Tiểu luận: Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành
lượt xem 14
download
Nội dung chính của bài tiểu luận gồm có 4 phần: Thông qua phiên họp Chính phủ; Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ; Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành
- TIỂU LUẬN MÔN: TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành”. 1
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................3 NỘI DUNG CHÍNH..................................................................................4 1. Thông qua phiên họp Chính phủ............................................................4 1.1. Thời gian, thành phần phiên họp.................................................4 1.2. Nội dung của phiên họp...............................................................5 1.3. Nghị quyết của phiên họp............................................................5 2. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.................................6 3. Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ................................................................................................................8 4. Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành...............................................................10 KẾT LUẬN................................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................15 2
- MỞ ĐẦU Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng chính phủ và từng thành viên Chính phủ được quy định tại Luật Tổ chức Chính Phủ năm 2015 đã quy định khẳng định hiệu quả hoạt động thực tế của Chính phủ phải được thể hiện ở ba hình thức là thông qua phiên họp Chính phủ, thông qua hoạt động của của Thủ tướng Chính phủ và thông qua hoạt động của thành viên Chính phủ. Bài tiểu luận này sẽ trình bày cụ thể ba hình thức trên đây trong hoạt động của Chính phủ Việt Nam, từ đó sẽ đề ra một số giải pháp hoàn thiện các hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành. 3
- NỘI DUNG CHÍNH 1. Thông qua phiên họp Chính phủ Các phiên họp của Chính phủ là hình thức hoạt động tập thể chủ yếu, quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động của Chính phủ. Vì vậy, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định: “Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ”. Có thể hiểu, phiên họp là nơi tập trung trí tuệ của cả tập thể Chính phủ với sự tham gia ý kiến của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội để giải quyết phần lớn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ Việt Nam. 1.1. Thời gian, thành phần phiên họp 4
- Theo pháp luật hiện hành, Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần. Ngoài ra có thể họp bất thường theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ. Về thành phần phiên họp: Thành viên Chính phủ chịu trách nhiện tham dự đầy đủ các phiên họp, nếu vắng mặt trong phiên họp thì phải có sự đồng ý của Thủ tướng, Thủ tướng có thể cho phép thành viên vắng mặt được cử người phó của mình dự phiên họp Chính phủ. Ngoài các thành viên Chính phủ, Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Chính phủ khi xét thấy cần thiết. Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và người đứng đầu các tổ chức đoàn thể khác có thể được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về vấn đề có liên quan. Khi cần thiết, Chính phủ có thể mời thủ trưởng Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương tham dự phiên họp của Chính phủ. Các đại biểu được mời dự họp không phải là thành viên của Chính phủ có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết. Thủ tướng Chính phủ chủ tọa các phiên họp Chính phủ, nếu được Thủ tướng ủy quyền, một Phó Thủ tướng có thể chủ tọa phiên họp. Với thành phần này phiên họp Chính phủ vừa tập trung được trí tuệ tập thể các thành viên Chính phủ, vừa tham khảo được ý kiến của các đại biểu được mời, từ đó góp phần làm cho quyết định của phiên họp sát với thực tế, toàn diện hơn, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của thành viên Chính phủ trong quá trình biểu quyết. 1.2. Nội dung của phiên họp 5
- Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ; Các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự án chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ngắn hạn và dài hạn, các công trình quan trọng, dự án ngân sách nhà nước; Các chính sách cụ thể phát triển kinh tếxã hội, tài chính, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Các đề án trình quốc hội về cơ cầu tổ chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, quyết định cơ cấu thuộc Chính phủ, các báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ. Tại phiên họp của Chính phủ sẽ quyết định những nội dung quan trọng đó góp đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ của Chính phủ cơ quan hành pháp trong bộ máy nhà nước. 1.3. Nghị quyết của phiên họp Theo pháp luật hiện hành, Nghị quyết phiên họp của Chính phủ phải được quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành, trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết. Quy định này đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ chế độ trách nhiệm cá nhân với tập thể, đề cao vai trò tập thể của Chính phủ trong việc quyết định những vấn đề quan trọng, và đặc biệt đề cao vai trò của Thủ tướng chính phủ. Phiên họp chính phủ quyết định phần lớn các nhiện vụ, quyền hạn quan trọng trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai. Nghị quyết của phiên họp vừa thể hiện nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời đề cao vai trò của cá nhân Thủ tướng Chính phủ. Đây được xem như là điểm mới phù hợp với quan niệm xây dựng Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013. 6
- 2. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ là người đứng Chính phủ, người lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Khắc phục những hạn chế trong quy định về quyền hạn của người đứng đầu Chính phủ mà Hiến pháp 1983 đã quy định, Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã đưa ra những quy định nhằm tăng cường vai trò của người đứng đầu Chính phủ. Với những quy định này, quyền hạn đã được phân định rõ ràng hơn giữa tập thể Chính phủ với cá nhân Thủ tướng. Quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được quy định khá cụ thể, rõ ràng và có phần mở rộng, nhiều quyền hạn trước đây giao cho tập thể Hội đồng Bộ trưởng này giao cho cá nhân Thủ tướng. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ có những quyền hạn sau: Triệu tập, chủ tọa phiên họp Chính phủ; quy định chế độ làm việc của Thủ tướng với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo công tác của Chính phủ, Thành viên của Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ, cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; trong thời gian giữa Qu ốc h ội không họp thì Thủ tướng Chính phủ có quyền trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Chỉ đạo xây dựng các dự án trình Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng. Thành lập hội đồng và Ủy ban thường xuyên hoặc lâm thời khi cần thiết; Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm 7
- việc, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; Đình chỉ việc thi hành những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ. Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện văn bản đó. Văn bản của Thủ tướng Chính phủ ban hành có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước và đồng thời, Thủ tướng hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với các ngành, các địa phương và các cơ sở. Như vậy, Hiến pháp 2013 đã tổ chức lại Chính phủ theo hướng tăng cường chế độ thủ trưởng thì việc quy định cho người đứng đầu Chính phủ có những nhiệm vụ, quyền hạn như trên mới có thể đảm bảo được quyền lãnh đạo của mình là hoàn toàn hợp lý. Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã có những quy định cụ thể hơn trong trường hợp nào thì Quốc hội sẽ tự nêu vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm đối với các Phó thủ tướng, Bộ trưởng (sau đó có thể tiến hành thủ tục miễn nhiệm), khi nào thì do Thủ tướng đề nghị Quốc hội miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức. 8
- Cơ chế trách nhiệm của các Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước thủ trưởng còn chưa được cụ thể hóa. Với tất cả những quy định trên, ta thấy rắng quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ đã có thay đổi. Đặc biệt là thẩm quyền ban hành văn bản đã có sự cải thiện đáng kể. Hình thức văn bản đã phù hợp với vai trò, quyền hạn của Thủ tướng và qua hình thức văn bản có thể phân biệt giữa văn bản của Chính phủ với văn bản của Thủ tướng Chính phủ ban hành, tránh được sự chồng chéo về thẩm quyền. Hơn thế, thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ ràng và cụ thể điều kiện thuận lợi cho Thủ tướng Chính phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, là cơ sở cho các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam được thực hiện trên thực tế. 3. Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Ngoài hoạt động của phiên họp, hoạt động của Thủ tướng và phó Thủ tướng, hoạt động của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đóng vai trò khá quan trọng trong hoạt động của Chính phủ. Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ, lãnh đạo công tác của Bộ và cơ quan ngang Bộ, phụ trách một số công tác của Chính phủ. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và trước Quốc hội về hoạt động quản lý Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công. Trong Chính phủ, các Bộ trưởng hoạt động với hai tư cách: Thứ nhất: là thành viên của Chính phủ, cùng tập thể Chính phủ giải quyết công việc chung của Chính phủ thông qua các phiên họp; Thứ hai: là 9
- người đứng đầu một Bộ, ngành hoặc lĩnh vực thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Bộ, ngành, lĩnh vực. Để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, pháp luật hiện hành quy định Bộ trưởng có quyền ban hành gồm quyết định, chỉ thị, thông tư. Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, Luật và Nghị Quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ để ra các văn bản trên và hướng dẫn , kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011, đã bỏ quy định thẩm quyền được ban hành các văn bản pháp quy của Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ nhằm mục đích tăng cường sự giám sát của Quốc hội với hoạt động lập quy của Chính phủ, cũng như tính chịu trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động này của Chính phủ trước Quốc hội. Chỉ cơ quan do Quốc hội thành lập mới được quyền ban hành văn bản pháp quy. Về trách nhiệm của Chính phủ, Điều 109 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Cơ chế trách nhiệm mới này cho thấy vai trò của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội lập ra với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan Hành chính nhà nước cao nhất và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước là để đảm bảo sự giám sát của các cơ quan này – với tư cách là những cơ quant ham gia thực hiện quyền giám sát đối với bộ máy hành chính Nhà nước. 10
- Hiến pháp cũng quy định rõ: “Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách”. Như vậy, các thành viên của Chính phủ (Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ) vừa chịu trách nhiệm về ngành, lĩnh vực mình phụ trách (giống như quy định tại các Hiến pháp trước) vừa phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Quy định như vậy của Hiến pháp 2013 là nhằm mục đích tăng cường vai trò điều hành của Thủ tướng Chính phủ đối với các thành viên khác trong chính phủ. Hiến pháp 2013 đã đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, các Bộ trưởng và thành viên khác trước Quốc hội, song chú trọng về trách nhiệm cá nhân của từng chức danh đó chứ không phải là trách nhiệm tập thể chung chung như trước đây. 4. Một số giải pháp hoàn thiện các hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành Thứ nhất là, Trong hoạt động của Chính phủ nước ta, phiên họp luôn được xác định là một hình thức hoạt động quan trọng. Điều này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như: Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960, Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015. Để đảm bảo hiệu quả cho phiên họp của chính phủ ngoài việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, sự cần thiết phải mở rộng thành phần phiên họp, làm tốt công tác chuẩn bị (đặc biệt là chuẩn bị dự án và các nội dung đưa ra phiên họp). Phiên họp cần tập trung giải quyết tốt những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ. Ngoài ra hiện nay ở nước ta do đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi rất nhiều quy định mang tính chất kĩ thuật về chính sách kinh tế xã hội cần phải thông qua một cách nhanh chóng dứt khoát không cần phải chờ đến 11
- phiên hợp thường kỳ của Chính phủ. Vì vậy, việc tổ chức một cơ cấu bên trong Chính Phủ, có đủ các thành phần thay mặt cho Chính phủ có thể đưa ra quy định nhanh chóng, kịp thời đáp ứng đòi hỏi của xã hội, Thứ hai là, Thực hiện đúng, có sự kết hợp hiệu quả nguyên tắc tập thể và đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nguyên tắc thủ trưởng. Nguyên tắc tập thể kết hợp với trách nhiệm người đứng đầu là một nguyên tắc cơ bản của bất cứ Chính phủ nào trong các nhà nước hiện đại. Việc kết hợp hai mặt của nguyên tắc tập thể cá nhân Thủ trưởng là động lực thúc đẩy hoạt động của Chính phủ. Chính phủ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tập thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ. Qua nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cơ cấu tổ chức, thiết chế bộ máy và phương thức hoạt động của Chính Phủ và bộ máy nhà nước Việt Nam nói chung đã được đổi mới khá cơ bản theo hướng hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn, dân chủ và vì dân hơn. Về hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam nổi lên hai vấn đề quan tâm: + Tính chịu trách nhiệm của Chính phủ và các thành viên của chính phủ + Hoạt động của Chính phủ chưa thật sự là một tập thể thống nhất, trong đó, phải kể đến vấn đề trách nhiệm phải từ chức của các Bộ trưởng cũng như tập thể của Chính phủ. Bên cạnh đó là các thành viên của Chính Phủ nhiều khi chưa được thấy được tính thống nhất trong hoạt động của Chính phủ như là một tổ chức chặt chẽ giữa các Bộ còn rất nhiều quyết định mẫu thuẫn, chồng chéo lên nhau. Trách nhiệm của từng thành viên Chính phủ được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ: “Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Chính phủ, của Thủ 12
- tướng Chính phủ và từng thành viên Chính phủ”. Tuy nhiên, Luật tổ chức Chính phủ mới chỉ quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ người đứng đầu nền hành pháp trong việc phê chuẩn việc bầu cử, miễn nhiệm, điều động cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp. Để phát huy mạnh mẽ vai trò, chức năng của thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước. Cần phải đề cao thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nói riêng và các bộ phận khác nói chung khi được bổ nhiệm, bên cạnh quyền giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh với chức vụ này. Thứ ba là, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Chính phủ. Đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức cần đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ. ban hành các quy định pháp luật về đánh giá cán bộ công chức thật sự khoa học đúng người đúng việc. Bảo đảm chính sách và lợi ích vật chất hợp lý động viên tinh thần đối với cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính. Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa XII đã thành lập ra được một Chính Phủ nhiệm kì mới (2007 2011) bao gồm thủ tướng, 5 phó thủ tướng và 22 Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Đều được dư luận chú ý là thành viên nhiệm kì mới trẻ hơn, được đào tạo chính quy bài bản hơn, có nhiều người có bằng cấp học hàm học vị cao hơn. So với thành phần của Chính phủ các khóa trước đây. Chính phủ theo nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có độ tuổi trẻ hơn rất nhiều – trong số các thành viên của Chính phủ có 4 người độ tuổi 6165, có 20 người đội tuổi 5159 và 2 người độ tuổi 48 50. Thứ tư là, Chính phủ Việt Nam hiện nay cần phải coi trọng vấn đề tham nhũng, tham nhũng có thể xảy ra ở tất cả các cơ quan trong bộ máy 13
- nhà nước, những năm gần đây Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định tham nhũng là vẫn nạn, nó kìm hãm sự phát triển kinh tế, nhưng kết quả chống tham nhũng ở Việt Nam còn ở mức độ hạn chế. Đây là một trong những trọng tâm công tác được Chính phủ nhiệm kì khóa XII (20012011) ưu tiên quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thưc hiện. Thời gian qua, khi có nghị quyết Trung ương III và Luật phòng chống tham nhũng, với quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, công tác phòng chống tham nhũng đã đạt được những kết quả tích cực bước đầu, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, nhiều vụ việc tham nhũng tiêu cực nổi cộm được phát hiện xử lý nghiêm, tạo được niềm tin của nhân dân và bạn bè quốc tế. Để duy trì và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các luật, nghị quyết của Chính phủ và cần triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có trọng tâm trọng điểm đối với tất cả các lĩnh vực. Tập trung chỉ đạo điểu tra làm rõ là xử lý đúng pháp luật nhũng vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, nhất là tham nhũng lớn mà xã hội đặc biệt quan tâm. Ngoài ra để công tác này đạt được hiệu quả cao, thực hiện phòng, chống tham nhũng phải kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính ở từng cơ quan, địa phương, đơn vị và gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quan liêu. 14
- KẾT LUẬN 15
- Như vậy, về hình thức hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành đã đạt được nhiều hiệu quả góp phần đưa đất nước phát triển thêm một tầm cao mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại những yếu kém bất cập cần có những phương hướng hoàn thiện về mặt hình thức hoạt động của Chính phủ để đáp ứng được thực tế khách quan và nhiệm vụ của cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữ vững được lòng tin của nhân dân. 16
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 2. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam. Nxb. CAND, Hà Nội, 2011. 3. Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, NXB . ĐHQG , Hà Nội 2005. 4. Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. 5. Trường đại học Luật Hà Nội, Khóa luật tốt nghiệp PHICHIT THOUN VILAY về “ Tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam theo pháp luật hiện hành”. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Một số giải pháp huy động vốn nhằm thúc đẩy sự pháp triển của các doanh nghiệp
17 p | 562 | 202
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp (FDI ) nhằm hình thành và phát triển các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ”
57 p | 576 | 185
-
Tiểu luận: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
97 p | 323 | 119
-
Tiểu luận: " Một số giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty gạch ốp lát Hà nội"
75 p | 289 | 88
-
Tiểu luận: "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xoá đói giảm nghèo tại Yên Bái"
60 p | 134 | 76
-
Tiểu luận: “Một số giải pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Dược Liệu Trung Ương I”
80 p | 238 | 72
-
Tiểu luận: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các công cụ marketing – mix ở công ty TNHH quốc tế Song Thanh (STI)
93 p | 266 | 65
-
Tiểu luận: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Mobile Marketing cho công ty truyền thông Gapit
52 p | 282 | 62
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Nhà nước
34 p | 469 | 51
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực tại tập đoàn vận tải Phượng Hoàng
27 p | 181 | 51
-
TIỂU LUẬN:Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ở Công ty Thực Phẩm Hà Nội.Lời nói đầuSau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước thay đổi, cùng hoà nhập chung vào nền kinh tế thị trường đầy sôi động của khu vực cũng như của t
78 p | 185 | 40
-
Tiểu luận: Một số giải pháp hỗ trợ người khuyết tật
13 p | 806 | 36
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp chống lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư XDCB
43 p | 182 | 24
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp đầu tư thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Hà Nội
119 p | 141 | 17
-
Tiểu luận: Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
33 p | 119 | 17
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp phát triển thị trường hàng hoá của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010
45 p | 114 | 13
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Thủ Đô
103 p | 125 | 13
-
TIỂU LUẬN: Một số giải pháp khắc phục những yếu kém về hoạt động tài chính cho công ty TNHH Hợp Hưng
61 p | 128 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn