Tiểu luận: Khai thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn kiến trúc pháp ở thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 21
download
Đặc biệt đây là những công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế xây dựng nên mang một phong vị Pháp rất riêng, rất đặc trưng và độc đáo nhưng cũng rất Sài Gòn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Khai thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn kiến trúc pháp ở thành phố Hồ Chí Minh
- Tiểu luận Khai thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn kiến trúc pháp ở thành phố Hồ Chí Minh
- Lời mở đầu. Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến hấp dẫn của đất nước Việt Nam, nơi đây không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những công trình kiến trúc đương đại đặc sắc như: Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố, Chợ Bến Thành, khách sạn Majestic…và nhiều công trình kiến trúc khác mang trong mình những nét truyền thống pha lẫn hiện đại. Đặc biệt đây là những công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế xây dựng nên mang một phong vị Pháp rất riêng, rất đặc trưng và độc đáo nhưng cũng rất Sài Gòn. Chính những nét đẹp tinh tế ấy đã đưa đến ý tưởng để nhóm thực hiện đề tài “Khai Thác hoạt động du lịch dựa trên một số công trình tiêu biểu mang dấu ấn kiến trúc Pháp ở Tp.Hồ Chí Minh”… Chương 1: Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố hồ chí minh dựa trên một số công trình mang dấu ấn kiến trúc pháp
- 1.1. Kiến trúc Pháp và những nét đặc trưng trong các công trình kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.1. Kiến trúc Pháp. Thời kỳ La Mã đô hộ (thế kỷ I trước Công Nguyên – thế kỷ V sau Công Nguyên), nghệ thuật La Mã đã để lại nhiều công trình kiến trúc công cộng: đấu trường, rạp hát ngoài trời, đền đài, cổng, khải hoàn môn, cổng dẫn nước, mộ xây… Đến thế kỷ XI và XII, tinh thần Thiên Chúa giáo đã phát triển cùng với sự ra đời của nhiều dòng tu và những cuộc Thập tự chinh. Từ đó, nghệ thuật kiến trúc tôn giáo đã đẻ ra hai phong cách trong xã hội phong kiến Trung cổ Châu Âu phong cách rô-măng (Style roman) và phong cách gô-tích (Style gothique). Thế kỷ XVI là thế kỷ Phục Hưng nghệ thuật cổ Hy Lạp qua con đường Ý, trào lưu kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gotic và phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại. Khác với kiến trúc Gotic coi trọng kết cấu, kiến trúc Phục Hưng thời kỳ này chỉ chú ý đến tổ hợp công trình. Cuối thời kỳ Phục Hưng, chống lại tinh thần khắc khổ của Cải cách tôn giáo, nghệ thuật Ba-rốc xuất hiện. Nó chủ trương một phong cách phóng túng, để mặc tình cảm chi phối sáng tạo: tìm cái đồ sộ, cái động, đường cong, xoáy ốc hơn là đường thẳng, thích trang trí dồi dào. Thế kỷ XVII và XVIII kiến trúc của Pháp vẫn tiếp tục phát triển theo khuynh hướng nghệ thuật Phục Hưng. Chủ nghĩa cổ điển chú trọng phục hồi tinh thần và hình thức cổ Hy Lạp - La Mã, đề cao lý tính, đòi hỏi hài hoà, trong sáng. Nghệ thuật cổ điển thịnh hành vào thời kỳ quân chủ chuyên chế, nó tìm cái uy nghi, đường bệ, sự cân đối, đối xứng, đường thẳng.
- Sang thế kỷ XVIII, cái trịnh trọng, nguy nga của đường thẳng bớt dần. Phong cách thời vua Louis XV đề cao đường cong, uốn lượn, vận động, trở lại Ba-rốc. Phong cách thời vua Louis XVI cố gắng hoà giải cái duyên dáng với đường thẳng và được đối xứng cổ điển. Thời kỳ cách mạng 1978 ít xây dựng. Đế chế I của Napoléon I muốn xây dựng một Paris đồ sộ, người ta theo những mẫu của thời cổ La Mã: Khải Hoàn Môn – hệ thống cột. Tiêu biểu ở Paris có: Khải Hoàn Môn Ngôi sao, nhà thờ Madelêin,… Sau Đại chiến II , “Phong cách quốc tế”, “Phong cách hiện đại” của Le Corbusier (Lơ Cooc-buy-đi-ê) (1887 – 1963), rất thịnh hành. Ông chủ trương dùng đường thẳng, bê tông trần trụi, xây lên cao một cách táo bạo để có nhiều bãi xanh như nhà thờ Ronchamp (Rông-săng), thủ đô xứ Punjab (Pun-giap) - Ấn Độ, là Chandighar (Sang-đi-ga) có những phố riêng cho khách bộ hành. Guillaume Gillet (Guy-ô-mơ Gi-lê) (đã làm nhà thờ Royan) gạt bỏ những khối vuông bất động – đưa vào những hình hipebon động. Không tán thành quan niệm xây thành phố theo “tính chức năng” của Perret và Le Corbusier, xây dựng những “đảo nhỏ” không hồn, E.Aillaud (E-lô) tiếp tục đưa ra một mẩu đô thị mới, chủ trương có những nơi để được cô đơn, mơ mộng. Hiện nay, được canh tân từ những năm 70 sau cuộc nổi dậy 1968, nền kiến trúc Pháp đang biến chuyển: tôn trọng ý kiến người ở, nó muốn là một nền kiến trúc đô thị hoá (80% dân số ở thành phố), sử dụng công nghệ và kỹ thuật vào những mục đích khác trước đây (không chạy theo xây dựng nhà ở nhiều, nhanh, rẻ). Làm thế nào ở có chất lượng, chứ không tiếp tục xây hoài những cao ốc (tour) hay những nhóm nhà lớn (barre). Tháng hai năm 1986, người ta phá toà cao ốc khổng lồ ở La Courneuve (La Cuôc-nơ-vơ), Lyon (Ly-ông), thuộc loại HLM (nhà xây cho thuê rẻ tiền); đó là sự kiện điển hình chống lại khuynh hướng chạy theo lợi nhuận thuần. Kiến trúc Pháp hiện nay có rất nhiều khuynh hướng phát triển, nhất là cá nhân xây nhà riêng ngày một nhiều. Trào lưu “hậu-hiện đại chủ nghĩa” có tính chất quốc tế, phản ứng lại tính kỹ trị của “chủ nghĩa hiện đại” và “phong cách quốc tế” ngự trị trong nửa thế kỷ. Nó được người Mỹ Ch.Jencks (Gienx) đưa thành lý luận. Nó có nhiều hướng đi:
- hướng chiết trung và lịch sử, “tân cổ điển” (làm sống lại cột trụ tường, hình cung, vòm, cuốn, các mô-tip địa phương…), hướng quay trở lại những đặc trưng của đô thị theo tầm người và đặt trong quan hệ lân cận. 1.2. Một số phong cách kiến trúc tiêu biểu 1.2.1. Kiến trúc Roman Kiến trúc Roman trải dài trên một bình diện rộng, phát triển chủ yếu ở các nước Tây Âu và Trung Âu, gồm Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha... khi các thành phố đã bắt đầu gượng dậy nhưng bộ mặt kiến trúc nhiều công trình còn thô sơ. * Đặc điểm và loại hình kiến trúc Vào giai đoạn Roman tiền kỳ, mái nhà được làm bằng gỗ và rất dễ cháy nên thời kỳ này không còn để lại nhiều vết tích cho đời sau. Thời gian tiếp theo, kiến trúc Roman dần dần tiến thêm một số bước mới, để nhận biết được kiến trúc Roman ta có thể căn cứ những đặc điểm sau: * Chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã cổ đại và kiến trúc Byzantyne, do một số khu vực của kiến trúc Roman nằm trong biên giới đế chế La Mã trước đây. * Kiến trúc có số lượng không nhiều, nằm rải rác ở các địa phương. * Loại hình kiến trúc không đa dạng, phần lớn là kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, tu viện và các nhà ở và công trình kiến trúc có tính phòng thủ của giai cấp phong kiến. * Kiến trúc không có quy mô lớn và cầu kỳ như kiến trúc La Mã cổ đại. Phần nhiều công trình có mặt ngoài thô ráp, ít yếu tố trang trí, kiến trúc nặng nề, sử dụng cửa đi và cửa sổ kích thước nhỏ. * Về kết cấu, sử dụng nhiều cuốn cửa trụ, vòm nôi và vòm bán cầu, các loại mái vòm được làm bằng đá và kĩ thuật còn hạn chế nên mặt bằng kiến trúc các bộ phận thường chỉ là vuông, tròn hoặc hình chữ thập La tinh.
- * Phía Tây nhà thờ Roman thường nổi bật lên hai hay nhiều tháp cao, những tháp này có hình trụ tròn hoặc có dáng hình học, trong khi đó ở phía Đông thân nhà thờ được cắt bằng một cánh ngang. * Bàn thờ được đặt ở phía Đông của nhà thờ để hướng về phía Jerusalem và tầng hầm mộ đặt dưới thành phần này của kiến trúc. 1.2.2. Kiến trúc Gô-tích Thế kỷ XII, Paris trở thành trung tâm văn hoá phương Tây Thiên Chúa giáo. Nghệ thuật gô-tich xuất phát từ miền Ile-de France (I-lơ đơ Phrăng-xơ) với thủ đô Paris, lan khắp châu Âu. Nghệ thuật gô-tích trải qua 3 giai đoạn: gô-tich thuần tuý, giản dị, hài hoà (thế kỷ XII - XIII), gô-tích toả tia, nhẹ nhàng, đường dọc (thế kỷ XII - XIV), gô-tích hình lửa, loè loẹt (thế kỷ XV). Ta có thể nhận biết kiến trúc gô-tich bằng những đặc điểm chính sau đây: - Các công trình thường có chiều cao lớn từ 38 - 42 mét, nếu có tháp lấy ánh sáng cao đến 60m, cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lớn tới 8 - 12m. - Công trình mở nhiều cửa sổ rộng, bên trong công trình tràn ngập ánh sáng. - Các cửa sổ Hoa Hồng rất lớn và giàu tính trang trí, thường đặt ở đầu hồi cánh Nam và Bắc. - Các tác phẩm điêu khắc kiến trúc cũng như kính màu được sử dụng rộng rãi. - Kiểu mặt bằng cơ bản là kiểu mặt bằng chữ thập Latinh, mặt đứng ở phía Tây có cửa vào được trang trí lộng lẫy nhất; ở phần Hậu cung phía Đông thường có những gian thờ nửa đường tròn. - Hình thức bên ngoài phản ánh trung thực hình thức kết cấu bên trong. - Công trình cao lớn, đồ sộ và các bộ phận chi tiết kiến trúc vượt quá sự phù hợp với tỷ xích của con người.
- - Cảm giác về chiều cao của các công trình theo phong cách gô-tích là do chiều cao thật của nó quyết định và một phần nữa là do ảo giác quyết định, ảo giác này là do cột cuốn, gờ sống và vòm trần gây nên. 1.3. Đặc trưng kiến trúc Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh 1.3.1. Phong cách kiến trúc Pháp cổ: - Đặc điểm nhận dạng là bố cục cân đối, sử dụng nhiều thức cổ điển, mái dốc lợp ngói tây hoặc ngói đá, nhiều hình thức trang trí phong phú sử dụng các chi tiết cổ điển. 1.3.1.1.Phong cách kiến trúc Art Deco: + Đặc điểm nhận dạng: Hình khối giản dị mang tính hiện đại, đại đa số là mái bằng, sử dụng với liều lượng vừa phải các họa tiết trang trí trên mặt đứng. 1.3.1.2.Phong cách kiến trúc Đông Dương: + Đặc điểm nhận dạng: Bố cục mặt bằng hình khồi đăng đối kiểu Châu Âu kinh điển. Sử dụng nhiều thức cột, mái và các chi tiết kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Khmer, hệ thống cửa lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên được chú trọng. 1.3.1.3.Phong cách kiến trúc Pháp – Hoa: + Đặc điểm nhận dạng: Nhà chính 2 tầng, mái dốc lợp ngói ống hoặc ngói tráng men, trang trí cầu kỳ, sử dụng nhiều thức và chi tiết kiến trúc cổ điển Trung Hoa. 1.3.1.4. Phong cách kiến trúc Neo – Gothic: + Đặc điểm nhận dạng: Mặt đứng ba nhịp với ba cửa vào, phần trung tâm thấp hơn có cửa sổ “hoa hồng”, hai tháp cao ở hai bên. Bố trí nhiều cửa sổ cuốn nhọn kiểu Gothic, kính màu được sử dụng rộng rãi. 1.3.2. Kiến trúc tân cổ điển:
- + Đặc điểm nhận dạng: Hình dạng đối xứng. Cột cao toàn bộ chiều cao tòa nhà. Hình tam giác là điển hình. Trên mái là vòm lớn. 1.2. Dấu ấn của kiến trúc Pháp trong các công trình tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.1 . Nhà thờ Đức bà. Nhà thờ Đức Bà còn gọi là nhà thờ Lớn, tọa lạc tại một địa điểm lý tưởng - trước quảng trường Công xã Paris, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Mặt trước nhà thờ nhìn ra đường Nguyễn Du, sau lưng là đường Lê Duẩn, trong một khoảng không rộng rãi thoáng mát bên cạnh công viên 30/4. Điều đặc biệt là bốn con đường lớn dẫn tới nhà thờ giao nhau tạo thành hình thánh giá. Nhà thờ có tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chánh toà Đức Bà Sài Gòn, đây là nhà thờ lớn nhất và có kiến trúc độc đáo nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Công trình được khởi công xây dựng ngày 7/10/1877 và được khánh thành vào ngày 11/4/1880. Nhà thờ được thiết kế tại Pháp, do kỹ sư người Pháp tên là Bourad chỉ huy thi công xây dựng. Đây là một công trình kiến trúc bề thế có hai tháp chuông cao đặc trưng cho lối kiến trúc Pháp lúc bấy giờ. Ngôi giáo đường nguy nga tráng lệ và cổ kính này là một công trình tiêu biểu cho kiểu thức kiến trúc Roman và Gothic( lối kiến trúc mang đậm dấu ấn Pháp ). Nhà thờ làm theo dạng thánh thất Basilica với mặt bằng hình chữ thập dài, gồm một gian lớn chính giữa, hai hành lang cánh( cột cao, lấy ánh sáng qua các dàn của sổ trên cao) và hậu cung hình bán nguyệt. Kiểu kiến trúc làm theo phong cách Roman có cải tiến ở bên ngoài nhưng với vòm cuốn gãy kiểu Gotic bên trong cùng kết cấu thép hiện đại chống đỡ cả công trình. Do vậy, nó vừa mang một nét uy nghi cổ kính, vừa mang nét hiện đại. Các vật liệu được sử dụng trong khi xây dựng nhà thờ đều được đưa từ Pháp sang. Với kĩ thuật xây tuyệt đối chính xác và chất liệu đặc biệt, cho đến nay công trình vẫn giữ được sắc hồng tự nhiên, không bị rêu phong bám vào tường.
- Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai dãy nhà để cầu nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133m, tính từ của ngăn đến mút chót của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35m. Chiều cao của thánh đường là 21m. Sức chứa tối đa của thánh đường là 1.200 người. Lúc đầu, nhà thờ có hai tháp với chiều cao tính từ mặt đất là 36,6m. Sau xây thêm hai chóp nhọn lầu chuông 21m nữa, do vậy chiều cao của tháp là hơn 57m (tính theo tháp chuông làm năm 1895). Nhà thờ có sáu đại hồng chung, nặng 25.850kg được đặt dưới hai lầu chuông. Không gian bên trong rộng gồm chính điện và hai gian phụ dài 93m, cánh ngang rộng 35m, hậu cung tròn đặt dàn đồng ca, các khu cầu nguyện nhỏ hơn với hành lang bao quanh. Phía mặt tiền nhà thờ có một cấu trúc thăng bằng và uy nghi. Những vòng cung đá tỏa ra nhìn xa xa như những dải lụa đẹp mắt. Các kiến trúc sư đã kéo dài tuổi thọ của nhà thờ bằng cách thiết kế để nước mưa hứng từ những máng xối, được chảy qua trong miệng các hình làm bằng tượng chung quanh, để phun nước ra xa chân tường giúp cho nền móng dưới chân tường khỏi bị hư hại theo thời gian. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc nhà thờ nằm bên trên. Nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn – Gia Định lúc bấy giờ. Những cửa sắt lớn bị đóng lại khi thánh đường chưa làm lễ và mở cửa cho du khách vào tham quan bên trong. Quan sát thấy có những tượng nổi lên một nền vàng tượng trưng cho quyển thánh kinh bằng đá. Sáu cánh cửa lớn được trang trí bằng những cốt sắt uốn nắn tuyệt đẹp và những hình tượng các thánh điêu khắc trên cạnh những vòm cong. Bên trong, ngay tại giữa thánh đường, hai hàng cột với vòm trần trên cao, tượng trưng cho lối kiến trúc Pháp với đường nét thanh thoát nhưng táo bạo với những chạm trổ tinh vi. Để soi sáng phía trong nhà thờ người ta làm rộng những cửa sổ. Phía trên cửa giữa nhà thờ, có một cửa sổ tròn bằng kính được ghép đủ màu sắc như một hào quang cho tượng Đức mẹ và chúa hài đồng. Nội thất với kính màu trang trí nhiều hình tượng phương đông nói lên ý muốn hòa nhập bước đầu vào phong cách phương đông cho một
- công trình mang dấu ấn phương tây. Ánh sáng tự nhiên chiếu từ các khung cửa kính màu đặt làm tại hãng nổi tiếng Lorin ở Sartres. Tòa nhà được thông gió khá tốt nhờ bố trí các lỗ hơi trên và dưới các của sổ chứ không đóng kín như các nhà thờ bên Pháp. Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu sáng bằng điện chứ không phải bằng đèn cầy ngay từ khi mới khánh thành. Vào ban ngày, với thiết kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên phía trong thánh đường một ánh sáng êm diệu, tạo cảm giác an lành và thánh thiện. Phía trên cao của chính là “gác đàn” với cây đàn organ ống, là một trong hai cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Cây đàn được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết kế riêng để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không bị nhỏ và cũng không bị ồn. Tuy nhiên, cùng với thời gian, cây đàn đã bị hư hỏng hoàn toàn do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay. Vào bên trong, người ta đặc biệt chú ý đến những dòng chữ tôn vinh và cảm ơn Đức mẹ. Đây là dấu ấn phương Đông trong một công trình kiến trúc phương Tây. Các dòng chữ như “ Cảm tạ Đức Mẹ”, “ Chúng con cảm tạ Người”,… được khảm ốp lên tường rất công phu. Và đặc biệt là các khung khảm này có từ những năm thập niên 50, 60. Theo một bảo vệ của nhà thờ khu vực thánh đường thì việc làm những ô cảm tạ lên tường như vậy rất khó khăn và tốn kém, đặc biệt điều được chú ý nhiều nhất là kết hợp sao cho hài hòa, đẹp mắt về kiến trúc mà vẫn giữ được vẻ trang nghiêm tôn giáo nơi thánh đường. Đặc biệt kính màu khắc hình tín đồ Việt Nam cùng các trang trí hoa lá phương Đông. Quảng trường trước của nhà thờ đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Bức tượng cao 4,6m, nặng 5,8 tấn, được làm bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh bóng. Vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô. Tượng Đức Mẹ trắng toát và tinh khiết trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và thế giới được hòa bình, hạnh phúc.
- Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sỹ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m, ngang độ hơn 1m nặng hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này dù thô sơ, cũ kĩ nhưng hoạt động khá chính xác. Nhà thờ này được đánh giá như một công trình văn hóa tinh thần bước đầu mang nét kiến trúc tây đông. Kiến trúc sư đã thành công khi tổ chức bố cục hợp lí lẫn sử dụng kết cấu hiện đại phương Tây và nhất là đáp ứng điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới bản địa để tới ngày nay, công trình này vẫn đẹp nguy nga tráng lệ, không bị thời gian phá hủy nhiều. Nội thất thánh đường có hai hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên 6 chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi cung thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, rất mực tôn nghiêm và trang nhã. Nhà thờ Đức Bà là một kiệt tác về kiến trúc Pháp ngay ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ là một công trình mà con người, cho tới ngày nay vẫn không ngừng khám phá những khía cạnh mới qua lớp bụi của thời gian và không gian. Nơi đây là nguồn cảm hứng bất tận cho họa sĩ, văn thi sĩ, kiến trúc sư,…đến tìm tòi, học hỏi và khám phá. Nhà thờ Đức Bà đã bước qua nhiều thăng trầm cũng như biến động lịch sử. Đây là một kiệt tác mà thời gian và những biến cố lịch sử không làm ảnh hưởng nhiều đến những kiến trúc của nó. Cho đến bây giờ, kiến trúc đó vẫn tỏa sáng rực rỡ mà bất cứ ai, tôn giáo nào khi ngắm nhìn cũng phải trầm trồ thán phục. Trong tâm thức bao thế hệ, nhà
- thờ Đức Bà không chỉ là một nhà thờ Thiên Chúa giáo lớn nhất và xưa nhất Việt Nam, mà nó còn là một công trình kiến trúc độc đáo, xuất sắc và tiêu biểu của vùng đất Sài Thành hơn 300 năm phát triển và xây dựng. 1.2.2 . Khách sạn Majestic. Majestic Hotel SaiGon là một trong những khách sạn tuổi đời dài nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007 Majestic được tổng cục du lịch xếp hạng khách sạn 5 sao. Kiến trúc cổ điển của Pháp cộng thêm nét đẹp duyên dáng của một trong những khách sạn lâu đời nhất Sài Gòn và dịch vụ chất lượng cao, khách sạn Majestic chắc chắn sẽ làm du khách cảm thấy hài lòng và thoải mái. Khách sạn Majestic được xây dựng từ năm 1925, mang nét cổ kính, thanh lịch với lối kiến trúc Pháp nhưng vẫn không kém phần hoa lệ, hiện đại. Khách sạn nằm ở vị trí trung tâm thành phố, gần các điểm mua sắm, du lịch. Và đặc biệt, Majestic còn sở hữu một vị trí đẹp vào hàng nhất nhì Sài Gòn - mặt tiền hướng ra con sông Sài Gòn tạo ra khung cảnh hữu tình và thơ mộng. Hơn 85 năm hoạt động, khách sạn vẫn giữ được nét kiến trúc gốc cổ điển của Pháp. Khách sạn cao 5 tầng, gồm 175 phòng và dãy phòng với 76 phòng Superior nhìn ra cảnh thành phố, 38 phòng Deluxe Pool View, 32 phòng Deluxe River View, 20 phòng Junior Suite và 9 phòng Majestic Suite. Đặc biệt là 2 phòng Executive Suite được thiết kế theo kiểu Pháp với trần cao, sàn gỗ với các trang thiết bị hiện đại như bồn tắm thủy lực, vòi tắm hoa sen lấp lánh ánh vàng của hãng Jacob Delafon, tường phòng tắm được ốp đá cẩm thạch sang trọng. Majestic Suite có diện tích rộng đến 90m2, phòng khách và phòng ngủ liền nhau. Hầu hết các phòng ngủ đều có ban sao và có hướng nhìn ra thành phố và cảnh sông Sài Gòn, có đầy đủ các dịch vụ cao cấp, sang trọng, nhưng vẫn giữ nét cổ kính với phong cách riêng Majestic. Không gian đặc trưng trong các phòng của Majestic thể hiện qua ánh sáng, màu sắc, âm thanh hay từ ngay những chiếc thảm trang trí, những bức tranh cũng được lựa chọn, trang trí một cách hài hòa. Đến với Majestic, du khách sẽ cảm
- nhận được sự tinh tế, lãng mạn và ấm cúng. Khu vực tiền sảnh được trang trí kiếng màu nghệ thuật - một lối kiến trúc cổ điển mang phong cách Pháp. Các đèn chùm đã tạo được dáng vẻ sang trọng của phương Tây và ấm cúng của phương Đông. Đây là nét độc đáo trong sự kết hợp kiến trúc phương Đông và phương Tây. Cũng chính vì thế, khách sạn Majestic đã được tạp chí The Guide bình chọn là khách sạn ấm cúng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì đây là một công trình kiến trúc Pháp, và các dịch vụ ở đây cũng rất cao cấp cho phù hợp. Du khách sẽ thấy phòng không hút thuốc, điều hòa nhiệt độ, áo choàng tắm, báo hàng ngày, bàn, máy sấy tóc, bàn ủi, két sắt trong phòng ở mỗi phòng. Bạn cũng tìm thấy ở khách sạn dịch vụ phòng 24 giờ, cửa hàng, sòng bài, thang máy, quán cà phê, quán bar/tiệm rượu, dịch vụ giặt là/giặt khô, thiết bị cho cuộc họp. Các tiện nghi để giải trí và thư giãn bao gồm mát xa, jacuzzi, thiết bị tập thể dục, tắm hơi, phòng tắm hơi, sân tennis. Với một loạt các tiện nghi nổi tiếng và đội ngũ nhân viên tận tình, thân thiện, không có gì lạ khi du khách vẫn tiếp tục quay lại Hotel Majestic Saigon. Qua nhiều đợt trùng tu nâng cấp vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính, sang trọng của Pháp. Với nét đặc trưng Pháp và kiến trúc kỳ lạ, thanh lịch, lãng mạn, độc đáo, trong không gian của các phòng nghỉ, những dịch vụ đi kèm bao gồm trung tâm kinh doanh, bể bơi, trung tâm làm đẹp, phòng hội nghị, nhà hàng và quán bar cũng là một cách để Majestic xây dựng hình ảnh riêng của mình. Phòng Prima Hall ở tầng thượng với sức chứa 250 người, đạt tiêu chuẩn Quốc tế - là nơi lý tưởng để tổ chức các buổi tiệc lớn. Cũng nằm trên tầng thượng, kế bên Priam Hall, là Blue Saloon A&B - phù hợp với các buổi họp nhỏ hoặc tiệc thân mật. Gần Đại sảnh chính của khách sạn là Mezzazine - phòng Mezza A&B với sức chứa từ 30 đến 40 người. Khách sạn có nhiều quầy bar và nhà hàng sẽ mang đến cho du khách nhiều hơn những sự lựa chọn. Nhà hàng Serenade là nơi du khách có thể tìm thấy sự đón tiếp ân cần như ở nhà với các món ăn ngon và các loại rượu hảo hạng. Cyclo Café sẽ đưa du khách đi đến sự giao lưu văn hóa với các món ăn Âu - Á kết hợp với thưởng thức ca nhạc dân tộc. Còn Bellevue bar, Breeze Sky bar, Merry Pool bar, Catinat Lounge là những nơi phục vụ
- đồ uống, cocktail được pha chế đặc biệt bởi các tay bartender chuyên nghiệp, từ đây khách có thể chiêm ngưỡng sông Sài Gòn thơ mộng và sự nhộn nhịp của đường phố Sài Gòn. Năm 2007, Majestic được tổng cục Du lịch Việt Nam xếp hạng khách sạn năm sao. Nhìn chung, khi nói đến dấu ấn kiến trúc Pháp ở khách sạn Majestic thì không phải chỉ là nói đến kiểu dáng bên ngoài của khách sạn mà còn là nói đến các dịch vụ, cách bố trí các gian phòng, nội thất,… Khách sạn hơn 80 năm tuổi của mình, Majestic tuỳ từng hoàn cảnh, thời điểm đã đón tiếp nhiều nhân vật quốc tế, từ chính khách: Tổng thống Pháp Mitterrand, Thái tử Nhật Akishino, Lee Hsien Loong nguyên phó thủ tướng Singapore, Thái tử Đan Mạch Henrick, Thái tử Anh Ed. Andrew, công chúa Thái Lan Maha Chakri Sring Dhorn, nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt… đến tên tuổi quốc tế: minh tinh Catherine Deneuve, giáo sư Trần Văn Khê, nhà văn Kaiko Takeshi… Thấy được tiềm năng đó, ngày 6.7.2011, tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) bắt đầu thi công dự án mở rộng khách sạn Majestic. Phần xây dựng mở rộng gồm hai khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng cùng bốn tầng hầm, số phòng mới là 353 phòng, tổng mức đầu tư khoảng 1.900 tỉ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Như vậy, sau khi công trình hoàn thành, tổng số phòng của khách sạn Majestic ở khu cũ và khu mới là 538 phòng. Đây sẽ là một trong những khu phức hợp khách sạn năm sao lớn của thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp hài hoà kiến trúc cổ với kiến trúc hiện đại, cung ứng dịch vụ lưu trú đẳng cấp quốc tế cho du khách, đáp ứng phân khúc thị trường khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE). Khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những khu phức hợp khách sạn 5 sao quy mô nhất tại thành phố Hồ Chí Minh với đầy đủ dịch vụ cao cấp, mang nét kiến trúc hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Dù đạt chuẩn 5 sao nhưng khách sạn luôn kịp thời đầu tư thay mới sản phẩm phòng ngủ, từ cách trang trí đến trang thiết bị nội thất, vật dụng đặt phòng... phù hợp với kiến trúc cổ của KS để đem đến nhiều tiện ích và tạo sự mới lạ cho khách. Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng cho rằng, công trình khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh và tăng uy thế ngành du lịch thành phố để trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực.
- Bên cạnh trang thiết bị tiện nghi, chất lượng dịch vụ hoàn hảo thì đội ngũ quản lý, nhân viên vừa giỏi chuyên môn, nghiệp vụ với phong cách phục vụ tận tâm, chu đáo, hết lòng vì khách hàng cũng là niềm tự hào và là dấu ấn riêng của Majestic. Đến với Khách sạn, du khách không chỉ được trải nghiệm những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời nhất mà còn được tận hưởng bầu không khí thân thiện, phong cách phục vụ chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm luôn trong tâm thế sẵn lòng phục vụ. Gần một thế kỷ tồn tại và phát triển, Majestic luôn tự hào giữ được sự sang trọng, lịch lãm bậc nhất tại TPHCM với lối kiến trúc cổ điển của Pháp, kết hợp hài hòa giữa xưa và nay. Khách sạn Majestic là niềm tự hào của thành phố mang tên Bác. Với lối kiến trúc đặc biệt và vị trí độc đáo nằm bên cạnh dòng sông Sài Gòn ngay trên con đường Đồng Khởi, một con đường tơ lụa của Sài Gòn, Majestic cùng với Sofitel Metropole Hà Nội là hai khách sạn duy nhất của Việt Nam được xếp vào chuỗi những khách sạn cổ “Huyền Thoại Đông Dương”. 1.2.3. Nhà hát lớn Thành phố. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố nằm tại đường Đồng Khởi, quận 1,thành phố Hồ Chí Minh. Nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Pháp và được xem như một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Nhà hát lớn Sài Gòn là một công trình tiêu biểu về mặt kiến trúc. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc của thời Đệ tam cộng hòa Pháp, theo phong cách Tân cổ điển với nguyên tắc bố cục dựa trên quy luật đối xứng nghiêm ngặt với sự chú ý nhấn mạnh diện trung tâm hay hai khối nhô ở hai bên và dựa trên cách thức, chi tiết trang trí kiến trúc theo tinh thần cổ điển với trên mái là vòm lớn, hai bên là hai cột cao với hình dạng đối xứng, trên những bức tường ngập tràn các hình thức trang trí, các công sơn uốn
- lượn, tất cả đều giàu tính điêu khắc cùng với các hình ảnh phù điêu nổi, bố cục cân đối, sử dụng nhiều thức cổ điển, nhiều hình thức trang trí phong phú sử dụng các thức, chi tiết Cổ điển La Mã, Phục hưng. Bố cục nhà hát được dựng theo nhà hát kịch Opéra ở Paris, với phòng khán giả, sân khấu lớn, không gian rộng rãi, thính phòng được phủ trần nhà dạng mái bát úp tựa lên một vòng tròn cột. Ngoài ra, còn có thêm tầng hầm, mái gãy dạng Mansart. Mặt tiền của nhà hát được trang trí nhiều phù điêu được đặt làm từ Pháp, trong đó, nổi bật là 2 tượng nữ thần ở cửa và nhóm các thiên thần dạo nhạc trên đỉnh. Thiết kế bên trong nhà hát hiện đại với đầy đủ thiết bị âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt, nhà hát còn có 2 tầng lầu với những dãy ghế được bố trí theo hình chữ U hướng về sân khấu chính. Vật liệu khảm không được khảm trực tiếp bằng tay theo kiểu truyền thống mà phải sắp xếp “ úp mặt” xuống giấy bồi, sau đó phủ một lớp vữa mỏng, rồi mới đặt vào trong panel. Trong nội thất, cách bố trí và vật liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau, kết hợp với cách trang trí hoa mỹ tạo cảm giác mạnh trong khắp nhà hát. Tiện nghi ở hậu trường cũng được sắp xếp hợp lý, với một sân khấu tập diễn ở phía sau, tạo nét cân đối cho toàn bộ công trình. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật Pháp cổ điển khá rõ nét. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua. Nhà hát không phải là một công trình kiến trúc dành cho giới tri thức trầm ngâm suy tưởng, mà là một công trình phục vụ cho sự vui nhộn và tiêu khiển. Đến với nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh được thưởng thức những giá trị nghệ thuật sân khấu ta còn được tận mắt chiêm ngưỡng nét kiến trúc Pháp tuyệt đẹp ở nơi đây. Chính sự sang trọng, nguy nga do kiến trúc Pháp tạo nên giúp cho nhà hát lớn Thành phố Hồ Chí
- Minh đứng vững theo năm tháng và khẳng định được giá trị trường tồn của mình theo thời gian. Để đảm bảo yêu cầu hoạt động và công tác đối ngoại, thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định trùng tu Nhà hát lớn thành phố. Hiện công việc này đã được quỹ Indochina Land hỗ trợ 8 tỷ đồng.Những bộ phận kiến trúc trùng tu bao gồm mái ngói, gạch lót, điêu khắc nổi trên tường, tượng phía trong nhà hát. Ngoài ra, ghế ngồi hiện tại cũng được thay bằng ghế đệm và giảm số ghế từ 559 xuống còn 500. 1.2.4. Chợ Bến Thành. Vị trí: Nằm ở trung tâm thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Bất cứ ai khi đến TP. Hồ Chí Minh đều tận dụng mọi cơ hội đến thăm chợ Bến Thành, vì đây không chỉ là nơi buôn bán, giao thương sầm uất,mà còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn. Ấn tượng đầu tiên khi đến thăm chợ Bến Thành không phải là cảnh kẻ mua người bán đông đúc, xe cộ đi lại tấp nập mà là kiến trúc mặt tiền độc đáo của chợ. Cổng vào hình vòm không rộng lắm, bên trên là tháp cao, 4 phía gắn 4 mặt đồng hồ lớn màu xanh. Hình ảnh này khiến người ta liên tưởng đến những đất nước ở phương Tây xa xôi. Chợ được hãng thầu Brossard Et Maubin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến năm 1914 thì hoàn thành với diện tích khoảng 10.000m2. Công trình này được xây bằng gạch, cột kèo bằng sắt, mái ngói, nhất là bốn phía của tháp cao đều gắn đồng hồ theo kiến trúc Châu Âu. Chính vì thế, chợ Bến Thành toát lên vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa kiêu sa, tráng lệ. Nằm ở khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành đã trở thành một chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao đổi thay của đất nước. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, rồi đến những năm tháng khôi phục đất nước, chợ vẫn giữ vai trò là trung tâm giao dịch, buôn bán lớn nhất Sài Gòn nói riêng, Nam Bộ nói chung. Sau gần 100 năm, những nét kiến trúc độc đáo của chợ Bến Thành không hề lạc lõng với cuộc
- sống ồn ào, xô bồ mà vẫn nổi bật bên cạnh các công trình xây dựng hiện đại xung quanh. Có lẽ chính sự cổ kính, tháp cao uy nghiêm, hài hòa với những chiếc đồng hồ tích tắc không ngừng nghỉ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của chợ Bến Thành. Qua nhiều lần chỉnh trang và sửa chữa, kiến trúc chợ không ít nhiều có sự thay đổi tuy nhiên may mắn là chiếc tháp đồng hồ vẫn nguyên dạng, cùng với những phù điêu mang hình ảnh chỉ dẫn cho từng ngành hàng bán ở mỗi cửa chợ – hai gia sản bất khả xâm phạm của chợ Bến Thành làm cho nó vẫn giữ được dáng vấp của một nền kiến trúc Pháp. Hiện nay, ước tính chợ Bến Thành có khoảng 3.000 hộ tham gia kinh doanh, buôn bán với đầy đủ các loại hàng hóa. Mỗi ngày, có tới hàng vạn người tiêu dùng và khách du lịch đến đây tham quan, mua sắm. Chính vì thế, chợ không chỉ là nơi buôn bán, thương mại mà còn là điểm tham quan du lịch quan trọng, nhằm giới thiệu các đặc sản của sông nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Nhìn lại những thăng trầm lịch sử mà Chợ Bến Thành đã đi qua, ta mới thấy được tại sao chợ vẫn trường tồn với thời gian, những giá trị mà Bến Thành đem lại cho Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung không đơn thuần chỉ là vật chất hữu hình mà trong nó luôn mang những giá tinh thần văn hóa cao đi sâu vào tâm trí của những ai một lần đã đặt chân đến chợ. Nét kiến trúc Pháp tôn vinh thêm giá trị chợ Bến Thành, khẳng định được sự dẻo dai, nét khác biệt của một dấu ấn kiến trúc cổ giữa lòng thành phố hiện đại như ngày nay, chính vì thế mà chợ Bến Thành được chọn là biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là trung tâm thương mại vừa là một biểu trưng Văn hóa. Chương 2. Tình hình khai thác hoạt động du lịch. 2.1. Tình hình khách và doanh thu. 2.1.1. Số lượng và cơ cấu khách. Theo Tổng cục Du lịch VN trong quý I- 2011, TPHCM đón hơn 900.000 lượt khách quốc tế, tăng 6% so với cùng kì và đạt 26% kế hoạch cả năm, chiếm 60% tổng số
- khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Lượng khách nội địa cũng tăng khoảng 30% so với cùng kì. Trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng khách quốc tế đến TPHCM đạt khoảng 1,7 triệu lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế trong quý II/2011 giảm 11% so với quý I/2011 do đây là mùa thấp điểm. Các công ty du lịch cho biết đang tập trung quảng bá thêm tiềm năng du lịch VN ở các thị trường khách mới, xa, có tiềm năng như Bắc Âu, khách Nga, Úc... Theo ông Lã Quốc Khánh, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP.HCM, những năm gần đây thị trường du khách Nga luôn là một trong những thị trường khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng mạnh, độ dài lưu trú cao với tỉ lệ tăng trưởng bình quân 50-80%/năm. Đây cũng là thị trường khách đóng góp vào đà tăng trưởng khách quốc tế bình quân hằng năm của TP.HCM 20-25%. Ông Khánh cũng cho biết TP.HCM sẽ tham dự Hội chợ du lịch quốc tế Matka, lớn nhất Bắc Âu, tổ chức tại thủ đô Helsinki, Phần Lan vào tháng 1-2011 như một cách quảng bá tiềm năng du lịch VN. Khách đến từ các nước Bắc Âu, hiện được miễn visa 15 ngày, đang có mức tăng trưởng mạnh những năm gần đây và cũng là thị trường khách du lịch có mức chi tiêu cao, góp phần tăng doanh thu du lịch TP. Mỹ, Nhật và Australia là những thị trường có lượng khách du lịch đến TPHCM cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2011. Lượng khách du lịch từ Nga được biết đến như nhóm khách có mức chi tiêu cao nhất, tăng mạnh 40% so với quý II/2010. Ngoài ra, trong năm 2011 TP HCM tập trung thu hút dòng khách MICE. Đây là loại hình du lịch thu hút dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm đến. Trong đó cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú luôn ở mức cao (khoảng 68 - 70%) nên đây sẽ là cơ hội phát triển cho loại hình khách sạn tại TPHCM, nhất là những khách sạn khu vực trung tâm Quận 1.Ví dụ: 6 tháng đầu năm 2011, tổng lượt khách đến khách sạn Majestic tăng 25,29 %. Tổng lượt khách đạt 18.106 lượt, so với cùng kỳ tăng 25,29% (trong đó khách booking qua mạng 5.312, chiếm 29.33 % tổng lượt khách); công suất đạt 74,5 %. Tổng doanh thu là 116 tỷ, đạt 52,9 %, so với kế hoạch phấn đấu (225 tỷ ) đạt 51,50 %. Trong đó, doanh thu qua mạng chiếm 32,05 % doanh thu phòng ngủ; doanh thu phòng ngủ đạt 62,60 tỷ, so với cùng kỳ tăng 32%; doanh thu ăn uống đạt 37,6 tỷ , tăng
- 6,3 %; doanh thu dịch vụ khác đạt 15,65 tỷ, đạt 96,7 %. Đây là một khởi sắc tốt cho những đơn vị kinh doanh khách sạn, đặc biệt là những khách sạn cao cấp. Cơ cấu du khách: Khách du lịch đến với thành phố gồm khách nội địa lẫn khách quốc tế.Thị trường khách quốc tế đến với Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đa phần đến từ các quốc gia ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á,… Trong đó có Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Pháp, Anh là những thị trường khách hàng đầu đến Việt Nam. Du lịch đã và đang khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của mình đối với nền kinh tế của đất nước, vì vậy để nâng cao hơn vị thế của mình trên trường quốc tế thì Việt Nam nói chung, và các thành phố lớn có khả năng khai thác du lịch nói riêng trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh phải có những chiếc lược phát triển du lịch đúng đắn trong tương lai nhằm mở rộng thịnh trường, khẳng định tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. 2.1.2. Doanh số thu được từ hoạt động du lịch này. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch TP HCM luôn tăng trong những năm gần đây. Năm 2010 đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 18% so với 2009. Trong đó cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú luôn ở mức cao (khoảng 68 - 70%). 2.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật. 2.2.1. Cơ sở hạ tầng. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn số 1 công trường công xã Paris quận 1.Chợ Bến Thành - Cửa Đông số 11 – 13 – 15 Đường Phan Bội Châu, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Khách sạn Majestic số 1 Đồng Khởi quận 1. Nhà hát lớn thành phố Số 7 , Công trường Lam Sơn , P.Bến Nghé , Quận 1.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIỂU LUẬN: TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN THAN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
26 p | 715 | 107
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 313 | 69
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động khai thác mặt hàng văn hóa phẩm ở tổng Công ty Sách Việt Nam trong 2 năm 2010 - 2011
9 p | 200 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống Bát Tràng - Hà Nội
89 p | 168 | 28
-
Tiểu luận môn Quản lý khai thác mặt đất: Khai thác sân đỗ và sân bay
35 p | 169 | 22
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Xuất bản - Phát hành: Hoạt động khai thác mặt hàng sách của Công ty Cổ phẩn Phát hành sách TP.HCM – chi nhánh Hà Nội
8 p | 94 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học trái đất: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
106 p | 59 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng hưu trí tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt
107 p | 40 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Áp dụng chính sách công nghệ để giải quyết xung đột môi trường trong hoạt động khai thác mỏ
25 p | 71 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thủy lợi Việt Nam
226 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
112 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
96 p | 10 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 21 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác cát sạn, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
115 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chính sách thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam
24 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai thác công trình thủy lợi Mỹ Thành – Tỉnh Nam Định
126 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn