intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận:Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (tiếng Anh là Creativity anh Innovation Methodologies)

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

138
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận:phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (tiếng anh là creativity anh innovation methodologies)', luận văn - báo cáo, công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận:Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (tiếng Anh là Creativity anh Innovation Methodologies)

  1. Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Lớp : CAO HỌC KHÓA 6 GVHD : GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm Sinh Viên : Phạm Quang Diệu MSSV : CH1101077 HCM, 2012
  2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Lời Cảm Ơn Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo, trước tiên tôi gởi lời chân thành cảm ơn đến GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong thời gian thực hiện báo cáo. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cảm ơn các anh chị, bạn bè, những người luôn sát cánh, động viên tôi trên bước đường học tập cũng như trong cuộc sống. Xin chân thành biết ơn sự tận tình dạy dỗ và sự giúp đỡ của tất cả quý thầy cô tại trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Khoa học máy tính. Tất cả các kiến thức mà nhà trường và quý thầy cô đã truyền đạt là hành trang to lớn để tôi mang theo trên con đường học tập, làm việc và nghiên cứu cũng như trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2012 Sinh viên Phạm Quang Diệu Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 2
  3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC MỤC LỤC I. Khoa học và nghiên cứu khoa học ...................................................................................... 7 I.1. Khái niệm khoa học......................................................................... 7 I.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : ........................................................ 7 I.2.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu : ......................................................... 8 I.2.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu : ...................................... 8 II. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới trong khoa học..................................................... 11 II.1. Khái niệm .......................................................................................11 II.2. Ý nghĩa...........................................................................................11 III. Những nội dung chính trong Phương Pháp Luận Sáng Tạo Và Đổi Mới trong Tin học ..... 13 III.1. Phương pháp giải quyết vấn đề khoa học về phát minh, sáng chế ..13 I.3.1. Có 5 phương pháp ...................................................................................... 13 I.3.2. Có 40 thủ thuật........................................................................................... 13 1. Nguyên tắc phân nhỏ:................................................................................. 13 2. Nguyên tắc “tách khỏi” .............................................................................. 14 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ..................................................................... 14 4. Nguyên tắc phản (bất )đối xứng ................................................................. 15 5. Nguyên tắc kết hợp .................................................................................... 15 6. Nguyên tắc vạn năng .................................................................................. 16 7. Nguyên tắc chứa trong ............................................................................... 17 8. Nguyên tắc phản trọng lượng ..................................................................... 18 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ ................................................................... 18 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ ..................................................................... 18 11. Nguyên tắc dự phòng .............................................................................. 19 12. Nguyên tắc đẳng thế ............................................................................... 20 13. Nguyên tắc đảo ngược ............................................................................ 20 14. Nguyên tắc cầu (tròn)hóa ........................................................................ 20 15. Nguyên tắc linh động .............................................................................. 20 16. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa. ............................................................. 21 17. Nguyên tắc chuyển hướng theo chiều khác ............................................. 21 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học ................................................ 22 Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 3
  4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ ............................................................ 23 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích ......................................................... 23 21. Nguyên tắc “vượt nhanh”........................................................................ 24 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi.................................................................. 24 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi .................................................................. 24 24. Nguyên Tắc Sử Dụng Trung Gian........................................................... 25 25. Nguyên tắc tự phục vụ ............................................................................ 26 26. Nguyên tắc sao chép(Copy) .................................................................... 27 27. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt ..................................................................... 27 28. Thay thế sơ đồ (kết cấu) cơ học .............................................................. 28 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng .............................................................. 29 30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng ............................................................... 29 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ .................................................................. 29 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc................................................................... 29 33. Nguyên Tắc Đồng Nhất .......................................................................... 30 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần ........................................... 30 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng ............................................ 30 36. Sử dụng chuyển pha................................................................................ 31 37. Sử dụng sự nở nhiệt ................................................................................ 31 38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh .............................................................. 31 39. Thay đổi độ trơ ....................................................................................... 31 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành ( composite ) .......................................... 31 III.2. Các phương pháp giải quyết vấn đề tổng quát ................................32 I.4.1. Các phương pháp phân tích vấn đề ............................................................. 32 I.4.2. Các phương pháp tổng hợp vấn đề ............................................................. 33 III.3. Các phương pháp giải quyết vấn đề trong tin học ...........................33 IV. ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY TÍNH ................ 33 V. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG MỘT VÀI KĨ THUẬT MẠNG ...................................................................................................................................... 40 V.1. Giới thiệu .......................................................................................40 V.2. Nguyên tắc kết hợp : ......................................................................42 Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 4
  5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC V.3. Nguyên tắc vạn năng : ....................................................................44 V.4. Nguyên tắc phân nhỏ : ....................................................................44 V.5. Nguyên tắc dự phòng : ...................................................................47 V.6. Nguyên tắc sử dụng trung gian : .....................................................49 VI. Tổng kết............................................................................................................................ 50 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 52 Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 5
  6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều. Từ việc trả lời những câu hỏi bình thường như “Hôm nay ăn gì? Mặc gì? Làm gì? Mua gì? Mặc gì? Đi đâu...” đến việc làm các bài tập, chọn ngành nghề học, lo sức khỏe, việc làm, thu nhập, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, quan hệ xã hội... tất tần tật đều đòi hỏi phải suy nghĩ (tư duy). Nhờ tư duy – sản phẩm của bộ não – loài người sáng tạo ra nền văn minh và chiếm ưu thế tuyệt đối trong tự nhiên. Tuy vậy con người không phải ai cũng biết cách suy nghĩ hợp lý và có hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn mọi người thường suy nghĩ một cách tự nhiên như đi lại, ăn uống, hít thở mà ít suy nghĩ về chính suy nghĩ của mình, xem nó hoạt động ra sao để cải tiến, làm suy nghĩ của mình trở nên tốt hơn. Cách suy nghĩ tự nhiên nói trên có năng suất, hiệu quả rất thấp. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (tiếng Anh là Creativity anh Innovation Methodologies) là phần ứng dụng của Khoa học về sáng tạo, gồm hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất và hiệu quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo (quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định) của người sử dụng. Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 6
  7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC I. Khoa học và nghiên cứu khoa học I.1. Khái niệm khoa học Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có thể thay thế dần những cái cũ không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức có thể chia ra làm 2 loại: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. * Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa người với người và giữa con người với thiên nhiên. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. * Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,… I.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC : Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc là phát hiện bản chất sư vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới. Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 7
  8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Có nhiều cách phân loại nghiên cứu khoa học. Ở đây ta đề cập đến phân loại theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩmtri thức khoa học thu được nhờ kết quả nghiên cứu. I.2.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu :  Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhân dạng sư vật, giúpcon người phân biệt được sự khác nhau, về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức là các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.  Nghiên cứu giải thích, là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu tr1uc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.  Nghiên cứu dự báo, là những nhiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân : sai lêch khách quan trong kết quả quan sát: sai lệch do những luận cứ bị biến dạng trong sự tác động của các sự khác; mội trường cũng luôn có thể biến động, …  Nghiên cứu sáng tạo, là nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và dự báo mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới. I.2.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu : Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cúu được phân loại thành nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và ghiên cứu triển khai. Nghiên cứu cơ bản (Fundamental research) là những nghiên cứu nhằmphát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 8
  9. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC mối liên hệ giữa sư vật với các sư vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến viêc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩng vực khoa học, chẳng hạn Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại : nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng.  Nghiên cứu cơ bản thuần túy, cò được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do hoặc nghiên cứu cơ bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.  Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội, … đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research).  Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng.  Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiên tượng đặc biệt của sự vật, ví dụ trạng thái plasma của sự vật, bức xạ vũ trụ, gien di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu ứng dụng (Applied research) : là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xúât và đời sống. Giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Kết quả nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được, để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì còn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác có tên gọi lả triển khai. Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 9
  10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Nghiên cứu triển khai (Development research) : còn gọi là nghiên cứu triển khai thực nghiệm hay triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu triển khai thì chưa triển khai được: sản phẩm của triển khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi về kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi ro về mặt kỹ thuật, để áp dụng được còn phảitiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác như khả thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai bao triển khai trong phòng thí nghiệm và triển khai bán đại trà.  Triển khai trong phòng thí nghiệm : là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng. trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, labô công nghệ, nhà kính. Trên một quy mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất.  Triển khai bán đại trà : trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà, hay quy mô bán công nghiệp. Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã hội; trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; trong các nghiên cứu khoa học xã hội có thể lấy ví dụ về thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn. Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ bên dưới. Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phân chia là để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 10
  11. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa các đối tác. Tuy nhiên trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn tại cả ba loại hình nghiên cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu. II. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới trong khoa học II.1. Khái niệm Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới là phần ứng dụng của Khoa học về sáng tạo, bao gồm hệ thống các phương pháp và các kĩ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất và hiệu quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo của người sử dụng. Về mặt bản chất, PPNCKH giúp chúng ta giải quyết một vấn đề đúng và hiệu quả điều đó hàm ý rằng PPNCKH giúp chúng ta có phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin và phương pháp trình bày thông tin. "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" (Creativity Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy. Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...). Một số nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu đào tạo cử nhân, thạc sỹ về chuyên ngành sáng tạo và đổi mới "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của KHOA HỌC SÁNG TẠO. Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "làn sóng thứ tư" trong quá trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn sóng thứ tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI. II.2. Ý nghĩa Suốt cuộc đời, mỗi người chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều (có thể nói là hằng ngày). Từ việc trả lời những câu hỏi bình thường như “Hôm nay ăn gì? Mặc gì? Làm Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 11
  12. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC gì? Mua gì? Xem gì? Đi đâu?...” đến làm các bài tập trên trường lớp, hoặc chọn ngành nghề đào tạo, lo sức khỏe, việc làm, thu nhập, hôn nhân, nhà ở, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, trong quan hệ xã hội, gia đình, nuôi dạy con cái… tất tần tật đều đòi hỏi phải suy nghĩ và chắc chắn rằng ai cũng muốn suy nghĩ tốt, ra những quyết định đúng để “đời là bể khổ” trở thành “bể sướng”. Chúng ta tuy được đào tạo và làm những ngành nghề khác nhau nhưng có lẽ có một nghề chung, giữ nguyên suốt cuộc đời và là cần thiết cho tất cả mọi người. Đó là “nghề” suy nghĩ và hành động giải quyết các vấn đề gặp phải trong suốt cuộc đời nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của cá nhân mình, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu để xã hội tồn tại và phát triển. Nhìn dưới góc độ này, Phương Pháp Luận Sáng Tạo Và Đổi Mới giúp trang bị loại nghề chung nói trên, góp phần bổ sung cho giáo dục, đào tạo hiện nay, chủ yếu chỉ đào tạo các nhà chuyên môn. Nhà chuyên môn có thể giải quyết tốt các vấn đề chuyên môn nhưng nhiều khi không giải quyết tốt các vấn đề ngoài chuyên môn, do vậy không thực sự hạnh phúc như ý. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn mọi người thường suy nghĩ một cách tự nhiên như đi lại, ăn uống, hít thở mà ít khi suy nghĩ về chính suy nghĩ của mình xem nó hoạt động ra sao để cải tiến, làm suy nghĩ của mình trở nên tốt hơn như người ta thường cải tiến các dụng cụ, máy móc dùng trong sinh hoạt và công việc. Cách suy nghĩ tự nhiên nói trên có năng suất, hiệu quả rất thấp và nhiều khi trả giá đắt cho các quyết định sai. Tóm lại, cách suy nghĩ tự nhiên ứng với việc lao động bằng xẻng thì Phương Pháp Luận Sáng Tạo Và Đổi Mới là máy xúc với năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều. Nếu xem bộ não của mỗi người là máy tính tinh xảo – đỉnh cao tiến hóa và phát triển của tự nhiên thì phần mềm (cách suy nghĩ) tự nhiên đi kèm với nó chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng của bộ não. Phương Pháp Luận Sáng Tạo Và Đổi Mới là phần mềm tiên tiến giúp máy tính – bộ não hoạt động tốt hơn nhiều. Nếu như cần “học ăn, học nói, học gói, học mở” thì “học suy nghĩ” cũng cần thiết cho tất cả mọi người. Tóm lại, Phương Pháp Luận Sáng Tạo Và Đổi Mới đóng góp rất tích cực trong việc biến thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 12
  13. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC III. Những nội dung chính trong Phương Pháp Luận Sáng Tạo Và Đổi Mới trong Tin học III.1. Phương pháp giải quyết vấn đề khoa học về phát minh, sáng chế I.3.1. Có 5 phương pháp  Dựng Vepol đầy đủ  Chuyển sang Fepol  Phá vở Vepol  Xích Vepol  Liên trường I.3.2. Có 40 thủ thuật Thủ thuật là thao tác tư duy đơn lẻ kiểu : hãy đặc biệt hoá bài toán, hãy phân nhỏ đối tượng, hãy làm ngược lại…Dựa trên việc phân tích hàng trăm ngàn sáng chế ở những nghành kỹ thuật mũi nhọn, người ta tìm được 40 thủ thuật cơ bản . Chúng còn có tên gọi là các thủ thuật khắc phục mâu thuẩn kỹ thuật. Cùng với sự phát triển của KHKT, số lượng các thủ thuật có thể tăng thêm và bản thân từng thủ thuật sẽ được cụ thể hoá hơn nữa cho phù hợp với các chuyên nghành hẹp. 1. Nguyên tắc phân nhỏ: Nội dung: -Chia đối tượng thành các phần độc lập -Làm đối tượng trở nên tháo lắp được -Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng Ví dụ: -Chúng ta có thể chia thành nhiều module nhỏ hơn trong một ứng dụng phát triển phần mềm Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 13
  14. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC -Trong khi thiết kế một phần mềm lớn,tốt nhất là nên chia nhỏ ra thành nhiều module để giảm độ phức tạp. -Lưu trữ dữ liệu trên nhiều ổ đĩa khác nhau,cho chúng ta có nhiều lợi thế ví dụ như: Dữ liệu có thể quá lớn,được lưu trữ trong một đĩa có thể lưu trữ trong nhiều đĩa Khi lưu trữ dữ liệu trong nhiều đĩa thì khả năng truy vấn dữ liệu được thực hiện nhanh hơn -Trong lập trình chúng ta cũng chia nhỏ chức năng ra thành các hàm,mỗi hàm đảm nhiệm một chức năng.Do đó chúng ta có thể dễ dàng sửa lỗi ,tìm lỗi ,chương trình có cái nhìn chi tiết hơn Function a(....) { } Function b(...) { } 2. Nguyên tắc “tách khỏi” a) Tách phần gây “phiền phức” ( tính chất “phiền phức” ) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ( tính chất “cần thiết” ) ra khỏi đối tượng. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ a) Chuyển đối tượng ( hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc. Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 14
  15. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC thuộc tính đó của đối tượng ra để dễ xử lý 4. Nguyên tắc phản (bất )đối xứng Nội dung: -Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng –phản đối xứng (nói chung làm giảm bậc đối xứng của đối tượng) -Nếu đối tượng phản đối xứng,tăng mức độ phản đối xứng(giảm bậc đối xứng) Ví dụ: -Trong tìm kiếm nhị phân, thì tìm kiếm nhị phân đơn giản không hiệu hiệu quả bằng các phương pháp tìm kiếm nhị phân khác vì tìm kiếm nhị phân đơn giản bắt đầu tìm kiếm ở giữa.Trong khi đó chúng ta có thể tìm hiệu quả hơn bằng cách tìm kiếm tại một điểm hiệu quả hơn. 5. Nguyên tắc kết hợp Nội dung: -Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận -Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận Ví dụ: -Có thể thấy ứng dụng về nguyên tắc kết hợp rõ nét nhất là multi-tasking trong hệ điều hành hay các multi-thread trong các ứng dụng -Trong lập trình,từ một đối tượng chúng ta có thể tách các chức năng của chúng thành các hàm khác nhau bằng phương pháp phân nhỏ.Sau đó,có thể kết hợp các chức năng này lại với nhau theo từng trường hợp cụ thể.Ví dụ như khi Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 15
  16. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC chúng ta chia nhỏ các chức năng ra thành các hàm khác nhau.Sau đó,trong một hàm nào đó chúng ta có thể kết hợp hai chức năng này lại với nhau Function a(....) { ...... } Function b(....) { ..... } Function c(.....)//kết hợp chức năng của Funciton b và Function c { Function a(....) ......... Function b(....) ......... } 6. Nguyên tắc vạn năng Nội dung: Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 16
  17. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC -Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau,do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác Ví dụ: -Trong một phần mềm ứng dụng tin học(Ví dụ như Norton Commander )vừa có chức năng quản lý file ,giải nén, đồng bộ file...Vì thế người dùng không cần phải dùng nhiều công cụ để quản lý nhiều tác vụ,chỉ cần một ứng dụng có thể làm được nhiều tác vụ. -Chúng ta có thể thấy rõ được chức năng của nguyên tắc này 7. Nguyên tắc chứa trong Nội dung: -Một đối tượng chứa bên trong nó một đối tượng khác và đối tượng khác đó lại chứa đối tượng thứ 3 -Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên đối tượng khác. Ví dụ: -Trong lập trình,ta có thể thấy khái niệm mảng 2 chiều và mảng môt chiều.Và mảng 2 chiều chính là đối tượng thể hiện nguyên tắc chứa trong.Tức là mảng của mảng.Mảng này nằm trong mảng cha -Ví dụ:int [a]. Đây là mảng một chiều Int [a][b].Đây là mảng của mảng.Tức là mảng 2 chiều chứa các mảng một chiều hay nói cách khác mảng một chiều chứa trong mảng 2 chiều. -Trong lập trình hướng đối tượng,các đối tượng có thể kế thừa từ đối tượng khác.Ví dụ đối tượng sinh viên được kế thừa từ đối tượng là người.Ta có thể nói đối tượng sinh viên chứa trong đối tượng người.Đối tượng sinh viên chứa tất cả các đặc điểm của đối tượng người Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 17
  18. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Class nguoi { ...... } Class sinhvien: nguoi { .... } -Hay trong quản lý thư mục ,một thư mục cha có thể có nhiều con hoặc nhiều file khác ,và thư mục con cũng có thể chứa thư mục con hoặc nhiều file khác nhau... 8. Nguyên tắc phản trọng lượng a) bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng. b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động… 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc ( hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ). 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ Nội dung: -Thực hiện trước sự thay đổi, tác động cần có,hoàn toàn hoặc từng phần đối với đối tượng Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 18
  19. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC -Cần sắp xếp các đối tượng trước,sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất và không mất thời gian dịch chuyển Ví dụ: -Khi sao chép một tập tin vào một ổ đĩa ,ví dụ như ổ đĩa không có đủ dung lượng để chứa hết các tập tin.Trong trường hợp này sao chép sẽ tiến hành một nữa và sau đó sẽ ngắt quãng vì không đủ dung lượng.Vì vậy,hầu hết các chương trình sao chép đều kiểm tra dung lượng ổ đĩa trước khi ghi vào ổ đĩa .Đây chính là ví dụ về nguyên tắc thực hiện sơ bộ 11. Nguyên tắc dự phòng Nội dung: -Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động ,ứng cứu,an toàn Ví dụ: -Đây có thể nói là nguyên tắc được áp dụng rất nhiều trong công nghệ thông tin.Ta có thể nêu ra một ví dụ đơn giản được áp dụng trong windows là chương trình back up của winhdow. -Trong hệ điều hành windows,ta còn có thể thấy thùng rác cũng như một nguyên tắc dự phòng.Khi người dùng xóa file thì file sẽ được lưu trong recycle bin.Người dùng có thể khôi phục lại file nếu cần thiết. -Ngoài ra,trong các thiết bị mạng ta cũng có thể thấy các thiết bị hiện giờ cũng luôn có các nguyên tắc dự phòng.Ví dụ như trong thiết bị router của cisco ta có thể thấy có nguyên tắc dự phòng là SPT(spaning tree).Khi một đường mạng nào đó bị đứt hay bị hỏng thì luôn có một đường dự phòng khác làm cho hệ thống mạng luôn chạy ổn định và mang tính liên tục. Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 19
  20. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Có thể nói đây là một nguyên tắc rất quan trọng và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống. 12. Nguyên tắc đẳng thế Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng. 13. Nguyên tắc đảo ngược a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại ( ví dụ, không làm nóng mà làm lạnh đối tượng) b) Làm phần chuyển động của đối tượng ( hay môi trường bên ngoài ) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động. 14. Nguyên tắc cầu (tròn)hóa Nội dung: -Chuyển những thành phần thẳng của đối tượng thành cong,mặt phẳng thành mặt cầu,kết cấu hình hộp các loại thành hình cầu -Sử dụng các con lăn ,viên bi,vòng xoắn -Chuyển từ chuyển động thẳng sang chuyển động quay,sử dụng lực ly tâm Ví dụ: -Trong tìm kiếm,chúng ta có thể thay thế tìm kiếm tuyến tính với một tìm kiếm phức tạp hơn đó là tìm kiếm nhị phân -Trong điều khiển máy in,chúng ta có thể thay thế việc kết nối từ PC tới máy in bằng kết nối từ máy in đến server .Bằng các h này chúng ta có thể kiếm soát được các điều khiển trên máy in 15. Nguyên tắc linh động Nội dung: Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2