Tiểu luận: Phân tích vai trò của đạo giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
lượt xem 15
download
Đạo giáo là tôn giáo hình thành qua một quá trình dài và thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác nhau. Nhưng nhìn chung, qua rất nhiều tư liệu của các nhà nghiên cứu thì Đạo giáo được hình thành trên cơ sử lí luận của Đạo gia - là học thuyết do Lão Tử khởi xướng và được Trang Tử hoàn thiện vào khoảng thế kỉ II sau CN
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Phân tích vai trò của đạo giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền
- Tiểu luận Phân tích vai trò của đạo giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền 1
- 1. Khái quát sơ lược về sự ra đời của Đạo giáo ở Trung Quốc Đạo giáo là tôn giáo hình thành qua một quá trình dài và thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác nhau. Nhưng nhìn chung, qua rất nhiều tư liệu của các nhà nghiên cứu thì Đạo giáo được hình thành trên cơ sử lí luận của Đạo gia - là học thuyết do Lão Tử khởi xướng và được Trang Tử hoàn thiện vào khoảng thế kỉ II sau CN. Lịch sử ra đời của Đạo giáo được ghi lại trong sử sách Trung Quốc khá phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn nhau về nhân vật, quan hệ truyền thừa và thời điểm. Nói chung, Đạo giáo được hình thành trong phong trào nông dân khởi nghĩa vào giữa thời Đông Hán. Lúc đầu, Đạo giáo có hai tổ chức chính là Ngũ Đấu Mễ Đạo của Trương Lăng vào năm 141 và năm 184 xuất hiện Thái Bình Đạo của Trương Giác. Sau hai tổ chức này bị phân hóa, một bộ phận vẫn lưu truyền trong dân gian, còn bộ phận khác thì thâm nhập lên tầng lớp trên và trở thành Đạo giáo chính thống. Đạo giáo có hai phái: Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh; Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện, luyện đan, dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử. Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo Tạng kinh, ngoài sách về giáo lý, nghi lễ, Đạo Tạng còn gồm cả các sách thuốc, dưỡng sinh bói toán, tướng số, thơ văn, bút kí... Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là “Thái Thượng Lão Quân”, coi ông là “Đạo” giáng xuống cõi trần. Đạo được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, Lão Tử coi Đạo là phạm trù triết học cao nhất, là căn nguyên chung của thế giới vạn vật, có trước trời đất, là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới. Hay có thể hiểu Đạo là con đường đi, là cái để chỉ quy luật vận động khách quan, sự biến hóa của vạn vật, là bản thể của vũ trụ… Khái niệm về Đạo không chỉ dừng lại ở đây, nó còn được với những nghĩa khác nhưng cũng không nhiều lắm. Tóm lại, thuật ngữ Đạo nói trên không có nghĩa tôn giáo hay tín ngưỡng, nó chỉ có nghĩa triết học, chính trị học và xã hội học. Tư tưởng của Lão Tử có ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống xã hội của người Trung Quốc, tới tư tưởng học thuật, chính trị, phong tục tập quán … Không chỉ tồn tại ở Trung Hoa mà còn lan rộng trên tất cả các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam 2. Quá trình du nhập của Đạo giáo vào Việt Nam 2.1. Sự du nhập và hình thành 2
- Đạo giáo từ một học thuyết trở thành một tôn giáo, sau khi ra đời ở Trung Quốc nó đã được truyền vào nước ta theo chân các nhà cai trị, trí thức cùng thuật số, phù thủy Trung Quốc. Đạo giáo đi vào Việt Nam tìm thấy rất nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng bản địa của nhân dân ta, đó là các tục sùng bái thần linh, ma thuật phù phép…nên đã nhanh chóng phát triển, đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, bởi vì trước đó người Việt đã từng bái ma thuật, phù phép nên nó ăn sâu vào người Việt một cách dễ dàng, họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật và trị được tà ma. Hơn nữa, vốn mang trong mình tư tưởng phản kháng giai cấp thống trị, nên Đạo giáo đã được người Việt Nam sử dụng làm vũ khí chống lại những kẻ đô hộ. Tương truyền rằng sau khi Linh Đế băng hà, xã hội Trung Hoa rối loạn, chỉ có đất Giao Châu được yên ổn, người phương Bắc sang lánh nạn tại đó rất đông, phần nhiều là các đạo sĩ theo thuật thần tiên, nghĩa là luyện phép thần tiên theo cách nhịn ăn. Nhiều quan lại Trung Hoa sang cai trị nước ta cũng dung phương thuật ấy, điển hình là trường hợp Cao Biền đời Đường từng đi lung khắp nước ta để tìm cách yểm huyệt, hi vọng cắt đứt các long mạch triệt nguồn nhân tài và đồng thời cũng khám phá các mỏ thần sa để luyện thuốc trường sinh. Thế nên, nếu Nho giáo phải đến thời Lý mới được thừa nhận thì Đạo giáo đã hòa trộn với tín ngưỡng ma thuật đến mức không còn ranh giới. 2.2. Các phái Đạo giáo ở Việt Nam Đạo giáo truyền sang Việt Nam chia thành hai phái là Đạo giáo phù thủy và đạo giáo thần tiên. 2.2.1. Đạo giáo phù thủy Ngay từ khi Nho giáo chưa có cơ sở xã hội ở nước ta, thì Đạo Phù thủy nhờ sự tương đồng với các ma thuật phù phép địa phương, nên đã bắt đầu phát triển rộng rãi từ đời Tiền Lê. Thời xa xưa, người Việt ta thường dùng bùa chú, họ tin rằng có thể trị tà ma, chữa bệnh, sai âm binh, tàng hình... Tương truyền Hùng vương là người nhờ giỏi pháp thuật nên có uy tín thu phục được 15 bộ lạc lập nên nước Văn Lang. Về sau, đời Hồng Bàng có Chử Đồng Tử cũng giỏi về pháp thuật theo Đạo giáo thần tiên. Một số nhà sư ngày xưa cũng phải học phù phép, chữa bệnh, đuổi tà, gây uy tín trong dân gian để có thể truyền bá Phật giáo cho dễ dàng. Bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đạo Giáo Phù Thủy Việt Nam còn thờ nhiều vị thần khác của dân Việt, như Đức Thánh Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc, hai lần thắng quân Nguyên được dân chúng thờ như vị thần có tài diệt trừ yêu quái, Bà Chúa Liễu Hạnh, tương truyền là một nàng tiên có nhiều phép thần thông, phù hộ dân, trừng phạt bọn hủ nho quen thói hiếp chọc nữ giới, và thắng cả quân lính nhà vua sai đến tiểu trừ phá hoại đền thờ bà. Ngoài ra, còn có tục lên đồng, thờ các Mẫu Tam Phủ là Mẫu 3
- Thượng Thiên: Bà Trời; Mẫu Thượng Ngàn: Bà Đất; Mẫu Thoải, âm đọc chệch đi từ chữ Thủy: Bà Nước để hòa nhập với tín ngưỡng của dân chúng. Thờ Đức Thánh Trần và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ thường gắn liền với Đồng cốt hay còn gọi là đòng bóng. Người thờ Đức Thánh Trần gọi là Thanh đồng, các Bà đồng thì thờ Tam Phủ, Tứ Phủ, gọi là thờ Chư vị. Lên đồng còn gọi là hầu bóng, mỗi lần lên đồng nguời ngồi đồng được thần thành nhập vào để phán bảo hoặc chữa trị… gọi là một giá đồng. Những phụ nữ có số phận long đong lận đận được khuyên là có số thờ phải đến đội bát hương ở đền hay phủ. Đạo giáo phù thủy với bùa chú, lên đồng phát triển không ngừng, bản thân phù chú mang tính dân gian và đối kháng với triều đình phong kiến cho nên bị coi là tà đạo. Nhưng bùa chú là phương tiện chữa bệnh khi mà người ta chưa nhận thức được đầy đủ những nguyên nhân của bệnh tật như y học hiện đại, khi còn nhiều nguyên nhân thần bí thì nhiều người đến với bùa chú phù phép là điều đương nhiên. 2.2.2. Đạo giáo thần tiên Đạo giáo Thần tiên tại Việt Nam chia thành hai phái: phái nội tu và phái ngoại dưỡng. - Phái Nội Tu: Vào thế kỷ 17, đời vua Lê Thần Tông (1619-1643), xuất hiện một giáo phái Việt Nam có quy mô lớn gọi là Nội Đạo. Người sáng lập là Trần Toàn, quê Thanh Hóa, nguyên là một quan to triều Lê, không theo nhà Mạc, từ quan về tu theo Đạo Giáo Thần Tiên, giúp dân trừ tà ma quỉ quái trong hai vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh. Tương truyền Lê Thần Tông bị bệnh mọc lông cọp, Trần Toàn dùng bùa và thần chú chữa khỏi. Phái giáo Nội Đạo phát triển vào Nghệ An phía nam, và ra Bắc, có đến mười vạn tín đồ, đến thế kỷ thứ hai mươi còn tồn tại ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội. Người Việt Nam thờ Chữ ĐồngTử, người đã thành tiên bay lên trời làm ông tổ của Đạo giáo thần tiên ở Việt Nam, gọi là Chữ Đạo Tử và nhiều tiên thánh khác như Thánh Tản Viên, người được ban gậy thần và sách ước. - Phái Ngoại dưỡng: Những người theo phái này cho rằng con người có thể thành tiên sống lâu bất tử nhờ uống thuốc trường sinh là kim đan. Sau khi vừa xuất tiện ở Nam Trung Hoa thì phái này du nhập vào nước ta ngay, vì dược liệu để chế kim đan là thần sa có nhiều tại các đảo như Cù lao Chàm ở Quảng Nam mà ngày xưa các lái buôn mua từ Giao Chỉ đưa về Trung Hoa. Mã Viện ngoài việc dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, còn có mục đích riêng là đi tìm các mỏ thần sa. Đời Đông Tấn (316-334) Cát Hồng đang làm quan tại triều Trung Hoa, xin đi làm tri huyện ở Câu Lâu, 4
- Hải Dương để có dịp đi tìm thần sa ở nước ta mà luyện thuốc trường sinh cho mình. Giới sĩ phu ta ngày xưa thường tổ chức “cầu tiên” hay phụ tiên để cầu hỏi cơ trời, biết trước chuyện thời thế, đại sự cát hung… ở tư gia hay ở các đền như Ngọc Sơn, Hà Nội; Tản Viên, Sơn Tây, Đào xá Hưng Yên ở miền Bắc. Ở miền Nam sau này, do các cuộc cầu tiên, mà Đạo Cao Đài ở miền Nam phát sinh, thờ cả ba giáo chủ Thích ca, Lão tử, Khổng Tử. Ngoài ra, gần với Đạo giáo thần tiên còn có khuynh hướng ưa thích sống thanh tĩnh, nhàn hạ do ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang. Hầu hết các nhà Nho Việt Nam đều mang tư tưởng này. Chẳng hạn sinh không gặp thời, gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường hay khi về già các cụ thường lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên, sống thanh thản nơi làng quê, điển hình như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Ích, Nguyễn Trãi… 3. Đạo giáo hòa nhập với đời sống người Việt. Thứ nhất, Đạo giáo đi vào và tìm thấy rất nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng bản địa của nhân dân ta: đó là các tục sùng bái thần linh, ma thuật phù phép, nên đã nhanh chóng phát triển. Đặc biệt là Đạo giáo phù thủy, bởi vì trước đó người Việt đã từng sùng bái ma thuật phù phép nên nó ăn sâu vào trong tâm thức họ một cách dễ dàng. Họ tin rằng những lá bùa, những câu thần chú có thể chữa được bệnh tật, trị được tà ma, đoán biết những sự việc xảy ra trong nhà thông qua việc xem bói. Và ngay từ thời tiền sử người Việt đã có quan điểm cho rằng ngoài sức mạnh và ý chí của con người còn có sức mạnh của lực lượng siêu nhiên họ tin là có thánh thần, do vậy khi Đạo giáo quảng bá ý thức thờ thần thánh thì lập tức nhận được sự đồng cảm của xã hội người Việt và việc xây dựng các đền miếu cũng được nhân dân tiến hành. Thứ hai, vào thời Bắc thuộc nhân dân ta sống cảnh nước nhà tan, bị đô hộ bởi chính quyền phương Bắc. Theo quy luật đã có xã hội là phải có một cái gì đó để giữ gìn kỉ cương của xã hôi, những gì ngoại lai và áp đặt thì nhân dân ta không thừa nhận. Trong bối cảnh đó thánh thần được coi là lực lượng công minh và sáng suốt nhất giữ đức cho mọi nhà, giữ lẽ công bằng cho toàn xã hội, người dân tin rằng ở hiền gặp lành, ở ác gặp họa, họ coi thánh thần như một thứ pháp luật bất thành văn, là một đội ngũ quan tòa xét xử công bằng và rành mạch. Nói cách khác nhân dân ta cần có cái gì đó để sợ, đó là các thánh thần theo quan niệm của họ và có không ít thánh thần do Đạo giáo tạo ra. Và như vậy, từ vị trí là một trong những thành tố ngoại lai, Đạo giáo đã hội nhập một cách rất tự nhiên với đời sống văn hóa, tư tưởng và tâm linh của người Việt. 5
- Nói chung, thánh thần của Đạo giáo được thừa nhận và có vị trí rất tôn nghiêm trong nhận thức và cả trong phương pháp tư duy đương thời. Nó đã khôn khéo len lỏi vào đời sống tâm linh và mau chóng hòa nhập vào tình cảm, nhận thức của tầng lớp xã hội, tạo ra cuộc đồng hành đầy tự nhiên và rất gắn bó giữa Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian trong quá trình xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân đối với các đấng thần linh. 4. Vai trò của đạo giáo trong đời sống người Việt Đạo giáo có ảnh hưởng sâu đậm trong nhân dân ta, từ xưa cho đến nay, từ bình dân cho đến vua chúa, từ người thất học cho đến trí thức. Mặc dù thời nay tôn giáo mang tên Đạo giáo không còn tồn tại ở Việt Nam nữa song những ảnh hưởng của nó vẫn còn tác động mạnh mẽ trong đời sống xã hội và những vai trò mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Thứ nhất, tùy theo mỗi người, có người xem Đạo giáo là phương pháp dưỡng sinh, vì các việt tập thở, phong trung, luyện đan có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Điều này trong Phật giáo cũng có đề cập nhưng với Đạo giáo có các yếu tố thần linh khiến người ta tin tưởng hơn và quyết tâm tập luyện hơn. Thứ hai, có người thì từ Đạo giáo tiếp thu các yếu tố tích cực của đạo làm người để bồi dưỡng đạo đức của mình. “Thái Bình Đạo” của Trương Giác nêu rằng dựa vào sức lực mình mà sống, phải cứu giúp người hoạn nạn, chu cấp cho người trong hoàn cảnh khó khăn. Hoặc có vị thần giám sát hành vi của mỗi người, để biết được việc thiện và ác của mỗi con người mà thưởng phạt. Ví như từ ngoài cổng vào nhà có những năm vị thần: thần cổng, thần sân, thần giếng, thần cửa và thần bếp. Điều này chứa đựng cả một thế giới thần linh phong phú giúp người người tự sửa đức, giúp nhà nhà cẩn thận hơn trong việc giữ gìn gia giáo, giúp nơi nơi gắn bó với nhau hơn thông qua việc thờ chung một số thần, giúp đời cẩn thận hơn trong mọi giao tiếp. Nếu có tin vào những lời khuyên thì hành vi của họ sẽ có nhiều điều thiện. Thứ ba, Đạo giáo giáo dục ý thức cộng đồng, là niềm tự hào về anh linh của các bậc tiền bối, là sự tiếp nhận và quảng bá giá trị đạo đức làm người vốn đã được đúc kết từ thiên cổ. Góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước và nâng cao tình đoàn kết thông qua việc thờ những vị anh hùng có công đức với dân, với nước được nhân dân tôn làm thần, làm thánh (Lạc Long Quân, Âu