Tiểu luận :“ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà Nội ”
lượt xem 243
download
Nền giáo dục nước ta hiện nay đã và đang đổi mới để phát triển, từng bước thay đổi rõ nét, chúng ta đang chứng kiến những đổi hay đó và thực hiện từng bước một hiệu quả cao. Ngay từ thủa sơ khai của đất nước, các bậc tiền nhân đã nói : "Thiên tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy". Có thể nói lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rằng: giáo dục và đào tạo có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận :“ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà Nội ”
- TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- TIỂU LUẬN Đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà Nội 1
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhằm 5 xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.2. Cơ sở pháp lý 7 Chương 2. Thực trạng của công tác quản lý nhằm xây dựng, phát 9 triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo , cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên - Hà nội. 2.1. Những kết quả đạt được 9 2.2. Những tồn tại 12 2.3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết 14 Chương 3. Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và 16 nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà nội 3.1. Nâng cao nhận thức … 16 3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng … 19 3.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách … 23 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại thịnh vượng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Vì lẽ đó, có thể coi phát triển giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện thắng lợi nội dung trên Đảng ta đã đề ra và sửa đổi văn kiện, nhiều nghị quyết, chỉ thị trong các kỳ đại hội tiếp theo (Đại hội IX, X ) về nguồn phát triển nhân lực cho đất nước. Trong đó sự nghiệp giáo dục - đào tạo được Đảng và nhà nước đặc biệt coi trọng, quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giáo dục. Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCNVN: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, không chỉ đơn thuần là tư tưởng mà thực sự đã trở thành cương lĩnh, trở thành mục tiêu phấn đấu lâu dài trong chiến lược phát triển đất nước của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã xác định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững ”; Nghị quyết này cũng đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực. Chỉ thị số 40/CT – TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định mục tiêu “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp 3
- ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 – 2010 có ghi: “Phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo; mỗi ngành có 70 – 85% giáo viên khá giỏi” Đặc điểm của trường THPT Kim Liên. Trường THPT Kim Liên – Hà nội được thành lập từ tháng 7 năm 1973. Sau hơn 30 năm hoạt động và trưởng thành, nhà trường đã giáo dục và đào tạo hàng chục nghìn học sinh là con em của nhân dân trên khắp địa bàn thành phố Hà nội trưởng thành. Trường phát triển nhanh về số lượng, khi mới thành lập trường chỉ có 10 lớp với 28 cán bộ giáo viên và nhân viên, đến năm học 2007 - 2008 trường có 51 lớp (Trong đó có 4 lớp ngoài công lập) với 112 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo là sự kết hợp hài hoà giữa những giáo viên có thâm niên, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo phụ huynh và học sinh trong toàn địa bàn tuyển sinh của trường với những giáo viên trẻ số năm công tác còn ít song có nhiệt huyết, có học vị cao, có ý thức vươn lên, song còn hạn chế nhất định về chuyên môn nghiệp vụ. Trong trường trung học phổ thông (THPT) lãnh đạo trường, nhất là hiệu trưởng phải là những người đầu tiên quan tâm, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Từ thực tế đó cùng với việc học tập, bồi dưỡng tại Học viện quản lý giáo dục, bản thân tôi nhận thức được rằng: Việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đội ngũ nhà giáo là một việc hết sức cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà nội ” Rất mong được sự chỉ đạo, góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp trong khoá huấn luyện CBQL Trường THPT khoá 53 4
- 2. Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này, chúng tôi đề xuất những biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại trường THPT Kim Liên – Hà nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý những biện pháp xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lýgiáo dục THPT 3.2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại trường THPT Kim Liên 3.3. Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà nội 4. đối tượng nghiên cứu Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà nội 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng qua các kì Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X. Luật giáo dục 2005 của nước CHXHCN Việt nam; Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hà nội lần thứ XIV; giáo trình của Học viện quản lý giáo dục về bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo năm 2007. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Qua thực tiễn về quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại trường THPT Nguyễn Trãi – Hải Phòng và qua thực tế làm quản lý ở trường THPT Kim Liên – Hà Nội 5.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ : Lập bảng biểu so sánh 5
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1.1. Cơ sở lý luận - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể trong nhà trường để thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường. Đó là việc kết hợp các thành tố giáo dục nhân viên trong nhà trường thành một tập thể có kỷ cương, nề nếp, đoàn kết thống nhất, có truyền thống tốt đẹp, có tâm lý thuận lợi. Trong tập thể ấy, mỗi người đều nhận thức rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, cảm thấy hài lòng và gắn bó với nhà trường, từ đó phát huy tính năng động, sáng tạo và có hiệu quả trong giảng dạy, cũng như trong giáo dục nói chung. Một tập thể sư phạm như vậy sẽ là môi trường xã hội tốt đẹp cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường . - Dân chủ hoá trong nhà trường là nội dung mà trách nhiệm người CBQL ( Đặc biệt là hiệu trưởng) trong nhà trường phải xây dựng, và đây là hành lang pháp lý để hiệu trưởng nhà trường thực hiện dân chủ hoá quản lý nhà trường . Qua đó hiệu trưởng nhà trường cần lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục - đào tạo, nhân sự, xây dựng cơ sở vật chất, quy chế trong nhà trường và việc công khai tài chính theo quy định của Nhà nước, công khai quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với giáo viên, cán bộ, công chức, người học. Như vậy, dân chủ hoá trong nhà trường là tạo ra tinh thần đoàn kết, tăng thêm sức mạnh và phát huy được nguồn nhân lực trong nhà trường . 6
- - Trong trường THPT, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục, bởi lẽ mọi tác độngcủa người thầy đến học sinh nhằm mục đích cung cấp kiến thức, hình thành nhân cách của con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhân lực sử dụng công nghệ hiện đại. Nói cách khác giáo dục - đào tạo phải đào tạo được đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ công chức thạo việc và đội ngũ tri thức giỏi đáp ứng được công cuộc xây dựng đất nước. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường là yếu tố quyết định tới việc tạo ra chất lượng sản phẩm là con người. - Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đứng trước những thách thức lớn của thời kỳ tiền hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế, gia nhập thương mại thế giới WTO. Thế giới đang tiến như vũ bão trên các mặt trận khoa học, công nghệ thông tin, sản xuất thông qua kinh tế tri thức và tinh thần được nâng cao, trong khi nước ta đang ở tình trạng tụt hậu về nhiều mặt. Để vượt qua những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người, phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, có đủ năng lực tiếp thu và sáng tạo khoa học, công nghệ; phải: “Đi tắt đón đầu”, bài toán đó cần phải được giải. Điều đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải nâng cao trình độ, thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện mới có đủ khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong trường THPT. Theo tư tưởng của Lê Nin: “Học – Học nữa – Học mãi ”, trước vị trí, vai trò của giáo dục trong nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực, đòi hỏi nhà trường không được phép: “Sản xuất ra phế phẩm” để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. - Tóm lại để đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 7
- trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 Đảng ta đã coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng ”. Do đó phải coi trọng công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục . - Người quản lý giáo dục trong nhà trường (Đặc biệt là người hiệu trưởng ) giữ vai trò quyết định trong việc quản lý và xây dựng tập thể sư phạm. Hiệu trưởng cần phải giáo dục đội ngũ giáo viên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải xây dựng tập thể sư phạm và nâng cao chất giáo dục trong nhà trường, biến nhà trường thành một khối thống nhất trong hành động để tạo ra sức mạnh, tiếng nói chung của tập thể sư phạm nhà trường. 1.2. Cơ sở pháp lý Ngày nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đòi hỏi giáo dục phải có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Muốn vật, giáo dục phải thực hiện tốt mục tiêu của mình đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN” để tham gia vào cuộc sống xã hội. Luật Giáo dục 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: Điều 15 Chương I: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”. 8
- Điều 16 Chương I: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân”. Như vậy, Đảng và nhà nước đã trao cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cái quyền thiêng liêng đó là tạo ra nguồn lực cho đất nước. Điều đó khẳng định vai trò, trách nhệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là cao cả. Chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 – 2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội đã nêu: “Chúng ta cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội X của Đảng; đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục thực hiện tôt chương trình giáo dục phổ thông mới…”. Khi nói về đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh công tác giáo dục toàn diện: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả về giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục pháp luật, giáo dục quốc phòng…”. Để cụ thể hoá, định hướng rõ cho người quản lý cũng như đội ngũ nhà giáo trong Điều lệ trường Trung học dã ghi rất rõ quyền, nhiệm vụ, choc năng cho từng đối tượng. Trong giáo trình của Học viện Quản lý giáo dục (2007) cũng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của người hiệu trưởng trong việc sử dụng nguồn nhân lực trong tập thể sư phạm là: “Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, trong đó nội dung bồi dưỡng giáo dục phải toàn diện, đủ đức, đủ tài và đủ lực”. Từ nhận thức tầm quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là việc làm thường xuyên, thiết thực của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là hiệu trưởng. 9
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PTTH KIM LIÊN – HÀ NỘI 2.1. Một số thành tựu trong công tác quản lý xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà Nội - Trường THPT Kim Liên – Hà Nội được thành lập tháng 7/1973 đến nay đã được 34 năm. Trong 34 năm phát triển và trưởng thành, trường đã đào tạo được hàng chục nghìn học sinh trưởng thành. Nhiều học sinh của trường hiện là các nhà quản lý các cấp, các nhà khoa học, các doanh nhân, các văn nghệ sĩ có tên tuổi. - Từ khi thành lập đến nay, quy mô trường, lớp và đội ngũ cán bộ nhà giáo từng bước được tăng lên đảm bảo đủ số lượng đảm nhận công việc giáo dục trong nhà trường (Khi mới thành lập trường có 10 lớp với 28 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đến nay trường có 51 lớp với 112 cán bộ, giáo viên, nhân viên) - Chất lượng giáo dục nhà trường trong những năm gần đây không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt từ 99,5% đến 100%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng từ 85% đến 87%. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi thành phố hàng năm đều đứng đầu khối không chuyên của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. - Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường vừa có kinh nghiệm, có uy tín trong giảng dạy vừa năng nổ, nhiệt tình trong công tác, luôn có ước mơ hoài bão, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Thủ đô. - Trường đã tạo điều kiện thuận lợi để toàn thể cán bộ, giáo viên hàng năm tham gia các lớp huấn luyện chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trong thời gian qua nhà trường đã tạo điều kiện cho 01 giáo viên hoàn 10
- thành chương trình nghiên cứu sinh và 5 giáo viên hoàn thành chương trình thạc sĩ. Hiện nhà trường đang có 4 giáo viên đang theo các lớp thạc sĩ và 01 cán bộ quản lý đang theo học lớp lý luận chính trị cao cấp. - Công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường từng bước được quan tâm. Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, xã hội thường xuyên diễn ra trong các hoạt động của nhà trường. Nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện tối đa trong điều kiện có thể cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác. Nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế trong việc động viên, khen thưởng các học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập và những học sinh đạt thành tích cao trong học tập và công tác - Học sinh nhà trường phần lớn là tập hợp con em của nhân dân các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, hầu hết các em đều có tinh thần và quyết tâm vượt khó vươn lên trong học tập - Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết và thống nhất trong hành động vì mục tiêu giáo dục của nhà trường, tạo Tầm _ Thế _ Lực cho sự phát triển giáo dục của Thủ đô Những thành tựu của nhà trường được thể hiện trong các bảng thống kê sau: Bảng 1: Quy mô lớp, chất lượng học sinh từ 2004 – 2007 HSG Học lực Hạnh kiểm Năm TSố TSố Thành học lớp HS Giỏi Khá TB Yêú Tốt Khá TB Yếu phố(*) 1510 832 169 8 2309 186 15 2004-2005 51 2510 22 (60%) (33%) (6,7%) (0,3%) (92%) (7,4%) (0,6%) 1568 988 95 11 2463 186 13 2005-2006 51 2662 23 (59%) (37%) (3,5%) (0,5%) (92,6%) (6,9%) (0,5%) 1501 870 160 3 2359 159 16 2006-2007 51 2534 26 (59,2%) (34,3%) (6,4%) (0,1%) (93,1%) (6,3%) (0,6%) Ghi chú: (*) chỉ tính số học sinh giỏi đạt giải thành phố của học sinh khối 12 Năm học 2004 – 2005, trường có 51 lớp, trong đó có 9 lớp hệ B Năm học 2005 – 2006, trường có 51 lớp, trong đó có 8 lớp hệ B 11
- Năm học 2006 – 2007, trường có 51 lớp, trong đó có 6 lớp hệ B Bảng 2: Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên từ 2004 – 2007 đội ngũ Tổng CBQL Trình độ của đội ngũ nhà giáo và CBQL Kquả phân loại gv Gv, số Hiệu P.Hiệu Tiến sĩ Thạc Đại Đảng LL LL Giáo Giỏi Khá TB CBQL trưởng trưởng sĩ học viên ctrị ctrị viên Năm cao trung giỏi học cấp cấp Tp 2004-2005 89 1 2 0 15 74 34 0 4 21 39 42 5 2005-2006 91 1 2 0 18 73 36 1 4 23 40 44 4 2006-2007 99 1 2 1 19 79 38 2 4 24 44 50 2 Bảng 3: Thống kê về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học từ năm 2004 - 2007 CSVC và Cơ sở vật chất Thiết bị dạy học TBDH Số Thư Phòng Phòng Phòng Nhà Phòng Số Số Số đầu Số cát phòng viện thực Lap vi tính thể đa máy máy sách sét Năm học hành chất năng vi chiếu tham học tính khảo 2004-2005 30 1 1 1 1 1 0 32 1 2318 6 2005-2006 30 1 1 1 1 1 0 40 2 2827 8 2006-2007 30 1 2 1 2 1 1 65 3 2982 10 Nguyên nhân của các thành tựu trên - Đường lối giáo dục - đào tạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đổi mới trong giáo dục - đào tạo. Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng lên qua 16 năm đổi mới đã tạo những điều kiện thuận lợi cho giáo dục - đào tạo phát triển. - Nhân dân trong vùng có truyền thống hiếu học, nhu cầu học tập của con em ngày được tăng lên. Sự đóng góp tích cực của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất Nhà trường, chăm lo sự nghiệp giáo dục của Nhà trường, đã vận động đông đảo người dân tham gia.(Mua được 12 12
- máy vi tính, trang bị hệ thống chiếu sáng học đường đúng tiêu chuẩn cho 30 phòng học, trang bị được bàn ghế mới cho 12 phòng học, cải tạo nâng cấp khu vệ sinh của học sinh) - Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường đã có nhiều cố gắng, vượt qua gian khổ khó khăn, tâm huyết với nghề để hoàn thành nhiệm vụ. - Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và phụ huynh đã nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với tương lai của đất nước, đã khắc phục nhiều khó khăn, tích cực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo. - Tổ chức công đoàn trong nhà trường đã thể hiện được vai trò của mình trong việc quan tâm, chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thường xuyên thăm hỏi, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cán bộ, giáo viên. 2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong trường THPT Kim Liên – Hà Nội - Mặc dù được quan tâm của thành phố, Sở giáo dục - đào tạo và chính quyền các cấp song về đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu, cơ cấu chưa đồng bộ. Hiện Nhà trường chưa có biên chế giáo viên bộ môn GDQP; giáo viên bộ môn Anh văn, bộ môn Tin học, bộ môn Toán còn thiếu. Biên chế cán bộ phụ trách thí nghiệm thực hành còn thiếu (mới có 1 phụ tá thí nghiệm thực hành). Đội ngũ giáo viên lâu năm còn một số giáo viên tuy đã đạt trình độ chuẩn về đào tạo song năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay. Đội ngũ giáo viên trẻ tuổi nghề chưa cao tuy có trình độ về chuyên môn song thiếu nhiều kinh nghiệm quản lý trong việc giáo dục học sinh - Công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng nhằm năng cao trình độ của Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế, bất cập và chưa thường xuyên. Kinh phí phục vụ công tác bồi dưỡng và đào tạo còn quá eo hẹp. Việc đào tạo 13
- đội ngũ nhà giáo chưa có quy hoạch, kế hoach phù hợp với quy mô phát triển về chất lượng của nhà trường. - Khả năng hội nhập, giáo lưu quốc tế của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục còn rất hạn chế. - Giáo viên chưa đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, phương pháp đánh giá học sinh. Việc dạy vẫn chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, còn nặng về lý thuyết, coi nhẹ phần thực hành. - Đội ngũ CBQL giáo dục còn có những hạn chế sau: + Còn hạn chế, bất cập trong công tác tham mưu, xây dựng chính sách, tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện và thực thi công vụ + Kiến thức pháp luật yếu kém, lúng túng trong việc xử lý, giải quyết các tình huống quản lý, nhất là quản lý nhân sự, quản lý tài chính. + Kỹ năng soạn thảo văn bản, nghiên cứu văn bản(Nhất là những văn bản quy phạm pháp luật) còn nhiều hạn chế; khả năng sử dụng và ứng dụng CNTT trong quản lý còn rất hạn chế. - Tổ chức công đoàn trong nhà trường đã thể hiện được nhiệm vụ, chức năng của mình song chưa thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Ban giám hiệu với giáo viên, nhân viên trong trường. Phối hợp với tổ hành chính trong công tác khánh tiết còn nhiều hạn chế và bị động. - Các hoạt động giao lưu, toạ đàm, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, nhân viên trong nhà trường còn hạn chế, chưa có chiều sâu, đa phần mang hình thức nên chưa thể hiện hết nâng lực nổi trội của các thành viên trong nhà trường. Nguyên nhân của những tồn tại trên − Đội ngũ nhà giáo và CBQL còn chậm đổi mới tư duy trong giáo dục - Công tác quản lý giáo dục đào tạo có những mặt yếu kém, bất cập, đặc biệt là khâu đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được chủ trương đề ra. Một 14
- số chủ trương, đổi mới khi thực hiện chưa có căn cứ đầy đủ, vừa làm vừa điều chỉnh. - Về cơ cấu và tổ chức trong nhà trường là đầy đủ nhưng đa phần là kiêm nhiệm do đó khi phân công nhiệm vụ thường bị chồng chéo về con người. Năng lực lãnh đạo của người quản lý chưa cao, thành viên cốt cán các tổ chức chưa qua trường lớp đào tạo chính quy. Do đó có những lúc chưa theo kịp thực tiễn phát triển giáo dục - đào tạo. Vai trò thủ lĩnh các tổ chức trong nhà trường chưa chủ động, chưa sáng tạo trong kế hoạch của tổ chức mình. Đa phần là làm theo kế hoạch định sẵn của nhà trường - Sự quan tâm của Thành phố và Sở giáo dục - đào tạo cả về tinh thần và vật chát chưa có chiều sâu. Đặc biệt là khuôn viên của nhà trường quá chật hẹp (diện tích nhà trường chỉ có 4900 m2, bình quân mỗi học sinh 1,9m2). - Các khoản thu học phí, tiền xây dựng trường hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng, mua sắm, sủa chữa cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. Các hoạt động của nhà trường còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm (nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm dùng đến hơn 80% để trả lương cho cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường). Vì vậy việc chi và hỗ trợ các hoạt động trong nhà trường rất khó khăn và hạn chế. - Đời sống của nhà giáo và CBQL giáo dục còn gặp nhiều khó khăn; lương và thu nhập của nhà giáo và CBQL giáo dục chưa thực sự làm cho họ chuyên tâm với nghề với công việc - Việc dạy thêm. học thêm còn mang lợi ích kinh tế riêng cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của nhà trường. Một số ít giáo viên lợi dụng việc dạy thêm nên thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm trong các tiết dạy chính khoá. 2.3.Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ giáo dục ở trường PTTH Kim Liên – Hà Nội 15
- Dựa trên đánh giá những kết quả đạt được và một số tồn tại trong công tác quản lý nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ở trường THPT Kim Liên – Hà Nội, chúng tôi nhận thấy rằng có 3 vấn đề bức xúc đặt ra cần giải quyết để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường PTTH Kim Liên – Hà Nội trong thời gian tới là: 1) Nâng cao nhận thức tư tưởng của cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo về công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. 2) Phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục . 3) Cơ chế chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Để giải quyết những vấn đề bức xúc nêu trên, đó chính là nội dung của chương 3 16
- CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở TRƯỜNG THPT KIM LIÊN – HÀ NỘI Từ nhận thức “ Giáo dục, đào tạo và KHCN là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội” và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động, thì trong đó đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo. Để tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Nhằm nhanh chóng tạo điều kiện cho giáo dục đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Từ học tập kinh nghiệm thực tế tại trường THPT Nguyễn Trãi - Hải Phòng, từ kinh nghiệm quản lý của bản thân tại trường THPT Kim Liên – Hà Nội, trên cơ sở được học tập và nghiên cứu tại học viện Quản lý giáo dục, chúng tôi mạnh dạn xin nêu ra 3 biện pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cabs bộ quản lý giáo dục như sau: 1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ nhà giáo về công tác xây dưng, phát triển đội ngũ nhà giấo, cán bộ quản lý giáo dục 3.1.1. Mục tiêu, biện pháp Thực sự coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu; Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân 3.1.2 Nội dung, biện pháp Nhận thức sâu sắc rằng giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Một quốc gia có được phồn vinh, đứng vững trong trường quốc tế, người dân được ấm no hạnh phúc chính là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định, xã hội tiến 17
- bộ, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Điều đó thể hiện ở vai trò và chức năng của giáo dục. Thật vậy: Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người tham gia vào mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ hội nhập quốc tế. Giáo dục đào tạo tạo nên những con người có thể lực, có trí tuệ vững vàng, có tâm hồn trong sáng, đảm bảo được sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay. Ngày nay, với sự tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Do đó việc đầu tư cho con người, làm gia tăng giá trị con người về đạo đức, trí tuệ, thể lực thẩm mỹ … để con người tham gia vào cuộc sống xã hội. Con đường để thực hiện sự gia tăng giá trị của con người chính là phát triển giáo dục làm cho tất cả mọi người được học hành, học thường xuyên, học suốt đời. Tóm lại, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải phát triển giáo dục, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Ổn định chính trị, ổn định xã hội để phát triển kinh tế thì an ninh quốc phòng phải được giữ vững. Để là được điều đó, Đảng và nhà nước ta đã đề ra chủ chương về an ninh quốc phòng là xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; có trình độ học vấn cà chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, quý trọng và hết lòng phục vụ nhân dân; có phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, kế thừa phát huy truyền thống vẻ vang, có năng lực chỉ huy tác chiến sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu hành động xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Vì vậy, việc lựa chọn người có đầy đủ phẩm chất, có năng lực, có trình độ để trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự phải được quan tâm đúng mức. Ở mỗi địa phương cần phải giáo dục, động viên, tổ chức toàn 18
- dân làm công tác an ninh quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia. Tóm lại, nhiệm vụ an ninh quốc phòng không tồn tại độc lập, tách biệt, mà nó liên quan mật thiết với các nhiệm vụ, các lĩnh vực khác của Đảng và Nhà nước, trong đó giáo dục là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho an ninh quốc phòng. Như vậy, giáo dục có liên quan mật thiết đến các ngành , các cấp từ trung ương đến cơ sở, đến mọi người, mọi tầng lớp xã hội. Sự kết hợp chặt chẽ của Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, gia đình, các nhân sẽ làm cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển. Và giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, điều hành sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm đạt các mục tiêu xác định; phổ biến sâu rộng để toàn xã hội nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo, phải huy động lực lượng xã hội tham gia có hiệu quả phát triển sự nghiệp giáo dục.Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật để tổ chức, quản lý giáo dục bằng pháp luật, tăng cường đấu tranh và khắc phục và chống các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục có hiệu quả. Giáo dục và Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho một cơ sở hạ tầng xã hội. Lợi ích đầu tư cho giáo dục có tác dụng như là đầu tư cho lực lượng sản xuất để tạo ra những sản phẩm có tiềm năng cho tương lai. Vì vậy đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, đầu tư có lãi nhất, đầu tư cho giáo dục phải đi trước một bước để chuẩn bị cho xã hội nền dân trí cao, đội ngũ nhân lực giỏi có đủ khả năng phát triển đất nước. Những năm gần đây, Nhà nước đã tăng cường ngân sách cho giáo dục bằng mọi cách, mở rộng quy mô và tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục. Việc xây dựng một xã hội học tập, trong đó mọi người đều được học tập, học thường xuyên, học suốt đời là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của 19
- toàn dân. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, đóng góp nguồn lực cho giáo dục. Kết hợp và phát huy giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, từng tập thể, từng cộng đồng. Trong đó phát huy truyền thống học tập của từng gia đình, của dòng họ, của từng địa phương và của cả nước. 3.2. Các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 3.2.1 Mục tiêu biên pháp Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bằng các hình thức theo chuyên đề, tập trung, từ xa và bồi dưỡng qua nhiều kênh thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước 3.2.2. Nội dung biện pháp Đào tạo con người Việt Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có lòng tự hào của dân tộc, có khả năng tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có sức khoẻ, có tinh thần yêu nước là nhiệm vụ của mỗi nhà trường mà hiệu trưởng là người phải làm thường xuyên và lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lực cho đất nước. Các hình thức bồi dưỡng: ∗ Bồi dưỡng thường xuyên: Công tác bồi dưỡng như đã phân tích ở trên trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục. Do đó, vấn đề đặc ra có tính chất nguyên tắc là: Mọi người có nhiệm vụ tự bồi dưỡng thường xuyên trong trong quá trình công tác. Việc đó, cho đến nay, đã trở thành nề nếp tốt trong ngành giáo dục. Công tác bồi dưỡng được tiến hành bằng nhiều cách như : Tự học, hoạt động trong thực tiễn giáo dục, tham gia các buổi hội thảo, theo các khoá 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn : Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty may Chiến Thắng
83 p | 840 | 343
-
Luận văn: " Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cơ Khí Hà Nội”
70 p | 401 | 185
-
Luận văn: “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty thực phẩm miền Bắc “
97 p | 363 | 172
-
Luận văn: " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty VIMEDIMEX "
87 p | 412 | 150
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện điều lệ trường tiểu học
85 p | 260 | 80
-
Luận văn: Thực trạng công tác tiêu thụ và một số biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội
69 p | 214 | 48
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Dệt 20-08
73 p | 154 | 46
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo Secoin của nhà máy vật liệu xây dựng Seterra – Secoin
57 p | 176 | 46
-
Luận văn “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH in bao bì Thái Lợi”
41 p | 163 | 41
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Liên Doanh Sản Xuất Ô tô Hoà Bình
95 p | 156 | 34
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần điện cơ Hải Phòng
83 p | 155 | 34
-
Luận văn: Một số biện pháp cơ bản nâng cao khả năng tiêu thụ ôtô tại Công ty cơ khí ô tô 3-2
67 p | 126 | 29
-
LUẬN VĂN Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng
38 p | 124 | 22
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy họat động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Điện Tử Đống Đa
95 p | 104 | 16
-
Tiểu luận KTCT:“Một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trong một bộ phận Doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
36 p | 115 | 16
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp Cơ khí Trúc Lâm
66 p | 103 | 16
-
Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty thực phẩm Miền Bắc
104 p | 128 | 15
-
Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở của công ty Cao su Sao Vàng
53 p | 74 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn