intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Một số chính sách và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng bao bì của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Loan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

113
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là cơ hội và điều kiện cho sự phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với các ngành và các doanh nghiệp. Từ chỗ mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đều thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước, đến nay các ngành, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức thực hiện các hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Một số chính sách và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng bao bì của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

  1. TIỂU LUẬN: Một số chính sách và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng bao bì của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
  2. Phần I Lời mở đầu Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là cơ hội và điều kiện cho sự phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với các ngành và các doanh nghiệp. Từ chỗ mọi hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đều thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước, đến nay các ngành, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức thực hiện các hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Để tồn tại đứng vững và phát triển, đòi hỏi mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải tự xác định cho mình một phương hướng hoạt đồng, một chính sách phát triển và cạnh tranh đúng đắn. Thực tế cho ta thấy từ khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường có nhiều Doanh nghiệp đã và đang khẳng định được vị trí của mình trên thị trường do đã có những chính sách và đường lối cạnh tranh thích hợp. Bên cạnh đó một số Doanh nghiệp do không thích ứng tốt với những biến đổi của thị trường và không có những chính sách đường lối cạnh tranh thích hợp đã phải sát nhập hoặc phá sản Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngành bao bì của nước ta đã cố gắng đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao cho ngành. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập ngày nay mức độ cạnh tranh của ngành bao bì ngày càng gay gắt, Ngành bao bì của nước ta sẽ phải đối đầu với rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh khác. Do đó việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngành là một tất yếu. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập tại và khảo sát tại Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao Bì. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và các cô chú trong Công ty, em xin chọn đề tài : “ Một số chính sách và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng bao bì của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay " + Mục đích nghiên cứu của đề tài : Nhằm tìm hiểu thực tiễn về những khó khăn, thuận lợi và những chính sách biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành bao bì nước ta trong giai đoạn hiện
  3. nay thông qua nghiên cứu những lý luận đã học hỏi để góp ý kiến và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa khả năng cạnh tranh của ngành. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Mặt hàng bao bì, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của mặt hàng bao bì của nước ta trong giai đoạn hiện nay + Phương pháp nghiên cứu : Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Các tư duy và quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế và cơ chế quản lý. Phương pháp cơ bản của chuyên đề là phương pháp tiếp cận hệ thống biện chứng, logic và lịch sử , các phương pháp cụ thể được vận dụng chủ yếu trong chuyên đề là phương pháp phân tích tổ chức và thí nghiệm, phương pháp chọn lọc có kế thừa, chọn lọc và phát triển. + Giới hạn nghiên cứu của đề tài : Do ngành bao bì là ngành rất rộng lớn vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những khó khăn, thuận lợi, thị trường và khả năng cạnh tranh của ngành bao bì nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận phần nội dung gồm có 3 chương chính : Chương I : Lý thuyết về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh Chương II : Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm bao bì của nước ta. Chương III : Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng bao bì của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
  4. Phần II Nội dung cơ bản Chương I : Lý thuyết về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1.1 - một số nội dung cơ bản về cạnh tranh. Cạnh tranh là quy luật cơ bản của thị trường và vì thế có thể nói, thị trường là vũ đài cạnh tranh là nơi gặp gỡ giữa các “ đấu thủ ” Vậy cạnh tranh là gì ? 1.1.1- Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo Mác nói : “ Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch ” , Nghiên cứu về sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh TBCN là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành . Nếu ngành nào, lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có nhiều người để ý và tham gia, ngược lại những ngành những lĩnh vực mà tỷ suất lợi nhuận thấp thì sẽ có sự thu hẹp về quy mô hoặc rút lui của các nhà đầu tư. Vì vậy cạnh tranh là tất yếu khách quan. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội nói chung. Đó là quy luật của sự phát triển, là cơ sở tiền đề cho sự thành công của một quốc gia trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Tóm lại : cạnh tranh là sự tranh giành những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia nền kinh tế nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho mình. Mức độ tranh giành trong cạnh tranh tuỳ thuộc vào thời điểm lịch sử, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mỗi khu vực và cơ chế chính sách của mỗi quốc gia. 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh Dựa vào những tiêu thức khác nhau người ta có thể phân loại thành những loại hình cạnh tranh khác nhau.
  5. * Căn cứ vào mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường. + Cạnh tranh hoàn hảo. + Cạnh tranh không hoàn hảo + Cạnh tranh độc quyền * Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường. + Cạnh tranh giữa người bán với người mua + Cạnh tranh giữa người mua với nhau . + Cạnh tranh giữa những người bán với nhau * Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế. + Cạnh tranh trong nội bộ ngành. + Cạnh tranh giữa các ngành. Việc phân loại các loại hình cạnh tranh giúp chúng ta hiểu rõ được bản chất của cạnh tranh từ đó có những biện pháp và chính sách thích hợp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình 1.1.3 - Vai trò của cạnh tranh. * Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội. * Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh giúp các doanh nghiệp làm rõ chức năng của mình đối với các hoạt động kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh, * Đối với người tiêu dùng, áp lực cạnh tranh thị trường có tác dụng tăng thêm lợi ích cho họ, bởi các nhà cung cấp tạo ra hàng hoá dịch vụ độc đáo và sáng tạo để phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể mua hàng hoá dịch vụ với chất lượng tốt giá cả hợp lý 1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh 1.1.4.1 Thị phần . Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường, Thị phần đã trở thành một tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vị thế của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ thị
  6. phần của doanh nghiệp càng lớn điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao của doanh nghiệp. 1.1.4.2 Giá cả và chất lượng sản phẩm . Giá cả chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra có được người tiêu dùng chấp nhận hay không chính là phụ thuộc vào giá cả và chất lượng của sản phẩm . Trong đó chất lượng sản phẩm là quan trọng hơn cả Ngày nay khi nền sản xuất hàng hoá càng phát triển chất lượng sản phẩm được đánh giá một cách khắt khe hơn. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh đòi hỏi phải đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về công nghệ môi trường. 1.1.4.3 Trình độ sản xuất và công nghệ kỹ thuật . Thể hiện sức sản xuất và được đo lường bằng số lượng sản phẩm được sản xuất trong một đơn vị thời gian, trình độ sản xuất và công nghệ kỹ thuật phản ánh hiệu quả kinh tế , nếu trình độ sản xuất và công nghệ kỹ thuật không ngừng được nâng cao sẽ tiết kiệm được hao phí lao động, giảm bớt được các phế phẩm, qua đó giúp cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường. 1.1.4.4 Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Khi chất lượng, giá cả tương đương với các đối thủ cạnh tranh nếu doanh nghiệp có dịch vụ phân phối, giao nhận hàng, cũng như dịch vụ giới thiệu,quảng bá sản phẩm và những dịch vụ sau bán hàng ... tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn. 1.2 Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.2.1 - Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô . 1.2.1.1 Các nhân tố về mặt kinh tế . Các nhân tố này tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp theo các hướng .
  7. + Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả thanh toán của họ tăng dẫn tới sức mua ( cầu ) các loại hàng hoá dịch vụ tăng lên, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp. + Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng Doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. + Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp, nhất là đối với các Doanh nghiệp thiếu vốn phải, nhất là đối với các Doanh nghiệp thiếu vốn phải vay ngân hàng. Khi lãi suất cho vay của Ngân hàng cao, chi phí của các Doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi tiền vay lớn, khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là khi đối thủ cạnh tranh cáo tiềm lực lớn về vốn. 1.2.1.2 Các nhân tố về chính trị pháp luật . + Một thể chế chính trị, luật pháp rõ ràng, rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi bình đẳng cho các Doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. 1.2.1.3 Trình độ về khoa học và công nghệ. Trình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán. Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của Doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp nói chung. 1.2.2 - Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vi mô . 1.2.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường ngành . Theo Michael Poter, môi trường ngành được hình thành bởi các nhân tố chủ yếu mà ông gọi là năm lực lượng cạnh tranh trên thị trường ngành. Bất cứ một Doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng, nhiệm vụ phát triển của mình. Năm lực lượng đó thể hiện bằng sơ đồ sau Sơ đồ 1 : Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành
  8. Các đối thủ tiềm năng Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc Các đối thủ cạnh tranh Quyền lực Người Quyền thương Người cung trong ngành mua lượng ứng của người Của người Cuộc cạnh tranh giữa cung các đối thủ hiện tại Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm Sản phẩm thay thế thay thế Nguồn : Sơ đồ các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh của Michael Poter * Sức ép của đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ tức thì tới quá trình hoạt động của các Doanh nghiệp. Trong một ngành bao gồm nhiều Doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường. Nhiệm vụ của mỗi Doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp môi trường chung của ngành. * Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường : Trong quá trình vận động của lực lượng trường, trong từng giai đoạn, thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường. Những đối thủ tiềm ẩn này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp * Sức ép của nhà cung ứng : Những người cung ứng cũng có sức mạnh thoả thuận rất lớn. Có rất nhiều cách khác nhau mà người cung ứng có thể tác động vào khả năng cạnh tranh của ngành. Các nhà cung ứng có thể gây ra những khó khăn nhằm giảm khả năng cạnh tranh của
  9. Doanh nghiệp nếu nguồn cung cấp của Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào một hoặc một vài Công ty độc quyền cung cấp. * Sức ép của khách hàng : Sức mạnh của khách hàng thể hiện ở chỗ họ có thể buộc các nhà sản xuất phải giảm giá bán sản phẩm thông qua việc tiêu dùng ít sản phẩm hơn hoặc đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. Nếu khách hàng mua với khối lượng lớn, tính tập trung của khách hàng cao hơn so với các Doanh nghiệp trong ngành. * Sự xuất hiện các sản phẩm thay thế. Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các Doanh nghiệp trong ngành. Khi giá của một sản phẩm tăng quá cao khách hang sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế. Hoặc do mùa vụ, thời tiết mà khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của những sản phẩm thay thế trên thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp . 1.2.2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. * Nguồn nhân lực . Đây là yếu tố quyết định của sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực của Doanh nghiệp bao gồm : + Ban Giám đốc Doanh nghiệp : là những cán bộ quản lý ở cấp cao nhất trong Doanh nghiệp, những người vạch ra chiến lược trực tiếp điều hành, tổ chức thực hiện công việc kinh doanh của Doanh nghiệp. + Đội ngũ cán bộ quản lý trung gian, đốc công và công nhân : Trình độ tay nghề của người công nhân và lòng hăng say làm việc của họ là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Bởi vì khi tay nghề cao cộng thêm lòng hăng say nhiệt tình lao động thì năng suất lao động sẽ được tăng lên. Đây là tiền đề để Doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh . * Nguồn lực vật chất . Trình trình độ máy móc và cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Nó thể hiện năng lực sản xuất của một Doanh nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra công nghệ sản
  10. xuất cơ sở vật chất kỹ thuật cũng ảnh đến giá thành sản phẩm. Một Doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại thì sản phẩm của họ nhất định sẽ có chất lượng cao, giảm bớt được những phế phẩm giảm được chi phí sản xuất vì thế họ sẽ có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường. * Nguồn lực tài chính của Doanh nghiệp . Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm nào cũng đều phải xét, tính toán trên tiềm lực tài chính của Doanh nghiệp. Một Doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp tín dụng thương mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và cũng cố vị trí của mình trên thương trường. Nói tóm lại, khi xem xét khả năng cạnh tranh của một Doanh nghiệp và thậm chí kể cả khả năng cạnh tranh của các đối thủ, Doanh nghiệp đều phải xem xét đầy đủ các yếu tố tác động, từ đó “ gạn đục, khơi trong ” tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp . Chương II : Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm bao bì của nước ta. 2.1 Thực trạng thị trường sản phẩm bao bì ở nước ta hiện nay . 2.1.1 Vài nét tổng quan về ngành bao bì của nước ta. Ngành bao bì là một trong những ngành ra đời sớm nhất ở nước ta do nhu cầu về bao gói hàng hoá để bảo quản vận chuyển vì vậy ngành bao bì ra đời gắn liền với các ngành sản xuất hàng hoá khác. Ngày nay khi hàng hoá ngày càng phát triển và đa dạng thì bao bì bao gói sản phẩm rất được coi trọng nó được xem là bộ mặt của sản phẩm, có thể nói bao bì đóng vai trò rất quan trọng đến việc tiêu thụ hàng hoá . Chính vì tầm quan trọng của mặt hàng bao bì vì vậy ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Hầu hết các tỉnh và các địa phương đều có Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao bì, tương ứng với mỗi ngành có Công ty sản xuất bao bì riêng, các doanh nghiệp tư nhân cũng sản xuất bao bì với số lượng tương đối lớn.
  11. Bảng 1 : cơ cấu của ngành bao bì nước ta hiện nay Loại công ty cơ cấu ngành (%) Số lượng 30 600 Công ty chuyên doanh về bao bì 25 450 Các Công ty sx bao bì theo các ngành 45 750 Các Doanh nghiệp tư nhân sx bao bì 100 1800 Tổng số Nguồn : Theo thống kê hiệp hội bao bì năm 2002 Qua bảng trên ta thấy các Công ty chuyên doanh về sản xuất bao bì chỉ chiếm 30% các Công ty và doanh nghiệp sản xuất bao bì cả nước. Các công ty sản xuất theo các ngành và các doanh nghiệp tư nhân trong ngành chiếm rất lớn và nằm rãi rác ở các địa phương vì vậy sự quản lý các Doanh nghiệp này là rất khó khăn và không thể kiểm soát được chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm bao bì. Vì vậy việc tổ chức và phân chia lại cơ cấu của ngành đang là một vấn đề rất nan giải với ngành bao bì nước ta hiện nay 2.1.2. Thực trạng về thị trường của ngành bao. 2.1.2.1 Về chủng loại của sản phẩm bao bì : Sản phẩm bao bì của ngành rất đa dạng và phong phú có nhiều chủng đặc trưng có một số loại như sau : Bảng 2 : Một số chủng loại sản phẩm bao bì của ngành bao bì nước ta Bao bì giấy Bao bì nhựa Bao bì sắt thép Bao bì thuỷ tinh Carton sóng Nhựa mềm Thùng Phi, Can Chai lọ đựng nước HD,PP,PE đựng uống, thực phẩm Duplex Nhựa cứng PVC, Lon đựng nước Chai lọ dược PPC uống phẩm Giấy phức Nhựa phức hợp Hộp đựng thực hợp phẩm
  12. Nguồn : Theo thống kê hiệp hội bao bì năm 2002 Ngoài ra còn một số loại bao bì khác như bao đay, bao cói, bao gỗ...các Công ty có thể sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. 2.1.2.2 Thực trạng về thị trường. Thị trường chủ yếu của ngành bao bì là thị trường trong nước tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng . ở đây tập trung nhiều Các khu công nghiệp lớn và các nhà máy lớn vì vậy nhu cầu về bao bì để bao gói hàng hoá rất lớn Biểu đồ : thị trường Tiêu thụ của ngành bao bì nước ta hiện na 95% 3% Thị trường trong nước Thị trường ngoài nước Nguồn : Theo thống kê của hiệp hội bao bì năm 2002 Từ biểu đồ trên ta thấy thị trường trong nước của ngành bao bì chiếm tới 97% còn lại thị trường nước ngoài chỉ chiếm 3% thị trường tiêu thụ của ngành. Ngành bao bì nước ta hiện nay sản xuất chủ yếu là tiêu thụ trong nước còn việc xuất khẩu ra nước ngoài không đáng kể do sự lạc hậu về công nghệ và nguyên liệu sản xuất phần lớn phải nhập khẩu vì vậy ngành không thể cạnh tranh được so với các đối thủ trong khu vực và trên thế giới.
  13. 2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của ngành bao bì việt nam hiện nay. 2.2.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh của ngành. 2.2.1.1 Tình hình về sản xuất của ngành bao bì. * Về số lượng sản xuất của ngành . Sản xuất mặt hàng bao bì chủ yếu là phục vụ theo yêu cầu của khách hàng làm theo đơn đặt hàng của khách hàng vì vậy số lượng sản xuất mặt hàng bao bì phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng chính vì thế số lượng sản xuất của ngành luôn biến động theo từng mùa từng vụ và từng năm Bảng 3: sản lượng sản xuất theo cơ cấu của ngành bao bì Loại công ty cơ cấu (%) số lượng sản xuất Tỷ trọng ( triệu tấn/Năm ) (%) 32 41,4 45 Công ty chuyên doanh 29 27.6 30 Các Công ty sx theo các ngành 39 23 25 Các Doanh nghiệp tư nhân 100 92 100 Tổng cộng : Nguồn : Theo thống kê của hiệp hội bao bì năm 2002 Từ bảng trên cho ta thấy số các Công ty chuyên doanh về bao bì chiếm 32% của ngành hàng bao bì, nhưng đây là những Công ty có đầu tư trang thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất chuyên sản xuất các loại bao bì có chất lượng cao đòi hỏi kỹ thuật và có uy tín vì vậy sản lượng sản xuất của các Công ty rất lớn khoảng 41,4 ngàn tấn/năm chiếm đến 45% sản lượng sản xuất của ngành. Số các công ty sản xuất bao bì thuộc các ngành hàng khác chiếm 29% toàn ngành và sản l ượng sản xuất là 27,6 ngàn tấn/năm chiếm 30% sản lượng cả nước, số còn lại 39% là các doanh nghiệp tư nhân sản xuất sản lượng là 23 ngàn tấn/năm chiếm 25% sản lượng bao bì toàn ngành, các Công ty này chiếm số lượng rất lớn trong ngành nhưng sự đầu tư về máy móc và trang thiết bị kỹ thuật chưa cao dẫn đến năng suất thấp và chưa sản xuất được những
  14. mặt hàng cao cấp vì vậy các Công ty này chủ yếu là sản xuất những mặt hàng đơn giản để phục vụ ở địa phương. Nói chung tình hình sản xuất của ngành bao bì hiện nay chưa được đồng bộ việc thống nhất sản xuất và phân chia theo từng lĩnh vực chưa cụ thể chính vì thế việc sản xuất bao bì chưa tuân theo một quy tắc nào, chất lượng sản phẩm bao bì nước ta chưa được kiểm soát chặt chẽ * về công nghệ và trang thiết bị sản xuất : Trong những năm gần đây ngành bao bì nước ta đã có sự đầu tư lớn về công nghệ và trang thiết bị máy móc sản xuất, các Công ty lớn chú ý đầu tư về máy móc. Hiện nay ở các công ty này hầu hết sản xuất bằng tự động hoá hoàn toàn sau đây là một số máy móc trong những năm gần đây mà ngành đã nhập khẩu : Bảng 4 : Tình hình trang thiết bị của ngành bao bì Stt Tên thiết bị sản xuất Công suất thiết Trình độ trang thiết kế bị 1 Dây chuyền sx bao bì HD 100.000 tấn/năm Tự động hoá hoàn toàn 2 Dây chuyền sx bao bì PE 80.000 tấn/năm Tự động hoá hoàn toàn 3 Dây chuyền sx bao bì PP 60.000 tấn/năm Tự động hoá hoàn toàn 4 Dây chuyền sx bao bì cao 20.000 tấn/năm Tự động hoá hoàn cấp toàn 5 Dây chuyền sx bao bì 40.000 tấn/năm Tự động hoá hoàn carton toàn 6 Máy in offset 70.000 tấn /năm Tự động hoá hoàn toàn 7 Máy thổi màng LDPE 80.000 tấn/năm Tự động hoá hoàn toàn Nguồn : Tạp chí bao bì số 2 ra ngày 25 tháng 2 năm 2003
  15. Việc đầu tư các trang thiết bị ở các Công ty đã giúp cho ngành bao bì nâng cao được năng suất lao động, giảm được tỷ lệ phế phẩm từ 12,8% xuống còn 4% giúp cho các Công ty giảm được các chi phí sản xuất cũng như chi phí về phế phẩm góp phần hạ giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành. 2.2.1.2 Tình hình về kinh doanh và cạnh tranh của ngành bao bì nước ta hiện nay. *Tình hình kinh doanh của ngành Việc kinh doanh sản phẩm bao bì hiện nay đang còn theo kiểu tự phát, các Công ty tự sản xuất tự kinh doanh do ngành hàng bao bì hình thành chưa rõ ràng và chưa có bộ nào đứng ra chủ quản vì vậy chưa kiểm soát được chất lượng, giá dẫn đến chưa định hướng tốt được cho người tiêu dùng dẫn đến giá cả chi phí cao và gây lãng phí cho xã hội. Biểu đồ : Giá trị sản lượng ngành Bao bì từ năm 1998 - 2002 Tỷ 726, 800 619, 700 555 600 367 500 400 219, 300 200 100 Năm 1998 1999 2000 2001 : Theo thống kê hiệp hội bao bì tháng 1 năm 2003 2002 Nguồn Từ biểu đồ trên thấy doanh thu của ngành bao bì qua các năm từ 1998 đến 2001 tăng lên một cách rất nhanh chứng tỏ ngành bao bì nước ta đã đáp ứng tốt được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mặc dù khả năng cạnh tranh của sản phẩm bao bì của
  16. ngành yếu hơn so với sản phẩm của các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng nhìn chung để phục vụ trong nước thì ngành đã đáp ứng được rất tốt. Bảng 5 : Doanh thu một số sản phẩm của ngành trong 3 năm từ 2000-2002 đơn vị : triệu đồng Doanh thu So sánh ( %) Tên sản phẩm 2000 2000 2002 2001/2000 2002/2001 1. Bao bì HD 156400 177200 191450 113.299 108.042 2. Bao bì PE 57900 62800 71050 108.463 113.137 3. Bao bì PP 37700 42500 46120 112.069 109.518 4. Bao bì cao cấp 67750 87000 113280 128.413 130.206 5. Bao bì carton 79250 97500 125900 123.028 129.128 sóng 6. Các loại bao bì 156700 152100 178600 97.064 117.422 khác Tổng cộng 555700 619100 726400 111.409 117.332 Nguồn : Theo thống kê hiệp hội bao bì tháng 1 năm 2003 Từ Bảng số liệu so sánh về doanh thu trong vòng 3 năm gần đây ta thấy ngành bao bì nước ta hiện nay đang phát triển rất mạnh. Năm 2001 so với năm 2000 tổng doanh thu tăng 11,409 % còn năm 2002 so với năm 2001 tăng lên tới 17,332 % đây là tốc độ tăng trưởng tương đối lớn so với các ngành khác ở nước ta hiện nay * Tình hình cạnh tranh của ngành. Mặt hàng bao bì của nước ta được đánh giá là ngành có khả năng cạnh tranh thấp so hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm bao bì sản xuất chủ yếu là phục vụ trong nước còn xuất khẩu sang các nước rất ít. Một nguyên nhân chính là nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm bao bì có chất lượng cao hầu hết phải nhập khẩu hoàn toàn vì vậy dẫn đến giá cả mặt hàng bao bì của nước ta luôn cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới nên sản phẩm bao bì của nước ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  17. ở thị trường trong nước sự cạnh tranh diễn ra theo kiểu tự phát và không được công bằng có phần thiệt thòi cho các Công ty Nhà Nước bởi họ phải nộp thuế và ngân sách đầy đủ trong khi đó các Công ty tư nhân sản xuất bao bì rất nhiều họ sản xuất bao bì phần lớn là thủ công không chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước vì vậy họ dễ dàng chốn thuế, chất lượng sản phẩm không đảm bảo nên giá thành bao bì sản xuất rẻ hơn so với các Công ty của nhà nước vì vậy họ chiếm ưu thế hơn với những sản phẩm bao bì thủ công, và đơn giản. 2.2.2 Tình hình về xuất nhập khẩu của ngành. 2.2.2.1 Xuất khẩu. Hiện nay mặt hàng bao bì của nước ta xuất khẩu trực tiếp rất ít chỉ có một số mặt hàng như túi xốp siêu thị và túi rác được xuất đi các nước Tây Âu nhưng với số lượng không đáng kể. Một số Công ty lớn như Công ty LEXSIN, Công ty sản xuất bao bì liên doanh Việt Nam - Daewoo , PACKEXIM... Cũng chỉ mới xuất khẩu gián tiếp và gia công cho các đối tác nước ngoài, các công ty liên doanh. Nói chung về xuất khẩu của ngành bao bì nước ta hiện nay chỉ chiếm khoảng 5%- 8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đây là một con số rất nhỏ bé so với sản lượng nhập khẩu của ngành. Bảng 6. Kim ngạch xuất Nhập khẩu của ngành bao bì Việt Nam từ 1995 - 2001. Đơn vị triệu USD Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu thị trường Năm 1 1995 16 198 2 1996 26 286 3 1997 26,5 274 4 1998 26,5 308 5 1999 29 332 6 2000 38 473 7 2001 45,5 559 Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam và thế giới 2000 - 2001.
  18. 2.2.2.2 Nhập khẩu. Ngành bao bì nước ta là một trong những ngành nhập khẩu rất nhiều, từ các trang thiết bị sản xuất, máy móc, công nghệ cho đến nguyên vật liệu sản xuất như giấy, mực in, nhựa và các phụ gia để sản xuất. Hầu hết phải nhập khẩu từ các n ước như Nhật, Đức , Singapo,Trung Quốc, Đài Loan ... Nhập khẩu của ngành bao bì chiếm từ 92%-95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, đây là con số rất lớn vì vậy trong những năm gần đây ngành bao bì cũng như các Công ty đang cố gắng giảm bớt sản lượng nhập khẩu một trong những cách làm giảm sản lượng nhập khẩu đó là nghiên cứu tìm ra những nguyên liệu trong nước để thay thế các nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu. 2. 3 khảo sát thực tiễn tình hình cạnh tranh của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì . 2.3.1 Giới thiệu về công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì. 2.3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì ( PACKEXIM ). Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì được thành lập ngày 24/12/1973 theo quyết định số 1343/BNT/TCCB, lúc đó gọi là xí nghiệp bao bì xuất khẩu I Hà Nội trực thuộc bộ Ngoại Thương. Trong quá trình phát triển do sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, để phù hợp tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình trong nước nói riêng cho nên đến ngày 28/5/1993 căn cứ vào quyết định số 610/BTM?TCCB thì Xí nghiệp xuất khẩu I Hà Nội đổi tên thành Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì viết tắt là “ PACKEXIM “ ( Viet Nam National Packing Production And Export-Import Corporation ). Trụ sở chính của công ty tại phường Phú Thượng - quận Tây Hồ - Hà Nội Điện tín : PACKEXIM Điện thoại : ( 84-4)7534034;7534190. FAX : 84.4.266298 2.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty ( PACKEXIM ) * Chức năng.
  19. Công ty có chức năng là khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn lao động để phát triển bao bì và hàng xuất khẩu, đồng thời nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị * Nhiệm vụ. + Tuân thủ pháp luật của nhà nước, về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. + Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhằm ổn định và mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh + Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết trong hợp đồng kinh tế và các nghĩa vụ khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty + Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên 2.3.2 Phân tích tình hình sản xuất kinh của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì ( PACKEXIM ) trên thị trường. 2.3.2.1 Thị trường tiêu thụ của Công ty PACKEXIM Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty đó là sản xuất bao bì, làm các loại bao bì theo đơn đặt hàng, xuất nhập khẩu các loại vật liệu bao bì, ngoài ra Công ty còn có các dịch vụ như cho thuê bến bãi… Công ty sản xuất bao bì chủ yếu là phục vụ trong nước còn về thị trường nước ngoài là rất ít trước đây Công ty có xuất khẩu bao bì sang một số nước Đông Âu và các nước trong khu vực nhưng hiện nay thị trường đó không còn do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Âu. Bảng 7 : Tỉ trọng tiêu thụ của Công ty Theo khu vực thị trường Thị trường Thị phần (% ) Tỉ trọng sản lượng tiêu thụ( % )
  20. - Hà Nội 8 45 - Miền Bắc 5 35 - Miền Trung 2 17 - Miền Nam 0.7 3 Nguồn : Theo đánh giá tổng kết chung của Công ty năm 2002 Bảng 8 : Tình hình tiêu thụ bao bì theo khu vực thị trường từ năm 1999 - 2002 của Công ty Đơn vị : Tấn Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Hà Nội 450000 800000 960000 Miền Bắc 380000 450000 540000 Miền Trung 170000 240000 295000 Miền Nam 40000 70000 110000 Tổng cộng 1.040.000 1.560.000 1.905.000 Nguồn : Theo đánh giá tổng kết chung cuối năm 2002 của Công ty Qua hai bảng trên cho ta thấy thị trường của công ty chủ yếu là thị trường Hà Nội chiếm 45% tổng lượng hàng hoá bán ra, đây là một thị trường lớn tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn, trong đó có cả các Công ty liên doanh với Việt Nam và các Công ty 100% vốn của nước ngoài như : Công ty mì chính MiWon, Lifeboy, Haso Kotobuky, Canon… Số sản phẩm hàng hoá còn lại 38% được tiêu thụ trên thị trường Miền Bắc và thị trường Miền Trung là 17 %. Còn ở thị trường Miền Nam Công ty chưa vươn tới được chỉ chiếm 1% đây là thị trường lớn sự cạnh tranh rất gay gắt, do năng lực còn hạn chế nên thị trường nay Công ty chưa vươn tới được còn bỏ ngỏ. Mỗi thị trường lại có sự ưa thích các loại sản phẩm khác nhau, vì vậy Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm và có giá bán hợp lý để không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ cho Công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2