intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ 

Chia sẻ: Mai Trần Thúy Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

357
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế kỉ XIX, nền văn học Mĩ đã có những nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Họ ợc coi là những đại diện của thời kì Phục hưng thứ nhất của văn học Mĩ. Nhưng vào thời kì đó nó vẫn chưa được Châu Âu thừa nhận, phải đến đầu thế kỉ XX nền văn học này mới thực sự đi vào tiến trình văn học thế giới. Để có được bước nhảy vọt này trước hết phải kể đến sự tác động của những thay đổi về kinh tế - xã hội và nền văn hoá Mĩ. Từ sự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ 

  1. Trương Thị Hồng                            Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ  T hế kỉ XIX, nền văn học Mĩ đã có những nhà văn, nhà thơ xuất sắc. Họ được coi là những đại diện của thời kì Phục hưng thứ nhất của văn học Mĩ. Nhưng vào thời kì đó nó vẫn chưa được Châu Âu thừa nhận, phải đến đầu thế kỉ XX nền văn học này mới thực sự đi vào tiến trình văn học thế giới. Để có được bước nhảy vọt này trước hết phải kể đến sự tác động của những thay đổi về kinh tế - xã hội và nền văn hoá Mĩ. Từ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Ở những thập niên cuối thế kỉ XIX đã dẫn tới những biến chuyển trong đời sống văn hoá, văn học. Sang đầu thế kỉ XX Mĩ trở thành nước đứng đầu thế giới về công nghiệp, sự phát triển của nền kinh tế Tư bản Chủ nghĩa cũng dẫn tới sự phân hoá giàu - nghèo cùng tình trạng tiêu cực và bất công trong xã hội. Cuộc sống văn minh hơn, nhưng tâm lí con người càng mất ổn định, họ luôn sống trong nỗi trăn trở tìm lối thoát cho tình trạng bế tắc hiện thời. Trong nửa đầu thế kỉ XX, các nhà văn với những xu hướng nghệ thuật khác nhau đã miêu tả và phản ánh hiện thực của thời đại. Để có một bức tranh tổng quát về nền văn học Mĩ thời kì này, ta có thể nhìn nhận các vấn đề và hiện tượng qua lăng kính của các xu hướng chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện đại. Các nhà văn Mĩ có khi nổi bật ở xu hướng này hay xu hướng khác, nhưng cũng có những nhà văn mà tác phẩm của họ hàm chứa các yếu tố của cả ba xu hướng này. Điều này cho thấy sự giao lưu và tác động qua lại khá phức tạp giữa các quá trình phát triển của nghệ thuật. Nhưng nhìn chung, ngòi bút của các nhà văn đều hướng vào hiện thực xã hội. John Steinbeck cũng là một trong những nhà văn mài sắc ngòi bút trên cứ điểm của chủ nghĩa hiện thực với các tác phẩm như “Tortilla Flat” (1935), “Chùm nho nổi giận” (1939), “Cannery Row” (1945), “Phía đông vườn địa đàng” (1952), “Của chuột và người” (1937). Trong đó tiểu thuyết “Của chuột và người” đã có một tiếng vang lớn ngay ở lần xuất bản đầu tiên, sau đó tác phẩm được chuyển thể thành kịch và được diễn rất lâu đến mức kỉ lục trên sân khấu, được khán giả yêu thích yêu cầu diễn lại trong nhiều năm. Các nhà nghiên cứu văn học Mĩ thì đánh giá “Của chuột và người” là “cái khuôn mẫu kì diệu nhất của tiểu thuyết Hoa Kì trong thập niên 1930 – 1939”. Được yêu thích và đánh giá cao như vậy có lẽ là do “Của chuột và người” đã đề cập tới một vấn đề rất đỗi đời thường, gần gũi với người đọc nhưng ẩn sau đó là một triết lí sâu sắc về tính nhân văn trước cuộc sống mất ổn định đương thời. Không giống như các nhà văn hiện thực đương thời lấy đề tài cho các tác phẩm của mình nhằm vào tầng lớp trung lưu, giới tư sản kinh doanh, là những đối tượng trong đó chất chứa nhiều vấn đề của xã hội đương thời. John Steinbeck lấy đề tài cho hàng loạt các tác phẩm của ông đó là đời sống cùng cực, gian nan của 1
  2. Trương Thị Hồng                            Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ  những người lao động Mĩ. Nhà văn thường đặt hành động tiểu thuyết trên bối cảnh thung lũng Salinas gần Sanfrancisco. “Của chuột và người” cũng vậy ông đã chọn đề tài hết sức bình dị, đời thường, nhưng thông qua tác phẩm, qua số phận của các nhân vật như George, Smitty, lão Candy, Slim hay Curley, vợ Curley, lão chủ trại…nhà văn muốn dựng lại những nét khốc liệt trong sự hình thành lịch sử nước Mĩ. Qua tác phẩm ông muốn nêu lên cái trớ trêu của những số phận trong xã hội đương thời: từ ước muốn đến hiện thực người ta đều vấp phải những hoàn cảnh, những trở ngại cay đắng của đời thường, không thể nào thực hiện được. Chính các nhân vật của ông là nhân chứng cho câu thơ của Robert Burns mà ông chọn làm chủ đề tư tưởng: “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được”. John Steinbeck không đề cập đến vấn đề gì cao xa, mà ông tập trung ngòi bút vào vấn đề đời thường nhất đó là cuộc sống của những con người lao động, thậm chí là những người làm thuê, những người nô lệ. Nhưng không phải ông đặt ra vấn đề giải phóng nô lệ hay ước mơ gì lớn hơn, ông chỉ tái hiện lại cuộc sống cùng cực của họ, cuộc sống của những con người không một tấc đất cắm dùi và ước muốn của họ cũng hết sức bình dị, thậm chí có người chỉ an phận thủ thường với kiếp tôi tớ nhưng vẫn không yên. “Của chuột và người” ngay từ cái nhan đề đã hết sức bình dị, nhưng trong đó lại ẩn chứa đầy những băn khoăn khiến người đọc tò mò muốn biết cái gì của chuột và người. Cái ẩn đi đằng sau nhan đề đó mang tính triết lí sâu sắc được biểu hiện qua nội dung của tác phẩm. “Của chuột và người”, nhưng ở đây là phản ánh hiện thực cuộc sống con người, hình ảnh chuột có xuất hiện nhưng ở đây chỉ là cái cớ để người đọc liên tưởng giữa hai số phận. Số phận của những con người trong tác phẩm và thân phận những con chuột có gì hơn nhau hay không giữa sự bất công của xã hội mà nhà văn đang sống cùng với sự xáo trộn về những giá trị đạo đức. Không gian được John Steinbeck chọn cho truyện là một không gian nhỏ hẹp. Mở đầu truyện nhân vật của ông xuất hiện nơi bìa rừng cạnh bờ sông và cũng là nơi gần với trang trại họ sắp đến làm. Không gian nhỏ hẹp ấy mà nhà văn chọn cũng đủ để ta hình dung cuộc sống của những con người ở đó cũng tù đọng, bế tắc. Thời gian nhà văn nhắc tới trong truyện cũng thường là buổi chiều gần tối và cảnh đêm khuya. Ông ít miêu tả cảnh lao động ban ngày của nhân vật mà chủ yếu miêu tả những hoạt động của họ sau giờ lao động. Hoạt động của họ cũng tẻ nhạt, lặp đi lặp lại trò ném móng ngựa, xếp bài, cá cược, nói chuyện phiếm và cùng lắm là rủ nhau ra phố huyện chơi bời. Ra phố huyện không gian có được mở ra đôi chút nhưng việc họ đi mỗi tuần lâu rồi cũng thành quen khiến người ta cũng chẳng tìm 2
  3. Trương Thị Hồng                            Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ  thấy điều gì mới lạ để cải thiện cái cuộc sống ảm đạm, tù đọng của mình nơi trang trại. Việc chọn không gian, thời gian chính là dụng ý của tác giả nhằm khắc hoạ rõ nét tính cách của các nhân vật trong tác phẩm. Trước hết phải kể đến hai nhân vật chính là George và Lennie, hai con người này khác nhau hoàn toàn cả về hình dáng và tính cách. George một kẻ khôn ngoan, nhanh nhẹn mặc dù người hắn nhỏ thó, còn Lennie thì ngược lại hắn cao lớn như một con gấu nhưng đôi mắt hắn nhợt nhạt, ngờ nghệch và đần độn. Mặc dù Lennie đã cố ăn mặc và bắt trước những cử chỉ giống hệt của bạn nhưng gã vẫn không sao trở thành một người bình thường. Nhân vật này được tác giả khắc hoạ qua những lời đối thoại của gã với George. Lennie hay quên, không có sự lanh lợi linh hoạt song gã thật thà và hồn nhiên như một đứa trẻ lớn xác, ngay cả sở thích của gã cũng chỉ những đứa trẻ lên ba chưa ý thức được về những hành động của mình mới làm như vậy. Nói chung nhân vật này hành động theo bản năng, mặc dù đã được George luôn để mắt và dặn dò nhưng Lennie cũng chỉ một lúc lại quên ngay. Đây không phải là nhân vật đặc biệt, mà trong cuộc sống đời thường ta gặp không ít những người thiểu năng như vậy. Xây dựng nhân vật này John Steinbeck có dụng ý gì? Xã hội là tổng hoà các mối quan hệ vì vậy nếu chỉ xét từng nhân vật riêng lẻ có lẽ ta không thể tìm thấy chiều sâu triết lí mà tác giả muốn nêu lên. Vì vậy nếu đặt Lennie cạnh George, hai con người với những nét trái ngược nhau cả về tính cách lẫn ngoại hình, họ không phải anh em, cũng chẳng phải bà con họ hàng thế nhưng họ lại gắn bó với nhau thành một cặp. Đối với Lennie, George không chỉ là một người bạn mà anh còn giống như một người bảo mẫu. Trong cái xã hội vì miếng cơm manh áo người ta có thể bán rẻ lương tâm của mình, gặp một người như George quả là hiếm có. Có những lúc George cũng rầy la Lennie nhưng cũng giống như người mẹ than phiền về đứa con của mình chứ chưa bao giờ anh có ý định bỏ rơi thằng bạn tội nghiệp. Mặc dù nếu không mang theo gánh nặng ấy, anh có thể thoả thê với những thú vui của mình và trong lòng anh không canh cánh nỗi lo như giờ đây anh lo cho Lennie. Có những lúc Lennie nhận ra mình là gánh nặng của bạn, nhưng với một người như Lennie nếu sống một mình “người ta sẽ tưởng là con chó hoang và giết liền”. Giữa xã hội văn minh người ta thấy những sở thích và hành động của Lennie là không bình thường, ngay cái việc hắn mân mê cái áo đỏ của đứa con gái ở Weed mà người ta tưởng là hắn làm việc đồi bại thì với Lennie cũng là một sở thích giống như Lennie mân mê con chuột, con chó hay cái gì mà hắn thích. Mối quan hệ giữa George và Lennie được nhắc đến từ đầu đến cuối tác phẩm nhưng chỉ qua một đoạn đối thoại 3
  4. Trương Thị Hồng                            Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ  và một câu nhận xét của nhân vật Slim ta nhận thấy tính triết lí mà tác giả muốn xây dựng trong mối quan hệ này. - “Hai bác đi với nhau à? George trả lời: - Vâng chúng tôi đi chung. Số là chúng tôi kết bạn giúp nhau. Hắn dùng ngón tay, trỏ Lennie: - Nó không được sáng dạ. Nhưng mà làm việc thì nó không ngại gì cả. Chân chỉ hạt bột. Tôi quen nó đã lâu. Slim trông về phía George nhưng nhìn ra xa, nói giọng mơ màng: - Ít người có đi chung được với nhau. Tôi không hiểu vì sao vậy. Có lẽ trên thế gian khốn khổ này, người ta ngờ vực nhau quá.” Chỉ một lời nhận xét như vậy là đủ, nó có thể khái quát được mối quan hệ giữa người với người trong lúc này luôn ẩn chứa sự ngờ vực lẫn nhau, họ không tin bất cứ ai, ngoài bản thân họ. Nhưng trong cái xã hội mà tác phẩm miêu tả không chỉ có mình George là người duy nhất còn sót lại một chút lương tâm, ngoài ra còn có lão Candy một con người an phận suốt đời làm trong trang trại nhưng lão có lòng thương ngay cả với con chó đã suốt đời nó gắn bó với lão. Con chó đã già quá nó yếu tới mức đi lại còn khó khăn, ăn uống cũng vậy. Hình ảnh con chó già được tác giả miêu tả khá kỹ cùng với những lời nhận xét của nhân vật Carlson về nó, điều này khiến người ta liên tưởng tới thân phận tàn phế của lão Candy đến một ngày nào đó người ta không dùng được nữa thì lão cũng sẽ bị rẻ rúng khinh bỉ như con vật mà lão vẫn tự hào trước đây, giờ thì ai cũng muốn giết quách cho xong. Con người và con vật ở đây có số phận chẳng khác gì nhau, George, Slim, Carlson dù có thông minh hơn, và lạnh lùng đến đâu thì họ cũng chỉ là những người tứ cố vô thân. Đối với người lao động bình thường thì như vậy còn đối với người da đen họ bị coi như trâu ngựa, thậm chí như những con vật bẩn thỉu bị xa lánh. Song với chàng trai da đen này anh không thèm để ý tới mọi người xunh quanh, anh làm việc và tách biệt với mọi người. Anh ở trong nhà kho nhỏ cạnh chuồng ngựa bị mọi người xa lánh nên Crooks cũng không thích ai quấy rầy mình. Nhưng do một sự tình cờ mà Lennie, Crooks và lão Candy đã cùng thổ lộ với nhau những ước mơ của mình. Hoá ra trong cuộc sống tù đọng họ vẫn còn một tia hy vọng nhỏ nhoi để sống. Mơ ước của những con người này là có một cuộc sống tự do, có một ngôi nhà của riêng mình có một khu đất nhỏ để cày cấy, chăn nuôi phục vụ cho cuộc sống của chính họ. Một ước mơ rất đời thường, rất bình dị được họ toan tính rất kỹ qua câu chuyện mà George thường kể đi kể lại cho Lennie bao nhiêu lần mà gã vẫn bắt kể lại vì mỗi khi được nghe nhân vật được sống với ước mơ của mình là được nuôi 4
  5. Trương Thị Hồng                            Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ  thỏ. Câu chuyện này còn làm cho lão Candy phấn chấn hơn với những tháng ngày ngày cuối đời được tự do làm theo ý thích. Và ngay cả Crooks nữa, lúc đầu anh biết rằng những điều trong câu chuyện khó có thể thực hiện được. Khi nghe Lennie và lão Candy kể anh đã nhận xét rất dửng dưng với giọng khinh miệt: “Khùng thấy mẹ. Tôi đã thấy hàng trăm người lang thang dọc đường hay lăn lóc trong các trại với tay nải trên lưng và cũng chừng đó mộng tưởng trong đầu. Cả trăm người như vậy. Họ đến xin làm, rồi lúc nào hết việc là xéo và trong đầu người nào cũng có một miếng vườn. Nhưng chưa có cha nào có thật sự một miếng cả. Cứ như là thiên đường. Ai cũng muốn một miếng vườn. Tôi đọc ở đây hàng tá sách. Chẳng có ai lên được thiên đường và cũng chẳng có ai kiếm ra một miếng vườn nào cả. Toàn là chuyện tưởng tượng hết. Suốt ngày họ nói chuyện vườn ruộng, nhưng đều là chuyện tưởng tượng trong óc cả.” Sáng suốt, minh mẫn là vậy, Crooks lúc đầu không tin nhưng nghe Lennie vạch ra những kế hoạch cho một cuộc sống mới khiến ước mơ của anh lâu nay đã tắt giờ lại bùng cháy. Ước mơ có một mảnh vườn của riêng mình là một ước mơ chính đáng, nó rất bình dị mà ở những người lao động làm thuê ai cũng mơ ước. Ngay cả đến George người tưởng tượng ra câu chuyện này để dỗ Lennie, biết mười mươi là không có thật nhưng khi anh tưởng tượng hẳn đã ẩn chứa trong đó một ước mơ mà anh hằng ấp ủ thì mới có được những toan tính chu đáo như vậy. Mỗi con người đều có một ước mơ, nhân vật của John Steinbeck trong tác phẩm “Của chuột và người” không ước mơ gì cao hơn những điều bình dị trong cuộc sống đời thường. Ngay cả đến những nhân vật như con trai, con dâu của chủ trại, tuy họ đầy đủ về điều kiện vật chất nhưng trong họ vẫn thiếu vắng một điều gì đó khiến họ vẫn nuôi những mơ ước của riêng mình. Là con trai của chủ trại, đối với đám làm thuê trong nhà Curley có quyền lực nhưng anh ta lại bất lực với chính cô vợ của mình khiến anh ta hay ghen tuông và anh ta luôn ghét những ai hơn anh ta, đó cũng là một sự bộc lộ của khát vọng. Hay với cô vợ của Curley, cô luôn muốn được giao tiếp với mọi người một cách bình thường. Nhìn chung mỗi nhân vật đều có những khát vọng và họ cũng luôn có những toan tính để thực hiện, nhưng số phận của các nhân vật trong xã hội Mĩ hồi đầu thế kỉ XX thì hầu hết họ không thực hiện được. Tác giả đã nâng ước mơ của họ lên tới đỉnh điểm, tưởng như sắp thực hiện được rồi bỗng dưng biến cố nổ ra và những toan tính, dự định phút chốc tiêu tan. “Của chuột và người” đã cho người đọc thấy sự bi thống của lớp người nông dân nô lệ, những con người đầy những đức tính tốt đẹp bị đẩy vào bước đường cùng. Làm sao họ có được một mảnh vườn? Làm sao họ có thể sống yên ấm với nhau, với sự yêu thương thật sự trong khi họ là kiếp làm thuê, kiếp người trôi 5
  6. Trương Thị Hồng                            Tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Mĩ  nổi theo sự nghèo khó, cái nghèo khó ấy làm cho thân phận họ chẳng khác gì một con vật. “Chân chỉ hạt bột” như Lennie, suốt đời chẳng làm điều gì ác, ngay cả ý nghĩ về điều đó cũng không có vậy mà anh bị xô đẩy tới bước đường cùng, là sự tự vệ do bản năng sinh tồn mà anh trở thành kẻ giết người. Cuộc đời Lennie được kết thúc bằng một phát súng giống hệt như phát súng đã bắn con chó già của lão Candy và cũng là khẩu súng ấy. Hành động giết vợ Curley của Lennie cũng không phải do Lennie cố ý mà cũng giống như những con chuột, hay con chó con, mân mê do thích chúng và vô tình làm chúng chết, ở đây cũng vậy. Nhưng tính triết lí của tác phẩm không phải nằm ở đó, mà ta hãy nhớ lại hình ảnh con chó già của lão Candy như một dự báo về thân phận của chủ nó. Người ta giết con chó thứ nhất là vì nó đã hết tác dụng, sau nữa là vì nó sống quá khổ sở, giết đi có lẽ nó sẽ bớt khổ hơn. Cái lí do thứ hai này có lẽ cũng chính là cái lí do mà George, người đã yêu thương và chăm sóc cho Lennie như một người bảo mẫu, lại tự tay cầm súng bắn Lennie. Có lẽ vì George biết rằng nếu để Lennie rơi vào tay bọn Curley chúng sẽ hành hạ Lennie và để cho hắn chết một cách đau đớn, và có lẽ George cũng không đành lòng để nhình cảnh ấy. Để Lennie chết dưới tay George có lẽ còn thanh thản hơn, trước khi chết vẫn còn được nghe câu chuyện về cái trang trại nhỏ và việc được nuôi thỏ. Đến khi chết mà Lennie vẫn hồn nhiên vẫn không biết rằng ước mơ của hắn sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được”. Quả là như vậy, số phận của những người nông dân nô lệ chẳng khác gì những con vật. Trong cái xã hội mà mọi giá trị đạo đức đều bị đảo lộn, con người bị rẻ rúng, họ “ăn thịt” ngay cả chính đồng loại của mình một cách lạnh lùng, tàn nhẫn, con người luôn sống với nhau trong sự ngờ vực, bon chen. Với những người lao động John Steinbeck đã để cho họ có những ước mơ bình dị, đời thường nhưng sẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Ở tác phẩm “Của chuột và người” nhà văn đã dùng cái bình dị, cái đời thường để khái quát lên tầm cao triết lí. Triết lí đó chính là triết lí sống của những con người trong xã hội Mĩ thời kì ông sống. Qua tác phẩm nhà văn không mang đến cho người đọc tiếng cười châm biếm hả hê như MarkTwain, nhưng bằng sự thương hại, pha chút mỉa mai kết hợp với sự xây dựng những bi kịch, John Steinbeck đã vạch trần bản chất xấu xa của xã hội và tác phẩm của ông như một lời kêu gọi phản kháng đối với những người lao động. Với việc kết hợp giữa cái bình dị, cái đời thường và tính triết lí để khắc hoạ nên tính cách nhân vật trong tác phẩm “Của chuột và người”, John Steinbeck đã tạo nên “cái khuôn mẫu kì diệu nhất của tiểu thuyết Hoa Kì trong thập niên 1930 – 1939”. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2