Tiểu luận: Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay
lượt xem 38
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay" là đưa triết học Mác-Lênin vào trong thực tiễn cuộc sống để từđó làm rõ các khái niệm về quy luật lượng chất và mối quan hệ của chúng. Từ đó chỉ ra các yếu tố liên quan, ảnh hưởng tới sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay
- lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:...................................................................................1 2. Mục đích đối tượng nghiên cứu của đề tài:..........................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................1 PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................2 I. QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT:...................................................................................................2 1. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:...........................2 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT:..................................2 2.1 Khái niệm chất:.................................................................................................................................2 2.2 Khái niệm lượng:..............................................................................................................................3 2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất:.................................................................................4 2.3.1. Lượng đổi dẫn đến chất đổi:......................................................................................................4 2.3.2. Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật:................................................................................................5 2.4 Tóm tắt nội dung quy luật:..............................................................................................................6 2.5 Ý nghĩa phương pháp luận:.............................................................................................................6 II. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY:........................................................................................................................7 1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học:..........................8 2. Từng bước tích luỹ kiến thức một cách chính xác, đầy đủ:..............................................................8 3. Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực:................10 4. Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn:. 11 5. Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan:..............................................12 6. Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên:............................................................................................13 7. Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên:.................................14 PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hoá, chuyển giao khoa học – công nghệ và dân chủ hoá toàn diện đời sống xã hội đương đại hiện nay, đòi hỏi con người cần phải thay đổi mình để hoà nhập, thích nghi với thế giới. Và sinh viên cũng vậy, họ luôn phải trau dồi, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới để hoà mình vào sự phát triển của xã hội. Trong quá trình học tập đầy gian khổ và khó khăn ấy, họ vẫn không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân. Nhận thức được tầm quan trọng và cấp thiết trong quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong quá trình học tập của sinh viên, nhóm sẽ nghiên cứu đề tài “ Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay”. 2. Mục đích đối tượng nghiên cứu của đề tài: Mục đích nghiên cứu: Đưa triết học Mác-Lênin vào trong thực tiễn cuộc sống để từ đó làm rõ các khái niệm về quy luật lượng chất và mối quan hệ của chúng. Từ đó chỉ ra các yếu tố liên quan, ảnh hưởng tới sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nắm bắt được vai trò quan trọng của quy luật đó, đề tài đã giới hạn phạm vi nghiên cứu là về đời sống học tập của sinh viên hiện nay. Để từ đó cho thấy sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng trong vận dụng vào quá trình học tập của sinh viên. 