intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN: Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn

Chia sẻ: Paradise_12 Paradise_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

1.071
lượt xem
146
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và nhiều văn bản pháp luật. Khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN: Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………………… TIỂU LUẬN Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn lời nói đầu 1
  2. K hiếu nại, tố cáo là mộ t trong những quyền cơ b ản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và nhiều văn bản pháp luật. Khiếu nại, tố cáo là hình thức dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, b ảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọ ng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tạo mọ i điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của mình và tham gia giám sát hoạt đ ộng của cơ quan Nhà nước. Đ iều 74 Hiến pháp năm 1992 có quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc b ất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ q uan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời gian pháp luật quy định. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Mọi hành vi xuất phát lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh”. Đ ể cụ thể hoá quyền khiếu nại, tố cáo được quy định tại Hiến pháp tháng 12/1998, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật Khiếu nại, tố cáo. Luật Khiếu nại, tố cáo ra đ ời đã tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, phát huy dân chủ, b ảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ q uan, tổ chức và cá nhân. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tại phiên họp ngày 01/6/2004, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Q ua tổng kết 5 năm thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo cho thấy nhìn chung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng khiếu tố đông người hoặc vượt cấp, có nơi còn hình thành “điểm nóng”. Một trong những nguyên nhân dẫn đến trung tâm trên là thuộc về chủ q uan của các cơ quan có thẩm quyền khiếu nại, tố cáo. 2
  3. Bản thân tôi luôn xác định các vấn đề về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là hết sức quan trọng và sát thực với vai trò, vị trí hiện nay của mình. Do đó, tôi chọn chuyên đề: “Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Lạ ng Sơn”. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí giảng viên trường Cán bộ Thanh tra để b ài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 3
  4. Phần thứ nhấ t Một số vấn đề cơ bản về khiếu nại, tố cáo I. Khiếu nạ i: Theo điều 2, khoản 1 Luật Khiếu nại, tố cáo: Khiếu nại là việc công dân, cơ q uan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định ho ặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. N hư vậy, khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết theo trình tự quy định của pháp luật. Trình tự, thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính đ ược Luật Khiếu nại, tố cáo quy định có sự thay đổ i căn bản so với trước đây. Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 quy định trình tự, thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính theo thẩm quyền ba cấp: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có vụ việc khiếu nại; Chánh Thanh tra trực thuộ c cơ quan cấp trên trực tiếp và cuối cùng là Thủ trưởng của Chánh Thanh tra. Trong đó Thanh tra N hà nước các cấp, các ngành là mộ t cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Từ ngày 01/7/1996 khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực, trình tự thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính có thay đổ i. Sau khi khiếu nại được giải quyết lần đầu mà không chấm dứt, tiếp theo có sự “rẽ nhánh” lựa chọ n trong một hai con đường: tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên ho ặc khởi kiện ra Tòa án. Từ ngày 01/01/1998 Luật Khiếu nại, tố cáo có hiệu lực thi hành; và Luật sửa đ ổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 26/4/2004 có hiệu lực từ 01/10/2004 thì trình tự thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính có thay đ ổi căn bản. Theo đó, thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính là Thủ trưởng cơ quan Thanh tra không là một cấp có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết như quy định trước đây nhưng theo quy định tại 4
  5. điều 27 Luật sửa đổi bổ sung một số đ iều của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Chánh Thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp”. V ấn đ ề “rẽ nhánh” giải quyết theo con đường Tòa án xét xử vụ án hành chính vẫn đ ược thực hiện, nhưng với các điều kiện thuận lợi hơn cho người đi khiếu nại. V ề trình tự, thủ tục các bước giải quyết khiếu nại: Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại. * Nghiên cứu hồ sơ vụ việc: N ghiên cứu hồ sơ vụ việc là một khâu quan trọng của bước chuẩn bị. Mục đích của khâu này nhằm làm rõ và củng cố nộ i dung chủ yếu về vụ việc. Chẳng hạn như: tên, đ ịa chỉ, trạng thái thần kinh, tư cách người khiếu nại; cơ sở, các căn cứ yêu cầu trong khiếu nại; thẩm quyền giải quyết và tính chất của vụ, việc… vì vậy kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ, việc là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết đ ịnh lựa chọn giải quyết theo trình tự thủ tục nào. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ, việc được thực hiện như sau: N ghiên cứu hồ sơ vụ, việc: Sau khi khiếu nại được gửi đến cơ q uan có thẩm quyền giải quyết thì hồ sơ vụ, việc khiếu nại được xác lập và hồ sơ tại thời đ iểm này thường là thông tin, tài liệu do bên khiếu nại cung cấp: Đơn ho ặc biên bản ghi lời khiếu nại; bằng chứng về q uyết đ ịnh hành chính hoặc hành chính bị khiếu nại; Tài liệu có liên quan. N ghiên cứu vụ, việc qua đương sự: Khi việc nghiên cứu qua hồ sơ chưa làm rõ được các yêu cầu thì có thể kết hợp qua tiếp xúc với đương sự, yêu cầu họ trình bày, cung cấp thêm tài liệu chứng cứ. Thông qua đó các bên có cơ hộ i hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đ ến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của mình trong vụ, việc. Người khiếu nại có thể nhận thức lại và thay đ ổi quyết định của mình về khiếu nại như điều chỉnh nội dung khiếu nại, rút đơn khiếu nại và họ có thể nhận ra sai phạm để khắc phục, sửa chữa. 5
  6. N ghiên cứu tại địa bàn: Đôi khi việc nghiên cứu khảo sát ban đ ầu phải xuống địa bàn nơi có vụ, việc bị khiếu nại. Trên thực tế, nhiều v ụ khiế u nại nhờ có khảo sát tại địa bàn mà cán bộ nghiệp vụ đã sớm có cách được cách xử lý giải quyết kịp thời khiếu nại, chấm dứt sớm ho ặc có cách giải quyết thích hợp sau này. Đặc biệt với vụ, việc được nhận định phức tạp việc nghiên cứu sơ bộ tại đ ịa bàn thường là công việc bắt buộc trước khi thụ lý. Q ua tiếp xúc nghiên cứu sơ bộ ban đầu nội dung khiếu nại, tính chất vụ, việc sơ bộ được xác định rõ. Do đó, khiếu nại có thể chấm dứt do người khiếu nại tự nguyện rút đơn (việc rút đơn phải làm thành văn bản). Đối với vụ, việc đ ơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ thì khiếu nại có thể được giải quyết ngay, khiếu nại chấm dứt. Sau khi hoàn tất việc nghiên cứu sơ bộ, cán bộ nghiệp vụ báo cáo khảo sát vụ, việc gửi lên cấp có thẩm quyền để làm căn cứ xử lý giải quyết vụ, việc. * Thụ lý giải quyết vụ, việc: Đ ây là khâu tiếp theo sau khi đã hoàn tất nghiên cứu hồ sơ vụ, việc. Căn cứ hồ sơ và báo cáo khảo sát của cán bộ nghiệp vụ, nếu khiếu nại thoả mãn các điều kiện quy định tại Điều 1 của Nghị định số 53/2005/NĐ -CP thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, cấp thẩm quyền quyết định thụ lý giải quyết vụ, việc và gửi thông báo cho người khiếu nại biết. Nếu khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý thì trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do. Q uyết đ ịnh thụ lý giải quyết khiếu nại của cấp thẩm quyền là căn cứ pháp lý để tiến hành giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Thực tế hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị còn xem nhẹ thủ tục này, chưa xác định việc quyết định thụ lý vụ, việc là một khâu bắt buộc trong giải quyết khiếu nại, là cơ sở trong giải quyết khiếu nại. Sau khi có quyết định thụ lý giải quyết, hồ sơ vụ, việc có thể được chuyển tiếp bàn giao cho cán bộ nghiệp vụ để thẩm tra, xác minh vụ, việc. Do 6
  7. vậy việc bàn giao hồ sơ phải chặt chẽ, đ ầy đ ủ đảm bảo tính liên tục của thông tin, tài liệu được x ử lý. * Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ, việc: K ế ho ạch giải quyết vụ, việc cần nêu ra công việc phải làm, tiến độ thời gian của từng việc cụ thể, d ự kiến được các tình huống phát sinh khi thực hiện và các đ iều kiện b ảo đ ảm cần thiết khi tiến hành giải quyết vụ, việc khiếu nại. K ế hoạch giải q uyết chi tiết, đầy đủ ở m ức nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm cụ thể của từng vụ, việc. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, xác định tính chất, đặc điểm, m ức độ phức tạp của vụ, việc (đối tượng liên quan, phạm vi liên quan, mức độ thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra, đã qua cấp nào giải quyết…) để xây dựng kế ho ạch giải quyết, trong đó phải nêu đ ược: Những nộ i dung cần phải nghiên cứu bổ sung; Những vấn đề cần phải thẩm tra, xác minh; Yêu cầu cơ quan nào giải trình và giải trình vấn đề gì; Gặp gỡ (cơ quan cá nhân, người liên quan…) để thu thập thông tin; thẩm tra, xác định chứng cứ; Các điều kiện tài chính, nhân lực, giải quyết; Khả năng vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết; Dự kiến phương pháp, cách thức tiến hành; Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nào là chính theo thời gian, nội dung cụ thể; Tiến độ thời gian… K ế hoạch giải quyết vụ, việc đ ược báo cáo người quyết định thụ lý vụ, việc. Đó là căn cứ cho thực hiện công việc giải quyết. * Tập hợp và nghiên cứu tài liệu liên quan: Từ kế hoạch được nêu ra, để có căn cứ pháp lý và tài liệu giúp cho việc giải quyết vụ, việc nhanh chóng, người th ụ lý phải sưu tầm, tập hợp các tài liệu có liên quan như: Văn bản, tài liệu do đ ơn thư khiếu nại đề cập làm căn cứ để khôi phục, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; V ăn bản tài liệu liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại (Đ ây cũng là tài liệu phục vụ cho việc xem xét bảo đảm tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính hoặc hành vi bị khiếu nại); Văn bản tài liệu nghiệp vụ hướng dẫn chỉ đạo giải quyết khiếu nại hành chính của công dân và các lĩnh vực liên quan; 7
  8. V ăn bản tài liệu tham khảo; đặc điểm lãnh thổ, dân cư, tài liệu phục vụ giải quyết tương tự… Tuỳ theo tính chất tài liệu tham khảo, văn bản được sử d ụng mà đòi hỏi các điều kiện pháp lý cho văn bản đó. Trên cơ sở kế ho ạch giải quyết đã được thông qua và tài liệu về vụ, việc cần thiết phải nghiên cứu, tập huấn nghiệp vụ trước khi triển khai chính thức. Bước 2: Thẩm tra, xác minh vụ, việc. Q uyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền phụ thuộc vào những báo cáo, kết luận, kiến nghị của cán bộ thụ lý giải quyết. Báo cáo kết luận phải trên cơ sở các tài liệu, thông tin về vụ, việc đã được thu thập, kiểm tra, xác minh phù hợp với quy đ ịnh của pháp luật và đây là bước quyết định trong xem xét giải quyết vụ, việc khiếu nại. Đồng thời nó cũng là bước đòi hỏ i cao nhất về trình độ nghiệp vụ, năng lực hoạt động nghề nghiệp của cán bộ thụ lý giải quyết vụ, việc. K hi tiến hành thẩm tra, xác minh vụ, việc cần thiết vận dụng mộ t số biện pháp nghiệp vụ cơ bản sau: Biện pháp 1: làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan: Thực chất đây là quá trình khai thác thông tin từ các đố i tượng có liên quan đ ến vụ, việc thông qua giao tiếp hành chính có yêu cầu cụ thể. Phải chủ động và chuẩn bị kỹ về nộ i dung, về nghiên cứu đố i tượng, thủ pháp nghiệp vụ đ ể mau chóng đi đến vấn đ ề cần quan tâm xác minh. Biện pháp 2: Kiểm tra đối chiếu, xem xét thực tế: Việc kiểm tra, đối chiếu xem xét cụ thể hồ sơ, tài liệu, kho, quỹ liên quan hoặc đến tại nơi có sự kiện vụ, việc là cần thiết. Đây là một biện pháp chủ đạo, độ tin cậy cao của công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đ ó cán bộ nghiệp vụ đưa ra kết luận nội dung gì, điều kiện gì sau khi đã thẩm tra, xác minh các tài liệu sự kiện… Do vậy, việc kiểm tra đối chiếu xem xét đến tận nơi vừa là khâu kết thúc đánh giá chứng cứ, nhưng cũng có thể là khâu khởi đầu cho việc đưa đ ến thu thập thông tin, xác định chứng cứ tiếp theo. 8
  9. K hâu chuẩn bị cho công việc này bao gồm những vấn đề đã thu thập được, những vấn đề cần phải làm rõ, những số liệu, hiện vật, địa điểm đã được cung cấp… Đó là nội dung cần thiết phải làm rõ. Chọn yếu tố, tiêu chí nào là đặc trưng, cơ bản để kiểm tra, lựa chọn thiết lập phương pháp kiểm tra như thế nào cho phù hợp lại là vấn đề then chốt quyết định trong sử dụng biện pháp nghiệp vụ này. Các phương tiện, điều kiện phục vụ như tài chính, giao thông, kỹ thuật nghiệp vụ… sẽ giúp cho khâu kiểm tra, xem xét có Kết quả tốt. Biện pháp 3: Yêu cầu giám đ ịnh (nếu cần): Biện pháp nghiệp vụ này được sử dụng khi tính đúng đắn, chân thực của tài liệu đ ược cung cấp, hiện vật thu thập đ ược mà qua kiểm tra, xem xét thông thường không mang lại kết quả. Khi đó cán bộ thụ lý phải nhờ đến kết luận của các nhà chuyên môn, của các cơ quan, tổ chức mà pháp luật cho phép đánh giá, kiểm tra, xem xét làm rõ tình trạng tài liệu, hiện vật. Thủ tục yêu cầu và nhận xét kết quả giám định phải thực hiện chặt chẽ… Biện pháp 4: Tổ chức đố i chất (nếu cần) giữa các đối tượng cung cấp thông tin mâu thuẫn nhau: Khi cần thiết, tổ chức các đối tượng cùng nhau giải thích về thông tin tài liệu cung cấp để khẳng định tính trung thực của mỗi bên. Đối chất có thể tiến hành khi một trong hai bên đề nghị ho ặc do chủ độ ng của cán bộ thẩm tra xác minh vụ, việc yêu cầu. Biện pháp 5: Xác nhận cơ quan có thẩm quyền: V ăn bản được cơ quan N hà nước có thẩm quyền cung cấp là một căn cứ pháp lý để cán bộ nghiệp vụ xem xét, kết luận vấn đề trong quá trình thẩm tra xác minh vụ, việc. Biện pháp 6: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ: Các phương tiện kỹ thuật đ ược sử dụng hợp lý với tư cách là phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, sẽ tham gia thúc đ ẩy quá trình giải quyết khiếu nại kịp thời, chính xác và kinh tế. Các phương tiện kỹ thuật, khoa học – công nghệ như: máy ảnh, máy ghi âm, ghi hình, thiết bị sao chép, dự báo, phương tiện computer, bảo vệ văn 9
  10. bản thông tin thanh tra xét khiếu tố… phải được xác định đúng vị trí trong ho ạt độ ng nghiệp vụ. Cần thiết phải nghiên cứu sử dụng chúng mộ t cách hiệu quả, hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay các phương tiện kỹ thuật được trang b ị, sử dụng vào hoạt động nghiệp vụ còn rất hạn chế. Thậm chí chưa có cách nhìn thố ng nhất về vấn đề này. Cơ chế xin, cho chưa được thay thế bằng đầu tư trang bị thống nhất. Biện pháp 7: Đ ánh giá thông tin, xác đ ịnh chứng cứ: V ới biện pháp này cán bộ nghiệp vụ tiến hành phân tích, tổng hợp so sánh trên tài liệu chứng cứ, qua tiếp xúc với các bên, qua đối chất, kiểm tra, xem xét thực tế… để đánh giá thông tin đã thu thập, xác định chứng cứ theo đặc trưng chứng cứ: có thật, liên quan, thu thập hợp pháp. Bằng phân tích, tổng hợp, so sánh… các vấn đề được đối chiếu với các quy định của văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước, tìm ra được nguyên nhân sai phạm, mục đích, độ ng cơ của các hành vi trong khiếu nại… xác định tính đúng sai, chân thực của từng nội dung cụ thể mà khiếu nại đ ề cập. Trình tự vận dụng các biện pháp nghiệp vụ phụ thuộc vào quá trình giải quyết cụ thể của vụ, việc khiếu nại. Quá trình vận dụng phải được thực hiện trong mối quan hệ liên tục phát triển có thể theo nhiều vòng khác nhau: Kiểm tra xem xét, gặp gỡ đương sự, phân tích so sánh, kiểm tra xem xét… quá trình vận dụng đó phải là quá trình tổng hợp nhiều biện pháp và phải biết sử d ụng thông tin phù hợp nhằm làm cho việc vận dụng các biện pháp có hiệu quả. * Đối thoại trực tiếp: Theo quy đ ịnh tại Điều 37 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật K hiếu nại, tố cáo thì: “Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nộ i dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng dẫn giải quyết khiếu nại…”. N hư vậy đố i thoại trực tiếp trong giai đoạn giải quyết khiếu nại lầ n đầu là một thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật. Còn đố i với giải quyết khiếu nại 10
  11. tiếp theo thì việc tổ chức đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại chỉ trong những trường hợp cần thiết. * Báo cáo thẩm tra xác minh: K ết thúc bước thu thập thông tin, xác định chứng cứ làm rõ các vấn đề cần thẩm tra, xác minh, cán bộ nghiệp vụ được giao thẩm tra, xác minh vấn đề nào phải làm báo cáo thẩm tra xác minh vấn đề đó. Đ ây là phần thể hiện công việc của cán bộ, thanh tra viên về p hần việc được giao thẩm tra, xác minh. Bước 3: Ra quyết định và công bố quyết định. * Tổng hợp báo cáo chuẩn bị tài liệu: Đ ây là khâu tổng hợp toàn bộ phần công việc đ ã làm của cán bộ thụ lý giải quyết. báo cáo tổ ng hợp chỉ rõ các công việc đã thẩm tra, xác minh đ ể đi đến kết luận, kiến nghị phục vụ cho việc đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại. Báo cáo tổng hợp bao gồm nội dung cơ bản sau: Tóm tắt khái quát vụ, việc; Quá trình thụ lý giải quyết của các c ấp thẩm quyền; Quá trình thẩm tra xác minh; Nhận xét, kết luận, kiến nghị. Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm tra, xác minh và tài liệu kèm theo đ ược trình lên cấp có thẩm quyền. Căn cứ báo cáo tổ ng hợp kết quả thẩm tra, xác minh của thủ trưởng cơ q uan chuyên môn hoặc Chánh Thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước ra quyết định giải quyết. * Ra quyết đ ịnh và công bố quyết định giải quyết khiếu nại: Ra quyết định giải quyết: Ra quyết đ ịnh giải quyết là khâu kết thúc xem xét giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền. Quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành khi đã có báo cáo thẩm tra, xác minh và đã xem xét các khía cạnh khác nhau của phương án d ự kiến. Q uyết định giải quyết khiếu nại xác định quan hệ ràng buộ c trách nhiệm của các cơ q uan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước pháp luật. Người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức phải thực hiện quyết định để 11
  12. khôi phục bảo vệ quyền, lợi ích của các bên theo nộ i dung quyết định đề cập đến. Q uyết đ ịnh giải quyết khiếu nại phải đ ảm bảo được những yêu cầu về hình thức, nộ i dung theo quy định: V ề hình thức: thể hiện Đ ảng các yếu tố của một quyết định hành chính được ban hành theo thẩm quyền. V ề nội dung: thể hiện được thái độ dứt khoát của cơ quan thẩm quyền trong giải quyết vụ, việc khiếu nại. Quyết định bao gồm các vấn đề cơ b ản sau: N ội dung khiếu nại; Quyết định về nội dung khiếu nại. Tính chất đ úng sai, mức độ cụ thể; Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết quả thẩm tra, xác minh; Việc xử lý quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật, giải quyết các vấn đ ề khác; Giải quyết quyền và lợi ích các bên có liên quan; Quyền được khiếu nại tiếp theo như thế nào. Q uyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho người khiếu nại, người có quyền lợi ích liên quan; Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp; Chánh Thanh tra cấp trên trực tiếp. Công bố q uyết định giải quyết: Đ iều 37 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo quy định: “Khi cần thiết thì người giải quyết khiếu nại lần đầu công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đố i với người khiếu nại, người bị khiếu nại”. V iệc công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại có thể tuỳ theo vụ, việc cụ thể mà triệu tập hay không triệu tập thêm các thành phần. Đ ôi khi do tính chất của vụ, việc, quyết định có thể công bố q ua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền giáo dục chung. Bước 4: Thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ vụ, việc. * Thi hành quyết định giải quyết: N gười ra quyết định có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các 12
  13. biện pháp cần thiết để q uyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh. Thủ trưởng cơ quan hành chính có vụ, việc bị khiếu nại kịp thời sửa đổi ho ặc thay thế quyết định chính, đ iều chỉnh hành vi hành chính có vi phạm; bồi thường thiệt hại; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật. * Hồ sơ lưu trữ được lập theo quy định bao gồm: Đ ơn thư khiếu nại, biên bản ghi lời khiếu nại; V ăn bản trả lời của người khiếu nại; V ăn bản về thẩm tra xác minh; Quyết định giải quyết khiếu nại; Tài liệu khác có liên quan; Văn bản uỷ quyền, giao xem xét, kết luận, kiến nghị… 13
  14. II. Tố cáo: Theo Điều 2, khoản 2 Luật Khiếu nại, tố cáo: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của b ất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đ e doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức. K hác với trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo chỉ có tính nguyên tắc. Thủ tục giải quyết tố cáo được xác định b ắt đầu từ giai đoạn tiếp nhận tố cáo đ ến việc xem xét, giải quyết, lập hồ sơ kết luận và xử lý vụ, việc. Cơ quan N hà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và tiến hành giải quyết như sau: N ếu tố cáo thuộ c thẩm quyền giải quyết của mình ho ặc không thuộc thẩm quyền giải quyết, hoặc đơn tố cáo nặc danh, mạo danh, thì xử lý theo Đ iều 42, Nghị đ ịnh 53/2005/NĐ -CP của Chính phủ. N gười có thẩm quyền giải quyết tố cáo hoặc Thủ trưởng cơ q uan đ ược giao nhiệm vụ xác minh, ra quyết định về việc tiến hành xác minh nội dung tố cáo. V iệc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo phải đ ược ghi chép thành văn bản. Sau khi kết thúc xác minh, người đ ược giao nhiệm vụ xác minh phải có kết luận về nộ i dung tố cáo. N gười giải quyết tố cáo sau khi kết thúc việc xác minh, kết luận thì ra quyết định xử lý những sai phạm theo nội dung tố cáo. N gười giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ, việc tố cáo theo thẩm quyền do pháp luật quy đ ịnh, quyết định xử lý tố cáo cho những cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và thông báo cho người tố cáo kết quả giải quyết nếu họ y êu cầu, trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước. 14
  15. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ bao gồm: Đ ơn tố cáo ho ặc bản ghi lời tố cáo; Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; Văn bản giải trình của người bị tố cáo; K ết luận về nội dung tố cáo, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý; Quyết định xử lý; Các tài liệu khác có liên quan. Trình tự, thủ tục các bước giải quyết tố cáo: * G iao nhiệm vụ cho thẩm tra viên (hoặ c chuyên viên) th ụ lý đơn tố cáo. N gười được giao nhiệm vụ phải nghiên cứu đơn và các tài liệu, bằng chứng mà người tố cáo cung cấp. Có thể liên hệ với người tố cáo đ ể tìm hiểu thêm sự việc (nhưng phải bảo đảm nguyên tắc giữ bí mật cho người tố cáo). V iết báo cáo tóm tắt nội dung tố cáo, nêu rõ nội dung sự việc, họ tên, chức vụ người bị tố cáo; phạm vi, tính chất, mức độ vi phạm và đề xuất những biện pháp giải quyết. X ây dựng kế hoạch giải quyết phải đầy đủ các mục sau: Phạm vi sự việc cần làm rõ và b ước tiến hành; Các b ằng chứng liên quan cần xác minh; Đối tượng có liên quan; Thời gian cần thiết đ ể tiến hành; Các yêu cầu đ iều kiện khác như giám định hoặc yêu cầu, đề nghị các cơ quan có liên quan bổ sung cán bộ. * Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thụ lý giải quyết: Q uyết đ ịnh này là căn cứ pháp lý để tiến hành công việc giải quyết tố cáo, đồng thời cũng đ ể nâng cao trách nhiệm của người giải quyết tố cáo trước thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật. Trong quyết định cần nêu rõ: Họ tên, chức vụ của cán bộ giao nhiệm vụ xác minh; Nội dung cần xác minh, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ được giao nhiệm vụ xác minh. * Thẩm tra xác minh: N hững nội dung cần làm trong bước này gồm: Tiếp xúc với người tố cáo, yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng (nếu có) đ ể làm thêm sự việc. Làm việc với người bị tố cáo về nội dung người tố cáo nêu ra và yêu cầu 15
  16. người bị tố cáo giải trình bằng văn b ản theo các bằng chứng để tự bảo vệ. Tiến hành thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, tài liệu các nguồn khác để làm rõ nội dung sự việc. Nếu người b ị tố cáo giải trình không rõ và tài liệu, bằng chứng không b ảo đ ảm giá trị q uản lý thì yêu cầu giải trình lại. K hi làm việc với người bị tố cáo, phải ghi biên b ản cụ thể, rõ ràng: những nộ i dung gì đ ược giải trình có căn cứ pháp luật, những nộ i dung nào chưa giải trình được hoặc không giải trình được; hai bên cùng ký biên bản. * Kiểm tra các tài liệu, ch ứng cứ trong hồ sơ để đối chiếu với các chế độ , chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước. Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ giải quyết tố cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ pháp lý giúp cho việc kết luận đầy đủ, chính xác những hành vi vi phạm của người tố cáo. Do đó trước khi kết luận một vấn đề gì nhất thiết phải kiểm tra, đ ánh giá đầy đ ủ các chứng cứ làm cơ sở giải quyết vụ, việc. Đối chiếu các sự việc, tài liệu, bằng chứng với các quy đ ịnh của chính sách, pháp luật (có hiệu lực trong thời gian xảy ra vụ, việc) để xác đ ịnh đúng, sai từng vụ, việc. K hi hoàn thành công tác xác minh có đủ thông tin cần thiết, cần kết luận sơ bộ vụ, việc. Việc kết luận vụ, việc phải rõ ràng, chính xác, việc d ẫn điều luật hoặc chính sách phải đầy đủ cả về nội dung và hình thức văn b ản. Báo cáo kết luận về vụ, việc gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Nêu tình hình đ ặc đ iểm chung: Giới thiệu khái quát về đương sự; Tóm tắt nội dung tố cáo; Kết quả đã giải quyết của các cấp. Phần thứ hai: Nêu nộ i dung cụ thể: K ết quả thẩm tra, xác minh từng nộ i dung; Khẳng đ ịnh sự việc đú ng, sai của các bên đương sự; Chỉ ra nguyên nhân (khách quan, chủ q uan) trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu; Làm rõ những sai phạm về kinh tế, chính trị, xã hội và tổ chức. 16
  17. Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị: Nêu những hành vi vi phạm chủ yếu như tham ô, lạm dụng chức vụ, quyền hạn …;Quy rõ trách nhiệm cá nhân ho ặc tập thể. * Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý theo thẩm quyền Trong trường hợp người b ị tố cáo không vi phạm các quy đ ịnh về nhiệm vụ, công vụ thì phải có kết luận rõ và thông báo b ằng văn bản cho người bị tố cáo và cơ quan quản lý người b ị tố cáo biết, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ q uan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người cố tình tố cáo sai sự thật. Trong trường hợp người bị tố cáo có vi phạm các quy định về nhiệm vụ, công vụ phải xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm phạm vi hành chính thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền x ử lý, đồng thời áp dụng các biện pháp theo quy đ ịnh của pháp luật đ ể kiến nghị xử lý được chấp hành nghiêm chỉnh. Trong trường hợp hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ, việc sang cơ q uan đ iều tra hoặc Viện kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. N gười giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận vụ việc tố cáo và quy định xử lý tố cáo (theo mẫu quy định) cho cơ quan Thanh tra, cơ quan N hà nước cấp cấp trên trực tiếp, thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết nếu họ có yêu cầu trừ những nội dung thuộ c danh mục bí mật Nhà nước. * Những việc cần làm khi kết giải quyết tố cáo: Tổ chức rút kinh nghiệm giải quyết vụ, việ c; Hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ (theo quy định của pháp luật). Căn cứ quyết định xử lý, thủ trưởng giải quyết tố cáo giao các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện. 17
  18. Phần thứ hai Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế , chính trị, văn hoá - x ã hội của tỉnh Lạng Sơn, là đầu mố i giao thông, giao lưu buôn bán giữa nước ta với nước bạn Trung Quố c. Những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộ c thành phố Lạng Sơn nền kinh tế đã có những b ước phát triển toàn diện: cơ sở hạ tầng của thành phố ngày càng được đầu tư xây dựng và nâng cấp cải tạo, nhiều công trình và dự án xây dựng cơ b ản đ ã được triển khai, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá trên địa bàn tăng nhanh. Cùng với sự phát triển kinh tế và phát triển đô thị, những năm qua công tác quản lý đô thị trên địa bàn Thành phố cũng còn bộc lộ một số bất cập như: Công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được triển khai nhưng tiến độ còn chậm; Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa sâu rộng. ý thức chấp hành pháp luật của bộ bộ phận nhân dân chưa cao… từ đó dẫn đến lượng đ ơn thư khiếu nại, tố cáo phát sinh tương đối nhiều. Bên cạnh đ ó, cán bộ công chức các Phòng, Ban liên quan đến công tác giải quyết đơn thư còn thiếu năng lực hạn chế nên đã ảnh hưởng đ ến tiến độ giải quyết đ ơn thư của công dân trên địa bàn Thành phố. I. Tình hình khiếu nạ i, tố cáo trên địa bàn . * Đối với lĩnh vực hành chính: Q ua tổ ng hợp tình hình đơn thư trên địa bàn Thành phố hàng năm cho thấy lượng đơn thư phát sinh tương đố i nhiều, số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, đ ơn không thuộc thẩm quyền hoặc trùng lặp tăng theo từng năm. Đặc biệt, năm 2002 khi thị xã Lạng Sơn được công nhận là đô thị lo ại III và có Q uyết định của Chính phủ thành lập Thành phố trực thuộc Tỉnh, nhiều d ự án đồ ng loạt được triển khai, công tác bồi thường thiệt hại GPMB được thực hiện đồng bộ trong khi nhân dân đến lượng đơn phát sinh là tương đối lớn 18
  19. (896 lượt đơn). Từ năm 1999 đến 2004 thành phố Lạng Sơn nhận đ ược 3.903 lượt đơn, trong đó có 905 đơn khiếu nại, 117 đơn tố cáo và 2.881 đơn kiến nghị, đề nghị. V iệc công dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo nhiều cơ quan còn khá phổ biến (một vụ việc công dân phô tô đ ơn gửi đ ến hàng chục cơ quan). Các năm trước, trên địa bàn Thành phố cũng có mộ t số vụ khiếu nại tập thể, vụ việc phức tạp nhưng đã được xử lý giải quyết dứt điểm. Những vấn đề phức tạp, nổ i cộm hiện nay dẫn đến phát sinh nhiều đơn thư chủ yếu liên quan đ ến tranh chấp đất đai, bồ i dưỡng GPMB, ô nhiễm vệ sinh môi trường…(trên 80% đơn thư phát sinh liên quan đến đ ất đai). *Đối với lĩnh vực tư pháp: Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư p háp phát sinh không nhiều, không có khiếu kiện đông người hoặc vụ việc mang tính bức xúc. Các khiếu nại , tố cáo tập trung chủ yếu ở các cơ quan như: Công an, Độ i thi hành án dân sự Thành phố do liên quan đến công việc giải quyết cụ thể . K ết quả từ năm 1999 đến năm 2004 các cơ quan tư pháp đã tiếp nhận 67 đ ơn khiếu nại và 12 đơn tố cáo .Nội dung khiếu nại , tố cáo chủ yếu là khiếu nại việc chậm giải quyết, giải quyết không khách quan, kết luận vụ việc không chính xác, áp d ụng biện pháp cưỡng chế, kê biên…Đa phần các khiếu nại , tố cáo chưa hiểu rõ về luật, do vậy sau khi có trả lời, công dân không còn khiếu nại nữa. *Nguyên nhân phát sinh khiếu nại , tố cáo : N guyên nhân phát sinh đơn khiếu nại: Do cơ chế chính sách , pháp luật về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, quyết định về khiếu nại , tố cáo có những đ iểm chưa thật hợp lý.Mặc khác, do nhận thức của công dân về pháp luật chưa đ ầy đủ, chế tài x ử lý đối với những hành vi khiếu nại, tố cáo sai sự thật chưa được quy định cụ thể trong các văn b ản pháp luật .Công tác tuyên truyền phổ biến giáo d ục pháp luật chưa được thường xuyên. Công tác quản lý nhà nước về đất đai, đô thị 19
  20. chưa chặt chẽ. Các dự án đầu tư trên địa bàn còn giàn trải, cơ chế chính sách về hỗ trợ và tái định cư của một số dự án còn chưa kịp thời và đồ ng bộ nên dân thắc mắc từ đó phát sinh đơn khiếu nại . Cấp uỷ, chính quyền ở mộ t số xã, phường chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc giải quyết khiếu kiện của công dân .Quá trình giả i quyết khiếu kiện còn chậm, mộ t số nơi chưa làm tốt công tác hoà giải, hướng dẫn giải thích công dân thực hiện theo đúng quy định của pháp luật . N guyên nhân phát sinh tố cáo : Do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao.Một số cán bộ chưa thực hiện đúng trách nhiệm được giao. II. Kết quả g iải quyết khiếu nạ i, tố cáo: *Công tác tiếp dân: Đối với các cơ quan hành chính: U BND thành phố Lạng sơn, Th ủ trưởng các phòng ban, Chủ tịch U BND các phường,xã đã thực hiện tốt công tác tiếp công dân theo quy định của Luật khiếu nại , tố cáo và Quy chế tiếp công dân ban hành theo Nghị định 89/CP. Tại các kỳ tiếp công dân của lãnh đạo UBND Thành phố đều có sự tham gia cảu Thường trực HĐND Thành phố, đại diện UBMTTQ và Hội nông dân Thành phố. Những nộ i dung công dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đều đ ược ghi chép đầy đ ủ vào sổ tiếp công dân. Những trường không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND đều hướng d ẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Sau mỗi kỳ tiếp công dân đều ra thông báo kết quả tiếp công dân và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố về việc giải quyết nội dung thuộc thẩm quyền. Do làm tốt công tác này, nên các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân đã được xem xét giải quyết kịp thời, nhiều trường hợp qua nghe 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2