intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận KTCT: Cạnh tranh trong nền KTTT

Chia sẻ: Thanh Cong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

148
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận ktct: cạnh tranh trong nền kttt', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận KTCT: Cạnh tranh trong nền KTTT

  1. Tiểu luận khoa học chính trị Đề tài Cạnh tranh trong nền KTTT
  2. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ PHẦN 1: MỞ ĐẦU Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt đ ược nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém. Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên của ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa hội nhập AFTA vào năm 2006) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn. Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng cao. Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng như: 100% mỏ dầu, 80% rừng, 90% lao động được coi trọng, có phần xem nhẹ ưu điểm của các doanh nghiệp tư nhân. V ừa qua, ngày 13/10/2004, chúng ta đ ã thành lập được hiệp hội các doanh nghiệp tư nhân V iệt Nam, điều đó cho thấy có sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của tư 1
  3. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ nhân, doanh nghiệp tư nhân đang dần nhận được sự quan tâm từ phía nhà nước và đóng vai trò quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế. Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đ ã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này và một số thành tựu đ ã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định… những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển kinh tế. Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên m ột đoạn thị trường nhất định. Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế. Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây. 2
  4. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ PHẦN 2 CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN 1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt động buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người. Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá. Kinh tế h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trường các yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại. Tuy vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của các doanh nghiệp. Muốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình b ằng cách: nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát 3
  5. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ triển, đồng thời cũng làm cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kĩ thuật phát triển do đ òi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, cải tiến khoa học - kĩ thuật. Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ được chuyển từ nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn. Tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng, cho người tiêu dùng. Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện các bước nhảu thay đổi về chất. Mỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên, tốt đẹp hơn. V ậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. 2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua một số chức năng sau: Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá đ ể thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá 4
  6. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình của to àn xã hội. Nếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung b ình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất. Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu tư có lợi hơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Việc hình thành nên giá thị trường của h àng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Với giá trị thị trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà tư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau. Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Đ iều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí ngu ồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết. 5
  7. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trường, kích thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó lớn hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn không có hiệu quả và bị phá sản. Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu đ ược. Đ iều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại đ ược thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất. Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điều này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Điều này làm tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của to àn xã hội. Điều này quan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nước. Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa những người lao động với nhau, để có đ ược một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp. Đ iều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con người mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả. 6
  8. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ K ẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có như vậy thì các nguồn lực của xã hội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó muốn có hiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo. 3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự m ình quyết định đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nhưng cạnh tranh trên thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn muốn xoá bỏ cạnh tranh và độc quyền đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ. Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Độc quyền thường dẫn đến xu hướng cửa quyền, bạo lực và trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa học kĩ thuật, làm chậm thâm chí lãng phí các nguồn lực x ã hội. Bởi lẽ với thế độc quyền các doanh nghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến máy móc kĩ thuật, không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn thu được lợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán. Độc quyền là sự thống trị tuyệt đối trong lưu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn cao,... Do vậy, sự phục vụ của người tiêu dùng nói riêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do. Trong nhiều trường hợp độc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội. Chính do cung cách ấy mà độc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng khan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế. 7
  9. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường. Để có sự cạnh tranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quyền và tạo nên cạnh tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước. Để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì cần phải có những điều kiện nhất định. a) Điều kiện về các yếu tố pháp lý - thể chế đối với hoạt động kinh doanh Để có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thì cần phải hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay trong quá trình hội nhập ngày càng cao thì các thể chế pháp lý không chỉ do nhà nước b an hành mà nó còn được ban hành bởi các tổ chức quốc tế hoặc do một khu vực kinh tế gồm nhiều quốc gia ban hành. Y ếu tố pháp lý thể chế nhân tố quan trọng trong hình thành nên môi trường kinh doanh - là đất sống của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mõi yếu tố pháp lí - thể chế đều tác động vào một lĩnh vực nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó được dùng để điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể kinh tế muốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nào đều phải dựa vào các thể chế - p háp lí đã được ban hành đối với lĩnh vực nào đó để tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy sẽ hình thành nên một môi trường kinh doanh ổn định khoa học. Mặc dù chỉ có định hướng trong một lĩnh vực nhất định, song trong một nền kinh tế thống nhất để tạo nên sự hoạt động đồng bộ cho guồng máy kinh tế thì các yếu tố thể chế - pháp lí này đều phải đảm bảo các điều kiện sau: Thứ nhất: Đảm bảo sự đồng bộ trong toàn bộ hệ thống thuộc mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy mọi lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh đều được điều chỉnh bởi các thể chế - pháp lí, đièu này sẽ tạo nên tính hài hoà trong nền kinh tế. Nếu như không đ ảm bảo được sự đồng bộ thì trong nền kinh tế sẽ có những lĩnh vực không b ị tác động của các thể chế pháp lí, việc hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ dễ dàng, tự do hơn so với các linh vực có các yếu tố pháp lí - thể chế 8
  10. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ tác động, bởi vì nó không chịu ảnh hưởng, không chịu bất kì tác đ ộng nào từ N hà nước. Các nhà sản xuất kinh doanh sẽ từ đó sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo ý muốn của mình. Đ iều này sẽ tạo nên sự lộn xộn trong nền kinh tế bởi vì mục đích sản xuất của mỗi người là khác nhau, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất với nhau, tạo điều kiện cho độc quyền hình thành để tránh sự cạnh tranh. Thứ hai: Các thể chế - pháp lí do Nhà nước ban hành phải phù hợp với tình hình thực tế. Để có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các qui định này phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh việc hiểu theo nhiều nghĩa hướng khác nhau, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả trầm trọng. Việc ban hành các thể chế - pháp lí này sát với thực tế, không rõ ràng thì không những thực hiện được mục đích mà còn gây thêm ra những hoạt động sai lệch, làm đảo lộn trật tự. Thứ 3: Hiệu lực pháp luật của các qui định pháp lí - thể chế phải thống nhất trong việc điều chỉnh các hành vi kinh tế, không được có sự phân biệt đối xử khi thực hiện các qui định. Việc này sẽ tạo nên tính công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu lực của các qui định. b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này đảm bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui đ ịnh để điều hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế được thực hiện. Do vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực trong quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt. V iệc các công ty hoặc các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ d àng. Do vậy để chống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh 9
  11. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ tế non kém thì nhà nước sẽ không thể quản lí đ ược nền kinh tế, các bản qui định không thể đưa vào áp dụng trong thực tế, hoặc nếu có đưa vào áp d ụng được thì khó lòng mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện. Điều này sẽ gây ra việc làm thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh b ất ổn định, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền hình thành. Thực tế ở Việt Nam cho thấy: trong xây dựng cơ bản việc đầu tư dàn trải không có trọng điểm gây lãng phí vốn đầu tư. Trong các dự án, công trình xây dựng việc thất thoát vốn là rất lớn do việc câu kết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa các chủ đầu tư và xây dựng. Tất cả các điều trên phần lớn là do bộ máy quản lý còn non kém. Chưa đưa ra được những qui định pháp lí - thể chế để điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Việc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc đầu cơ, thông đồng với nhau tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá thuốc lên cao. Điều này cũng tương tự đối với thị trường bất động sản. Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới nên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng để tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền. c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể kinh doanh Các chủ thể kinh tế là đ ối tượng tác động của các văn bản pháp lí - thể chế. Nhà nước ban hành và giám sát, chỉ đạo các chủ thể kinh tế thi hanh các qui định của văn bản pháp lí - thể chế. Để các qui định được thực hiện tốt thì ngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nước còn có hành vi thực hiện của các chủ kinh doanh và nhân dân. Ý thức thực hiện các qui định văn bản của các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện đủ để tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh. Năng lực của các cơ quan quản lí là có hạn cho nên trong quá trình quản lý không thể khong mắc những sai lầm, thiếu sót. Khi đó sẽ là điều kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền lợi dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động. Trong những tình huống như vậy để tạo nên cạnh tranh lành m ạnh và chống 10
  12. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ độc quyền rất cần có tinh thần, ý thức của các chủ thể kinh doanh cũng như của nhân dân. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tốt của các chủ thể kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý. II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN Ở VIỆT NAM 1. Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh Sau chiến tranh đất nước thống nhất, cả nước hăng hái bắt tay vào công cuộc xây dựng, kiến tạo đất nước đưa đất nước tiến thẳng lên CNXH. Trong khi đó trong tay chỉ có mô hình kinh tế sau chiến tranh để lại - nền kinh tế tập trung bao cấp của cải xã hội bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Việc áp dụng mô hình kinh tế này trong chiến tranh đã đem lại hiệu quả cao, và được coi như mô hình ưu việt. Nhưng trong thời bình, nó đã không còn phù hợp và V iệt Nam đã phải trả giá cho việc áp dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế suy thoái trầm trọng chi vượt thu, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phương tiện kĩ thuật ngày càng lạc hậu, chậm đ ược đổi mới, năng lực sản xuất trong nước kém. Trong nền kinh tế cũ - nền kinh tế tập trung bao cấp thì mọi hoạt động kinh tế của xã hội đều do Nhà nước đảm nhiệm, nhà nước bao tiêu hết quá trình sản xuất của các doanh nghiệp kể cả việc tiêu thụ sản phẩm do đó mà nó gây ra sức ì đối với các doanh nghiệp được nhà nước bao cấp. Các doanh nghiệp cứ ung dung thực hiện theo kế hoạch của nhà nước để sản xuất, không cần quan tâm đến việc phải cạnh tranh với ai. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dường như chỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí thuyết chứ chưa được thấy thực tế cạnh tranh là như thế nào. Điều đó gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, cạnh tranh không được coi trọng. Yêu cầu phát triển xây dựng đất nước buộc chúng ta phải chuyển đổi nền kinh tế và nền kinh tế thị trường đ ã được áp dụng nhưng nó chịu sự quản lý của Nhà nước. Đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường với qui luật cạnh tranh đã không còn chỗ cho sự ỉ lại, trông chờ vào trợ cấp, nó buộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt động để tìm lấy vị trí tồn tại trong nền kinh tế. Do tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên việc yêu 11
  13. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ cầu nhận thức về cạnh tranh một cách đúng đ ắn là điều cần thiết. Cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã d ần dần được chấp nhận ở nước ta như một động lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhưng chịu sự điều tiết của nhà nước. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp lí điều chỉnh hành vi có liên quan đến cạnh tranh trên thị trường như: - Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và sửa đổi vào các năm 1990, 2000. Cạnh tranh trên thị trường có 4 cấp độ: cạnh tranh về hình thức sản phẩm, cạnh tranh về loại sản phẩm, những loại sản phẩm có thể thay thế và cạnh tranh về ngân sách. Cạnh tranh về hình thức sản phẩm là cấp độ thấp nhất của cạnh tranh. H ình thức này chủ yếu tập trung vào sản phẩm hiện tại của các doanh nghiệp mà không tập trung vào cái có thể xảy ra trong tương lai. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về nhãn hiệu nằm trong cùng một chủng loại sản phẩm và sẽ thoả mãn nhu cầu của cùng một đoạn thị trường. Loại hình cạnh tranh này dựa trên thị hiếu của khách hàng. Ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn như: Tường An, Bình An, Neptune… họ đều sản xuất và tiêu thụ dầu ăn trên thị trường Việt Nam do đó để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là điều tất nhiên. Họ đều cố gắng đưa ra những loại sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng được thị hiếu của khách hàng để chiếm lĩnh thị trường. Cấp độ thứ 2 của cạnh tranh là cạnh tranh về loại sản phẩm. Loại hình này dựa trên những sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm tương tự đ ược xác định như là đặc tính chứ không phải giá trị cao hay thấp. ví dụ như hãng sản xuất điện thoại di động liên tục cải tiến mẫu mã cũng như đặc tính, chức năng, công dụng để có thể đưa ra những sản phẩm có tính năng sử dụng cao, kết hợp nhiều chức năng: xem ti vi, nghe nhạc, đọc sách… Loại hình cạnh tranh này rộng hơn so với cạnh tranh về hình thức sản phẩm. Nhưng cạnh tranh về loại sản phẩm hay hình thức sản phẩm vẫn thuộc quan điểm ngắn hạn. 12
  14. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ Cấp độ thứ ba của cạnh tranh là tập trung vào những sản phẩm có thể thay thế, loại hình này tập trung dài hạn hơn. VD: cửa hàng bán đ ồ ăn sẵn cạnh tranh với các cửa hàng bán đồ tươi sống. Cấp độ cạnh tranh chung hơn theo Kotler là cạnh tranh về ngân sách. Đ ây là quan điểm rộng nhất về cạnh tranh vì nó cho rằng tất cả các sản phẩm hay dịch vụ cạnh tranh với nhau đều nhằm vào túi tiền của người tiêu dùng. Loại cạnh tranh này bao gồm một lượng lớn các nhà cạnh tranh nên gây khó khăn cho việc thực hiện về mặt chiến lược của các doanh nghiệp. Khách hàng với một số tiền nhất định họ có thể tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng họ có thể mua sắm những hàng hoá lâu bền hoặc có thể mua sắm chi tiêu cho kì nghỉ hoặc họ có thể dùng cho việc chăm sóc sức khoẻ v.v.. Trong kinh doanh tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp lựa chọn cấp độ cạnh tranh cho phù hợp với tình hình thực tế và chính sách cạnh tranh của công ty. - X oá b ỏ cơ chế hai giá và các hình thức bao cấp. Ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1988. - Ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân; pháp lệnh về chất lượng hàng hoá năm 1990. - N ăm 1992 ra đ ời hiến pháp mới cho phép cá nhận đ ược thực hiện quyền sở hữu tài sản do thu nhập tạo ra. - Ban hành luật phá sản 1993 - Ban hành bộ luật dân sự 1995 - Năm 1996 qui đ ịnh chế độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong bộ luật dân cự. - Ban hành luật thương m ại 1997 - Ban hành thuế giá trị gia tăng và huỷ bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu năm 1998. - Ban hành luật doanh nghiệp năm 1999. 13
  15. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ Để thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết công ăn việc làm, Nhà nước đã từng b ước nới lỏng cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay các mục tiêu phát triển ổn định và việc làm được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả. Nhà nước tôn trọng các qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường, trong đó có qui luật cạnh tranh và hạn chế bớt tiêu cực của thị trường. Trong kinh tế thị trường cạnh tranh tự do bao gồm tự do hành nghề theo pháp luật, tự do quyết định của người kinh doanh và tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Cạnh tranh trên th ị trường tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Cạnh tranh về thị trường phân phối, cạnh tranh về khách hàng, cạnh tranh về nhân công, cạnh tranh về nguyên vật liệu, cạnh tranh về công cụ marketing… Cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc giữa các ngành với nhau. Mỗi cấp độ khác nhau thì có hình thức cạnh tranh khác nhau. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh cần phải có nhận thức đúng về cạnh tranhvà các cấp độ của cạnh tranh để từ đó đề ra các chính sách cho sự phát triển của mình. D ưới đây là một số cấp độ cạnh tranh của thị trường. 2. Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và đ ộc quyền kinh doanh ở nước ta chưa nhất quán, chưa nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nên chưa có quan điểm dứt khoát về ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Nhà nước chưa có những qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Bên cạnh đó tư tưởng chưa coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và việc thành lập hàng lo ạt các tổng công ty 90, 91 cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh. Do những tồn tại đấy mà thực trạng cạnh tranh và đ ộc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Thể hiện: a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhfa nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh 14
  16. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước được hưởng nhiều ưu đ ãi từ phía nhà nước như: các ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ,… Ngo ài ra các doanh nghiệp này còn tập trung trong tay một lượng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nước, than, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải…, các doanh nghiệp tư nhân không được coi trọng. Các doanh nghiệp nước ngoài ho ạt động theo một qui chế riêng, không được ưu đãi từ nhà nước. Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi về một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả, chây ì, trông chờ vào nhà nước gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong khi các công ty tư nhân hoạt động năng nổ và hiệu quả hơn. Ngoài ra do những qui định không hợp lí trong hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài gây nên sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài sự e ngại về đầu tư vào nước ta của các công ty nước ngoài. b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình mà không vấp phải những khó khăn cản trở nào. Do đó mà gây nên những hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp. Cụ thể: - Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà lo ại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội ho ặc cho phá sản. Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để phân chia địa bàn hoạt động, thị trường tiêu thụ hàng hoá làm cho sự lưu thông hàng hoá trên thị trường bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt. Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền chi phối một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao. Ví d ụ như thuốc tân dược vừa 15
  17. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh. - H ành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường. H ành vi này xuất phát từ một số tổng công ty đọc quyền hoặc các công ty lớn có khả năng chi phối thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất. Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiện trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối các doanh nghiệp này. Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa chọn của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Nó có thể dẫn đến việc áp đặt giá cả sản phẩm, loại sản phẩm… - Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên doanh là việc sáp nhập các công ty thành viên lại với nhau, việc này diễn ra theo quyết định của nhà nước. Các công ty sáp nhập hay liên doanh với nhau làm tăng mức độ tích tụ hay tập trung của thị trường. Các công ty liên doanh sáp nhập hay hợp nhất với nhau đều làm cho thị trường tập trung hơn, giảm bớt đối thủ cạnh tranh tăng khả năng chi phối độc quyền thị trường của các tổng công ty hay các liên doanh, làm triệt tiêu cạnh tranh trong kinh doanh. - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hiện nay nước ta chưa có khung pháp lí hoàn chỉnh cho cạnh tranh nên việc xác định, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khó khăn. Đ iều đó tạo điều kiện cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng phát triển mạnh. Một số hành vi cạnh tranh khong lành mạnh như: 16
  18. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường. V iệc hàng giả, hàng nhái bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm giảm uy tín của các công ty làm ăn chân chính có sản phẩm bị làm nhái. Các hình thức quảng cáo gian dối, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá mình làm giảm ưu điểm của các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những mức giá cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm. Điều này cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp sản xuất chân chính. Các hành vi thông đồng với cơ quan quản lý nhà nước để cản trở hoạt động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng , hối lộ các giao dịch kinh tế, lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp Nhà nước một cách không chính đáng còn phổ biến trong nền kinh tế. c. Độc quyền của một số tổng công ty. Việc thành lập các tổng công ty 90 - 9 1 được coi là có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế trong phạm vi cả nước hoặc bộ ngành, đ ịa phương. Các tổng công ty này là tập hợp các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất cùng loại sản phẩm lại với nhau, việc làm này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tế, cho thấy rằng việc các tổng công ty 90, 91 ra đời đã gây cản trở cho môi trường cạnh tranh mà các tổng công ty đó hoạt động. Tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa tổng công ty và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực. Thể hiện qua các hoạt động sau: Một số tổng công ty với thế mạnh về kinh tế của mình đ ã kiến nghị với chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp, lãi suất ưu đãi để duy trì vị thế độc quyền của mình. Nhiều tổng công ty 17
  19. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ đã thể chế hoá những ưu đãi đặc quyền của mình và đ ưa ra những quy định bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh nhằm loại bỏ các đối thủ cạnh tranh. - V ới ưu thế độc quyền, nhiều công ty đã định ra những sản phẩm mà họ sản xuất tạo ra sự bất bình đ ẳng giữa những người kinh doanh với nhau trên thị trường. Ví dụ: cùng một loại hàng hoá dịch vụ tổng công ty áp đặt nhiều giá khác nhau đối với từng loại khách hàng. - Cạnh tranh trong nội bộ tổng công ty bị hạn chế. Được sự bảo hộ của chính phủ, nhiều tổng công ty hoạt động trì trệ, ỷ lại gây tốn kém, lãng phí cho xã hội. Như vậy với mục đích chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty đã không thực hiện được, m à việc thành lập các tổng công ty này đã ảnh hưởng không tốt, thậm chí cản trở cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay cả nước có 17 tổng công ty 91 với 450 thành viên, 71 tổng công ty 90 của bộ với 1057 thành viên và 7 tổng công ty 90 của địa phương với 116 thành viên, tổng công ty chiếm 27% số doanh nghiệp Nhà nước và 76,5% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước cả nước. d. Đ ộc quyền tự nhiên trong các ngành kết cấu hạ tầng: Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đ òi hỏi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đ áng kể. Ngoài ra độc quyền tự nhiên còn tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép ho ạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng. 18
  20. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ Thí dụ: giá điện ở Việt Nam là 0,07USD/kwh so với Thái Lan là 0,04 U SD, phí vận hành, cảng đối với 1 vạn tấn ở cảng Sài Gòn là 40.000USD, cảng Bangkok là 20.000USD, cước viễn thông từ H à Nội gọi đến Tokyo hết 7,92USD/3phút, từ Bangkok hết 2,48USD. Giá hàng hoá cao trong khi chất lượng phục vụ của hàng hoá thì lại còn bị hạn chế: hệ thống giao thông kém phát triển, đường xá trật hẹp hạn chế khả năng đi lại của người dân, tai nạn, ùn tắc giao thông xảy ra liên tục trên các con đường đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ngập úng trên các con đường khi có mưa là điều không hiếm. Kho tàng, bến bãi, cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, hệ thống cấp thoát nước thiếu, mất vệ sinh. Ở Việt Nam chỉ có 25% mạng lưới đường bộ đ ược rải nhựa. Kết quả của độc quyền tự nhiên là năng su ất lao động thấp, giá cả tăng cao một cách bất hợp lý, buộc to àn b ộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào cao, làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp kinh doạnh khác trong nền kinh tế quốc dân. e. Một số yếu tố khác. Nhà nước ta chưa có những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan chuyên trách nào theo dõi, giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Chưa có những hiệp hội người tiêu dùng đ ủ mạnh dể hỗ trợ cho việc giám sát cạnh tranh và độc quyền. Chính thông qua những hiệp hội này mà các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sớm được quá ra xử lý. III. CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH VÀ CHỐNG ĐỘC QUYỀN. Từ thực trạng độc quyền ở Việt Nam ta thấy rằng: còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Từ thực trạng cho thấy cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn có nhiều tồn tại, nguyên nhân của các tồn tại đó là do: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2