng khung …. 2. Đánh giá về chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Ban/Phòng a/ Kiểm tra sự phân công của lãnh đạo - Bố trí, sắp xếp cán bộ có hợp lý + Khối lượng công việc + Năng lực chuyên môn + Phẩm chất đạo đức … - Chỉ đạo, điều hành + Văn bản chỉ đạo + Biên bản họp phòng + Hội thảo các chuyên đề - Việc đào tạo nâng câp trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng b/ Kiểm tra việc tham mưu xây dựng chế độ và triển khai thực hiện chính sách chế độ tại địa bàn được phân công GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -17- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam (Đánh giá theo các chỉ tiêu quý định tại phần 1điều này) 3. Đánh giá về chất lượng của cán bộ tín dụng - Thông qua hiệu quả tín dụng tại các chi nhánh được phân công quản lý - Báo cáo kịp thời các khoản vay có vấn đề và các khoản vay kém hiệu quả - Tham mưu các biện pháp tháo gỡ - Đánh giá việc tham mưu xây dựng chế độ và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách tại các chi nhánh được phân công quản lý(Đánh giá theo các chỉ tiêu quý định tại phần 1điều này) - Đánh giá về phân loại rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh được phân công quản lý - Đánh giá phân loại về rủi ro thị trường, thiên tai, khách hàng cố ý lừa đảo … B. KIỂM TOÁN TẠI CHI NHÁNH (PHỤ LỤC - MẪU M- 2 TD) 1. Kiểm hồ sơ vay vốn a/ Trước hết, Nhân viên kiểm toán cần xem các tài liệu sau: - Sao kê về nợ vay doanh nghiệp đến thời điểm cần kiểm tra; - Sổ phụ kế toán về dư nợ vay của doanh nghiệp - Hồ sơ tín dụng (Tham chiếu phụ lục 8A và 9A - sổ tay tín dụng Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ) Yêu cầu: Hồ sơ tín dụng phải đầy đủ theo quý định của ngân hàng; giữa sao kê, sổ phụ, cân đối tài khoản phải khớp đúng về tên khách hàng, tài khoản, số tiền. Sự khớp đúng này sẽ tránh được hiện tượng những khoản vay xấu, những khoản vay có vấn đề nhưng đơn vị được kiểm toán không xuất trình hoặc xuất trình không đủ các khoản dư nợ thực tế còn lại. b/ Kiểm tra việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ của cán bộ tín dụng (tham chiếu chương VI quý trình cho vay và quản lý tín dụng - sổ tay tín dụng ngân hàng- mục quản lý tín dụng). Thông qua việc kiểm tra hồ sơ vay vốn và quản lý hồ sơ của cán bộ tín dụng để dẫn chiếu về chất lượng tín dụng tại chi nhánh 2. Kiểm trình tự cho vay: Khi cần lưu ý: - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các lọai hồ sơ theo các văn bản pháp luật hiện hành trong trường hợp luật doanh nghiệp có thay đổi thì trong quá trình kiểm tra phải xem xét cho phù hợp với những bổ sung sửa đổi đó. - Cần tham chiếu chi tiết các loại quý trình thẩm định dự án, quý trình cho vay, quý trình thao tác nghiệp vụ theo sổ tay tín dụng, quý trình ISO và dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán của NHTM. GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -18- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam - Các nội dung dẫn chiếu trong báo cáo kiểm toán được thể hiện tại báo cáo kiểm toán chi tiết khoản vay (MẪU M- 2 TD) đính kèm sổ tay này Bước về trình tự thẩm định Kiểm tra trình tự thẩm định của cán bộ chi nhánh gồm các nội dung sau: - Báo cáo thẩm định có đúng mẫu quý định không? - Nội dung báo cáo thẩm định đã phân tích đầy đủ các yếu tố về khách hàng và dự án theo quý trình thẩm định và sổ tay tín dụng chưa? - Chất lượng thẩm định có tốt không (liên hệ với các khoản vay khác và kết hợp với quá trình thu nợ thu lãi và xử lý các vấn đề phát sinh để đánh giá về khách hàng, tài sản thế chấp và hiệu quả của khoản vay) Bước 2. Kiểm tra trình tự phê duyệt tín dụng: Thực hiện theo quý trình thẩm định và sổ tay tín dụng gồm các nội dung chính như sau: - Cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ, nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình kèm hồ sơ trình truởng phòng tín dụng - Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và ghi trực tiếp ý kiến đánh giá, đề xuất cho vay hay không cho vay vào tờ trình cán bộ tín dụng lập - Ý kiến tham gia của các phòng chức năng (thẩm định, nguồn vốn) - Ý kiến của hội đồng tín dụng (nếu có) - Ý kiến quyết định của Lãnh đạo chi nhánh trên tờ trình của phòng tín dụng - Văn bản trả lời của Hội sở chính NHTM (đối với các khoản vay vượt mức phán quyết) Bước . Kiểm tra trình tự cho vay 1/ Nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm tra các nội dung sau theo quy trình cho vay và sổ tay tín dụng: - Hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo quyết định của cấp có thẩm quyền - Ký hợp đồng tín dụng; hợp đồng Bảo đảm tiền vay; - Đăng ký giao dịch đảm bảo - Quá trình giải ngân - Quá trình thu nợ gốc và lãi - Xử lý các phát sinh, điều chỉnh gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ, chuyển nợ quá hạn. - Kiểm tra tài sản đảm bảo a/ Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -19- Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cho công nhân sản xuất tại công ty Lắp máy và Xây dựng số 1 Hà Nội"
38 p | 726 | 424
-
Tiểu luận: “Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8 “
65 p | 554 | 267
-
Tiểu luận:"Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79”
77 p | 516 | 200
-
Tiểu luận: “Hoàn thiện công tác trả lương tại Công ty Phát Triển Hạ Tầng Khu Công Nghệ Cao Hoà Lạc”
84 p | 426 | 172
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần Công nghiệp và truyền thông Việt Nam – VNINCOM
93 p | 806 | 140
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn
88 p | 409 | 107
-
Tiểu luận: Hoàn thiện công tác trả lương tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận 9
46 p | 441 | 86
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An
81 p | 589 | 77
-
Tiểu luận: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Viễn thông Viettel
37 p | 801 | 75
-
TIỂU LUẬN:Hoàn thiện công tác quản lý trợ giá cho VTHKCC bằng xe bus ở Hà Nội.Lời nói đầuTrải qua 15 năm cùng với cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, Hà Nội đã có những bước phát triển không ngừng. Tốc
85 p | 189 | 30
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp trong bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
57 p | 121 | 26
-
Tiểu luận khoa Kinh tế - Quản trị: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm
57 p | 126 | 25
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác kế hoạch tại công ty cổ phần công trình đường sắt
58 p | 137 | 24
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội
60 p | 84 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai
72 p | 107 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
132 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHTMCP Sài Gòn Công Thương Đà Nẵng
107 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn