Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu luận văn "Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" là lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI --------------------------- TRẦN NGỌC DUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI --------------------------- TRẦN NGỌC DUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG HOÀNG ANH HÀ NỘI, NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đƣợc trích dẫn theo quy định và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chƣa đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2021 Tác giả luận văn Trần Ngọc Duyên
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trƣờng Đại học Thƣơng mại, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của các thầy cô, tôi đã nghiên cứu và tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tại, nâng cao trình độ năng lực của bản thân. Trong quá trình thực hiện luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Phòng Quản lý Sau đại học - Trƣờng Đại học Thƣơng mại; các thầy cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập; các chuyên viên Phòng Kinh tế - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Phòng Tài nguyên nƣớc, Khoáng sản và biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh; bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn giáo viên hƣớng dẫn TS. Dƣơng Hoàng Anh đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng nhƣng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới hạn về tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và những ngƣời quan tâm.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ.............................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........... 2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................... 5 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................... 5 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 6 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 8 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 9 Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH ........................................................................ 10 1.1. KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ..................................................................... 10 1.1.1. Khoáng sản ............................................................................................ 10 1.1.2. Hoạt động khai thác khoáng sản ........................................................... 11 1.1.3. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản .................. 16 1.2. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH............ 21 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc địa phƣơng đối với hoạt động khai thác khoáng sản ....................................................................................................... 21 1.2.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh............................................................................... 24 1.2.3. Công cụ quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ................................... 34 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ................. 36
- iv 1.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 36 1.3.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 37 1.4. KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH QUẢNG NINH ..................................................................................... 39 1.4.1. Kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc với hoạt động khai thác khoáng sản của một số địa phƣơng .............................................................................. 39 1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 44 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................................................ 46 2.1. KHÁI QUÁT TIỀM NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................. 46 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh........................... 46 2.1.2. Tiềm năng tài nguyên than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .................... 49 2.1.3. Thực trạng hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021 ............................................................................................... 51 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .................. 54 2.2.1. Ban hành, thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác than .................................................................................................................. 54 2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than ...... 62 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 65 2.2.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................... 67 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH .................. 69 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 69 2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân ........................................................... 71
- v Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ................... 74 3.1. DỰ BÁO VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ......................................................................................................... 74 3.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO ...................................... 75 3.2.1. Mục tiêu của công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác than của tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 75 3.2.2. Định hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo ................. 76 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO .......................................................... 78 3.3.1. Ban hành và thực thi hiệu quả chính sách pháp luật đối với hoạt động khai thác than .................................................................................................. 78 3.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than .... 80 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than .......................................................................................................... 82 3.3.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than ...... 83 3.3.5. Các giải pháp khác ................................................................................ 83 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 84 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................... 84 3.4.2. Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ....................................... 85 KẾT LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .............. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CP Cổ phần KT-XH Kinh tế - xã hội QLNN Quản lý nhà nƣớc TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng UBND Ủy ban nhân dân
- vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ Nội dung Trang BẢNG: Kết quả thăm dò tài nguyên bể than Quảng Ninh tính đến Bảng 2.1. 50 năm 2016 Kết quả hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Bảng 2.2. 52 Ninh giai đoạn 2017-2021 Các văn bản UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành giai đoạn Bảng 2.3. 54 2017 - 2021 liên quan hoạt động khai thác than Số lƣợng giấy phép khai thác than cấp mới và gia hạn Bảng 2.4. 58 trong giai đoạn 2017 - 2021 Tỷ trọng ngành khai thác than trong tổng sản phẩm nội địa Bảng 2.5. 60 tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 Tổng số lao động và thu nhập bình quân ngƣời lao động Bảng 2.6. làm việc trong ngành khai thác than của tỉnh Quảng Ninh 61 giai đoạn 2017-2020 Thu tiền cấp quyền khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Bảng 2.7. 62 Ninh giai đoạn 2017-2021 Một số chỉ tiêu thu ngân sách trong hoạt động khai thác Bảng 2.8. 62 than tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020 Số lƣợng dự án mỏ đƣợc quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bảng 2.9. 64 Quảng Ninh Chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức thuộc Phòng Tài Bảng 2.10. nguyên nƣớc, Khoáng sản và biến đổi khí hậu giai đoạn 66 2017-2021 Kết quả công tác thanh tra hoạt động khai thác tại các đơn Bảng 2.11. vị khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 68 2017-2021
- viii HÌNH: Sơ đồ phân cấp quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản Hình 1.1. 20 của địa phƣơng cấp tỉnh Hình 2.1. Sơ đồ vị trí của bể than Quảng Ninh 49 Giá trị sản phẩm ngành công nghiệp khai thác than giai Hình 2.2. 60 đoạn 2017-2021 của tỉnh Quảng Ninh Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khai thác than Hình 2.3. 66 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tài nguyên khoáng sản là một dạng của cải đặc biệt, hình thành qua quá trình phát triển hàng triệu năm của vỏ trái đất. Đó là những giá trị hữu ích của môi trƣờng tự nhiên mà con ngƣời có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển cuộc sống của mình. Tuy nhiên, trên thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản không phân bố đồng đều ở các vùng lãnh thổ mà chỉ tập trung ở khoảng 50 quốc gia, nhất là các quốc gia thuộc khu vực ba vành đai sinh khoáng gồm vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dƣơng, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và vành đai sinh khoáng Đông Phi. Nằm ở vị trí tiếp giáp vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dƣơng và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản có vai trò lớn trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Việt Nam. Khai thác khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp then chốt trong nền kinh tế. Là ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, khai thác khoáng sản đem lại lợi ích lớn cho nền kinh tế, nhất là nguồn thu từ xuất khẩu. Trong số các địa phƣơng có tiềm năng khai thác khoáng sản trên cả nƣớc, Quảng Ninh đƣợc đánh giá là địa phƣơng có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh, đến tháng 5 năm 2021, toàn tỉnh có 243 mỏ và điểm quặng của 33 loại khoáng sản thuộc 5 nhóm khoáng sản bao gồm: Khoáng sản cháy là than đá; khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; khoáng chất công nghiệp; khoáng sản vật liệu xây dựng. Đặc biệt, 90% trữ lƣợng than cả nƣớc tập trung ở đây với nhiều loại than và trữ lƣợng lớn. Đây là nguồn tài nguyên có vai trò quan trọng để phát triển KT-XH. Với hơn 70 điểm mỏ đƣợc cấp phép khai thác dài hạn và ngắn hạn, hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện khá sôi động. Tại Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” có nêu quan điểm cho rằng Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng quốc gia, phải đƣợc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển bền vững KT-XH. Cụ thể hóa quan điểm này, Nghị quyết số 16-
- 2 NQ/TW ngày 09/5/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã nhận định hoạt động quản lý nhà nƣớc (QLNN) về khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đƣợc tăng cƣờng, dần đi vào nề nếp, đạt một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, quản lý khai thác than trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại nhƣ để xảy ra hiện tƣợng khai thác trái phép (khai thác không phép, khai thác vƣợt mốc giới, khai thác quá thời gian quy định), khai thác không đúng thiết kế cơ sở đƣợc duyệt, không thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trƣờng trong khai thác, chƣa quản lý hiệu quả sản lƣợng đã khai thác... Để đạt mục tiêu khai thác hiệu quả tài nguyên phục vụ cho phát triển KT-XH địa phƣơng, giải quyết tốt vấn đề môi trƣờng, hƣớng đến hiệu quả và bền vững, cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa của chính quyền địa phƣơng trong quản lý và khai thác. Xuất phát từ những lập luận đã nêu trên, học viên cho rằng, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cƣờng QLNN đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là cần thiết. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Hiện trạng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lƣợng và chất lƣợng. Do vậy, QLNN về khoáng sản nói chung và khoáng sản than nói riêng luôn đƣợc Chính phủ xác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển KT-XH hàng năm. Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh cụ thể của tăng cƣờng công tác QLNN địa phƣơng với hoạt động khai thác khoáng sản. Về khái niệm Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản: Lƣơng Hữu Anh (2019) cho rằng “Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản là sự tác động có tổ chức, có mục đích của Nhà nƣớc lên hoạt động khai thác khoáng sản để đảm bảo nguồn tài nguyên khoáng sản đƣợc khai thác hợp lý”. Cùng cách tiếp cận quản lý nhà nƣớc, Trần Hoàng Lƣơng (2019) đƣa ra quan điểm “Quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản là hoạt động Nhà nƣớc với việc sử dụng các phƣơng pháp, công cụ quản lý thích hợp tác động đến hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong quá trình quản lý”. Cụ thể hơn, Trần Thị Hoa (2020) nhấn mạnh chủ thể của khai thác khoáng sản chính là các tổ chức, cá nhân đƣợc khai thác khoáng sản; nhà nƣớc quản lý chủ thể khai thác khoáng sản
- 3 bằng cách đƣa ra các công cụ tác động lên các chủ thể khai thác, nhằm đƣa hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Trong nội dung quản lý nhà nƣớc với hoạt động khai thác khoáng sản, Trần Hoàng Lƣơng (2019) chỉ ra năm nội dung theo khía cạnh đối tƣợng quản lý gồm quản lý nhà nƣớc về khoáng sản đƣợc khai thác ở một địa phƣơng; quản lý nhà nƣớc về tổ chức, doanh nghiệp khai thác khoáng sản; quản lý nhà nƣớc về kết quả khai thác khoáng sản; quản lý nhà nƣớc về hệ lụy môi trƣờng, xã hội của khai thác khoáng sản và tổ chức quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ở một địa phƣơng. Trong khi đó, Trần Thị Hoa (2020) nghiên cứu nội dung theo khía cạnh quy trình quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản gồm hoạch định triển khai hoạt động khai thác khoáng sản; tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác khoáng sản và kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản. Về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại các địa phƣơng, đã có một số nghiên cứu về thực trạng vấn đề này trong giai đoạn 2016-2019: Trần Thị Mai Phƣơng (2016) đã chỉ ra tại tỉnh Yên Bái công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản đã thu đƣợc những kết quả thành công nhƣ tỉnh chú trọng thực hiện chính sách pháp luật của nhà nƣớc, thủ tục cấp giấy phép thăm dò khai thác khoáng sản đƣợc thực hiện nghiêm minh, thƣờng xuyên rà soát bổ sung quy hoạch theo từng giai đoạn, công tác thanh tra, giám sát đƣợc triển khai theo định kỳ. Song công tác quản lý trên địa bàn vẫn còn những hạn chế nhƣ số lƣợng cán bộ công tác còn ít và kiêm nhiệm, chuyên ngành đào tạo không đúng với chuyên môn nên quản lý chƣa chuyên sâu; hoạt động khai thác khoáng sản gây nhiều tác động xấu đến môi trƣờng xung quanh. Trên địa bàn tỉnh Sơn La, Lƣơng Hữu Anh (2019) đã cho thấy quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ngày càng chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo theo kế hoạch và quy hoạch của địa phƣơng, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đã phân định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan và có cơ chế phối hợp chặt chẽ song vẫn còn một số hạn chế nhƣ cấp phép khai thác chƣa phù hợp với địa hình khu vực, chậm điều chỉnh quy hoạch để chậm tiến độ,... Tại Hà Nam, theo Trần Hoàng Lƣơng (2019) công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ở tỉnh Hà Nam có những ƣu điểm nổi bật nhƣ kịp thời ban hành các quyết định, văn bản gắn với bảo vệ môi trƣờng, quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, làm tốt công tác tuyên truyền chính sách
- 4 pháp luật khoáng sản,... nhƣng vẫn còn một vài điểm hạn chế nhƣ trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khai thác khoáng sản còn thiếu, nhận thức pháp luật của một số doanh nghiệp còn hạn chế, vẫn còn sự khai thác lãng phí tài nguyên do có kẽ hở trong cơ chế giám sát... Bên cạnh các công trình nghiên cứu và luận văn nêu trên, còn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực khai thác khoáng sản và quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản trong giai đoạn 2016-2020, chủ yếu phản ánh những mặt đạt đƣợc và bất cập trong thực tiễn, tuy nhiên chỉ ở một hoặc một vài khía cạnh khác nhau: Tác giả Hồng Lựu (2020) với bài “Công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản ngày càng được chú trọng” đăng trên Trang thông tin điện từ Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Quảng Bình đã cho thấy công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khai thác khoáng sản đã tạo ra chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác thăm dò, khoanh định khu vực và đánh giá trữ lƣợng khoáng sản phân tán nhỏ lẻ cũng đƣợc tỉnh triển khai ngày càng hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng đƣợc quan tâm và chú trọng góp phần đƣa công tác quản lý nhà nƣớc về khoáng sản trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp. Hải Huyền (2020) với bài “Bắc Giang: Khắc phục hạn chế trong quản lý khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng” đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang cho thấy công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ở tỉnh Bắc Giang có những ƣu điểm nổi bật nhƣ tăng cƣờng vai trò trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong công tác cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản, đẩy mạnh đấu giá quyền khai thác khoáng sản để tăng tính cạnh tranh, minh bạch, công khai; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm… . Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn một vài điểm hạn chế nhƣ trang thiết bị phục vụ công tác quản lý khai thác khoáng sản còn thiếu, nhận thức pháp luật của một số doanh nghiệp còn hạn chế. Hoàng Thảo Nguyên (2021) với bài “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản” đăng trên Báo Công an Nhân dân cho thấy công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020 đã đạt đƣợc những ƣu điểm nổi bật nhƣ 100% các loại khoáng sản trên địa bàn đƣợc tích hợp trong quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2025; 100% mỏ thuộc diện phải đấu giá đƣợc tổ chức đấu giá quyền khai thác để lựa chọn nhà đầu tƣ theo đúng quy
- 5 định, tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, chế biến khoáng sản. Song công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở địa phƣơng vẫn còn những tồn tại trong hoạt động khai thác nhƣ tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác không đúng thiết kế, tiến độ cấp phép trên địa bàn tỉnh. Trong giới hạn tài liệu tác giả luận văn tổng quan, chƣa có một luận văn, công trình nào nghiên cứu và xây dựng một cách đầy đủ khung lý thuyết quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản, cũng chƣa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện quản lý nhà nƣớc địa phƣơng về hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận văn nghiên cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Mục tiêu: Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Một là, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn cấp tỉnh. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021. Ba là, nghiên cứu quan điểm, định hƣớng và đề xuất giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI - Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Khoáng sản có nhiều loại đƣợc khai thác song đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- 6 - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu những nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh đến quản lý của địa phƣơng với hoạt động khai thác than trên địa bàn. Các nội dung quản lý khai thác than trên địa bàn tỉnh thuộc trách nhiệm quản lý của địa phƣơng tập trung vào: ban hành và thực thi chính sách pháp luật đối với khai thác than; công tác quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than; tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc địa phƣơng đối với hoạt động khai thác than; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh. + Về không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Ninh. + Về thời gian: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn 2017-2021, các số liệu của năm 2021 đƣợc cập nhật đến tháng 5/2021. Các giải pháp, kiến nghị tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: 5.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng trong nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ. 5.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ 5.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp: Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu này đƣợc thu thập chủ yếu từ các báo cáo, các số liệu thống kê đã công bố, các số liệu do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng (TN&MT), Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh cung cấp trong giai đoạn 2017-2020 và 05 tháng đầu năm 2021; Niên giám thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh; công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến khai thác khoáng sản và quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng sản của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các luận văn thạc sỹ, các bài báo, các bài viết đƣợc đăng tải trên Internet, các bài tham luận tại các hội thảo khoa học...
- 7 Quy trình thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp trong luận văn: b. Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp đƣợc tác giả thu thập qua Phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn. Mục đích điều tra khảo sát, phỏng vấn + Điều tra khảo sát, phỏng vấn để có cái nhìn khách quan, bổ sung thêm cơ sở cho những số liệu thứ cấp tác giả đã tổng hợp, thấy đƣợc những tồn tại và bất cập trong quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Về đối tượng khảo sát: + Đối tƣợng khảo sát là ngƣời dân sinh sống gần khu vực khai thác than thuộc Công ty CP Than Cao Sơn, Mỏ Than Khe Chàm, Công ty CP Than Hà Lầm, Công ty CP than Hà Tu và Tổng công ty Đông Bắc. + Đối tƣợng khảo sát là các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm: Công ty CP Than Cao Sơn, Mỏ Than Khe Chàm, Công ty CP Than Hà Lầm, Công ty CP than Hà Tu, Công ty CP Than Thống Nhất, Công ty CP than Núi Béo, Công ty CP than Cọc Sáu, Công ty CP than Đèo Nai, Công ty CP than Vàng Danh và Tổng công ty Đông Bắc. + Đối tƣợng phỏng vấn là các viên chức công tác tại các cơ quan QLNN địa phƣơng. Các ông bà (có tên sau đây) công tác tại Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh là những ngƣời đƣợc trực tiếp hỏi ý kiến: Ông Đỗ Xuân Quang - Phó trƣởng phòng Tài nguyên nƣớc, Khoáng sản và biến đổi khí hậu; Ông Đoàn Trọng Luật - Chuyên viên phòng Tài nguyên nƣớc, Khoáng sản và biến đổi khí hậu; Bà Trần Thị Hoàng Huệ - Chuyên viên phòng Quy hoạch, kế hoạch đất đai. Nội dung điều tra, khảo sát: + Nội dung cụ thể của phiếu điều tra khảo sát tập trung vào: hiện trạng quản lý và chất lƣợng môi trƣờng xung quanh khu vực khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, những vấn đề còn tồn tại và hƣớng giải quyết trong công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- 8 + Mẫu phiếu điều tra khảo sát, phỏng vấn: xem Phụ lục 02, 03, 04 (trang 88, 91, 93). Thực hiện điều tra khảo sát: Tác giả đã phát 130 phiếu khảo sát cho các đối tƣợng liên quan (100 phiếu khảo sát cho ngƣời dân sinh sống gần khu vực khai thác than, 30 phiếu khảo sát cho các doanh nghiệp khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) và phỏng vấn 03 đối tƣợng liên quan. Việc phát phiếu đƣợc thực hiện trực tiếp và gửi qua thƣ điện tử. Thời gian khảo sát diễn ra từ ngày 01/3/2021 đến hết ngày 31/5/2021. 5.2.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu - Đối với dữ liệu thứ cấp: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập đƣợc từ các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học, những nhà chuyên môn, các tài liệu giảng dạy của các thầy cô, các luận văn thạc sỹ, các bài báo, tạp chí, các bài viết trên Internet..., tác giả tiến hành phân loại, đánh giá và lựa chọn các nội dung, số liệu để đƣa vào nghiên cứu. Sắp xếp các tài liệu phù hợp theo chƣơng, mục, thời gian. Tác giả tiến hành chia vấn đề ra thành từng phần, tiếp cận chúng ở những góc độ khác nhau, tài liệu khác nhau, sau đó tổng hợp chung lại để có nhận thức chung nhất, đúng đắn và đầy đủ về vấn đề, từ đó tìm ra đƣợc bản chất, quy luật của đối tƣợng nghiên cứu. - Đối với dữ liệu sơ cấp: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ đƣợc kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp xử lý, nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác than của tỉnh. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa một số lý luận về quản lý nhà nƣớc địa phƣơng đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Từ đó, làm rõ khái niệm, vai trò cũng nhƣ nội dung, nguyên tắc, công cụ quản lý nhà nƣớc địa phƣơng với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Các nội dung quản lý nhà nƣớc địa phƣơng với hoạt động khai thác khoáng sản tập trung vào ban hành, thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác khoáng sản; tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản. Luận văn cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc địa phƣơng với hoạt động khai thác khoáng sản địa bàn tỉnh nhƣ cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng; bộ máy, năng lực và trình độ quản lý của chính quyền; trình độ của nền KT-XH; tổ chức, cá nhân khai thác
- 9 khoáng sản và cộng đồng dân cƣ. Ngoài ra, luận văn còn làm rõ thêm cơ sở thực tiễn qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số địa phƣơng nhƣ Quảng Bình, Thái Nguyên. - Về thực tiễn: Trên cơ sở khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH, tiềm năng tài nguyên than và thực trạng hoạt động khai thác than giai đoạn 2017-2021 của tỉnh Quảng Ninh, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc địa phƣơng với hoạt động khai thác than nhƣ ban hành chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác than; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch hoạt động khai thác than; tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khai thác than và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh đã đƣợc những thành tựu nhất định. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than nhƣ công tác bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác than còn chƣa hợp lý; Công tác quản lý quy hoạch chƣa kịp thời điều chỉnh, dẫn đến khó khăn trong đảm bảo triển khai đúng lộ trình kết thúc khai thác; Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về khai thác than còn gặp khó khăn về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực và công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác than trái phép của UBND Tỉnh và các sở ngành chức năng chƣa kịp thời, chƣa thực hiện hết chức năng quản lý nhà nƣớc. Trên cơ sở những luận cứ lý luận, thực tiễn, từ quan điểm và định hƣớng của Tỉnh Quảng Ninh, luận văn trình bày một số giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu 3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn cấp tỉnh. Chƣơng 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
- 10 Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 1.1.1. Khoáng sản a. Khái niệm Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2019, trang 638) định nghĩa “Khoáng sản là khoáng vật và đá trong vỏ trái đất, có thể khai thác để trở thành các nguồn lợi kinh tế”. Theo Tống Duy Thanh (2008): “Khoáng sản là những dạng vật chất quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người như than đá, sắt, vàng, nước khoáng thiên nhiên...”. Với giá trị to lớn của khoáng sản, trong quá trình khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản dẫn tới phát sinh các quan hệ xã hội đòi hỏi Nhà nƣớc phải quản lý bằng pháp luật. Theo Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018): “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”. Nhƣ vậy, có thể hiểu tài nguyên khoáng sản là thành phần tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và đem lại lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân. b. Phân loại khoáng sản Tài nguyên khoáng sản đƣợc phân loại theo nhiều cách: - Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt Trái Đất). - Theo trạng thái vật lý: Khoáng sản rắn (quặng kim loại, phi kim, đá màu, đá quý); khoáng sản lỏng (dầu mỏ, nƣớc khoáng...); khoáng sản khí (khí đốt, khí trơ). - Theo tính chất công dụng và thành phần hóa học: Khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim, khoáng sản năng lƣợng và khoáng sản nƣớc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn