intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh

Chia sẻ: Le Van Trung Truc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

4.155
lượt xem
555
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh nhằm mục đích trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, giúp người đọc hiểu được các nội dung cơ bản của từng phương pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh

Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh<br /> <br /> GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân<br /> <br /> Chương 1 : Mở đầu 1.1 Lý do Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức nhanh chóng và thường xuyên được đổi mới. Ngày nay nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnh của thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyền thống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên gấp bội so với vài thập niên gần đây. Về phần mình, bản thân khoa học càng cần được nghiên cứu một cách khoa học. Một mặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quát những lý thuyết về quá trình sáng tạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra được các biện pháp tổ chức, quản lý và nghiên cứu khoa học tốt hơn làm cho bộ máy khoa học vốn đã mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạo hơn. Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho con người những hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con người cả những hiểu biết về phương pháp nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà phương pháp nghiên cứu khoa học đã gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Và cũng chính vì vậy mà hiện nay việc nghiên cứu phương pháp nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên cần thiết nhằm giúp cho công tác nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả hơn, phát triển mạnh mẽ hơn. 1.2 Mục đích của tiểu luận Trên cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học, tiểu luận trình bày một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, giúp người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của từng phương pháp.<br /> <br /> Nhóm Đồng Tháp thực hiện<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh<br /> <br /> GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân<br /> <br /> 1.3 Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận Phạm vi nghiên cứu chính của tiểu luận : trình bày các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. 1.4 Những đóng góp của tiểu luận Từ cơ sở lý thuyết về các phương pháp nghiên cứu khoa học, tiểu luận trình bày khái quát về nghiên cứu khoa học và hệ thống về nội dung các phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Qua đó, đưa ra hạn chế và ưu điểm của từng phương pháp và rút ra giá trị bài học thực tiễn. 1.4 Kết cấu của tiểu luận Kết cấu của tiểu luận bao gồm 4 chương : Chương 1 Mở đầu : nêu lý do, mục đích, những đóng góp của tiểu luận; Chương 2: Khái luận về nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu khoa học; Chương 3 : Trình bày phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh; Chương 4 : Kết luận. ----------/\----------<br /> <br /> Nhóm Đồng Tháp thực hiện<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh<br /> <br /> GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân<br /> <br /> Chương 2: Khái luận về nghiên cứu khoa học 2.1 Đề tài nghiên cứu khoa học 2.1.1 Khái niệm đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ bằng những phương pháp nhất định để tìm kiếm, vạch ra một cách chính xác những gì con người chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ nhằm tạo ra sản phẩm mới dước dạng tri thức mới. Đề tài nghiên cứu khoa học là một hình thức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, lý luận nền tảng, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. Như vậy, nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo. 2.1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu. 2.1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu. Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm<br /> Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 3<br /> <br /> Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh<br /> <br /> GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân<br /> <br /> vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu. Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”. 2.1.4 Lựa chọn vấn đề nghiên cứu Việc lựa chọn một vấn đề nghiên cứu là một việc làm hết sức công phu đòi hỏi người nghiên cứu phải sử dụng tối đa sự hiểu biết và kinh nghiệm để tìm ra được một lĩnh vực nghiên cứu trong đó tài năng và kiến thức của mình có thể được đem ra đóng góp với hiệu quả nhiều nhất. Vấn đề quan trọng đối với người mới bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu là làm thế nào tìm ra được một vấn đề có ích lợi then chốt mà khả năng của mình cho phép thực hiện cộng việc nghiên cứu, và sau khi đã lựa chọn được vấn đề tổng quát hay lĩnh vực tổng quát để nghiên cứu, phải phân tích thật kỹ vấn đề bằng cách tìm ra các biến số và các mối tương quan giữa chúng với nhau. Bước đầu tiên để tìm ra một vấn đề chuyên biệt trong quá trình nghiên cứu là lựa chọn một lĩnh vực hay một vấn đề tổng quát mà người nghiên cứu đã được học hỏi hoặc có kinh nghiệm nhiều nhất. Như vậy sẽ giúp cho người nghiên cứu biết những vấn đề nào là quan trọng, vấn đề nào là then chốt trong một lĩnh vực, đồng thời làm dễ dàng hơn công việc tham khảo các tài liệu liên hệ. Sau khi đã quyết định về lĩnh vực nghiên cứu tổng quát, người nghiên cứu sẵn sàng vạch ra cho mình một chương trình tham khảo tài liệu liên quan đến lĩnh vực ấy để có thể từ đó tìm ra một vấn đề chuyên biệt làm căn bản cho việc nghiên cứu của mình. Tham khảo tài liệu : Đây là bước đi quan trọng nhất của người nghiên cứu vì nhờ có việc tham khảo tài liệu một cách có hệ thống người nghiên cứu mới có thể nhận định được cơ sở lý luận cho công trình nghiên cứu của mình. Để thực hiện<br /> <br /> Nhóm Đồng Tháp thực hiện<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Tiểu luận : Phương pháp NCKH trong kinh doanh<br /> <br /> GVHD: PGS,TS. Đào Duy Huân<br /> <br /> công việc này một cách có kết quả, người nghiên cứu phải vạch ra một chương trình tham khảo tài liệu có hệ thống. 2.2 Thu thập tài liệu và giả thuyết nghiên cứu khoa học 2.2.1 Thu thập tài liệu 2.2.1.1 Mục đích thu thập tài liệu Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quí giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Giúp người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, đồng thời làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình hàm lượng kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu. Tránh trùng lập với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức và tài chính. Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học. 2.2.1.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu Phân loại tài liệu để giúp cho người nghiên cứu chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng với lãnh vực chuyên môn hay đối tượng muốn nghiên cứu. Có thể chia ra loại tài liệu tài sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết. Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu. Tài liệu thứ cấp : Loại tài liệu nầy như : Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm; Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học; Số liệu niên giám thống kê, tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách; thu thập thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, … mang tính đại chúng cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học.<br /> Nhóm Đồng Tháp thực hiện Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2