Tiểu luận " Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta"
lượt xem 163
download
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội chung và mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói riêng là một nội dung cơ bản của chủ nghĩ duy vật lịch sử và cũng là nội dung cơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Mác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận " Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta"
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 - - - - - - Niên luận triết học Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta 1 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 MỤC LỤC ................................................................................................................... 1 MỤ C LỤC .......................................................................................... 3 NIÊN LUẬ N TRIẾT H ỌC ......................................................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 Chương I: I.1 Khái niệm về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất ........................................................................................................................................ 5 ........................................... 6 I.1.2.1 vai trò của của ba nhân tố lực lượng sản xuất: ............................................................................................ 6 I.1.2.1.1 tư liệu sản xuất: ........................................................................... 7 I.1.2.1.2 vai trò của người lao đông .......................................................................................... 8 I.1.2.1.3 Nhân tố khoa học. ................................................................ 8 I.1.2.2 Đặc điểm của lực lượng sản xuất: ..... 12 I.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất I.2.1 Tính chất và trình độ của lực lượng sả n xuất.............................................. 12 I.2.1.1 Trình độ của lực lượng sản xuât .................................................................. 12 I.2.1.2 Tính chất của lực lượng sản xuất .............................................................. 12 I.2.2 Mố i quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất .............. 13 I.2.2.1 lưc lượng sản xuất quy ết định quan hệ sản xuất mang tính chất cá nhân ...................................................................................................................................... 14 ........... 16 I.2.2.2 sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đế lực lượng sản xuất ............................................................................................................ 17 CHƯƠNG II: 2 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 NIÊN LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: mối quan hệ giữa lực lựơng sản xuất và quan hệ sản xuất vận dụng vào quá trình đổi mới ở nước ta. PHẦN MỞ ĐẦU 1)Đặt vấn đề. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội chung và mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói riêng là một nội dung cơ bản của chủ nghĩ duy vật lịch sử và cũng là nội dung cơ bản của toàn bộ chủ nghĩa Mác. Lý luận này đã vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội vạch ra những phương pháp duy nhất khoa học để giải thích lịch sử. Nó là cơ sở để Đảng của giai cấp công nhân quốc tế đề ra đường lối đúng đắn trong sự ngiệp giải phóng dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩ xã hội nhưng ngày nay tình hình trên thế giới có nhiều biến đổi vô cùng to lớn và sâu sắc đó là các Đảng của các nước đã vận dụng không đúng với lý luận nói trên dẫn đến khủng hoảng sụp dổ của các nước xã hội chủ nghĩ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Lơi dụng sự sụp đổ đó hệ thống thù địch đã xuyên tạc, công kích vào chủ nghĩa xã hội nói chung và triết học Mác nói riêng. Tuy nhiên những lý luận về hình thái kinh tế xã hội mà đặc biệt là quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vẫn còn nguyên giá trị. Đối với nước ta sự nghiệp đổi mới của nhân ta do Đảng lảng đạo từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(1986) đang diễn ra sâu rộng nó làm chuyển biến toàn bộ đời sống kinh tế -văn hóa-xã hội-chính trị đồng thời công cuộc đổi mới cũng đặt ra cho đất nước ta một cách cấp bách nhiều vấn dề thực tiễn của đời sống cần được giải quyết, làm sáng tỏ về mặt lý luận khoa học. Để góp một phần nhỏ sức của mình dúp Đảng ta hình thành một hệ thống quan điểm nhất quán về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc biệt là sử dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đồng thời cũng góp sức mình 3 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 bảo vệ học thuyết của chủ nghĩ Mac- Lênnin về hình thái kinh tế xã hội nói chung và mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói riêng trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động và cũng là để hiểu sâu sắc về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ mới đây chính là lý do mà em chọn đề tài này là đề tài ngiên cứu trong niên luận của mình 2)Cơ sở lý luận và phương pháp ngiên cứu. Đề tài được thực hiên trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lên nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện của Đảng Để thực hiện được đề tài này em đã sử dụng tổng hợp phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênnin, đặc biệt là sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử, sưu tầm ngiên cứu tài liệu, gắn lý luận với thực tiển kết hợp với phương pháp điều tra khảo sát để thực hiện đề tài đặt ra. 3)Đối tựợng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản về mối quan hệ giữa lực lựong sản xất và quan hệ sản xuất trong triết học Mác-Lênnin từ đó rút ra kết luận để khẳng định những giá trị bền vững của học thuyết về mối quan hệ giữa lực lựơng sản xất và quan hệ sản xuất. Trên cơ sở đó niên luận làm rõ sự vận đúng đắn tạo lý luận về mối quan hệ giữa lực lựơng sản xuất và quan hệ sản xuất vào quá trình đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay 4)Kết cấu niên luận. Ngoài pgần mở đầu, dang mục tài liệu. Niên luận gồm có 2 chương 4 tiết 4 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 Chương I: Quan điểm của triết học Mác-Lênin về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất I.1 Khái niệm về phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận hình thái kinh tế xã hội mà đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một cống hiến vô cùng vĩ đại của triết học Mác và nó cũng là một bước ngoạc cách mạng trong lịch sử triết học của nhân loại từ đây nhân loại đã tìm thấy một lý luận vững chắc để nhận thức được bản chất của xã hội cùng với các quy luật khách quan chi phối sự phát triển của lịch sử loài người. Để có được một lý luận đúng đắn khoa học như vậy C.Mác đã kế thừa có chọn lọc tất cả những thành quả về triết học xã hội của các bậc tiền bối đi trước bằng những công trình ngiên cứu tỉ mỉ về quá trình lịch sử loài người nhất là là lịch sử xã hội tư bản, ông bắt đầu chọn lọc làm nổi bật mối quan hệ trong sản xuất vật chất giữa người với người ông xem đó là những quan hệ cơ bản, những quan hệ ban đầu và quyết định cho mối quan hệ khác. Nhờ có những nổ lực đó mà C.Mác đã dưa ra những lý luận có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử nhân loại những lý luận đó bao gồm những quan điểm sau. I.1.1 Khái niệm về phương thức sản xuất phương thức sản xuất là cách thức mà con người ta tiến hành sản xuất vật chất ở những giai đoạn nhất định của xã hội loài nhười. phương thức sản xuất có 2 mặt đó là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng. Trong đó lực lượng sản xuất biểu hiện quan hệ giữa con người với tự nhiên còn quan hệ sản xuất biểu hiện giữa con người với nhau trong sản xuất xã hội 5 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 Mỗi hình thái kinh tế xã hội có phương thức sản xuất đặc thù của nó. Sự thay thế của các phương thức sản xuất khác nhau chính là cơ sở cho sự thay đổi các hình thái kinh tế xã hội nối tiếp nhau điều đó chứng tỏ rằng phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định cho sự biến đổi của xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật đã lịch sử đã khẳng định rằng: Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất vật chất từ công xã nguyên thủy đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa I.1.2 Khái niệm về lực lượng sản xuất: Trong hệ thống khái niệm của chủ nghĩ duy vật lịch sử, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là các khái niệm dùng để chỉ quan hệ mà C.Mác gọi là “quan hệ song trùng” của bản thân sản xuất xã hội. Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất và kinh ngiệm lao động của họ tạo ra một sức sản xuất nhất định trong sản xuất vật chất Vậy lực lượng sản xuất là năng lực thực tiển cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình Lực lựơng sản xất bao gồm: người lao động với kỷ năng lao động của họ, biết sử dụng tư liệu sản xuất tạo ra của cải vật chất tư liệu sản xuất trước hết là công cụ lao động Ngày nay khoa học đã trở thành yếu tố của lực lựơng sản. Ba nhân tố đó có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng với nhau trong dó người lao động là quan trọng nhất I.1.2.1 vai trò của của ba nhân tố lực lượng sản xuất: I.1.2.1.1 tư liệu sản xuất: Để tiến hành sản xuất con người phải có tư liệu sản xuất nhất định, tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động. *Đối tượng lao động: là toàn bộ những vật mà trong quá trình sản xuất con người sử dụng công cụ lao động tác động vào để tạo ra của cải vật chất ví 6 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 dụ như đối với người nông dân thì đất đai là đối tượng lao động đối với những người đánh bắt cá ngoài biển thì biển là đối tượng lao động, người khai mỏ thì các mỏ là đối tượng lao động đối tượng lao động có 2 loại: loại có sẵn trong tự nhiên( đất đai, than đá biển) loai hình thành trong lao động dược chế thành các nguyên liệu như than đá, đồng, sằt, nhôm, sợi bông *Tư liệu lao động: là toàn bộ những công cụ, phương tiện con người dùng để tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm ví dụ tư liệu lao động của người nông dân là cuốc, cày, tư liệu lao động của ngư dân là chài, lưới. Trong tư liệu lao động gồm ba loại: Phương tiện vận chuyển hàng hóa như nghe, tàu,ô tô đây là điều kiện rất cần thiêt đối với quá trình sản xuất sản phẩm Phương tiện bảo quản hàng hóa như phi, thùng, kho tàng, bến bải loại tư liệu lao động này đóng vai trò quan trọng trong trong quá trình sản xuất Các loại công cụ sản xuất và trang thiết bị như là động cơ, máy móc, thiết bị, phụ tùng. Trong ba lọai đó thì các loại công cụ sản xuất là quan trọng nhất bởi vì trong quá trình sản xuất công cụ sản xuất luôn đươc cải tiến đã tạo ra những công cụ sản xuất mới quá trình đó làm cho trình độ sản xuất được nâng lên kinh ngiêm sản xuất đổi mới năng suất lao động tăng cao làm cho lực lượng sản xuất phát triển không ngừng vì vậy công cụ sản xuất được coi là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế trong lịch sử loài người. Mác là người đầu tiên đánh giá sâu sắc đầy đủ nhất các yếu tố công cụ sản xuất coi công cụ sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất về lực lựợng sản xuất Mác cho rằng: “những thời đại kinh tế khác nhau không phải chúng sản xuất ra cái gì mà chúng sản xuất bằng cách nào” tức là nói đến vai trò của công cụ sản xuất. I.1.2.1.2 vai trò của người lao đông 7 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 Công cụ sản xuất chỉ có tác động mạnh mẽ vào đối tượng lao động khi chúng kết hớp với sức lao đông của con người nghĩa là muốn tiến hành sản xuất không những cần có công cụ sản xuất mà còn có những con người biết sản xuất sử dụng công cụ sản xuất dó là những người công nhân, nông dân và nhhững người lao động khác. Trong lực lượng sản xuất thì ngườI lao đông là nhân tố quan trong nhất với tính cách là chủ thể của quả trình sản xuất vật chất con người là chủ thể của hoạt động thực tiển. I.1.2.1.3 Nhân tố khoa học. Ngày nay nhân tố khoa học cũng là nhân tố của lực lượng sản xuất bởi vì: ngày nay thành tựu của khoa học được ứng dụng một cach nhanh chóng vào quá trình sản xuất có tác dụng phát triển sản xuất mạnh mẽ. Ngày nay tiến bộ khoa học dược kết tinh vào mọi nhân tố của người sản xuất từ tư liệu lao động đến công cụ sản xuất đến tri thức của người lao đông. Trước đây người lao đông chủ yếu là kinh ngiệm và thời gian ngày nay người lao đông ngày càng được tri thức hóa. Do khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nên thành phần người trong lực lượng sản xuất cũng thay đổi ngày nay người lao đông trong lực lượng sản xuất không chỉ bao gồm lao động chân tay mà bao gồm cả kỷ thuật viên, kỷ sư và cán bộ khoa học phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất Tóm lại: Lực lượng sản xuất là thể thống nhất biện chứng trước hết là công cụ sản xuất và người lao đông với kinh ngiêm thói quen lao đông của mình biết sử dụng công cụ sản xuất, áp dụng khoa học kỷ thuật vào trong sản xuất để tạo ra nhiều của cải vật chất I.1.2.2 Đặc điểm của lực lượng sản xuất: Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất là sự cải thiện công cụ sản xuất và phát triển khoa học kỷ thuật con người không ngừng nâng cao năng suất lao động vì vậy năng suất lao đông được coi là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của lực lượng sản xuất đó xã hội sau có thể kế thừa được lực lượng sản xuất của xã hội trước để tiếp tục phát triển I.1.3 quan hệ sản xuất : 8 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 Trong hệ thông các khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sủ, khái niện lực lựợng sản xuất biểu hiện mặt thứ nhất của “quan hệ song trùng” của bản thân sản xuất xã hội- quan hệ giữa con người với tự nhiên; còn quan hệ sản xuất biểu hiện mặt thứ hai của quan hệ đó- quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất. Vậy quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trìng sản xuất vật chất xã hội nó bao gồm ba mặt cơ bản: quan hệ về sở hiểu đối với tư liệu sản xuất quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất quan hệ về phân phốI đốI vớI sản phẩm lao động C.Mác viết: “trong sản xuất người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên, người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau muốn sản xuất được người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau và quan hệ của họ với tự nhiên tức là việc sản xuất”. Như vậy trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình con người ta dù muốn hay không cũng buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất định với nhau. quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất giữa ba mặt của quan hệ sản xuất thống nhất với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lựợng sản xuất. Với tính chất là quan hệ kinh tế khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của con người quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính chất thuộc đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của lực lựợng sản xuất và là cơ sở sau của đời sống tinh thần xã hội. Ba mặt quan hệ đó trong quá trình sản xuất xã hội luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống ổn định mang tính tương đối so với sự vận động không ngừng của lực lựong sản xất. Các quan hệ của phương thức sản xuất là một hệ thống bao gồm nhiều mối quan hệ phong phú và đa dạng biểu hiện dưới 9 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 nhiều hình thức. Mỗi mặt quan hệ của hệ thống quan hệ sản xuất có vai trò ý nghiã riêng biệt, xác định khi nó tác động đến nền sản xuất xã hội nói riêng đến toàn bộ tiến trình lịch sử nói chung. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất- biểu hiện thành chế độ sở hiểu- là đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của nền kinh tế-xã hội xác định, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất luôn có vai trò quyết định đối với tất cả các các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sơ hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của các quan hệ sản xuất. Chính quan hệ sở hữu- Quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm các tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng tập đoàn trong hệ thống sản xuất xã hội. Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại cách thức mà các tập đoàn trao đổi hoạt động cho nhau, quy định cách thức mà các tập đoàn tổ chức quản lý quá trình sản xuất cuối cùng, chính quan hệ sở hữu là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm của các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội. “định nghĩa quyền sở hữu tư sản không phải là gì khác mà là trình bày tất cả quan hệ xã hội của sản xuất tư sản”. Trong các hình thái kinh tế xã hội mà loài người đã từng trải qua, lịch sử đã được chứng kiến sự tồn tại của hai loại hình thức sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: Sở hữu tư nhân và Sở hữu công cộng. Sở hữu công cộng là trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của mổi cộng đồng. Nhờ cơ sở đó nên về nguyên tắc, các thành viên trong cộng đồng bình đẳng với nhau trong tổ chức lao động và trong phân phối sản phẩm. Do tư liệu sản xuất là tài sản chung của cả cộng đồng nên quan hệ xã hội trong sản xuất vật chất và trong đờ sống xã hội nói chung, trở thành quan hệ hợp tác dúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại trong các chế độ tư hưu, do tư liệu chỉ nằm trong tay một số ít người nên của cải không thuộc về số đông mà thuộc về số ít đó. Các quan hệ xã hội do vậy trở thành bất bình đẳng, quan hệ thống trị và bị trị. Đối kháng xã hội trong các xã hội tồn tại tiềm tàng khả năng trở thành đối kháng gay gắt. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa 10 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 Mác- Lê nin đã chỉ rõ trong các chế độ sở hữu tư nhân của các xã hội điển hình trong lịch sử ( sở hữu tư nhân của xã hội chiếm hưu nô lệ, sở hữu tư nhân trong chế độ phong kiến và sở hữu tư nhân trong chủ nghĩa tư bản) thì chế độ sở hữu tư nhân trong chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của loại sở hữu này. C. Mác và Angghen đã chứng minh rằng chế độ tư bản chủ nghĩ không phải là hình thức sở hữu cuối cùng rong lịch sử loài người. Chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, dù sớm hay muộn cũng đóng vai trò phủ địng đối với chế độ tưu hữu. Trong hệ thồng các quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt tổ chức, quản lý sản xuất là quan hệ có khả năng quyết định quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của mỗi nền sản xuất cụ thể. Bằng cách nắm bắt các nhân tố quyết định của một nền sản xuất, điều khiển và tổ chức cách thức vận động của các nhân tố đó, các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất có khả năng đẩy nhanh hoạc kìm hãm các quá trình khách quan của sản xuất. Các quan hệ về mặt tổ chức và quản lý sản xuất luôn luôn có xu hướng thích ứng với quan hệ sở hữu thống trị của mỗi nền sản xuất cụ thể. Do vậy, việc sử dụng hợp lý các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép toàn bộ hệ thống quan hệ sản xuất vươn tới tối ưu. Trong trường hợp ngược lại, các quan hệ tổ chức quản lý và quản lý có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, nhờ ứng dụng được những thành tựu to lớn của khoa học quản lý hiện đại nên vai trò của các quan hệ tổ chức và quản lý đối với sản xuất, đặc biệt là với việc điều hành sản xuất ở tầm vĩ mô, trên thực tế đã tăng lên gấp bội so với vài thập kỷ gần đây. Đây là việc rất đáng lưu ý trong việc đánh giá vai trò của các quan hệ sản xuất hiện đại. Bên cạnh các quan hệ về mặt tổ chức- quản lý, trong hệ thống quan hệ sản xuất, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh té- xã hội. Mặc dù bị phụ thuộc vào các quan hệ sở hữu và trình độ tổ chức quản lý sản xuất, song do có khả năng kích hích trực tiếp vào lợi ích của con 11 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 người nên các quan hệ phân phối là “chất xúc tác” của quá trình kinh tế - xã hội, quan hệ phân phối có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của sự sản xuất, làm tăng năng động của toàn bộ nền kinh tế- xã hội hoạc trong trường hợp ngược lại, nó có khả năng kìm hảm sự phát triển của xã hội Từ sự phân tích trên chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt bản chất của một chế độ xã hội xem đó là xã hội có bóc lột haykhông có bóc lộ Quan hệ xã hội có tính ổn định hơn và phát triển theo hướng phủ định lẩn nhau dó là xã hội sau có thể không kế thừa được quan hệ sản xuất của chế độ trước. I.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất I.2.1 Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất I.2.1.1 Trình độ của lực lượng sản xuât Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiều tiến bộ. Sự biến đổi đó xét cho cùng bao giới cũng bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Do vậy, lực lượng sản xuất là yếu tố có tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của phương thức sản xuất: Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn của lịch sử của loài người thể hiện trình dộ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Khái niệm về trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến thế giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trình độ của lực lượng sản xuất hể hiện ở: Trình độ của công cụ lao động Trình độ tổ chức lao động xã hội Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất Kinh ngiệm và kỷ năng lao động của con người Trình độ phân công lao động I.2.1.2 Tính chất của lực lượng sản xuất 12 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 Bên cạng khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất còn có khái niệm tình chất của lực lượng sản xuất. chình Ph.Anggen đã sử dụng khái niệm này để phân tích lực lượng sản xuất trong các phương thức sản xuất khác nhau khi nền sản xuất được thực hiện với những công cụ ở trình độ thủ công, lực lượng sản xuất chủ yếu là mang tính cá nhân. Khi lực lượng sản xuất đạt đến trình độ cơ khí hóa, lực lượng sản xuất buộc phải vận động trong sự hợp tác xã hội rộng rãi trên cơ sở chuyên môn hóa. Tính chất tự túc tự cấp của nền sản xuất nhỏ được thay thế bởi tính chất xã hội hóa. Ph.Anggen nhận định : “giai cấp tư sản không thể biến những tư liệu sản xuất có hạn ấy thành lực lượng sản xuất hung mạnh mà lại không biến chúng từ chổ là những tư liệu sản xuất do cá nhân sử dụng thành những tư liệu sản xuất xã hội, chỉ có thể được sử dụng chung bởi một số đông người” trên thực tế tính chất và tình độ của lực lượng sản xuất không tách biệt nhau. Một tình trạng nhất định của lực lượng sản xuất nói lên cả tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ của lực lượng sản xuất quy định tính chất của lực lượng sản xuất I.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Sự tác động lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ mang tính chất biện chứng quan hệ này biểu hiện thành quy luật cơ bản nhất trong sự vận động của đời sống xã hội- quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp là sự kết hợp đúng đắn giữa những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất, những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất để lại những phương thức kết hợp có hiệu quả giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong sản xuất vật chất. Đây là sự phù hợp khách quan, tất nhiên không phải là khách quan tự nó mà thông qua hoạt động của con người. Sự phù hợp là đặc trưng chung, phổ biến tác động trong toàn bộ sự phát triển cảu lịch sử nhân loại đưa đến sự chuyển biến lịch sử từ hình thái kinh tế- xã hội này lên hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn. 13 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 I.2.2.1 lưc lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất mang tính chất cá nhân Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau trong một phương thức sản xuất của nền sản xuất xã hội trong mối quan hệ đó thì lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức biểu hiện của quá trình sản xuất xã hội. Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không gừng biến đổi phát triển. Sự phát triển dó bao giời cũng bắt đầu từ sự biến đổi phát triển của lực lượng sản xuất trước hết là công cụ sản xuất bởi vì muốn phát triển sản xuất con người phải cải tiến công cụ tạo ra công cụ mới từ đó trình độ sản xuất nâng lên, trình độ sản xuất nâng lên thì kinh ngiệm sản xuất được đổi mới dẫn đến năng suất lao đông tăng cao, năng suất lao đông tăng cao thì lực lượng sản xuất phát triển. Trong phương tức sản xuất thì lực lượng sản xuất mang tính cách mạng, biến động nhất phát triển không ngừng. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất cũng được hình thành và biến đổi theo cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phù hợp đó làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng do tính cách mạng của lực lượng sản xuất nên nó cũng vận động và phát triển không ngừng còn quan hệ sản xuất vận động với xu hướng chậm hơn cho nên đến một lúc nào đó khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ mới thì quan hệ sản xuất không còn thích ứng phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển. Vì quan hệ sản xất có tính ổn định bảo thủ còn lực lượng sản xuất có tính cách mạng, vận động, phát triển không nhừng vì vậy nảy sinh mâu thuẩn thì quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích, rào cản, kìm hảm sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất củ thành lập quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với trình đội phát triển của lực lượng sản xuất việc xóa bỏ quan hệ sản xuất củ thiết lập quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một phương thức sản xuất củ đã lỗi thời dẫn đến sự ra đời của một phương thức sản xuất mới. Trong các xã hội có 14 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 giai cấp đối kháng mâu thuẩn của lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất đã lỗi thời là cơ sở khách quan của các cuộc dấu tranh giai cấp đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của cách mạng xã hội. Trong lịch sử của nhân loại, ở thời kỳ lịch sử trung đại nền sản xuất hang hóa tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội phong kiến, sản xuất thủ công nghiệp ở thành thị ngày càng lớn mạnh việc trao đổi hang hóa nông nghiệp đã trở nên thường xuyên ở nông thôn máy móc, thiết bị được ứng dụng ngày càng rộng rãi vào trong sản xuất các công trường thủ công mọc lên ngày càng nhiều, phổ biến, các cuộc phát kiến địa lý mới dã tìm ra con đường sang châu Á, châu Phi, châu Mĩ làm cho thương nghiệp, hang hải, công nghiêp của nhiều nước châu Âu phát triển mạnh mẽ như là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha nhanh chóng trở thành nước có nền thương nghiệp rất phát triển. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa ở tây Âu đưa đến sự chuyển biến từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản, song thương nghiệp phát triển, gia cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị về chính trị mặt khác quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu hiện tại đang ngăn cản, kìm hảm sự phát triển của lực lượng sản xuất chủ nghĩa tư bản vì vây giai cấp tư sản cần phải lật đổ chế độ phong kiến lạc hậu lỗi thời thiết lập hệ thống chính trị của giai cấp mình. Bước chuyển đó được thực hiện thành thông qua hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản như cuộc cách mạng tư sản Hà Lan( 1566-1572), cuộc cách mạng tư sản Anh(1640-1689), cuộc cách mạng tư sản Mỹ( 1775-1783) mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển tiêu biểu là cuộc cách mạng tư sản ở Pháp(1789-1799). Nền kinh tế Pháp thế kỷ XVIII phát triển khá mạnh, sản xuất tăng lên trong nhiều ngành đặc biệt là công nghiệp và thương nghiêp do ứng dụng máy móc vào các lĩnh vực sản xuất vì thế có nhiều xí nghệp ra đời và thu hút được số lượng công nhân làm thuê đông đảo tuy nhiên quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời đang kìm hảm sự phát triển của công nghiệp đó là các phường hội lổi thời ở Pháp đang có một thế lực lớn, thủ công nghiệp được tổ chức hoàn toàn theo quy định của phường hội như quy định về sản lượng, mẩu mã, quy mô kinh doanh, phường hội thủ tiêu tự do cạnh tranh, thuế quan nhiều tầng, 15 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 nhiều lớp hệ thống đo lường không thống nhất, thời kỳ này thương ngiệp nước Pháp là ngành có nhiều tiến bộ lớn ở thế kỷ XVIII nhưng lại bị các quan chức triều đình khinh rẽ và tìm cách bóp ngẹt với quan hệ sản xuất lổi thời lạc hậu như trên thì nó đang cản trở trực tiếp đến sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với một số lý do khác mà Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản vào năm(1789-1799) lật dổ quan hệ sản xuất phong liến củ mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Ngày nay khi chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ nó cũng đứng trứơc những giới hạn không thể vượt qua được. Giới hạn đó nó bắt nguồn từ tính chất và trình độ xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Chính sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất đã dẫn đến sự không phù hợp với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tư nhân về tư liệu sản xuất dẫn đến nhiều mâu thuẩn nội tại trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vì thế sớm hay muộn chủ nghĩ tư bản cũng sẽ bị thay thế băng một chế độ mới cao hơn- xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội I.2.2.2 sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đế lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất tuy hình thành biến đổi và phá triển phụ thuộc vào tính chất của lực lượng sản xuất nhưng quan hệ sản xuất là hình thức xã hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó nó có thể thúc đẩy hoạc kìm hảm lực lượng sản xuất nghĩa là khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triẻn của lực lượng sản xuất thì nó trở thành động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển ngược lại khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời không còn phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất thì nó kìm hảm sự phát triển của lực lượng sản xuất ví dụ như trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất thực hiện thông qua họat động kinh tế-xã hội của giai cấp bóc lột thống trị. Giai cấp này chiếm hết tư liệu sản xuất dưới chế độ chiếm hiểu nô lệ, phong kiến lực lượng sản xuất thấp kém, năng suất lao động còn thấp chính vì thế phát huy tài năng trí tuệ và kinh ngiệm sản xuất của quần chúng lao động bị kiềm chế, lựng lượng 16 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 sản xuất phát triển chậm. Sở dĩ quan hệ sản xuất có sự tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất bởi vì nó quy định mục đích sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất, quy định phân phối sản phẩm do đó nó hưởng tới thái độ của người lao động, lực lượng chủ yếu của nền sản xuất xã hội qua đó có thể thúc đẩy hoạc kìm hảm sự phát triển của lực lượng sản xuất như các cuộc bải công, biểu tình, đập phá máy móc. Tuy đã trãi qua nhiều biến động, thăng trầm và nhiều giai đoạn của lịch sử khác nhau nhưng cho tới ngày nay lý luận về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vẫn còn nguyên giá trị và là cơ sở để nhiều nước trên thế giới vận dụng vào các chính sách xây dựng đất nước CHƯƠNG II: Vận dụng quan hệ biện chứng trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào quá trình đổi mới của nước ta II.1 Đặc điểm của quá trình đổi mới ở nước ta Quá trình đổi mới của nước ta được bắt đầu từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI diễn ra từ ngày 15 đến 18-2-1986 trong bối cảnh xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế chính trị ngiêm trọng mà trực tiếp sai lầm của đợt cải cách giá- tiền- lương cuối năm 1985 làm cho nền kinh tế nước ta càng thêm khó khăn, chúng ta không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định được tình tình kinh tế- xã hội, ổn định đời sống nhân dân, số nhười bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. tình hình này làm cho đảng và ngoài xã hội có nhiều tranh luận xoay quanh 3 vấn đề lớn: Cơ cấu sản xuất; cải tạo xã hội chủ nghĩa; cơ cấu quản lý kinh tế. thực trạng kinh tế nói trên đã thể hiện quan hệ sản xuất không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trước tình hình đó đặt ra một yêu cầu khách quan có tính sống còn với sự nghiệp cách mạng đó là phải xoay chuyển được tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải đổi mới 17 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 tư duy. Phải vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lực lượng sản xuất Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức cán bộ; từ đổi mới phương pháp lãnh đạo đến phong cách công tác; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới chính trị, tư tưởng, văn hóa...Trong đó lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm. ♦ Đổi mới về chính trị: là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của toàn bộ hệ thống chính trị để bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. ♦ đổi mới về kinh tế: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. đây chính là sự vận quan điểm Mác- Lenin về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lực lượng sản xuất Đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Song đó hoàn toàn không phải là sự thay đổi mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả hơn chính vì thế, từ sau đạị hội Đảng toàn quốc lần VI của Đảng đến nay,chúng ta luôn cố gắng thiết lập sự đồng bộ giữa các yếu tố trong quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất,. điển hình nhất là sự tay đổi trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Cơ chế “khoán 100” và “khoán 10” đã làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất , thúc đẩy sự tiến bộ vượt bậc của nền nông nghiệp nước ta. 18 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần theo đường lối của đảng đã thực sự khơi dậy tiềm năng sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiếp theo đại hôi VI các đại hội tiếp theo của đảng tiếp tục quán triệt các quan điểm đổi mới trên như: Đại hội VIII cũng đã xác định: “ xuây dựng nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa” thế nhưng nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến, chính vì vậy mà nước ta phải tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa, công nghiêp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật”. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đến đại hội X Báo cáo chính trị cũng đã chỉ rõ: trên cơ sở 3 chế độ sở hữu( toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân( cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đổi mới về kinh tế, chính trị đảng ta cũng đã đổi mới trên các mặt văn hóa, giáo dục… nhưng đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu đó hoạt động có hiệu quả hơn Như vậy từ đại hội đảng toàn quốc lần VI đã đánh dấu bước chuyển biến lớn lớn của cách mạng nước ta mở ra một thời kỳ mới cho đất nước ta. Đây chính là sự 19 Niên luận triết học
- Họ Tên: Lê Thị Hằng MSSV : 6064644 vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. II.2 thực chất của quá trình đổi mới Các quan điểm đổi mới của đảng thực chất là vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nên xuất phát điểm nền kinh tế nước ta thấp trong khi đó trước năm 1986 ta đã xây dựng nền kinh tế quan lưu bao cấp nhà nước nắm giữ và chi phố toàn bộ nền kinh tế nhà nước quy định toàn bộ nền kinh tế. Hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất sản phẩm làm ra là của tập thể, hình thức phân phối là phân phối đồng đều cho tất các thành viên trong tập thể với quan hệ sản xuất trên nó đã không phù hợp với lực lượng sản xuất của nước ta lúc bấy giời vừa thấp vừa không đồng bộ với sự không phù hợp đó nó đã đưa lại một hậu quả ngiêm trọng kìm hảm đới với sự phát triển của nền kimh tế như nó đã tạo nên một sức ỳ trong sản xuất do mọi người đều đượi hưởng như nhau nên người làm nhiều cũng được hưởng như người làm ít thậm chí có những người không làm cũng được hưởng như người làm từ đó nó đã tạo nên một tâm lý ỷ lại dẫn đến năng suất lao động thấp, bên cạnh đó nó không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của các thành viên trong xã hội có nhiều nhân tài không phát uy được tài năng và chất xám của mình vì nhà nước chỉ đạo và nắm toàn bộ nền kinh tế họ chỉ được làm theo sự chỉ đạo của nhà nước nếu làm khác thì sẽ bị quy là vi phạm pháp luật tất cả thực trạng nói trên nó đã chưng minh quan hệ sản xuất nước ta đã đi quá xa với lực lượng sản xuất nó đã và đang kìm hảm nền kinh tế nước ta nên đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, năng suất lao động thấp kém, mức tăng trưởng kinh tế chậm. trước tình hình trên. Đảng ta đã phát hiện ra những yếu tố dẫn đến không phù hợp tức là phát hiện mâu thuẩn và giải quyết mâu thuẩn đó bằng cách đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phương thức phân phố, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất đem lại sự thích ứng mới của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất( sự phù hợp). Đảng ta đã nhận thức rõ quan hệ sản xuất như trên chỉ áp dụng có hiệu quả khi nước ta ở giai đoạn chủ nghĩa cộng sản lúc đó lực lượng sản xuất 20 Niên luận triết học
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội”
20 p | 3456 | 608
-
TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ LÝ LUẬN THỰC TIỄN HIỆN NAY - 1
8 p | 458 | 176
-
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực tiễn ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng
24 p | 767 | 175
-
Tiểu luận môn Quản trị nguồn nhân lực: Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Tập đoàn vận tải Phượng Hoàng
28 p | 6217 | 166
-
Tiểu luận: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
22 p | 661 | 120
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tần và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
17 p | 436 | 85
-
Tiểu luận Môi trường: Sinh thái biển
36 p | 650 | 83
-
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
18 p | 632 | 66
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung và vận dụng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở nước ta
22 p | 1553 | 60
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong nền kinh tế nước ta hiện nay
21 p | 363 | 58
-
Tiểu luận môn Quản trị học: Phân tích quản trị tại KFC
69 p | 264 | 39
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
19 p | 952 | 31
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế
11 p | 229 | 24
-
Bài tiểu luận: Mối quan hệ giữa chi tiêu công và nghèo đói bằng chứng thực nghiệm và giải pháp ở Việt Nam
33 p | 120 | 19
-
Tiểu luận:MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀ THƯƠNG HIỆU
21 p | 124 | 19
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế
21 p | 115 | 14
-
TIỂU LUẬN: Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
24 p | 142 | 10
-
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa lạm phát mục tiêu và nợ công
14 p | 105 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn