Tiểu luận: Những thuận lợi và khó khăn của Hải Quan điện tử Việt Nam
lượt xem 30
download
Đề tài nhằm trình bày khái niệm, chức năng, đặc điểm hải quan điện tử, hải quan điện tử Việt Nam. Những thuận lợi và khó khăn của Hải Quan điện tử Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Những thuận lợi và khó khăn của Hải Quan điện tử Việt Nam
- Trường Đại Học Huế Trường Đại Học Kinh Tế Những thuận lợi và khó khăn của Hải Quan điện tử Việt Nam Nhóm 6 – N.02 Huế ngày 27/4/2011
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam MỤC LỤC PHẦN I. MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO CÁO PHẦN II. HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ...............................................3 1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của hải quan điện tử ................................................................3 1.1.1 Khái niệm ...........................................................................................................................3 Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương tiện điện tử..................3 1.1.2 Đặc điểm ............................................................................................................................3 1.1.3 Chức năng .........................................................................................................................4 1.2 Lợi ích của hải quan điện tử .................................................................................................4 1.2.1 Tiện ích khi thực hiện khai hải quan điện tử ........................................................................4 1.2.2 Ứng dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử ..................................................................5 1.2.3 Những ưu tiên khi thực hiện khai hải quan điện tử ..............................................................5 1.3 Quy trình thủ tục hải quan điện tử..............................................................................................5 1.3.1 Những điểm mới của quy trình TTHQĐT ...........................................................................5 1.3.2 Đối với người khai hải quan ...............................................................................................6 1.3.3 Đối với cơ quan hành chính nhà nước.................................................................................8 Thông tin khai báo ........................................................................................................................ 12 Hồ sơ HQ...................................................................................................................................... 12 Phương thức tiếp nhận khai báo ....................................................................................................12 Cách thức xử lý thông tin .............................................................................................................. 12 Cách thức phản hồi thông tin ......................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM .............................................. 12 2.1 Tình hình hoạt động của HQĐT Việt Nam............................................................................... 12 2.2 Kết quả đạt được .................................................................................................................... 14 2.3 Định hướng ............................................................................................................................. 14 CHƯƠNG 3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HQĐT VIỆT NAM ............................ 15 2 3.1 Thuận lợi HQĐT Việt Nam .....................................................................................................15 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam 3.2 Khó khăn HQĐT Việt Nam ....................................................................................................17 3.3 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hải quan điện tử Việt Nam....................................................... 19 PHẦN I. MỤC TIÊU CỦA BÀI BÁO CÁO Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì ngoại thương trở thành hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp. Muốn hoạt động ngoại thương có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần có chuyên gia giỏi nghiệp vụ ngoại thương. Bài báo cáo của nhóm đi vào nghiên cứu một nghiệp vụ mới đang được ứng dụng thành công vào hoạt động ngoại thương: “Hải quan điện tử tại Việt Nam- Những thuận lợi và khó khăn”. Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra: “Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính xác” PHẦN II. HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm, đặc điểm, chức năng của hải quan điện tử 1.1.1 Khái niệm Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương tiện điện tử. 1.1.2 Đặc điểm Khai báo Hải quan và xứ lý hồ sơ được thực hiện qua mạng. Hệ thống phân luồng tự động trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro. Thiết lập kết nối trao đổi dữ liệu điện tử với các hãng vận chuyển, cảng vụ, sân bay, đại lý, kho bạc, ngân hàng, các cơ quan cấp phép để tiếp nhận thông tin về hàng hóa, hành khách, trước khi phương tiện nhập cảnh. Thực hiện thông quan trước khi hàng đến đối với các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao. 3 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam 1.1.3 Chức năng Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Xây dựng và chỉ dạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hải quan Việt Nam Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan Hướng đẫn, thực hiên và tuyên truyền pháp luật hải quan Quy định về tổ chức hoạt động của hải quan Đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ công chức hải quan Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại. Thống kê nhà nước về hải quan Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hải quan Hợp tác quốc tế về hải quan 1.2 Lợi ích của hải quan điện tử 1.2.1 Tiện ích khi thực hiện khai hải quan điện tử Khai báo hải quan điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan (do thông tin khai báo qua mạng được Chi cục Hải quan cửa khẩu (HQCK) kiểm tra ngay khi doanh nghiệp truyền đến). Việc nhầm lẫn, sai sót trong khai báo đã được phản hồi từ chương trình, thông báo trực tiếp đến doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp đã biết trước và khắc phục được thiếu sót về hồ sơ, tránh cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần. Tại trụ sở doanh nghiệp, Giám đốc công ty có thể theo dõi tình hình lô hàng, làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; về số tiền thuế phải nộp; về thông tin phản hồi yêu cầu hoàn thiện hồ sơ theo Luật định. Giúp cho công tác báo cáo, thống kê, kế toán của doanh nghiệp: kiểm soát các số liệu dễ dàng, lưu trữ thuận tiện, nhanh chóng do phần mềm thanh toán tự trừ lùi. Việc thanh khoản các hồ sơ hàng nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng gia công xuất khẩu được thuận lợi, chính xác, doanh nghiệp 4 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam kiểm soát được tình hình nguyên phụ liệu nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu đảm bảo chính xác. Hạn chế các chi phí phát sinh về đi lại, văn phòng phẩm và đặc biệt tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Ứng dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử - Hệ thống tiếp nhận hải quan tự động phân tích nội dung bản khai điện tử, tự động thông báo cho doanh nghiệp biết những sai sót trong quá trình nhập liệu như: mã Hồ sơ không có trong danh mục chuẩn, các thông báo về đơn vị tính... - Cập nhập ngay được số tờ khai và thông tin phân luồng tờ khai; - Thời gian thông quan được nhanh chóng đối với những lô hàng luồng xanh; - Đối với các doanh nghiệp thực hiện các loại hình: Nhập nguyên liệu và sản xuất hàng xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu, hệ thống phần mềm cho phép khai sửa đổi các danh mục npl, định mức... 1.2.3 Những ưu tiên khi thực hiện khai hải quan điện tử - Cùng một thời điểm, cán bộ hải quan đăng ký tiếp nhận tờ khai của nhiều doanh nghiệp khác nhau thì ưu tiên cho việc tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan được khai qua mạng Internet trước; - Khi có thông tin khai báo điện tử của doanh nghiệp gửi đến, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay và sớm có kết quả trả lời; - Những khó khăn vướng mắc trong thực hiện khai báo hải quan điện tử sẽ được Tổ giải quyết khó khăn vướng mắc tại các Chi cục HQCK ưu tiên giải quyết trước, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, đúng quy định; - Định kỳ, Chi cục HQCK phối hợp với Trung tâm dữ liệu và Công nghệ thông tin (TTDL&CNTT) hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khai hải quan điện tử kiểm tra hệ thống, quét vi rút và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. 1.3 Quy trình thủ tục hải quan điện tử 1.3.1 Những điểm mới của quy trình TTHQĐT a. Chứng từ hải quan điện tử - Chứng từ điện tử là là những thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận, và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. - Là thông điệp dữ liệu. 5 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam - Chứng từ HQĐT có giá trị làm thủ tục như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy b. Quản lý tuân thủ dựa trên quản lý rủi ro - Trên cơ sở nguyên tắc chính của Công ước Kyoto sửa đổi 1999: + Hạn chế kiểm soát hải quan ở mức cần thiết để đảm bảo tuân thủ Luật HQ. + Thủ tục hành chính đơn giản và mang tính thực tiễn. + Mang tính ít xâm phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. - Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp nhằm cung cấp quy trình xử lý và thông quan tự động. Cán bộ HQ phải có sư tích hợp với các hệ thống TM. - Hiệu quả hơn so với thủ tục hải quan truyền thống trước đây “tiền kiểm” 1.3.2 Đối với người khai hải quan Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu a. Tờ khai HQĐT theo mẫu b. Bản ĐT vận tải đơn hoặc 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp hàng được người khai HQ đề nghị cơ quan HQ xác nhận thực xuất c. Bản chính "Bản kê chi tiết hàng hóa" trong trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất d. Bản ĐT giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu e. Bản ĐT hoặc 1 bản sao các chứng từ khác phải có theo quy định của pháp luật liên qua`n Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện: Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử Lập tờ khai hải quan trên phần mềm. DN có thể sự dụng bất cứ phần mềm nào có thể kết nối và truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan. Ngoài việc khai đầy đủ thông tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ kèm theo như: hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…vv. Bước 2 : Khai báo tờ khai điện tử Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả6về Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử. Bước 3: Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn cứ trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả được phản hồi. - Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ quan Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới; - Trong phần khai báo thủ tục hải quan điện tử có phần scan chứng từ kèm theo. Chỉ khi nào cơ quan Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp scan kèm theo thì doanh nghiệp mới scan và đính kèm vào tờ khai và gửi lại tờ khai, lưu ý dung lượng file scan không quá 2Mb). - Trường hợp chứng từ của doanh nghiệp hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho doanh nghiệp số tờ khai. Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai Sau khi có số tờ khai thì doanh nghiệp chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem kết quả phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng chính : xanh, vàng, đỏ: - Nếu tờ khai được phân luồng xanh: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp, đem ra cơ quan Hải Quan nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu thông quan hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ đăng ký ký thông quan hàng hóa. - Nếu tờ khai được phân luồng vàng: o Luồng vàng điện tử: thì hình thức giống như luồng xanh; o Luồnz .;g vàng giấy: thì doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp, kèm với toàn bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan làm thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định DN có được thông quan hàng hóa hay không. - Nếu tờ khai được phân luồng đỏ: doanh nghiệp in 2 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu doanh nghiệp, kèm bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan. Tờ khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký- tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá để kiểm 7 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam tra thực tế hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan hàng hóa. Bước 5: Nhận hàng Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, DN cầm 1 bản và làm các thủ tục nhận hàng như bình thường. Lưu ý: - Hệ thống này không cho phép gửi khai báo rác, do vậy doanh nghiệp khi khai báo cần chú ý hoàn tất và kiểm tra kỹ nội dung tờ khai trước khi khai báo. Không thực hiện khai báo thử tràn lan. Khi cần huỷ khai báo, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu huỷ. Quy trình thực hiện như sau: + Sau khi có số tiếp nhận, nếu gửi yêu cầu huỷ ngay, có 2 truờng hợp: o Tờ khai chưa được xử lý, sẽ có ngay thông báo huỷ thành công. o Tờ khai nếu đã, đang được xử lý thì không được huỷ nữa. DN cần nhận kết quả phản hồi của HQ và thực hiện theo yêu cầu. + Nếu tờ khai đã có số tờ khai, o Khi gửi yêu cầu huỷ, phải kèm lý do huỷ. Yêu cầu huỷ tờ khai sẽ được chấp nhận nếu lý do hợp lý. o Nếu Tờ khai có lý do không hợp lý hoặc rơi vào các tình huống khác thì DN cần liên hệ cán bộ hải quan để được hướng dẫn xử lý. 1.3.3 Đối với cơ quan hành chính nhà nước Bước 1: Kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai điện tử - Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa dữ liệu điện tử về tên hàng và mã số hàng hóa xuất nhập khẩu do DN khai báo - Kiểm tra sự đầy đủ các tiêu chí trên TK - Xử lý thông tin khai báo + Thông tin khai báo đầy đủ và phù hợp: Chấp nhận đăng ký TK điện tử, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống để hệ thống cấp sổ đăng ký, phân luồng TK Hệ thống chấp nhận thông quan, tiếp bước 4 Hệ thống chưa chấp nhận thông quan phải thực hiện một số nghiệp vụ khác: Thông báo cho người khai HQ xuất trình các chứng từ theo quy định thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử và chuyển sang bước 2 8 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam - Trường hợp thông tin khai của người khai chưa phù hợp theo quy định, công chức kiểm tra thông qua hệ thống hướng dẫn người khai điều chỉnh cho phù hợp hoặc từ chối đăng ký và nêu rõ lỹ do bằng “thông báo từ chối TKHQĐT” - Các trường hợp khác báo cáo Lãnh đạo Chi Cục Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ HQĐT Hình thức, nội dung kiểm tra chi tiết a. Hình thức, mức độ kiểm tra Hình thức kiểm tra hồ sơ hải quan: Kiểm tra chứng từ giấy, kiểm tra chứng từ điện tử (bao gồm cả chứng từ chuyển đổi từ chứng từ giấy); b. Nội dung kiểm tra Kiểm tra nội dung khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan điện tử; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định pháp luật Xử lý kết quả kiểm tra a. Phù hợp với quy định của Phân luồng thì công chức kiểm tra hồ sơ quyết định thông quan trên hệ thống chuyển sang bước 4 b. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp giữa các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và thông tin khai, cần phải điều chỉnh thì công chức kiểm tra hồ sơ yêu cầu người khai hải quan sửa đổi bổ sung. Trường hợp có nghi vấn, công chức báo cáo đề xuất thay đổi mức độ hình thức kiểm tra trình lãnh đạo Đội, lãnh đạo Chi cục quyết định theo thẩm quyền c. Kiểm tra xác định trị giá tính thuế tại Chi cục . Lưu chuyển hồ sơ cho các bước tiếp theo. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử… hoặc kiểm tra thủ công. Công việc bước này bao gồm: - Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, để xuất trình lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định (nếu có). 9 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam - Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa: + Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa + Kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn ghi tại lệnh hình thức, mức độ kiểm tra nêu trong phần b thông tư 112/2005/TT-BTC. + Xử lý kết quả kiểm tra: có 2 trường hợp: Nếu kết quản kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì kí xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tời khai hải quan. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sai lệch so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo chi cục xem xét quyết định: Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu. Lập biên bản chứng nhận/ biên bản vi phạm. Quyết định thông quan tạm giải phóng hàng Bước 4: Xác nhận đã thông quan điện tử; Giải phóng hàng; Hàng mang về bảo quản; Hàng chuyển cửa khẩu - Xác nhận vào 02 Tờ khai hải quan điện tử in, HQ lưu 01 bản, người khai HQ 01 bản, cập nhật thông tin xác nhận vào hệ thống. Bước 5: Quản lý hồ sơ 10 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam Tiêu chí so sánh HQ truyền thống Hải quan điện tử 11 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam Thông tin khai Yêu cầu khai báo trên các mẫu văn Yêu cầu khai báo dạng mã báo bản cố định hóa vào hệ thống máy tính Tệp dữ liệu ĐT gồm các chỉ tiêu thông tin khai báo và chứng từ hỗ trợ được ĐT hóa. Pháp luật chấp Hồ sơ HQ Tập hợp các loại chứng từ nhận hồ sơ HQĐT có giá trị như hồ sơ thông thường nếu đáp ứng các điều kiện nhất định Người khai có thể gửi các Phương thức Người khai HQ trực tiếp đến trụ sở chỉ tiêu thông tin qua mạng tiếp nhận khai HQ để nộp hồ sơ đến hệ thống thông tin ĐT báo của cơ quan HQ Hệ thống thủ tục HQĐT Trực tiếp xử lý từng chứng từ kèm trực tiếp kiểm tra, đối Cách thức xử lý theo tờ khai HQ, so sánh, đối chiếu, chiếu một cách tự động thông tin kiểm tra tính chính xác, thống nhất hoặc bán tự động đối với của nội dung khai báo các chỉ tiêu thông tin Yêu cầu sự hiện diện của cả người khai HQ và công chức HQ. Xử lý thông tin ĐT, phản Cách thức phản Công chức HQ thông báo cho người hồi trực tiếp vào hệ thống hồi thông tin khai HQ về kết quả xử lý và hướng CNTT của người khai HQ dẫn thực hiện các bước đi tiếp theo các thông điệp ĐT của quy trình thủ tục HQ 1.4 So sánh sự khác nhau giữa quy trình HQ truyền thống và HQĐT CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình hoạt động của HQĐT Việt Nam Hiện tại, thời gian thông quan hàng hoá ở Việt Nam đang nhiều gấp đôi các nước tiên tiến trong khu vực (như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…), gấp ba các nước 12 tiên Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam tiến trên thế giới. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 2 năm tới, ngành Hải quan sẽ phải tích cực đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian thông quan ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực. Muốn vậy thì các quy định, luật lệ của Việt Nam phải phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Ngày 2/4/2010, hệ thống máy soi container lần đầu tiên được trang bị cho lực lượng hải quan Việt Nam tại cảng Cát Lái do Hãng L3 Communication (Mỹ) thiết kế là hệ thống đơn hình (Single View), 6.0MeV soi chiếu hàng hóa bằng tia X. Các bộ phận quan trọng của hệ thống đều được sản xuất tại Mỹ, Anh và Nhật Bản. Hệ thống máy soi container là công cụ hỗ trợ việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp hải quan phát hiện nhanh và kịp thời hàng hóa không đúng với khai báo; hạn chế và ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; giúp công chức hải quan thực hiện kiểm tra hàng hóa nhanh chóng (thời gian kiểm tra thực tế 1 container giảm từ 4 đến 6 lần so với kiểm tra thủ công); giảm chi phí cho doanh nghiệp, hạn chế phiền hà do phải tháo dỡ hàng hóa, góp phần khắc phục tình trạng quá tải, ách tắc hàng hóa tại cảng.Việc đưa hệ thống máy soi container vào hoạt động sẽ nâng cao năng lực hàng hoá thông qua cảng, tăng cường thêm hiệu quả quản lý hải quan, góp phần mang lại lợi ích kinh tế xã hội ở khu vực kinh tế trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh và Miền Đông Nam Bộ. Ngành hải quan cam kết cắt giảm 30% trong tổng số 239 thủ tục hành chính hiện hành theo đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007-2010 (gọi tắt là đề án 30) bằng việc rà soát, kiến nghị hủy bỏ các thủ tục không cần thiết và giảm thiểu các bước, các loại giấy tờ, chứng từ thuộc lĩnh vực hải quan. Khi đi vào hoạt động, nếu các doanh nghiệp và phía tiếp nhận, xử lý thông tin làm đúng quy trình, thủ tục hải quan có thể hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu trong vòng 10 phút. Trong thời gian gần đây, ngành hải quan Việt Nam đã có bước tiến mới cụ thể: Ngày 8/1/2010, Cục Hải quan Lạng Sơn khai trương thủ tục hải quan điện tử tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Cục Hải quan Lạng Sơn là một trong 10 Cục Hải quan được lựa chọn thí điểm thông quan điện tử trong cả nước. Năm 2009, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chọn 35 doanh nghiệp tiêu biểu để tiến hành thông quan thí điểm và đã 13 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam đạt được những kết quả nhất định. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngày 1/4/2010, Cục Hải quan Bình Dương đã tổ chức Lễ ra mắt thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT). Đây là bước đột phá của Cục Hải quan Bình Dương trong cải cách thủ tục hải quan và trở thành đơn vị đầu tiên trong ngành triển khai TTHQĐT tại tất cả các chi cục ngay trong đầu tháng 4. 2.2 Kết quả đạt được Theo Cục Hải quan TPHCM, sau 4 năm thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đơn vị đã làm thủ tục cho hơn 100 nghìn tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu với kim ngạch 11,15 tỉ USD cho gần 350 doanh nghiệp (DN). Ngày 2.4.2010, Cục Hải quan TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba do Chủ tịch Nước trao tặng. Liên tục trong nhiều năm, Cục Hải quan Hà Nội đã đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, thu đạt và vượt chỉ tiêu thu nộp ngân sách, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội. Hải quan Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, quản lý tốt khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 29%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 32%/ năm, lượng hành khách xuất nhập cảnh tăng 36%/ năm, phương tiện xuất nhập cảnh tăng 17%/năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 8,4 lần. 2.3 Định hướng Thủ tục hải quan là một bộ phận không thể thiếu của nghiệp vụ ngoại thương – là một phần quan trọng trong chuỗi công việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Vì thế, thủ tục hải quan Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện tiến dần tới phù hợp với thủ tục hải quan của các nước trên thế giới. Đây là một thách thức rất lớn song Hải quan Việt Nam vẫn bắt buộc phải “nhập cuộc chơi”, phải tìm ra giải pháp để có thể hoà nhập với hoạt động kinh tế thế giới. Để làm được điều đó, ngành hải quan phải tiếp tục hoàn thiện thủ tục hải quan theo hướng khoa học nghiêm minh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành ngoại thương phát triển. Bên cạnh rất nhiều lợi ích khác nữa, những thành công bước đầu khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tạo động lực để các cơ quan hành chính Nhà nước thực 14 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam hiện cải cách hiện đại hoá, góp phần cải cách nền hành chính quốc gia và làm tiền đề thực hiện các chương trình tạo thuận lợi thương mại quốc gia và quốc tế. CHƯƠNG 3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA HQĐT VIỆT NAM 3.1 Thuận lợi HQĐT Việt Nam Sau một thời gian triển khai hải quan điện tử (HQĐT), khai báo từ xa tại một số cục hải quan có lưu lượng hàng hóa lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.HCM... Có thể thấy, phương thức này đã đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN) cũng như hoạt động thương mại, công tác quản lý xuất nhập khẩu. Ngành hải quan Việt Nam đã áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong quy trình thủ tục hải quan, ưu tiên cho các doanh nghiệp tham gia Hải quan điện tử theo Quyết định 103. Về khai hải quan: khai hải quan được chủ yếu thực hiện qua mạng tin học. HQĐT được xây dựng dựa trên công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ đơn giản, hài hòa, thống nhất, phù hợp chuẩn mực và thông lệ quốc tế, giảm thời gian thông quan và chi phí cho DN. Trước đây DN phải đến cơ quan HQ mua mẫu hồ sơ về khai, khi tham gia HQĐT, DN chỉ cần khai, gửi thông tin qua mạng đến hải quan, hệ thống thủ tục HQĐT trực tiếp kiểm tra, đối chiếu thông tin sau đó phản hồi cho DN. Cơ quan HQ dự kiến sẽ ban hành các quy chuẩn về mẫu hồ sơ để DN tự làm và tự chịu trách nhiệm với hồ sơ của mình, không phải tải mẫu hồ sơ của Tổng cục. Ngoài ra, DN khi tham gia HQĐT được cơ quan HQ hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo HQĐT và tư vấn trực tiếp miễn phí. Cả DN và cơ quan hải quan có khả năng kiểm soát toàn bộ quá trình luân chuyển của bộ hồ sơ cũng như việc thực hiện thủ tục hải quan của nhân viên cấp dưới. Kiểm tra hàng hoá: Quy định hình thức kiểm tra, từ cơ sở dữ liệu tập trung tại Tổng cục chỉ đạo cho toàn quốc. Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, dễ lưu trữ hồ sơ, chủ động khai báo, nâng cao tính minh bạch, công bằng trong giải quyết thủ tục hải quan, giảm tiêu cực phát sinh, do vậy HQĐT được cộng đồng DN đánh giá cao. Mặt khác, thông tin khai hải quan cũng trở nên nhất quán, chuẩn hóa cả từ phía DN và hải quan, tạo thuận lợi cho công tác quản lý của hải quan và DN dễ dàng đối chiếu, kiểm tra và thanh khoản hợp đồng gia công. 15 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam Xây dựng 3 Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ khả năng phân tích được trên 50% các mặt hàng xuất nhập khẩu cần phải giám định; thực hiện mục tiêu hoạt động phân tích, phân loại hàng hóa XNK phải là “cánh tay nối dài” của công tác kiểm hóa. DN tham gia HQĐT trong khâu này sẽ được hưởng các quyền như: • Được ưu tiên thực hiện kiểm tra trước so với đăng ký hồ sơ HQ bằng giấy. • Được thông quan hoặc giải phóng hàng nhanh trên cơ sở tờ khai ĐT đối với những lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra. Cụ thể, thời gian thông quan đối với lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra hải quan là từ 5 đến 10 phút, lô hàng phải kiểm tra hồ sơ là từ 20 đến 30 phút. • Được sử dụng chứng từ in ra từ hệ thống khai HQĐT (có đóng dấu và chữ ký của đại diện DN) đối với lô hàng đã được chấp nhận thông quan hoặc giải phóng hàng để làm chứng từ vận chuyển. Giám sát hải quan: chủ yếu thực hiện thông qua thiết bị kỹ thuật hiện đại như: camera; hệ thống định vị toàn cầu... Thu lệ phí hải quan: trong khâu này, DN được các hưởng các quyền như: • Được lựa chọn hình thức nộp lệ phí làm thủ tục HQ và các loại phí khác. • Được cơ quan HQ cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ HQĐT thông qua hệ thống xử lý dữ liệu ĐT HQ. • Đối với công tác quản lý thuế, hệ thống khai báo HQĐT giúp kết chuyển tự động số thuế phải thu sang chương trình kế toán, bớt được công đoạn nhập thủ công chứng từ số thuế phải thu… Những thuận lợi từ môi trường áp dụng: - Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có mạng internet nên việc truyền tải thông tin về hải quan đến các doanh nghiệp dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí; trao đổi thông tin với hải quan các nước cũng thuận tiện hơn, xóa bỏ khoảng cách giữa hải quan Việt Nam với hải quan thế giới. - Hệ thống xử lý tự động hiện đại sẽ giúp cho cơ quan Hải quan hoạt động minh bạch, hiệu quả, đánh giá rủi ro tốt hơn và tăng cường chống tham nhũng. Quá trình này 16 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam còn đem đến cho Hải quan cơ hội phối hợp tốt với các cơ quan của chính phủ và giữa các cơ quan Hải quan các nước với nhau. - Thông qua mối quan hệ hợp tác với các cơ quan Hải quan nước khác, thực hiện Hải quan điện tử giúp cho thủ tục hải quan có thể đến trước khi hàng hoá và người đến biên giới. Mỗi bên liên quan trong dây chuyền thương mại có thể gửi thông tin tới Hải quan sớm hơn. Việc này cho phép cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ và ra quyết định thông quan nhanh hơn. - Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận và tiếp nhận được nguồn nhân lực, vật lực lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO. Do đó, tiếp cận được công nghệ hiện đại, nhanh chóng giúp hải quan điện tử phát triển nhanh hơn, đi từ thí điểm tới đại trà trong thời gian ngắn. 3.2 Khó khăn HQĐT Việt Nam Bên cạnh những ưu điểm, hải quan điện tử Việt Nam bộc lộ một số hạn chế, phát sinh vướng mắc, đòi hỏi có giải pháp khắc phục kịp thời như : - Mô hình thủ tục hải quan điện tử đang vận hành thí điểm tại TP.HCM và Hải Phòng và một số ít thành phố khác, mới được xây dựng và hoạt động độc lập tại 1 Chi cục Hải quan điện tử, không có sự nối kết, liên thông với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu của các đơn vị khác, nên việc kết hợp hoạt động nghiệp vụ giữa các chi cục hải quan khác không dễ dàng, khó đáp ứng yêu cầu khi số lượng doanh nghiệp và hàng hoá tăng lên trong giai đoạn thí điểm mở rộng. - Giải quyết các bước trong quy trình nghiệp vụ vẫn liên quan nhiều đơn vị hải quan, DN vẫn còn phải đi lại, chờ đợi. - Hệ thống mạng đôi lúc vẫn trục trặc, phần mềm ứng dụng triển khai vẫn còn phải hiệu chỉnh nhiều, hệ thống mạng HQĐT hiện chưa kết nối với các tổ chức thương mại, cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng... nên nhiều khâu vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công, gây chậm trễ. - Nhiều DN vốn quen làm thủ công, khai thủ tục hải quan trên giấy, khi chuyển sang khai báo điện tử cũng gặp khó khăn. - Thông tin về chính sách mặt hàng do các bộ, ngành quản lý còn chậm. Hầu hết thông tin, số liệu do các Bộ, ngành cung cấp đều bằng công văn giấy, quyết định về 17 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam HQĐT được ban hành, đã có hiệu lực áp dụng, nhưng phải đợi chương trình phần mềm hoàn thành mới thực hiện được. - Lượng hàng hóa, doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT còn hạn chế, điều kiện triển khai quản lý rủi ro còn nhiều bất cập. - Nhiều cơ quan liên quan vẫn yêu cầu xuất trình tờ khai in làm chứng từ để giải quyết công việc, nên DN vẫn phải tới chi cục HQĐT xác nhận đã thông quan tờ khai in, chưa thực hiện được chuẩn hóa, mã hóa danh mục hàng hóa trên hệ thống khai điện tử nên tính tự động xử lý của hệ thống chưa cao. - Một số DN chưa thật sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ về công nghệ thông tin, nên thực hiện thủ tục HQĐT còn nhiều sai sót và chưa chính xác. Bên cạnh việc tận dụng những cơ hội do thương mại điện tử mang lại, trong thời gian tới, Hải quan điện tử phải đối phó với nhiều thách thức : - Phải biết tận dụng được triệt để lợi ích của công nghệ thông tin mang lại cho ngành, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức. Hải quan phải khắc phục được sự phát triển có tính biệt lập về hệ thống điện tử, thông tin từ các bộ, ngành cũng phải là thông tin điện tử. - Hoạt động trong một môi trường mở và mang tính toàn cầu, đòi hỏi Hải quan phải đáp ứng các yêu cầu: Các quy trình thủ tục hải quan phải hài hoà hoá dựa trên Công ước Kyoto sửa đổi, cũng như đưa ra các quy định về giao dịch điện tử, như chữ ký điện tử và văn bản điện tử; các yêu cầu về chuẩn hoá cơ sở dữ liệu đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu, được xác định trong mô hình cơ sở dữ liệu Hải quan của WCO; Hải quan cần có một chiến lược an ninh về công nghệ thông tin một cách toàn diện để giải quyết việc chứng nhận kỹ thuật số qua biên giới. - Hải quan phải cung cấp dịch vụ trực tuyến toàn diện, thúc đẩy các doanh nghiệp đều tham gia và tuân thủ. Muốn làm được điều đó, ngành hải quan phải đưa các luật lệ, quy định liên quan và chỉ dẫn trực tuyến về vấn đề hải quan cũng như những kiến thức trao đổi trên trang Web Hải quan để hỗ trợ cho doanh nghiệp. 18 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam - Đòi hỏi từ phía các doanh nghiệp đối với ngành Hải quan trong việc giảm thời gian thông quan ngày càng lớn do sự tăng trưởng của vận tải hàng không và đặc biệt sự gia tăng các kiện hàng do thực hiện thương mại điện tử. - Việc gia tăng hàng hóa có giá trị nhỏ cũng ảnh hưởng tới số thu của Hải quan. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp trung gian nhập khẩu hàng hoá có số lượng lớn, thì ngày nay, thương mại điện tử cho phép người mua có thể đặt hàng trực tiếp tới nhà sản xuất, việc đó dẫn đến nguy cơ sẽ có những lô hàng có giá trị dưới mức giá trị tối thiểu theo quy định. Việc này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến việc bán các hàng hoá giống hệt trong nước vì bị thu thuế tiêu thụ, trong khi đó, hàng hoá có trị giá tối thiểu không bị thu loại thuế này - Hải quan cũng cần cảnh giác cao hơn với các loại tội phạm do thương mại điện tử mang lại và các biện pháp để đối phó với các loại tội phạm này. Việc phát triển công nghệ mới đòi hỏi phải xây dựng hệ thống pháp luật để đối phó với các hành vi vi phạm ngày càng tăng, đồng thời đáp ứng các thoả thuận hỗ trợ lẫn nhau để xử lý giao dịch thương mại điện tử và cải thiện nội dung đào tạo nhằm kiểm soát các loại tội phạm liên quan đến máy tính và nhân viên thực thi pháp luật. 3.3 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hải quan điện tử Việt Nam Thương mại điện tử đặt ra thách thức to lớn đối với ngành Hải quan trên toàn thế giới, nhưng đồng thời, nó cũng đem lại các cơ hội to lớn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ đối với thương mại quốc tế. Thương mại điện tử đòi hỏi Hải quan phải xem xét lại và thay đổi cơ bản chiến lược hoạt động của mình và theo đuổi cách tiếp cận toàn diện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông nhằm đảm bảo dịch vụ công được thực hiện trực tuyến hoàn toàn. Để đáp ứng các yêu cầu của thương mại điện tử, Hải quan cần phải dự thảo chiến lược có tính tổng thể, toàn diện và chắc chắn. Chiến lược này phải đảm bảo các yếu tố sau: Một là, đơn giản hoá các quy trình và thủ tục hải quan, đồng thời đảm bảo mức độ tuân thủ và an ninh cao, việc này sẽ làm giảm gánh nặng đối với doanh nghiệp và giúp cho chi phí tuân thủ thấp hơn. 19 Nhóm 6 – N.02
- Apr. 26 Nh ng thu n l i và khó khăn c a H i Quan đi n t Vi t Nam Hai là, phát triển các giao dịch thương mại quốc tế phi biên giới, chuẩn hoá thủ tục hải quan và các luồng cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo rằng các cơ sở dữ liệu này được sử dụng thành công đối với tất cả các nước thành viên của WCO và cơ sở dữ liệu này được xây dựng theo mô hình cơ sở dữ liệu hải quan của WCO và Công ước Kyoto sửa đổi. Ba là, các ứng dụng đã triển khai phải được nâng cấp. Về phía doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng, nhân lực để tham gia đầy đủ quy trình khai hải quan qua mạng. Bốn là, cần phải đặt sự tín nhiệm vào việc sử dụng các dữ liệu thương mại nhằm hoàn thành các yêu cầu của Hải quan. Năm là, khai thác các tiềm năng trao đổi thông tin tình báo giữa các cơ quan Hải quan và đặc biệt là xây dựng khái niệm Số tham chiếu lô hàng đơn nhất (UCR) đối với quá trình kiểm toán các giao dịch thương mại quốc tế trọn gói. Sáu là, phát triển cơ chế làm việc chung giữa Hải quan và các cơ quan khác của chính phủ tham gia vào việc quản lý thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy việc trao đổi phi tuyến cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế và trao đổi thông tin tình báo rủi ro ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Bảy là, cần đảm bảo rằng tất cả các quy định về thương mại quốc tế liên quan cần được cập nhật, văn bản và chữ ký điện tử có đầy đủ cơ sở pháp lý. Tám là, cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên Hải quan được đào tạo để trang bị các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ trong một môi trường điện tử hoàn toàn tự động. TÀI LIỆU THAM KHẢO http://www.pcworld.com.vn/articles/quan-ly/tu-van/2009/11/1194771/hai-quan- dien-tu-nhung-dieu-can-biet// http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/Print.aspx?ID=17299 20 Nhóm 6 – N.02
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên hiện nay là gì? là giảng viên anh chị có những tác động nào để giúp sinh viên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nhằm học tập tốt?
15 p | 2229 | 273
-
Tiểu luận Quản trị chất lượng: Quá trình áp dụng ISO 9001-2008 tại phòng kế hoạch – cung tiêu tập đoàn Hoa Sen
52 p | 662 | 116
-
Tiểu luận: Những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
27 p | 616 | 109
-
TIỂU LUẬN Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên 1
16 p | 555 | 99
-
Tiểu luận Thay đổi và phát triển tổ chức: Áp dụng hệ thống ISO 9001:2008 tại công ty TNHH SX TM Thẩm Cương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
13 p | 212 | 46
-
Tiểu luận Ngân hàng và sự phát triển: Phân tích nhu cầu vay vốn của Công ty cổ phần thiết bị điện – Vinacomin với Ngân hàng Công Thương và những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay
29 p | 203 | 40
-
Tiểu luận: Các vấn đề cơ bản về lãi suất ngân hàng và vai trò của nó đối với doanh nghiệp
19 p | 141 | 31
-
Tiểu luận: Hãy phân tích các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình thuyết Z vào Việt Nam
10 p | 245 | 31
-
Tiểu luận: Dự án đầu tư quán Hello Seoul
53 p | 152 | 28
-
Tiểu luận:Những nhân tố nào đã cản trở cơ hội bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1977
18 p | 157 | 22
-
Tiểu luận hành vi tổ chức: Hãy phân tích các thuận lợi và khó khăn khi áp dụng mô hình thuyết Z vào Việt Nam
20 p | 173 | 22
-
Thuyết trình: Những thuận lợi và khó khăn của hải quan điện tử Việt Nam
30 p | 177 | 18
-
Tiểu luận: Nhu cầu tài trợ vốn, những thuận lợi và khó khăn khi huy động vốn của Công ty cổ phần ACC-244
29 p | 165 | 17
-
Tiểu luận tài chính ngân hàng và sự phát triển: Phân tích nhu cầu tài trợ vốn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Modern Fare Việt Nam. Những thuận lợi, khó khăn của công ty trong việc huy động vốn
29 p | 153 | 16
-
Bài tập nhóm: Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán với các đối tác nước ngoài
23 p | 254 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO: thực trạng và giải pháp
93 p | 42 | 11
-
Tiểu luận: Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi đàm phán với các đối tác nước ngoài
19 p | 173 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn