intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Kỹ năng ứng xử và phỏng vấn việc làm: Tìm hiểu về quy trình tuyển dụng nhân sự đối với sinh viên mới ra trường tại Cổng ty Cổ phần FPT

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

47
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận "Tìm hiểu về quy trình tuyển dụng nhân sự đối với sinh viên mới ra trường tại Cổng ty Cổ phần FPT" là tài liệu tham khảo giúp các bạn sinh viên để có thể nắm bắt được thị trường lao động. Từ đó đánh giá, đưa ra giải pháp giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Kỹ năng ứng xử và phỏng vấn việc làm: Tìm hiểu về quy trình tuyển dụng nhân sự đối với sinh viên mới ra trường tại Cổng ty Cổ phần FPT

  1. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG ỨNG XỬ & PHỎNG VẤN VIỆC LÀM ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ ĐỐI VỚI SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG TẠI CỔNG TY CỔ PHẦN FPT Họ và Tên sinh viên : Bùi Tấn Thành Mã sinh viên : 1114050078 Lớp niên chế : D14QK02 Số thứ tự : 59 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Trung Dũng Lớp tín chỉ : Hè2021_01 Hà Nội, Tháng 10/2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG 2 1.1. Quy trình tuyển dụng 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Vai trò 2 1.2. Quy trình tuyển dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam 4 1.2.1. Chuẩn bị tuyển dụng 4 1.2.2. Thông báo tuyển dung 4 1.2.3. Thu nhận và chọn lọc hồ sơ 4 1.2.4. Phỏng vấn sơ bộ 4 1.2.5. Phỏng vấn tuyển chọn 5 1.2.6. Tập sự thử việc 5 1.2.7. Quyết định tuyển dụng 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 6 2.1. Thực trạng tuyển dụng của các doanh nghiệp Việt Nam 6 2.2. Sơ lược về Công ty cổ phần FPT 6 2.2.1. Giới thiệu chung 6 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển 7 2.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 8 2.2.4. Kết quả kinh doanh 9 2.3. Quy trình tuyển dụng sinh viên mới ra trường của Công ty cổ phần FPT 9 2.4. Đánh giá ưu, nhược điểm 11 2.4.1. Ưu điểm 11 2.4.2. Nhược điểm 11 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12 3.1 Đề xuất giải pháp 12 3.2 Bài học kinh nghiệm 12 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 1 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế của đất nước ta đang trên đà phát triển, bên cạnh những mặt thuận lợi thì cũng có không ít nhưng khó khăn, tiêu cực phát sinh có thể kể đến đó là tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường ngày càng tăng trong cơ chế thị trường hiện nay. Đất nước càng phát triển bao nhiêu ngoài những công nghệ hiện đại phục vụ cho kinh doanh sản xuất thì một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước là lực lượng lao động, trong nền kinh tế thị trường ngày nay lực lượng lao động là những sinh viên được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng…, là lực lượng trẻ của đất nước rất năng động và có năng lực trong công việc. Chính vì vậy, sinh viên là nguồn nhân lực rất quan trọng chúng ta cần biết cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Tuy nhiên vấn đề ở đây là chất lượng của tân cử nhân thường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đang là. Nhiều doanh nghiệp đưa ra nhận xét không tốt đối với sinh viên mới ra trường như: “Kiến thức đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng hầu như quá lỗi thời, không sát thực tế so với tại công ty. Điều này khiến sinh viên mới tốt nghiệp rất lúng túng khi thực thi công việc, họ chỉ có thể làm những việc cơ bản như photocopy, nhận và gửi fax. Đáng buồn hơn, rất nhiều sinh viên trong số đó không có khả năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính”. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chiến lược để nâng cao chất lượng nhân sự, đầu tư thêm nguồn nhân lực chất lượng cao, lựa chọn “đúng người, đúng việc” để tối ưu hoá bộ máy tổ chức. Trên tinh thần đó, em xin phép chọn đề tài: “Tìm hiểu về quy trình tuyển dụng nhân sự đối với sinh viên mới ra trường của Công ty cổ phần FPT” làm đề tài Tiểu luận kết thúc học phần môn Kỹ năng ứng xử và phỏng vấn việc làm để có thể nắm bắt được thị trường lao động từ đó đánh giá, đưa ra giải pháp giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 2 NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG 1.1. Quy trình tuyển dụng 1.1.1. Khái niệm Khái niệm tuyển dụng nhân sự bao gồm hai nội dung đó là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực. - Tuyển mộ: Là quá trình thu hút các ứng viên về phía các tổ chức để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức. - Tuyển chọn: Là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa vào các yêu cầu của công việc, trong số những người đã thu hút qua tuyển mộ. Quá trình tuyển dụng cần phải xác định rõ các kỹ năng, kiến thức và các đặc điểm cá nhân cần thiết cho cả nhu cầu trước mắt của vị trí công việc và mục tiêu tương lai phát triển của doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp và hình thức tuyển dụng khác nhau nhưng công tác tuyển dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thứ nhất việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự phải được xuất phát từ mục tiêu phát triển, khả năng tài chính, thời gian, chiến lược, chính sách nhân sự của doanh nghiệp. - Thứ hai việc tuyển dụng phải căn cứ vào yêu cầu của từng công việc, căn cứ vào điều kiện thực tế. - Thứ ba kết quả tuyển dụng phải tuyển chọn được những người phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của từng công việc: phù hợp về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm…có thể làm việc với năng suất cao. 1.1.2. Vai trò - Đối với doanh nghiệp: Thứ nhất việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 3 nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉ khi làm tốt khâu tuyển dụng mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo. Thứ hai tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người thực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành công việc được giao. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa. Thứ ba chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “ đầu vào ” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp. Thứ tư tuyển dụng nhân sự tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp. Thứ năm tuyển dụng nhân sự tốt cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã định. Như vậy tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp, đây là quá trình “ đãi cát tìm vàng”, nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết, những sản phẩm cá nhân theo đúng yêu cầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu và trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí nguồn gốc gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí chi phí kinh doanh… Tuyển dụng nhân viên không phù hợp sau đó lại sa thải họ không những gây tốn kém cho doanh nghiệp mà còn gây tâm lý bất an cho các nhân viên khác. - Đối với người lao động Thứ nhất tuyển dụng nhân sự giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm về triết lý, quan điểm của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo những quan điểm đó. Thứ hai tuyển dụng nhân sự tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ những người lao động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 4 - Đối với xã hội: Việc tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp giúp cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội: người lao động có việc làm, có thu nhập, giảm bớt gánh nặng xã hội như thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời việc tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp còn giúp cho việc sử dụng nguồn lực của xã hội một cách hữu ích nhất. Tóm lại tuyển dụng nhân sự là một công việc rất quan trọng, nhà quản trị giỏi phải trực tiếp theo dõi và thực hiện những công đoạn quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự. 1.2. Quy trình tuyển dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam 1.2.1. Chuẩn bị tuyển dụng - Hội đồng, môi trường, mục tiêu, hình thức và phương pháp - Nhà tuyển dụng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ những việc nhỏ nhất như: Lên kế hoạch tuyển dụng trong thời gian bao lâu, yêu cầu đặt ra cho ứng viên là gì, trong thông báo tuyển dụng cần những nội dung gì… 1.2.2. Thông báo tuyển dung - Thông báo tuyển dụng thông qua các kênh khác nhau như: tuyển dụng nội bộ, nhân viên giới thiệu, nhân viên cũ trở lại làm việc, website việc làm, quảng cáo trên báo – đài, trung tâm giới thiệu việc làm, treo banner… -Nội dung thông báo tuyển dụng cần phải có đầy đủ những thông tin cơ bản về số lượng cần tuyển, mô tả công việc , yêu cầu công việc, hồ sơ. 1.2.3. Thu nhận và chọn lọc hồ sơ Nhà tuyển dụng phải chọn lọc hồ sơ, việc chọn lọc hồ sơ cũng giống như phỏng vấn sơ tuyển, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những hồ sơ phù hợp nhất cho vị trí công việc sau đó lên kế hoạch phỏng vấn. Việc làm này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được rất nhiều thời gian của mình trong quá trình tuyển dụng. 1.2.4. Phỏng vấn sơ bộ - Sau khi đã nhận và lựa chọn hồ sơ ứng viên, bước tiếp theo của nhà tuyển dụng là hẹn lịch phỏng vấn đối với những hồ sơ được lựa chọn. Vòng phỏng vấn này sẽ giúp nhà Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 5 tuyển dụng xác định lại các thông tin trong hồ sơ của ứng viên, đồng thời cũng là cách để tiếp tục loại những ứng viên không đạt yêu cầu. - Kiểm tra, trắc nghiệm: Phần này để đánh giá năng lực thực tế của ứng viên về chuyên môn, thông thường sẽ là kiểm tra IQ, logic, test trình độ ngoại ngữ và kiểm tra chuyên môn của ứng viên. Vòng kiểm tra này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiếp tục loại bỏ được những ứng viên không đủ tiêu chuẩn đi tiếp vào vòng tiếp theo. 1.2.5. Phỏng vấn tuyển chọn - Đánh giá ứng viên ở nhiều khía cạnh, phương diện trình độ và khả năng tiếp nhận công việc. - Khai thác thêm các thông tin về tính cách cá và phẩm chất cá nhân có phù hợp với doanh nghiệp hay không. - Trong vòng phỏng vấn này, đối với những ứng viên được chọn thử việc nhà tuyển dụng cũng cần đề cập đến vấn đề lương thưởng, chế độ của công ty để ứng viên được biết và quyết định có làm việc cùng công ty hay không. 1.2.6. Tập sự thử việc Mặc dù đã được tuyển dụng, nhưng các ứng viên phải phải trải qua giải đoạn thử thách, đó là giai đoạn thử việc. Đây là khoảng thời gian mà ứng viên sẽ được tiếp xúc thực tế với công việc, là cơ hội để thể hiện khả năng, trình độ của mình có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Từ đó nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng. 1.2.7. Quyết định tuyển dụng Sau thời gian thử việc, nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng để chọn những ứng viên phù hợp nhất với công việc, và loại bỏ những ứng viên không đáp ứng được yêu cầu trong công việc. Sau khi quyết định tuyển dụng, công việc cuối cùng trong quy trình tuyển dụng đó là ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời các câu hỏi của ứng viên về các chế độ của công ty để ứng viên hiểu rõ. Quy trình tuyển dụng nhân sự không phức tạp, nhưng cần có sự chuẩn bị để đảm bảo không quá trình tuyển dụng không xảy ra sai sót nào, đảm bảo chọn được những ứng viên xuất sắc nhất, phù hợp nhất trong công việc. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 2.1. Thực trạng tuyển dụng của các doanh nghiệp Việt Nam Thị trường lao động hiện nay đang diễn ra hết sức sôi nổi và phức tạp thể hiện ở cung và cầu lao động. Người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhiều hơn, phù hợp hơn còn người sử dụng lao động thì có nhu cầu tìm được nhân viên có năng lực, trình độ đáp ứng được nhu cầu công việc. Các chuyên gia nhân sự cho rằng, thị trường tuyển dụng đang thay đổi, lợi thế dần nghiêng về phía ứng viên, khiến cuộc đua thu hút nhân tài trình độ cao giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Ở thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực trẻ có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi vẫn không đủ đáp ứng thị trường lao độngNhìn nhận một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn cũng như kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. 2.2. Sơ lược về Công ty cổ phần FPT 2.2.1. Giới thiệu chung FPT có tên gọi đầy đủ Công ty cổ phần FPT (tên tiếng anh: FPT Group) là công ty dịch vụ công nghệ thông tin. Công ty FPT hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm: công nghệ, viễn thông và giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu. Hiện công ty có 46 văn phòng tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam. FPT Group có 7 công ty con và 4 công ty liên kết, trụ sở chính được đặt tại Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, Hà Nội. Liệt kê những công ty thành viên trực thuộc FPT bao gồm: - Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) - Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT ( FPT Information System) - Công ty cổ phần Viễn thông FPT ( FPT Telecom) - Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT ( FPT Online) - Công ty TNHH Giáo dục FPT ( FPT Education) - Công ty Đầu tư FPT ( FPT Investment) - Công ty TNHH FPT Smart Cloud ( FPT Smart Cloud) Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 7 Bốn công ty liên kết với FPT bao gồm: - Công ty cổ phần Chứng khoán FPT ( FPT Securities) - Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPt Capital) - Công ty cổ phần Synnex FPT ( Synnex FPT) - Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT ( FPT Retail) Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn không ngừng nỗ lực với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Với hơn 30 năm hoạt động và phát triển, công ty đã gặt hái được không ít những thành tựu nổi bật. Doanh thu của công ty trong năm 2019 đạt 27.717 tỷ đồng. Tổng số cán bộ nhân viên của công ty hiện nay hơn 28.700 người. 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển Những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần FPT: - Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là là Công ty cổ phần chế biến Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa. - Ngày 27/10/1990 : Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin. - Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành công ty cổ phần. - Ngày 01/01/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình Công ty TNHH một thành viên. - Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty cổ phần Quảng cáo FPT ( FPT Promo JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore. - Năm 2014: FPT mua lại công ty CNTT RWE IT Slovakia ( đơn vị thành viên của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE). - Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư Synnex Technology International Corporation. - Năm 2019: Đạt tổng doanh thu là 27.717 tỷ đồng, tăng trưởng 19,8%. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 8 2.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Nguồn: FPT Jobs) Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 9 2.2.4. Kết quả kinh doanh Theo công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2020 của công ty., FPT đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 17,0 % và 18,9% so với cùng kỳ năm 2019. Mức doanh thu này tương đương với 6.631 tỷ đồng và 1.142 tỷ đồng. hoàn thành 102% kế hoạch đặt ra. Trong bối cảnh các doanh nghiệp lao đao vì đại dịch Covid-19 thì công ty cổ phần FPT vẫn đạt mức tăng trưởng khả quan. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ, đạt mức 937 tỷ và 747 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 19,3 %. Điều đó đã giúp cổ phiếu của công ty đạt lãi cơ bản ở mức 1.101 đồng/cổ phiếu. Báo cáo tài chính của FPT tại thị trường nước ngoài cũng rất ấn tượng. Tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đạt 450 tỷ đồng, đóng góp 16% vào tổng doanh thu của công ty. Thị trường Mỹ tăng trưởng 28%, doanh thu đạt 675 tỷ đồng. Cuối cùng, ở thị trường Nhật bản và Châu Âu có mức tăng trưởng lần lượt đạt 19% và 17%. 2.3. Quy trình tuyển dụng sinh viên mới ra trường của Công ty cổ phần FPT Quy trình tuyển dụng của tập đoàn FPT gồm 6 bước, tuy vào các phòng ban, chức năng mà có sự khác biệt nhưng Bước 1: Ứng tuyển - Ứng viên tham khảo các thông tin tuyển dụng được đăng tải trên website hoặc fanpage của tập đoàn và lựa chọn vị trí ứng tuyển - Gửi Mẫu thông tin ứng viên hoặc Sơ yếu lý lịch tự thuật (CV) bao gồm các thông tin cá nhân, quá trình học tập, kinh nghiệm, mục tiêu, sở thích cá nhân... gửi về cho Bộ phận Tuyển dụng theo các phương pháp được hướng dẫn trong các tin đăng tuyển. Bước 2: Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ Sau khi ứng viên nộp hồ sơ, thông tin ứng tuyển. FPT sẽ tập hợp và chọn những ứng viên có những thông tin gần với yêu cầu của vị trí cần tuyển để mời tham dự vòng thi trắc nghiệm và viết luận. Những hồ sơ chưa phù hợp, chúng tôi sẽ lưu cho những vị trí và các giai đoạn về sau. Bước 3: Kiểm tra trắc nghiệm và thi chuyên môn Ứng viên sẽ tham gia một số môn thi đầu vào: - IQ - Kiểm tra tư duy logic Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 10 - GMAT- Kiểm tra khả năng tính toán trong thời gian ngắn - Tiếng Anh - Các bài thi chuyên môn (Tương ứng với vị trí dự tuyển). Lưu ý: - Các môn thi sẽ được lựa chọn phù hợp cho từng vị trí tuyển dụng - Có hai hình thức thi đầu vào được áp dụng là: Thi online và làm bài giấy trực tiếp Bước 4: Phỏng vấn Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa ứng viên và Công ty. Thông qua buổi phỏng vấn này, Công ty có thêm các thông tin để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên dự tuyển với công việc cần tuyển. Một số yếu tố chính Công ty thường xem xét khi phỏng vấn ứng viên gồm: Khả năng giao tiếp, khả năng làm việc (độc lập hay theo nhóm), khả năng tổ chức công việc và lập kế hoạch, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, kiểm tra lại một số thông tin trong hồ sơ: Quá trình học tập, kinh nghiệm, kỹ năng...Trong buổi phỏng vấn này, các ứng viên cũng có thể hỏi Công ty các vấn đề liên quan. Tùy từng ứng viên và vị trí có thể có nhiều hơn một buổi phỏng vấn. Ứng viên được lựa chọn sẽ nhận được thông báo trong vòng 10 ngày kể từ ngày phỏng vấn. Bước 5: Thỏa thuận hợp đồng Các ứng viên được lựa chọn qua vòng phỏng vấn sẽ được hẹn tiếp một buổi đến thoả thuận về hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan, bao gồm: loại hợp đồng, công việc, mức lương, thời gian làm việc. Mọi việc tiếp theo được thực hiện theo hợp đồng lao động và hướng dẫn của cán bộ phụ trách trực tiếp và cán bộ Nhân sự. Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ sau khi trúng tuyển Sau khi nhận thông báo trúng tuyển, ứng viên cần chuẩn bị các giấy tờ sau và gửi tới cán bộ nhân sự để hoàn thiện thủ tục tiếp nhận nhân viên mới: Sơ yếu lý lịch bản gốc | Giấy khai sinh bản sao hoặc công chứng | Giấy khám sức khỏe có dấu tròn | Chứng minh thư photo có xác nhận của địa phương | Bằng tốt nghiệp bản sao | Giấy chứng nhận sinh viên (nếu có) | Bảng điểm, chứng chỉ bản sao | 02 ảnh 03 x 04, 2 ảnh 04x06. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 11 2.4. Đánh giá ưu, nhược điểm 2.4.1. Ưu điểm Nắm rõ thông tin ứng viên nên nhanh chóng xác định được ứng viên thích hợp khi có nhu cầu tuyển dụng. Doanh nghiệp có đủ thông tin để đánh giá ứng viên. Quy trình tuyển dụng rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Tiết kiệm được thời gian thử việc vì ứng viên đã quen với cách thức làm việc trong doanh nghiệp. Tăng cơ hội chọn lọc hồ sơ của nhiều ứng viên tiềm năng. Tạo được sự đa dạng trong quá trình tuyển dụng về tính cách, kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên môn của từng ứng viên. 2.4.2. Nhược điểm Tiêu chuẩn đặt ra khá khắt khe gây áp lực đối với sinh viên mới ra trường. Hệ thống đào tạo quản lý nhân lực đã có sự đổi mới nhưng chưa được chuẩn hóa. Hạn chế trong việc thu hút nhân lực có năng lực cao ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Khi được trúng tuyển, một số ứng viên có biểu hiện thỏa mãn, chưa tích cực nâng cao trình độ để đáp ứng công việc. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 12 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1 Đề xuất giải pháp - Tiếp tục đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động. Áp dụng bộ quy trình chuẩn trong tuyển chọn cho từng đối tượng cụ thể. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng toàn diện nguồn nhân lực cần được chú trọng. Là một công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực, mỗi cán bộ nhân viên bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn theo từng lĩnh vực mà mình đảm nhận. Nội dung đào tạo, đảm bảo toàn diện về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. 3.2 Bài học kinh nghiệm Cải thiện kỹ năng mềm là yếu tố bắt buộc để tự tin khi ra trường và bắt đầu những công việc của mình. Một số kĩ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm. Trau dồi thêm nhiều kiến thức chuyên ngành ngoài ngoài giáo trình được dạy ở ngôi trường đại học. Nắm bắt nhu cầu thị trường về tuyển dụng lao động để có sự chuẩn bị tốt. Tìm hiểu kỹ thông tin về doanh nghiệp mà bản thân ứng tuyển. Ngoài hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp mà qua đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng chúng ta có coi trọng và thực sự mong muốn vị trí ứng tuyển đó. Thể hiện những ưu điểm của bản thân trước nhà tuyển dụng thuyết phục họ với tinh thần ham học hỏi, thích nghi nhanh với công việc. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 13 KẾT LUẬN Yếu tố quyết định sự phát triển thịnh vượng và bền vững của doanh nghiệp chính là con người. Quả thật, Công ty cổ phần FPT trải qua 30 năm hình thành và phát triển, đạt được vô số các thành tựu trên các lĩnh vực mà họ tham gia. Đằng sau những thành công đó là sự nỗ lực, tinh thần làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty. Tại FPT, 100% những nhân viên mới khi bước vào doanh nghiệp đều sẽ được tham gia các khóa học đào tạo và định hướng, với mục đích làm quen với công việc và hiểu được giá trị cốt lõi của FPT, mà giá trị cốt lõi ở đây chính là con người. Đối với doanh nghiệp, tùy thuộc vào khả năng tài chính, tình hình kinh tế để xây dựng quy trình tuyển dụng phù hợp. Bởi các hoạt động trong doanh nghiệp luôn tác động qua lại lẫn nhau. Và phải luôn đầu tư không ngừng nghiên cứu, cải tiến quy trình để phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể. Với sinh viên, quan tâm tìm hiểu về công tác tuyển dụng, yêu cầu về năng lực chuyên môn của các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần FPT nói riêng là luôn cần thiết và nên thực hiện còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong quá trình viết bài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và đóng góp quý báu của thầy, cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình tuyển dụng nhân lực, TS. Mai Thanh Lan chủ biên, Trường Đại Học Thương Mại, NXB Thống Kê [2] FPT.com.vn https://www.fpt.com.vn/vi/co-hoi-nghe-nghiep/quy-trinh-tuyen-dung [3] https://fastwork.vn/quy-trinh-tuyen-dung-nhan-su-doanh-nghiep-sme/ [4] https://seoulacademy.edu.vn/nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-moi-ra-truong-va-loi- khuyen [5] https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/doanh-nghiep-nho-tai-viet-nam-dang-co- dau-hieu-hoi-phuc-671794 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2