Cơ, Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Tản Viên, Phù Đổng Thiên Vương, và tất cả những vị anh hùng được nhân dân đồng lòng tôn vinh). Thứ tư, nhân dân ta biết khôn khéo sử dụng Đạo giáo như một thứ vũ khí độc đáo nhằm nuôi dưỡng niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn và nhằm chống lại âm mưu thâm độc của giai cấp thống trị. Họ tin tưởng rằng các đấng thánh thần tối linh sẽ đứng về phía nhân dân, cổ vũ và trực tiếp góp sức vào cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân, nhằm giành lại độc lập và tự chủ. 6
- 5. Kết luận Nhìn chung, trong quá trình truyền bá và tiếp nhận cũng là quá trình Đạo giáo không ngừng khẳng định được vị trí quan trọng trong tâm linh của người Việt. Với hàng loạt các lễ hội, các thần linh, các nghi thức, các ma thuật, lên đồng, bói toán… Đạo giáo đã góp phần rất đáng ghi nhận trong việc gắn kết cộng đồng, tôn vinh tổ tiên và sáng tạo các giá trị văn hóa chung của dân tộc. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành
11 p | 2350 | 275
-
Tiểu luận "Phân tích vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống và hoạt động thực tiễn của cá nhân"
14 p | 710 | 128
-
Tiểu luận: Phân tích nghiệp vụ quản lý kho
30 p | 756 | 124
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt
19 p | 822 | 112
-
Tiểu luận Triết học: Vận dụng Lý luận hình thái kinh tế – xã hội để phân tích vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay
26 p | 333 | 103
-
Tiểu luận: Phân tích phát triển và phát triển nông thôn, liên hệ thực tế ở địa phương
15 p | 482 | 81
-
Tiểu luận: Phân tích tác động của thuế nhập khẩu đến thị trường ôtô tại Việt Nam
17 p | 358 | 68
-
Tiểu luận:"Phân tích vai trò của màu sắc trong chất lượng cảm quan chung của sản phẩm"
38 p | 326 | 65
-
Tiểu luận: Vận dụng Lý luận hình thái kinh tế – xã hội để phân tích vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay
27 p | 225 | 62
-
Đề tài: “Lý luận thực tiễn là gì? phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức”
28 p | 248 | 43
-
TIỂU LUẬN: Vận dụng Lý luận hình thái kinh tế – xã hội để phân tích vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế Việt nam hiện nay
25 p | 167 | 32
-
Tiểu luận: Phân tích một nội dung đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO đối với các nước đang và kém phát triển
16 p | 206 | 22
-
Tiểu luận: Phân tích tình hình hoạt động và vai trò của công ty cổ phần và thị trường chứng khoán trong nền kinh tế Việt nam hiện nay
38 p | 175 | 20
-
Tiểu luận: Phân tích nhu cầu sử dụng vốn của công ty TNHH TTL, thuận lợi và khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng thương mại
29 p | 119 | 18
-
Tiểu luận: Phân tích quy trình quản trị chiến lược thể hiện trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
23 p | 120 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Dược học: Phân tích vai trò của dược sỹ với báo cáo tự nguyện phản ứng có hại của thuốc trong cơ sở dữ liệu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014
92 p | 116 | 12
-
Tiểu luận: Phân tích quy trình chiến lược thể hiện trong tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” và bài học rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam
29 p | 117 | 10
-
Tiểu luận môn Thị trường yếu tố sản xuất: Vai trò của thị trường tài chính - Ý nghĩa và định hướng vận dụng
23 p | 83 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn