intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ "VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ ĐỂ CHỨNG MINH NHÀ NƯỚC TA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN LÀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC"

Chia sẻ: Le Dinh Thao | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

447
lượt xem
131
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua phần lý luận về địa tô, vấn đề mà em cảm thấy tâm đắc nhất đó là phần lý luận về địa tô và điểm nổi bật là địa tô chênh lệch II. Việt Nam là một nước nông nghiệp bởi vậy vấn đề lý luận về địa tô là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu trong thời kỳ quá độ CNXH ở Việt Nam. Vận dụng lý luận, Đảng và nhà nước đã có chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân, nhằm khẳng định, xác lập chế độ công hữu xoá bỏ chế độ tư hữu. Xây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ "VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ ĐỂ CHỨNG MINH NHÀ NƯỚC TA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN LÀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC"

  1. TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ "VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ ĐỂ CHỨNG MINH NHÀ NƯỚC TA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN LÀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC"
  2. MỤC LỤC STT Nội dung Số Trang A MỞ ĐẦU 1 B NỘI DUNG 2 2 I HỌC THUYẾT ĐỊA TÔ 2 1.1 Điều kiện ra đời Bản chất địa tô1 1.2 2 1.3 Hình thức địa tô và ý nghĩa 3 Luận điểm của Mác và địa tô chênh lệch 2 2 3 Địa tô chênh lệch II3 4 3 5 II ÁP DỤNG LUẬN ĐIỂM CỦA MÁC VÀO NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM4 C KẾT LUẬN 8
  3. VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ ĐỊA TÔ ĐỂ CHỨNG MINH NHÀ NƯỚC TA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN LÀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC MỞ ĐẦU Qua phần lý luận về địa tô, vấn đề mà em cảm thấy tâm đắc nhất đó là phần lý luận về địa tô và điểm nổi bật là địa tô chênh lệch II. Việt Nam là một nước nông nghiệp bởi vậy vấn đề lý luận về địa tô là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu trong thời kỳ quá độ CNXH ở Việt Nam. Vận dụng lý luận, Đảng và nhà nước đã có chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân, nhằm khẳng định, xác lập chế độ công hữu xoá bỏ chế độ tư hữu. Xây dựng chế độ XHCN cho công bằng văn minh hơn. Trong khuôn khổ bài viết này em xin trình bày 2 ý - Một là: Học thuyết địa tô - Hai là: Áp dụng luận điểm của Mác về địa tô vào nền nông nghiệp Việt Nam
  4. NỘI DUNG I. HỌC THUYẾT ĐỊA TÔ 1.1 Điều kiện ra đời Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, những phát minh lớn mang tính chất thời đại, những mong muốn xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. Thực tiễn xây dựng xã hội mới - XHCN làm nảy sinh hàng loạt vấn đề cần được giải quyết, về mặt lý luận mà không có sẵn lời giải đáp từ di sản lý luận của các nhà kinh điển. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và giải quyết vấn đề kinh tế xã hội lúc bấy giờ, lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin ra đời đã giải quyết được những bức xúc tồn đọng trong qúa trình xây dựng XHCN cả về công nghiệp lẫn nông nghiệp. Thành tựu lớn lao mà lý luận Mác - Lênin đã nghiên cứu trong nông nghiệp đó là phần lý luận về địa tô. 1.2 Bản chất địa tô1 Địa tô đã xuất hiện từ khi có quyền sở hữu về ruộng đất và hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Trong chủ nghĩa tư bản người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh. Số tiền mà nhà TB phải trả cho địa chủ - kẻ sở hữu ruộng đất theo hợp đồng - để sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định là địa tô TBCN. Cũng như địa tô phong kiến, cơ sở địa tô TBCN là quyền sở hữu ruộng đất. Mặc dù có sự giống nhau đó, nhưng địa tô TBCN hoàn toàn khác với địa tô phong kiến. Nếu địa tô phong kiến biểu hiện giữa hai giai cấp, trong đó địa chủ bóc lột nông dân, thì địa tô TBCN biểu hiện quan hệ giữa ba giai cấp; người công nhân làm thuê, nhà TB công nghiệp và địa chủ1. 1,2 SĐ trang 246
  5. Nếu địa tô phong kiến dựa trên sự cưỡng bức siêu kinh tế của địa chủ đối với nông dân và bao gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư. Thì địa tô TBCN dựa trên cơ sở quan hệ kinh tế giữa địa chủ với TB và TB với lao động làm thuê và chỉ là một phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra, vì một phần giá trị thặng dư đã phải chuyển thành lợi nhuận cho nhà TB (người đầu tư vào nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân như mọi lĩnh vực khác). Địa tô TBCN là một phần lợi nhuận siêu ngạch do công nhân nông nghiệp tạo ra và do nhà TB thuê đất nộp cho người sở hữu ruộng đất. 1.3 Hình thức địa tô và ý nghĩa Trong tổng số địa tô hay tổng số tiền phải nộp cho địa chủ gồm các bộ phận khác nhau tức là địa tô chênh lệch. Địa tô chênh lệch bao gồm địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô TBCN có vai trò quyết định đối với nền nông nghiệp nước ta hiện nay mà cơ sở là địa tô chênh lệch II. Đảng và nhà nước đã vận dụng hình thức địa tô vào để sản xuất nông nghiệp, góp phần to lớn vào việc cải tổ, tổ chức và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, phát huy ưu thế đồng thời khắc phục những nhược điểm trong nông nghiệp. 2. Luận điểm của Mác và địa tô chênh lệch2 Khi nghiên cứu về địa tô, trước hết chúng ta phải giả thiết rằng: nông sản cũng phải được bán theo giá cả sản xuất như mọi hàng hoá khác, nghĩa là đảm bảo cho nhà tư bản thu hồi được chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận bình quân. Trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu gạch tồn tại thường xuyên và ổn định do: + Thứ nhất: Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, nhưng đất đai có hạn đã bị độc chiếm và người ta không thể tạo thêm những điều kiệnt tự nhiên thuận lợi. 1 Giáo trình Kinh tế học Mác - Lênin trang 317 - 318 2 Giáo trình Kinh tế học Mác - Lênin trang 318 - 319
  6. + Thứ hai: Nông phẩm lại là sản phẩm tất yếu không thể thiếu được đối với đời sống con người và xã hội. Bởi vậy, người ta không chỉ canh tác trên những khoảnh đất tốt hoặc trung bình mà buộc phải canh tác trên cả những mảnh đất sấu hay kém lợi nhuận hơn. Do vậy, giá cả thị trường nông phẩm do giá cả ở nơi điều kiện kém thuận lợi quyết định, có như vậy mới đảm bảo cho việc đầu tư vào đất canh tác sấu cũng thu được lợi nhuận bình quân. Do đó, tư bản đầu tư vào những đất đai có điều kiện thuận lợi, có năng xuất cao hơn, khi bán theo giá cả sản xuất chung, ngoài lợi nhuận bình quân, còn thu được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển hoá thành địa tô gọi là địa tô chênh lệch. 3. Địa tô chênh lệch II3 Trước hết để phân tích địa tô chênh lệch II ta phải hiểu thế nào là địa tô chênh lệch I. Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi bao gồm: độ mầu mỡ của đất đai; vị trí của đất đai xa hay gần nơi tiêu thụ. Nhưng địa tô chênh lệch II đều là lợi nhuận siêu ngạch hình thành do hậu quả đầu tư khác nhau. Một đằng do đầu tư trên những thửa ruộng có điều kiện khác nhau (quảng canh), một đằng do hiệu qủa của những lần đầu tư khác trên cùng một thửa ruộng (thâm canh) còn giá trị có tác dụng điều tiết thị trường nông sản vẫn do giá cả sản xuất của TB đầu tư có hiệu quả thấp nhất quyết định. Chi phí Lợi nhuận SL Giá cả sản Giá cả sản Địa tô Loại đất bình quân (tạ) xuất cá biệt xuất chung chênh đầu tư ($) (%) ($) ($) lệch ($) 1 tạ tsl 1 tạ tsl 3 Giáo trình Kinh tế học Mác - Lênin trang 319 - 320
  7. Lần 1 100 20 4 30 120 30 120 0 Lần 2 100 20 5 24 120 30 150 30 Nhưng sự chuyển hoá lợi nhuận siêu gạch đó thành địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II lại có sự khác nhau. Địa tô chênh lệch I được xác định trong các hợp đồng thuê đất giữa nhà TB và địa chủ. Trong thời hạn hợp đồng lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh mang lại vẫn thuộc về nhà TB kinh doanh ruộng đất, chỉ khi hết hợp đồng địa chủ mới tìm cách nâng giá cho thuê ruộng đất, tức biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thành địa tô chênh lệch II. Đây chính là nguyên nhân làm cho chủ đất muốn rút ngắn thời hạn cho thuê đất, còn nhà TB muốn kéo dài thời hạn để hưởng toàn bộ kết quả đầu tư vào ruộng đất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhà TB ra sức vắt kiệt độ mầu mỡ của đất đai sử dụng ruộng đất bừa bãi, phá hoại kết cấu đất, không tiến hành cải tạo đất và những biện pháp mà qua nhiều năm mới thu được vốn về. Sau thời hạn hợp đồng toàn bộ TB đầu tư vào ruộng đất trở thành sở hữu của địa chủ làm địa tô tăng lên và lượng TB tối thiểu cần có để kinh doanh nông nghiệp cũng tăng lên. Cơ sở và điểm xuất phát của địa tô chênh lệch II là địa tô chênh lệch I. Về mặt lịch sử nông nghiệp được canh tác theo lối quảng canh, mở rộng diện tích đất canh tác đầu tư TB vào những mảnh đất khác nhau trước khi được canh tác theo lối thâm canh, tức là tăng đầu tư trên cùng một đám đất. Quảng canh chỉ cần ít vốn đầu tư, yếu tố sản xuất chủ yếu là lao động và đất đai. Thâm canh thì đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, cùng với lao động và đất đai vốn trở thành yếu tố sản xuất chính, quyết định. II. ÁP DỤNG LUẬN ĐIỂM CỦA MÁC VÀO NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM4 Trước hết ta giả định rằng nhà nước xã hội chủ nghĩa coi như là những TB cho thuê đất và người nông dân là những TB đi thuê đất và trả địa tô (thuế sử dụng đất) 4 Nguyễn Sinh Cúc - Nghiên cứu Kinh tế 1,2,3 - 2000
  8. cho nhà nước nếu TB cho thuê đất chỉ trong vòng luân chuyển từ một đến hai năm, thì sẽ dẫn đến tình trạng người đi thuê sẽ vắt kiệt độ màu mỡ của đất không tính đến chuyện thâm canh bởi nếu người đầu tư vào (thâm canh) khi chưa được hưởng thì lại phải nhượng hoặc chuyển đổi qua lại sang một khu ruộng mới điều đó dẫn đến việc người thuê đất chỉ có quảng canh mà không có thâm canh làm cho đất đai bạc màu, năng xuất kém, cụ thể hơn ta lấy ví dụ về một thửa ruộng: Một thửa ruộng A thuộc quyền sở hữu lâu d ài của anh H và một thửa ruộng B anh ta sở hữu theo thời vụ phải nhượng đổi cho người khác thì anh ta sẽ thấy được sự khác biệt rất lớn: + Thửa ruộng A gắn trực tiếp lợi ích của anh ta vào đó và đầu tư TB vào đó chỉ có anh ta hưởng. Do vậy, càng đầu tư năng xuất càng cao, độ mầu mỡ đất đai tăng lên. Trái lại, thửa ruộng B nếu anh ta đầu tư thâm canh khi chưa kịp thu lợi nhuận thì phải nhượng lại, đổi qua một mảnh khác, như vậy anh ta không thể đầu tư thâm canh vào đó. Bởi đầu tư thâm canh thì người hưởng không phải là anh ta. Cứ như thế anh ta nhượng cho người khác, người khác lại đổi cho anh ta không ai chịu thâm canh điều đó làm cho đất đai ngày càng trở nên cạn kiệt độ mầu mỡ. Ta còn thấy rõ hơn vấn đề này trong và sau thời kỳ khoán 10. Sau khoán 10 sự phân tán và manh mún đất đai, theo tổng cục địa chính cả nước có 7 triệu ha ruộng đất thì có tới 75 triệu thửa ruộng, bình quân ruộng lúa là 200 - 400 m2, đất màu 100 - 300m2 và có tới 5 - 10% số thửa ruộng dưới 100m2, bình quân mỗi hộ nông nghiệp có 4.894m2, đồng bằng Sông Hồng bình quân mỗi hộ có: 2.497m2 nhưng lại phân tán manh mún trên 10 thửa ruộng khác nhau. ở khu 4 cũ mỗi hộ có 3.873m2 nhưng lại canh tác ở 6 - 7 thửa ruộng sản xuất nông nghiệp không thể có hiệu quả cao nếu cứ tiếp tục sự manh mún như hiện nay. Chính sách của Đảng và nhà nước đã giúp nông nghiệp chuyển nhượng, trao đổi, tập trung ruộng đất để canh tác trên những thửa ruộng lớn hơn. Luật đất đai năm 1993 và luật đất đai sửa đổi năm
  9. 1998, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra tạo nhiều nông trại có quy mô lớn. Để đẩy mạnh phát huy tích cực hơn nữa Đảng và nhà nước đã có rất nhiều chính sách đối với nông nghiệp như trương trình 327 - trương trình phủ xanh đồi núi trọc, trương trình di dân từ đồng bằng đông dân lên miền núi để khai hoang, cở sở của chính sách đó là gắn lợi ích trực tiếp của hộ nông dân đối với rừng, vườn rừng, cải tạo, chăm sóc sao cho đạt hiệu quả cao nhất, thu lời nhiều nhất. Trước kia khi chưa có chính sách đó, vườn rừng vẫn thuộc sở hữu của nhà nước cơ chế quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến rừng bị tàn phá nặng lề ảnh hưởng không những đến nền kinh tế quốc dân m à cả đến môi trường. Quá trình vận dụng sáng tạo lý luận về địa tô vào nông nghiệp Đảng và nhà nước đã thu được thành tựu lớn trong nông nghiệp, sản lượng lương thực tăng nhanh biến Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo, sản lượng từ 18,4 Tr tấn năm 1986 tăng lên 25 Tr tấn năm 1990; 31,8 Tr tấn năm 1998, 33,8 Tr tấn năm 1999. Như vậy bình quân mỗi năm tăng hơn 1,2 Tr tấn. Nét mới trong sản xuất lương thực là sản lượng tăng nhanh và ổn định năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng lương thực 5% từ 300kg năm 1992; 372kg năm 1995; 387kg năm 1996; 398kg năm 1997; 408kg năm 1998 và 440kg năm 1999, cùng v ới những tiến bộ về tăng vụ, chuyển vụ và thâm canh, phát triển khá ổn định đã góp phần vào bổ xung lương thực lớn cho quốc gia. Đó là kết quả của việc vận dụng sáng tạo lý luận về địa tô đối với nông nghiệp5. 5 Hình thái địa tô - tập 25 PII trang (413 - 414)
  10. KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu trên đây ta có thể rút ra kết luận. Chừng nào các nhà tư bản bỏ thêm vào cùng một đám đất được đầu tư với một hiệu suất siêu ngạch nhất định nào đó ngay cả với một hiệu suất siêu ngạch giảm dần xuống, các nhà tư bản phụ thêm cũng vẫn còn có thể trong những giới hạn nhất định, đem lại lợi nhận siêu ngạch mặc dù ít hơn. Việc đầu tư một tư bản phụ thêm chỉ đem lại có lợi nhuận trung bình, do đó hiệu suất siêu ngạch của nó bằng không. Tuyệt nhiên không ảnh hưởng gì đến mức lợi nhuận siêu ngạch đã được hình thành, do đó cũng không ảnh hưởng gì đến địa tô. Những nhà tư bản phụ thêm mà giá cả sản phẩm có giá trị sản xuất cá biệt cao hơn giá cả có tác dụng điều tiết do đó hiệu suất siêu ngạch của chúng không những bằng không mà còn dưới số không còn là một số âm nghĩa là thấp hơn hiệu suất của một khoản đầu tư ngang nhau trên loại đất một là loại đất có tác dụng điều tiết, do đó những nhà tư bản phụ thêm ấy ngày càng thu hẹp mức chênh lệch giữa hai giá đó mức chênh lệch cấu thành lợi nhuận siêu ngạch hoặc địa tô. Chế độ chiếm hữu ruộng đất không chỉ tạo ra sự chiếm đoạt địa tô chiếm đoạt sản phẩm lao động của người khác, làm giá cả nông sản cao lên, gây thiệt hại cho xã hội, đem lại sự giàu có cho một nhóm địa chủ, là những kẻ sở hữu đất đai việc mua bán đất đai còn hạn chế tư bản đầu tư, quảng canh cản trở sự phát triển của nền nông nghiệp hợp lý, làm cạn kiệt độ màu mỡ của đất đai. Do vậy vấn đề quốc hữu hoá ruộng đất trở thành khâu hiệu chính của bản thân cách mạng tư sản.
  11. Để đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn ngo ài chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân Đảng và nhà nước cần phải có những chính sách như: - Tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân sản xuất bằng biện pháp đầu tư tư bản. - Khuyến khích hộ nông dân trồng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao trên những vùng lúa kém hiệu quả, tạo thị trường đầu vào và đầu ra. - Quy định rõ quyền hạn của người sử dụng rừng và vườn rừng… Với khả năng nhận thức của m ình về phần lý luận địa tô cùng với sự am hiểu nhìn nhận thực tiễn của em còn hạn chế nên bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy, cô xem xét giũp đỡ, chỉ ra những khuyết điểm để bài tiểu luận này được tốt hơn nữa. En xin chân thành cảm ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2