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng cơ bản là phương pháp quy nạp dựa trên cở sở thống kê, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan tới Triết học Mác- Lênin về quy luật lượng chất và mối quan hệ của chúng làm rõ các khái niệm liên quan. 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 PHẦN NỘI DUNG I. QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT: 1. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT: - Quy luật là những mối liên hệ mang tính bản chất, tương đối ổn định và được lặp đi lặp lại giữa các mặt, các yếu tố hay các thuộc tính bên trong của một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. - Có 3 loại quy luật: + Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật lượng - chất). + Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn). + Quy luật phủ định của phủ định. 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT: 2.1 Khái niệm chất: Thế giới có vô vàn sự vật hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những chất đặc trưng để làm nên chính chúng. Nhờ đó mà có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là chính nó chứ không phải là cái khác. VD: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083C, nhiệt độ sôi là 2880C… những thuộc tính này nói lên những chất riêng của đồng, để phân biệt nó với các kim loại khác. 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Chất của sự vật là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi. Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể, do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà còn có nhiều chất, tuỳ thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không chỉ tồn tại thuần tuý tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó. 2.2 Khái niệm lượng: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. VD: Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng cơ thể hay chiều cao của một con người… Lượng biểu hiện kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, số lượng nhiều hay ít… VD: Số lượng người trong một lớp học, vận tốc của ánh sáng. Lượng cũng mang tính khách quan như chất, là cái vốn có của sự vật. Lượng thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác nhưng cũng có lượng biểu thị dưới dạng khái quát, phải dùng tới khả năng trừu tượng hoá để nhận thức. VD: Trình độ nhận thức, phẩm chất đạo đức của một con người. 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Một sự vật có thể có nhiều loại lượng khác nhau. Có lượng biểu thị yếu tố bên ngoài (VD: chiều cao, chiều dài của một vật,…), có lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong (VD: số lượng nguyên tử của một nguyên tố hoá học,…). Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa mang tính tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng. VD: Số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập của lớp đó. 2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất: Mỗi sự vật, hiện tượng là sự thống nhất giữa hai cặp đối lập chất và lượng. Hai mặt đối lập không tách rời nhau mà tác động qua lại biện chứng làm cho sự vận động, biến đổi theo cách thức từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất của sự vật và ngược lại. 2.3.1. Lượng đổi dẫn đến chất đổi: Khi sự vật đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn, trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy. VD: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0C đến 100C. Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định có xu hướng tích luỹ đạt tới điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi chất của sự vật. Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi chất của sự vật. 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 VD: 0C và 100C là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn hoặc trạng thái khí (bay hơi). Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. VD: một cuộc cách mạng, một kỳ thi, một đám cưới,… Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, đồng thời là một tiền đề cho một quá trình tích luỹ liên tục về lượng tiếp theo. VD: Trong xã hội: Sự phát triển của lực lượng sản xuất (lượng đổi) tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời (chất cũ) sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội (bước nhảy) làm cho xã hội cũ mất đi, xã hội mới tiến bộ hơn ra đời. 2.3.2. Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật: Như vậy, bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. - Các hình thức của bước nhảy: + Căn cứ vào nhịp điệu: Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật. VD: Uranium 235 được tăng tới hạn (1kg) thì ngay lập tức sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử. 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích luỹ dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ dần những nhân tố của chất cũ. VD: Quá trình chuyển biến từ vượn người thành người; thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. + Căn cứ vào quy mô: Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. VD: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng. Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật. VD : Những kỳ thi học phần. 2.4 Tóm tắt nội dung quy luật: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm thay đổi chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật. VD: Trong học tập, qua các kỳ thi (điểm nút) sinh viên sẽ biết được khả năng, kết quả mà mình đã đạt được (bước nhảy) để có thể tiến tới các bước tiếp theo. Các kỳ thi của một môn học (bước nhảy cục bộ) sẽ làm cho sinh viên đạt kết quả cao cho cả học kì, cả năm học (bước nhảy toàn bộ). 2.5 Ý nghĩa phương pháp luận: Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau do đó trong thực tiễn và nhận phải coi trọng cả hai phương diện chất và lượng. 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những sự thay đổi về chất trong điều kiện nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích luỹ về lượng để làm thay đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật. Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích luỹ đến giới hạn điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ. Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người. Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hoá từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất. VD: Khi nghiên cứu về các chất trong hoá vô cơ hay hữu cơ, người ta không chỉ nghiên cứu để xác định các tính chất hoá học cơ bản vốn có của nó mà còn phải nghiên cứu giải thích tính chất đó được tạo ra bởi số lượng các nguyên tố nào với cấu tạo liên kết nào. Nhờ đó có thể tạo ra sự biến đổi của các chất đó trên cơ sở làm thay đổi lượng tương ứng. II. SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY: Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong môi trường Đại học Tôn Đức Thắng như sau: 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học: Kiến thức là vô ngàn vô tận và việc bước qua một quá trình học tập mới cũng đồng nghĩa với việc tiếp thu kiến thức nhiều hơn và khó khăn hơn. Để lên được bậc Đại học đồng nghĩa với việc thu nạp đủ kiến thức của 12 năm học. Và nếu như ở bậc THPT, việc học được kéo dài xuyên suốt 1 năm với tất cả các môn và kiến thức sẽ được xoay quanh liên tục thì lên Đại học mỗi môn học là hệ thống kiến thức kéo dài trong khoảng 1-2 tháng. Khác với phương pháp học thụ động như THPT, sinh viên Đại học sẽ phải tham gia rất nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, ngoại khoá,.. Không chỉ vậy, các môn học tại bậc Đại học rất đa dạng và mới mẻ, ngoài việc đọc sách giáo trình, sinh viên còn phải tìm thêm nhiều nguồn thông tin từ trong sách báo, tài liệu liên quan. Chính sự thay đổi về khối lượng kiến thức, thời gian và phương pháp học sẽ khiến nhiều tân sinh viên gặp khó khăn trong quá trình thích nghi với môi trường học tập, giáo dục mới. Đây chính là sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Sự khác nhau lớn nhất giữa bậc THPT và Đại học có lẽ là nhiệm vụ trong học tập, đối với bậc THPT thì việc lên lớp và hoàn thành các mục tiêu mà giáo viên đề ra chính là nhiệm vụ lớn nhất nhưng đối với sinh viên Đại học, điều họ đang đối mặt không chỉ là những nhiệm vụ đơn thuần trên lớp mà họ còn phải thực hiện các kì thực tập, phải bắt đầu đặt ra mục tiêu cho tương lai của chính bản thân họ. Ngoài ra, khi lên Đại học, ý thức của bản thân là yếu tố quan trọng nhất, không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh, tinh thần tự học sẽ được phát huy rõ rệt. Do đó, nếu muốn thành công thì ngay khi bước chân vào giảng đường họ phải luôn nhắc nhở mình phải chuẩn bị kế hoạch và thực hiện chúng thật nghiêm túc để mang lại những kết quả to lớn. 2. Từng bước tích luỹ kiến thức một cách chính xác, đầy đủ: Quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển, một sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng là kết quả của việc tích luỹ những thay đổi về lượng đến một mức độ nhất định. Và sự vận động và phát triển vừa diễn ra một cách có tuần tự theo sự thay đổi của lượng, vừa có bước nhảy đột phá từ sự biến đổi của chất. 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Để học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, bạn phải đáp ứng được các chỉ tiêu tuyển sinh của trường sau kì thi THPT Quốc Gia hằng năm. Để đạt được điểm số phù hợp, bạn phải có kiến thức để hoàn thành xuất sắc bài thi THPTQG hay bài thi Đánh giá năng lực; hoặc đạt được số điểm học bạ trong 12 năm học so với mức điểm xét tuyển của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Có thể xem học tập là quá trình tích luỹ về lượng mà kì thi là điểm nút, hoàn thành bài thi là bước nhảy và có thể đạt được mức điểm để dẫn đến sự biến đổi về chất hay chưa. Trong quá trình rèn luyện ở trường học, tích luỹ kiến thức là dạng tích luỹ về lượng, sự tích luỹ phát triển dần qua từng năm học, từng học kì, từng bài giảng. Theo từng ngày, kiến thức sẽ được bổ sung vào “bộ nhớ” của bạn, giúp bạn có một lượng thông tin nhất định để dẫn đến sự thay đổi về chất (đậu và trở thành sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng). Trong lượng được nêu ở trên (quá trình tích luỹ kiến thức trong 12 năm học) tồn tại nhiều lượng, chất, điểm nút, bước nhảy nhỏ hơn. Việc tích luỹ kiến thức qua từng bài học, khi đạt đến một lượng kiến thức nhất định, bạn sẽ chuyển sang mức độ mới cao hơn. Như vậy, thời gian giữa các mức độ học tập gọi là độ; bài kiểm tra, bài thi là điểm nút; và sự chuyển từ cấp độ cũ sang cấp độ mới là bước nhảy. Trong 12 năm học, bạn phải thực hiện lượng lớn bước nhảy, vượt qua số lượng điểm nút nhất định, có nhiều sự thay đổi về chất tương ứng với mức tích luỹ về lượng. Khi vượt qua được kì thi đại học và trở thành sinh viên của Đại học Tôn Đức Thắng, có nhiều bước nhảy được thực hiện dẫn đến sự hình thành chất mới. Đầu tiên là sự thay đổi từ học sinh (chất cũ) thành sinh viên (chất mới), chất mới tác động trở lại lượng. Giờ đây, lượng là sự tích luỹ kiến thức mới lẫn kỹ năng mềm, bên cạnh đó cũng là sự phát triển về suy nghĩ, nhận thức, hành động, cách tư duy. Chất mới có sự khác nhau với chất cũ ở chỗ quá trình tích luỹ kiến thức thông qua quá trình tự học, tìm tòi nghiên cứu, tự định hướng ở bậc Đại học thay vì là được thầy cô cung cấp như bậc Trung học. Từ đấy, khi tích luỹ đủ về lượng đạt mức đầy đủ tín chỉ và hoàn thành việc thực hiện kỹ năng mềm, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học. Ở giai đoạn này, điểm nút là lượng tín chỉ và kỹ năng cần đạt, bước nhảy là việc chuyển đổi từ sinh viên sang người không còn thuộc quyền quản lý của trường học. Cứ như vậy, quy luật lượng – 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 chất phát triển liên tục, tạo nên sự vận động không ngừng, chất mới liên tục được tạo ra, con người dần tích luỹ thêm về lượng trong chất mới, tạo tiền đề cho sự phát triển đời sống xã hội. 3. Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực: Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng theo thời gian, cùng với đó, con người cũng phải vận động chạy theo nó để không bị bỏ lại phía sau. Là một sinh viên thời đại mới phát triển và tiên tiến hơn rất nhiều, chúng ta không thể không ngừng phấn đấu trau dồi bản thân mình. Chúng ta sinh ra ai cũng có điểm chung là phải sống và làm việc, còn thành công đến như nào là do sự nỗ lực, cố gắng, do sự rèn luyện mà nên. Bởi thế, việc phải tự học tập, tìm kiếm, rèn luyện tích cực, trau dồi bản thân khi còn là 1 sinh viên trên giảng đường Đại học là điều quan trọng và cần thiết. Khi sinh viên biết tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và họ trở nên tích cực, chủ động hơn trong công việc của mình. Cùng là một công việc học tập, một người học với thái độ hời hợt, bị ép buộc và một người học với thái độ hăng say, tự học thì cũng sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tự học, tự thân vận động sẽ giúp chúng ta nắm rõ tình hình của bản thân, biết mình phải làm gì để củng cố cho việc học của mình trở nên tốt hơn. Đó cũng là một kim chỉ nam giúp chúng ta đi theo con đường đi mình đã chọn một cách đúng đắn, khi bị lệch khỏi đường ray, ta có thể trở lại con đường của mình một cách chủ động mà không phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Khi bạn nghiêm túc và tích cực trong công việc của mình, bạn sẽ tìm ra thêm được nhiều điều hay hơn thế, chúng giúp cho chúng ta có động lực hơn để phấn đấu tiến tới mục tiêu của mình. Như câu chuyện “sự tích dưa hấu” mà chúng ta đã được học, đó là anh chàng Mai An Tiêm bị Vua cha giận và đày ra hòn đảo xa. Từ đó, anh đã tự mình trồng trọt, khai hoang để kiếm sống. Đến một ngày được một con chim lạ ăn xong nhả hột lên mảnh đất và xuất hiện một loại cây lạ ra hoa kết trái. Mai An Tiêm đã nghĩ là “của trời ban” bèn ăn thử và thấy loại trái cây này ngọt mát, anh đã chủ động gieo hạt. Sau đó, được nhiều người biết đến hơn và Vua cha cũng đã xoá tội vì thấy được sự cố gắng vượt qua khó khăn, tích cực chủ động trong mọi hoàn cảnh của chàng. 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Qua câu chuyện, chúng ta lại thêm phần nào thấy được mình trong đó. Khó khăn và thử thách sẽ tôi luyện chúng ta đến với thành công vững chắc hơn. Vì vậy, hãy chủ động học tập, tích cực rèn luyện và nghiêm túc với mục tiêu của mình. Kết lại, có một câu nói “ Một chú chim đậu trên càng cây không bao giờ sợ cành cây bị gãy, bởi niềm tin được đặt vào đôi cánh của nó chứ không phải cành cây”. Vậy nên cơ hội và thành công chỉ đến với những ai biết tin vào bản thân mình, tự học tập và rèn luyện với nó một cách nghiêm túc và trung thực. 4. Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn: Từ quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau: để có thể tốt nghiệp, chúng ta phải tích luỹ đủ số lượng các tín chỉ môn học; để môn học có kết quả tốt, sinh viên phải tích luỹ đủ số lượng tiết của các môn học. Có thể coi thời gian học là độ, các bài kiểm tra là các điểm nút và điểm số đạt yêu cầu là bước nhảy, bởi kết quả thi (bước nhảy) tốt là sự kết thúc môt giai đoạn tích luỹ kiến thức trong quá trình học tập rèn luyện của sinh viên. Vì vậy, trong việc học tập và các hoạt động học thuật khác, sinh viên phải từng bước tích luỹ kiến thức (lượng) để làm thay đổi kết quả học tập (chất) theo quy luật. Trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên cần tranh tư tưởng nhảy cấp. Sau khi học những kiến thức cơ bản, tức là khi có sự biến đổi về chất thì sinh viên mới có thể tiếp tục nghiên cứu những kiến thức khó hơn. Ví dụ như trước khi lên Đại học thì phải hoàn thành việc học ở 3 cấp bậc trước, nếu không, tình trạng mất gốc sẽ xảy ra. Việc tiếp thu kiến thức từ cơ bản đến nâng cao là phương pháp học tập khoa học mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng quy trình. Một số trường hợp sinh viên không tập trung học, bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề, làm ảnh hưởng đến tốc độ học. Nhiều sinh viên khi đến gần giai đoạn thi mới bắt đầu học lại từ đầu, nhưng thời gian ôn thi là để sinh viên ôn lại kiến thức họ đã học chứ không phải tiếp thu thêm cái mới, vì vậy cho dù sinh viên chăm học trong thời gian đó thì cũng 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 không thể đảm bảo được lượng kiến thức để vượt qua được kì thi. Ngoài ra, có nhiều sinh viên có sức học trung bình nhưng lại muốn đăng kí nhiều môn học trong cùng một năm hay một học kỳ để được ra trường sớm hơn những người khác, dẫn đến không có môn học nào được hoàn thiện, mất thêm thời gian và tiền bạc để học lại, thi lại. Tóm lại, muốn tiếp thu được nhiều kiến thức và có kết quả cao trong các kì thi, sinh viên phải học dần mỗi ngày, từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Từ đó, sự biến đổi về lượng sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực. 5. Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan: Để có thể bước ra ngoài xã hội khắc nghiệt, những sinh viên cần trang bị cho mình từ những điều đơn giản nhất như kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ,… cho đến những kiến thức to lớn, thành tựu trong cuộc sống về các lĩnh vực khoa học – nghệ thuật. Việc trải qua hơn 12 năm học tập là khoảng thời gian bước đệm cho hành trình tích luỹ ấy. Không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai sau. Trong quá trình liên tục phấn đấu học tập ấy,quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại được thể hiện ở việc sinh viên tích luỹ kiến thức. Áp dụng quy luật lượng chất, sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ. Từ đó, làm biến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương ứng cho sự nỗ lực ấy. Trên quan niệm triết học, chất thay đổi sẽ thay đổi cả sự vật. Điều đó được minh chứng khi sinh viên nỗ lực phấn đấu và trở thành các thầy giáo, giảng viên, lượng sẽ được đổi mới theo nhịp điệu của chất đã được tạo ra bởi thế hệ trước và truyền lại cho thế hệ sau. Ở trường Đại học Tôn Đức Thắng, ngoài các bài giảng trên lớp, sinh viên còn tự tìm tòi, nghiên cứu ở thư viện, tích luỹ và học hỏi những kĩ năng mềm thiết yếu cho mai sau. Được tự do sáng tạo và trau dồi những “lượng” ở mức tối ưu nhất, sinh viên luôn đạt được những thứ “chất” lượng nhất: tấm bằng cử nhân, những học bổng,… và tự tin bước ra đời. Cứ như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất-lượng liên tục diễn ra 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc đời mình. Khi ấy, nhiệm vụ của sinh viên là khai phá hết tiềm năng tri thức, kho dữ liệu và ứng dụng vào thực tiễn và tiếp tục mở rộng con đường khoa học – nghệ thuật, tránh bị tư tưởng bảo thủ và chủ quan nghĩ rằng mình đã làm hết sức có thể. 6. Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên: Đầu tiên, trong sự vận động và phát triển phải biết tích luỹ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất; không được nôn nóng cũng như không được bảo thủ. Quá trình học tập phải được tích luỹ từ từ, đầy đủ kiến thức, hoàn thiện kỹ năng; không được bỏ qua kiến thức cơ bản. Việc bỏ bước trong tích luỹ sẽ dẫn đến sự không hoàn thiện về độ, việc thực hiện bước nhảy sẽ không thành công và không thể hình thành chất mới. Ví dụ, nếu bạn hỏng kiến thức cơ bản ở bậc tiểu học, bạn sẽ không thể thực hiện bước nhảy để được học ở cấp trung học. Nếu bạn cố thực hiện bước nhảy, tức là bạn vượt qua điểm nút một cách ép buộc, chất mới được hình thành nhưng nó không là vận dụng theo quy luật lượng – chất. Những sự thay đổi về chất do thực hiện bước nhảy gây nên chỉ xảy ra khi lượng đã thay đổi đến nút, độ được hoàn thiện từ sự tích luỹ đầy đủ về chất. Bên cạnh, dù rằng sự phát triển và vận động của sự vật, hiện tượng là việc liên tục thực hiện các bước nhảy, bạn phải chú ý đến độ trong quá trình thay đổi của lượng, không vội vàng mà bỏ bước. Tư tưởng bảo thủ ngăn bạn không dám vượt qua điểm nút. Như là một kỳ thi học sinh giỏi, mặc dù bạn có đủ kiến thức được tích luỹ để tham gia kỳ thi, nhưng lại không đủ tự tin để thực hiện bước nhảy, thì quá trình tích luỹ đó chỉ được xem là tích luỹ về lượng mà không có sự thay đổi về chất. Bạn phải nhận thức được mối liên kết giữa các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp tích luỹ phù hợp, đẩy nhanh tiến độ tích luỹ, kèm theo chất lượng của độ. Vận dụng được mối liên kết đó sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất, quy luật của chất, nâng cao chất lượng của độ. 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 7. Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên: Những kiến thức ngày nay, những công bố, phát minh vĩ đại đều là những sự tìm tòi, khổ công của những thế hệ nhà khoa học đi trước. Là sự lặp đi lặp lại hàng ngày của sự chuyển hoá trao đổi giữa chất – lượng. Ở sinh viên chúng ta, cần có sự lặp lại tuần hoàn phấn đấu tìm tòi. Không nhiều thì ít, mỗi ngày chúng ta dành một chút thời gian để học, dần sẽ thành một thói quen – như tính cách chúng ta vậy. Và từ đó nó sẽ quyết định cuộc sống của mỗi chúng ta. Việc duy trì là không hề dễ dàng nhưng nếu chúng ta kiên cường phát triển thói quen ấy, ắt hẳn sẽ có được thành công. Quãng đời sinh viên không chỉ dừng lại ở việc học tập, nó sẽ còn trải dài cho cuộc hành trình khai phá những lượng tri thức mới để đạt được những vật chất, thành quả mới. Để làm được điều ấy, phải có cho mình ý chí quyết tâm và sự không ngừng phát triển bền vững. Sinh viên phải tự động hoá cho mình một bản kế hoạch hợp lý, một thời gian biểu phù hợp để tích luỹ tri thức. Ở Đại học Tôn Đức Thắng, ngay từ khi bước vào trường, các sinh viên đã được hướng dẫn cho sự chủ động trong khâu chuẩn bị quá trình học tập bản thân. Từ đó, xây dựng một kế hoạch phát triển bền vững trên tinh thần sáng tạo, tự do. Khi ấy, việc trau dồi, tích luỹ được thực hiện trơn tru với tinh thần phát triển bền vững quá trình học tập, sự không chủ quan trong quá trình trau dồi kiến thức kết hợp với nỗ lực liên tục phấn đấu học tập, không gì là không thể trên con đường của mỗi sinh viên. 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 PHẦN KẾT LUẬN Chung quy lại, việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất vào quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh – sinh viên là rất cần thiết và quan trọng. Chúng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ tác động qua lại của hai phạm trù “chất” và “lượng”, mà từ đó ta có thể vận dụng mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất để áp dụng vào thực tiên như các ví dụ đã nói trên. Vậy là một sinh viên cần phải làm gì và làm như thế nào để áp dụng một cách hiệu quả nhất? Sinh viên cần xác định rõ mục tiêu, định hướng đúng đắn trong học tập và làm việc, hiểu rõ và vận dụng tốt các quy luật “khi lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”. Ngoài ra việc thay đổi môi trường từ THPT lên Đại học cũng có nhiều sự khác nhau, để không bị mất phương hướng trong việc học, sinh viên cũng cần phải có tính tự chủ, chủ động thích nghi với môi trường, liên tục phấn đấu và rèn luyện tích cực trong học tập và công việc, không ngừng tích luỹ kinh nghiệm để có thể thành công hơn trong tương lai. Ngoài ra, “lượng” không chỉ là những kiến thức mà sinh viên học trên ghế nhà trường, mà đó còn là những kỹ năng cần thiết như “kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán,…” và khả năng linh hoạt hoà nhập với môi trường khác nhau. Vì thế, trong quá trình học tập, sinh viên cũng cần phải hài hoà, phối hợp giữa kiến thức và kĩ năng để có thể tăng những tích luỹ về “lượng” mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bởi vậy, ta lại càng thấy rõ hơn được tầm quan trọng và sự tác động qua lại của quy luật “lượng” – “chất”, từ đó sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc trang bị cho mình những chuyên môn kiến thức và kĩ năng cần thiết và đó cũng là tiền đề, bước chân đầu tiên để phát triển sự nghiệp sau này. 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vận dụng quy luật Lượng – Chất trong học tập và nghiên cứu của sinh viên đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa của Thạc sĩ Hoàng Thị Thảo. 2. Vận dụng quy luật Lượng – Chất trong học tập và nghiên cứu của sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội của đại học Bách khoa Hà Nội. 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
17 p | 8402 | 1197
-
Tiểu luận triết học "Phân tích nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Việc nhận thức và vận dụng vào trong hoạt động thực tiễn của anh chị vào trong hoạt động thực tiễn"
13 p | 1287 | 422
-
Tiểu luận về: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
16 p | 1406 | 357
-
Tiểu luận triết "Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất"
16 p | 2380 | 342
-
Tiểu luận triết học - Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản
16 p | 859 | 326
-
Tiểu luận triết học: Quy luật lượng - chất
15 p | 3931 | 288
-
TIỂU LUẬN: Những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng- chất, ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam
12 p | 1175 | 136
-
Tiểu luận: Quy luật vận động của nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của Lực lượng sản xuất 1
5 p | 419 | 82
-
Tiểu luận triết P110
14 p | 254 | 62
-
TIỂU LUẬN: Về lực lượng sản xuất quan hệ sản xuất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
15 p | 985 | 54
-
Tiểu luận: Vận dụng nguyên lý triết học để phân tích, làm rõ thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trước xu hướng toàn cầu
16 p | 337 | 54
-
Tiểu luận: Quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
12 p | 215 | 54
-
TIỂU LUẬN - KHÁI NIỆM VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT QUAN HỆ SẢN XUẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TÍNH CHẤT VÀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
12 p | 195 | 36
-
Tiểu luận Triết học: Vận dụng quy luật lượng - chất vào thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
13 p | 161 | 29
-
Tiểu luận: Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
7 p | 167 | 25
-
Tiểu luận Triết học số 119
13 p | 63 | 11
-
TIỂU LUẬN: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
16 p | 146 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn