Tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm đất ở Quảng Trị và biện pháp khắc phục
lượt xem 70
download
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm đất ở Quảng Trị và biện pháp khắc phục
- Tiểu luận Thực trạng ô nhiễm đất ở Quảng Trị và biện pháp khắc p h ục 1
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 2 1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 2 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Một số khái niệm thuật ngữ ................................................................................... 3 5. Ý nghĩa của chủ đề ................................................................................................ 3 Phần 1 : ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................. 4 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................................ 4 1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................................ 4 1.2 Điều kiện tự nhiên................................................................................................. 4 2. Địa lý kinh tế xã hội ............................................................................................. 5 2.1 Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế ................................................................. 5 2.2 Sự phát triển các nghành kinh tế ......................................................................... 6 2.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 7 Phần 2 : THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT Ở QUẢNG TRỊ ............................. 8 1. Thực trạng ô nhiễm đất của tỉnh ....................................................................... 8 1.1 Xói mòn và rửa trôi đất ........................................................................................ 8 1.2 Xói - lở bờ sông ................................................................................................... 9 1.3 Xói - lở bờ biển...................................................................................................... 9 1.4 Đất bị mặn hóa, chua phèn hóa và feralit hoá kết đá ong ................................... 10 1.5 Ô nhiễm đất do HCBVTV .................................................................................... 10 1.6 Ô nhiễm môi trường đất do các chất thải từ các hoạt động công nghiệp ........... 12 1.7 Ô nhiễm đất do hoạt động khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản ......... 12 2. Các nguyên nhân .................................................................................................. 14 2.1 Xói mòn, rửa trôi và sụt lở ................................................................................... 14 2.2 Phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật ................................................................. 15 2.3 Chất độc hoá học trong chiến tranh để lại ........................................................... 16 2.4 Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp ........................................................ 17 2.5 Hoạt động sản xuất khác ..................................................................................... 17 3. Quan điểm và biện pháp của tỉnh Quảng Trị .................................................... 17 4. Giải pháp cụ thể .................................................................................................... 19 Phần 3 : KẾT LUẬN ............................................................................................... 21 1. Kết luận................................................................................................................... 21 2. Kiến ngị ................................................................................................................... 21 GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................. 22 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Đ ặ t v ấ n đề Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô thị và thành phố cũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ các nhà máy và các xe cơ giới làm ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị làm ô nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất cũng bị ô nhiễm. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là môi trường đất ở các nước đang phát triển, Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy, bảo vệ môi trường đất là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát ô nhiễm môi trường đất . Nếu không có một chính sách đúng đắn về bảo vệ môi trường đất, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước mắt và lâu dài cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân.Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như xử lý chất thải, giao thông, … không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn, nên việc đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường đất còn 3
- khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư, các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, làng nghề… Vì vậy môi trường đất tỉnh Quảng Trị ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân trong tỉnh. Xuất phát từ những vấn đề đó tôi tiến hành tìm hiểu chủ đề: “Thực trạng ô nhiễm đất ở Quảng Trị và biện pháp khắc phục”. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở tỉnh Quảng Trị , trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện sự ô nhiễm đất của tỉnh , góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sinh sống ở đây. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở tỉnh Quảng Trị 4. Một số khái niệm và thuật ngữ Khái niệm đất: Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Khái niệm ô nhiễm đất: + Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. + Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vài đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người. 5. Ý nghĩa của chủ đề Ý nghĩa khoa học : giải quyết được cơ bản tình hình ô nhiễm đất của tỉnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sống nơi đây. Ý nghĩa thực tiễn : cho mọi người hiểu được thực trạng ô nhiễm đất của tỉnh từ và đưa ra những biện pháp khắc phục 4
- Phần 1: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 1.1 Vị trí địa lý Quảng Trị là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ - Việt Nam; kéo dài từ 160 độ 18’ - 170 độ 10’ vĩ Bắc và 106 độ 32’-107 độ 24’ kinh độ Đông. Đi từ Bắc vào Nam Quảng Trị nằm ở đoạn thắt, có thể được ví như điểm tỳ vai của chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu của một giang san hùng vĩ hình chữ S. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, với địa danh nỗi tiếng Động Phong Nha- Kẻ Bàng, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế với những lăng tẩm và di tích của một thời cố đô nhà Nguyễn. Phía Tây giáp các tỉnh Savannakhet, Saravan của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển Đông. Hình thể Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển lớn. 1.2 Điều kiện tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị (theo điều tra năm 2005) là 474.414,87 ha; được phân bố đa dạng theo không gian và có sự đan xen giữa vùng gò đồi, thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển với 5 vùng đặc trưng, đó là: Vùng núi, vùng gò đồi và núi thấp, vùng đồng bằng, vùng thung lũng và vùng cát ven biển. Tài nguyên khoáng sản Quảng Trị tương đối đa dạng; đến cuối năm 2000 đã đánh giá, thống kê được trên 74 mỏ, đới quặng, điểm khoáng sản. Khí hậu Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam, có sự phân hoá của địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông cùng với vị trí địa lý và quy định đặc thù khí hậu Quảng Trị. Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính, đó là: Sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu với trên 60 phụ lưu khác có chiều dài trên 10 km. Theo tính toán lý thuyết mạng lưới sông ngòi Quảng Trị có thể cung cấp nguồn điện năng khoảng 3 tỷ kw/h. Trong đó có công trình thuỷ điện, thuỷ lợi 5
- Quảng Trị nằm trên sông Rào Quán đang xây dựng dự định sẽ phát điện vào cuối năm 2007. Quảng Trị có quốc lộ 1A và đường xe lửa xuyên Việt đi qua; có Quốc lộ 9 xuyên Á, có cảng Cửa Việt (Do Linh); bãi tắm Mỹ Thuỷ (Hải Lăng), bãi tắm Cửa Tùng, trong đó, bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là "Nữ hoàng của những bãi tắm"; có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay. Đặc biệt từ năm 1999, Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng thành Trung tâm Kinh tế Thương mại, đặc biệt. Cách bờ biển Mũi Lay (Vĩnh Linh) khoảng 30 km là Đảo Cồn Cỏ rộng 4 km2, được coi là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với những chiến công oai hùng, nay là Huyện đảo đang chuyển mình để trong tương lai gần trở thành huyện đảo du lịch. Khu du lịch Cửu Việt (Huyện Gio Linh) Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. 2. Địa lý kinh tế xã hội 2.1 Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế 6
- Cơ cấu kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực, năm 1991 nền kinh tế chủ yếu là thuần nông với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 64%, đến năm 2011 khu vực nông nghiệp đã giảm xuống còn 28%, khu vực phi nông nghiệp đã tăng lên 72%, trong đó công nghiệp xây dựng 37%, dịch vụ chiếm 35%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm từ 62,8% năm 2005, xuống 55% năm 2010, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng 37,2% năm 2005 đến năm 2010 đã đạt 45%. 2.2 Sự phát triển các nghành kinh tế Quảng Trị sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng theo hướng hiện đại, vững chắc, gắn với bảo vệ môi trường là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mà địa phương có khả năng cạnh tranh. Ưu tiên phát triển mạnh những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của tỉnh; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đặc biệt chú ý đến phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, mà trọng tâm là công nghiệp chế biến. Tích cực kêu gọi thu hút đầu tư và chuẩn bị các điều kiện để có thể khởi công xây dựng một số dự án trọng điểm tại khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Cảng nước sâu Mỹ Thủy, trung tâm nhiệt điện than và khí, nhà máy xử lý khí, các cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng...). Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, làng nghề cho các huyện, thị xã, thành phố và phấn đấu đến năm 2015 mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất một cụm công nghiệp, làng nghề. Tỉnh tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả các loại hình dịch vụ, tạo bước phát triển mạnh dịch vụ du lịch; khai thác và phát huy lợi thế của tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; củng cố và mở rộng thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn; mở 7
- rộng thị trường xuất khẩu, chú ý các loại hàng hoá sản xuất tại địa phương; phát triển mạnh dịch vụ vận tải, mạng lưới kho bãi, dịch vụ phục vụ hàng quá cảnh, tạm nhập tái xuất, gia công tái chế, đóng gói sản phẩm, linh kiện hàng hoá, dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, phần mềm, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2.3 Hệ thống cở sở hạ tầng Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn Tỉnh ngày càng được quan tâm đầu tư và cải thiện rõ rệt, tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tạo điều kiện để thu hút và triển khai thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã được đầu tư và đưa vào sử dụng hiệu quả như: Quốc lộ 9, đường 9 D, đường Xuyên Á, đường Hồ Chí Minh, đường Cửa Tùng - Cửa Việt, cầu Cửa Tùng, cầu Cửa Việt, đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo ANQP vùng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị; khu dịch vụ hậu cần nghề cá tại Cửa Tùng và Cồn Cỏ; các hồ đập thủy lợi Ái Tử, Sa Lung, Hà Thượng, nâng cấp hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, đê bao chống lũ vùng trũng Hải Lăng, công trình thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị; Quảng trường và Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh... Và hàng trăm công trình hạ tầng giao thông, đô thị, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng phục vụ lĩnh vực xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao phát triển khá mạnh. Thị xã Đông Hà được nâng cấp lên thành phố đô thị loại 3, thị xã Quảng Trị được mở rộng địa giới hành chính, các thị trấn Cửa Việt, Cửa Tùng đã thành lập. Bộ mặt nông thôn đến nay đã có nhiều khởi sắc. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu dịch vụ du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng, các khu công nghiệp Nam Đông Hà và Quán Ngang, các trung tâm thương mại, dịch vụ ở thành phố Đông Hà… ngày càng hoàn thiện về kết cấu hạ tầng và từng bước phát huy hiệu quả. 8
- Phần 2 : THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT Ở QUẢNG TRỊ 1. Thực trạng ô nhiễm đất của tỉnh Cho đến nay, các điều tra, khảo sát về mức độ suy thoái và ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn rất ít, nên dưới đây chỉ đưa ra được những nhận xét mang tính định tính là chủ yếu và chỉ tập trung vào một số hiện trạng đáng lo ngại về mặt môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đối với một số nghiên cứu về dư lượng HCBVTV trong đất, sẽ đưa ra một số thông tin định lượng liên quan đến dư lượng HCBVTV trong đất. 1.1 Xói mòn và rửa trôi đất Đất đồi núi dốc tại tỉnh Quảng Trị chiếm 56,9% diện tích tự nhiên, trong đó, đất dốc > 150 chiếm 23,0% (109.215 ha); dốc > 250 chiếm 33,9% (161.015 ha). Vào mùa mưa lũ (tháng IX đến tháng I năm sau) thường xảy ra sự xói mòn và rửa trôi mạnh ở các vùng đất dốc đó. Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích đất cát là 32.888 ha (chiếm 6,9% diện tích tự nhiên). Do đặc điểm khí hậu, gió tây nam khô nóng (từ tháng III đến tháng VIII) thường gây hiện tượng cát bay, cát nhảy làm che lấp đồng ruộng bởi cát, dẫn đến mất diện tích đất sản xuất, đồng thời sự hoà tan và rửa trôi muối trong cát ra làm nhiễm mặn vùng đất lân cận. Đất bạc màu ở tỉnh (diện tích 467 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên) hình thành do quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt và phân bố tập trung ở huyện Cam Lộ. Kết quả nghiên cứu tính chất cơ lý của đất cho thấy: đất bị bạc màu nhẹ, đất chua và nghèo các chất dinh dưỡng, thậm chí đất khô và rất cứng (phẫu diện QT 21), độ ẩm đất rất thấp (khoảng 7,4%) và thảm thực vật chỉ là cỏ dại. Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 4018 ha, chiếm 0,89% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và phân bố tập trung chủ yếu ở thành phố Đông Hà, các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ. 9
- Trong nhiều năm qua, các ngành và các địa phương đã nỗ lực cải tạo một số vùng cát ven biển và biến chúng thành những làng sinh thái trù phú như ở các xã Hải An (huyện Hải Lăng), xã Triệu An, Triệu Vân (huyện Triệu Phong), xã Gio Mỹ (huyện Gio Linh) và xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh)... 1.2 Xói - lở bờ sông Sông Thạch Hãn - đoạn thị xã Quảng Trị - Trà Liên (huyện Triệu Phong) dài 10 km bị xói - lở mạnh. Hiện nay đoạn bờ sông này đã được đắp kè (kè Lê Duẩn) trên đoạn dài 1.000 m, nhưng ở những chỗ không có kè, tốc độ xói - lở cũng đáng kể, khoảng 1 – 5 m/năm tuỳ thuộc vào vị trí. Xói - lở vẫn đang đe doạ sự ổn định của cầu An Tiêm và đập thoát tràn Tả Kiên, sân bay và toàn bộ thành cổ Quảng T r ị. Tại huyện Triệu Phong - nơi có 4 con sông chảy qua, đều có hiện tượng sạt lở, xói lở bờ sông và ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở xã Triệu Long. Trong 28 km chiều dài sông Thạch Hãn chảy qua huyện Triệu Phong, đã có 20 km bị xói lở nghiêm trọng. Trong 1.500 hộ dân sông gần khu vực xói lở bờ sông, có đến 450 hộ với 1500 người dân đang sống trong vùng xói lở cực kỳ nguy hiểm. Tổng diện tích đất đã bị xói lở lên đến hơn 30 ha. Nguyên nhân chủ yếu gây xói lở là do xây dựng đập thuỷ lợi làm lệch hướng dòng chảy và khai thác cát bừa bãi (theo ông Nguyễn Trường Khoa – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Trị, phát biểu trên Chương trình VTV1 ngày 13/12/2006). 1.3 Xói - lở bờ biển Tỉnh Quảng Trị có 75 km đường bờ biển với 2 cửa sông chính - Cửa Tùng và Cửa Việt. Xói lở bờ biển xảy ra chủ yếu ở khu vực bờ biển xã Vĩnh Thái (năm 1962 xây lô cốt cách mép nước 40- 60 m để ngăn chặn, nhưng đến năm 1968, xói lở tiếp tục phát triển và bờ biển tiến vào sát lô cốt. Gần đây, sự xói lở bờ biển ở khu vực bãi biển Cửa Tùng đang xảy ra, làm bờ biển có xu thế lấn dần vào lục địa. Ở khu vực Cửa Tùng – nơi sông Bến Hải chảy qua khu vực lộ đá bazan có địa hình bờ tương đối ổn định. Còn ở khu vực Cửa Việt - cửa thoát nước của sông 10
- Thạch Hãn - bờ phía bắc bị bồi tụ làm cửa sông bị thu hẹp, gây khó khăn cho thoát nước ở vùng hạ lưu. 1.4 Đất bị mặn hóa, chua phèn hóa và feralit hoá kết đá ong Hiện trạng đất bị mặn hoá, chua phèn và feralit hoá kết đá ong ở Quảng Trị như dưới đây. i) Đất mặn nhiều (Mn): Loại đất này có diện tích 213 ha, chiếm 0,26% diện tích đất bằng và chiếm 0,04% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung gần khu vực Cửa Tùng và hiện được sử dụngtrồng lúa 1 vụ, trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ sản. ii) Đất mặn trung bình (M):Đất này có diện tích 83 ha, chiếm 0,10% diện tích đất bằng và chiếm 0,02% diện tích tự nhiên; phân bố tập trung chủ yếu ở xã Gio Mai, huyện Gio Linh; được sử dụng trồng 1 - 2 vụ lúa cho năng suất cao, tuy nhiên để sản xuất lâu bền trên loại đất này cần bón nhiều phân hữu cơ. iii) Đất mặn ít: Loại đất này có diện tích 1.134 ha, chiếm 1,41% diện tích đất bằng và chiếm 0,24% diện tích tự nhiên; phân bố ở huyện Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh; được sử dụng trồng lúa 2 vụ. iv) Đất phèn - Sj (Sali Orthi Thionic Fluvisols - FLt-o-s): Loại đất phèn hoạt động mặn trung bình và ít, phân bố ở 2 cửa sông Thạch Hãn - Cửa Việt và Bến Hải - Cửa Tùng với diện tích 418 ha (trong đó huyện Gio Linh có 338 ha, huyện Triệu Phong có 80 ha), chiếm 0,52% diện tích đất bằng và chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích này được sử dụng để trồng lúa, nhưng năng suất thấp. 1.5 Ô nhiễm đất do HCBVTV Hiện nay, ở Quảng Trị còn một lượng đáng kể HCBVTV tồn lưu (chủ yếu là các HCBVTV quá hạn, cấm sử dụng như DDT, 666, 2,4-D...) trong giai đoạn trước (thời kỳ bao cấp) tại một số địa điểm trước đây là kho chứa thuốc của các hợp tác xã, nông trường như: Nông trường Quyết Thắng tồn lưu khoảng 1 - 1,5 tấn; Nông trường Tân Lâm (huyện Cam Lộ) khoảng 1,5 - 2 tấn; Nông trường Bến Hải khoảng 2 tấn…. Trong giai đoạn 2002 – 2009, địa phương đã có giải pháp thu gom và vận chuyển đem đi xử lý hoặc chôn lấp tại chỗ, nhưng nói chung, do quy 11
- trình thu gom và xử lý chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định, nên một phần đáng kể HCBVTV nhóm clo vẫn tồn dư trong môi trường đất và có thể bị rửa trôi vào các lưu vực lân cận và do vậy, gây lo lắng về môi trường và sức khoẻ . Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn đang nghiên cứu để tiếp tục giải quyết các điểm tồn trữ HCBVTV quá hạn, cấm sử dụng trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, theo báo cáo của các ngành chức năng, một bộ phận dân cư vẫn mua bán và sử dụng trái phép các HCBVTV cấm sử dụng không rõ nguồn gốc (nghi ngờ là có nguồn gốc từ Trung Quốc), song đến nay vẫn chưa có giải pháp kiể m soát và xử lý thích hợp. Mạng lưới phân phối HCBVTV, việc thu gom và xử lý bao bì, chai lọ đựng HCBVTV sau khi sử dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nhận thức và hiểu biết của người dân về an toàn sử dụng HCBVTV, về các tác động của HCBVTV đến môi trường và sức khoẻ... còn hạn chế. Những điều đó gây lo lắng về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng. Bảng 1.. Khối lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng trên địa bàn Quảng Trị Chủng loại Tổng Trừ Năm số Trừ sâu Trừ Trừ cỏ chuột (kg) bệnh (kg) (kg) (kg) (kg) 2000 18.428 3.957 2.077 12.196 198 2001 20.250 2.540 3.400 14.054 256 2002 12.457 1.337 2.986 7.891 248 2003 16.770 1.879 3.563 19.226 103 6-2004 7.481 405 1.107 5.959 10 Một số vùng đất bị ô nhiễm HCBVTV nghiêm trọng đã được phát hiện như ở thôn Kim Đâu, xã Cam An (huyện Cam Lộ) và thôn Cầu Điện, xã Vĩnh Long 12
- (huyện Vĩnh Linh). Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập phương án và phối hợp với Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường (thuộc Bộ Tư lệnh Hoá học - Bộ Quốc phòng) tiến hành điều tra, khảo sát hai khu vực ô nhiễm trên và xác định phạm vi cần xử lý ở thôn Kim Đâu là khoảng 100 m2 (10 m x10 m) với chiều sâu bị ô nhiễm tối đa là 2 m và tâm của khu đất bị ô nhiễm độc cũng đã được xác định . 1.6 Ô nhiễm môi trường đất do các chất thải từ các hoạt động công nghiệp Các hoạt động sản xuất làm phát sinh nhiều bụi như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, đá xây dựng…) tuy có gây ô nhiễm đất bởi bụi chứa nhiều chất vô cơ và hữu cơ độc hại khác nhau, nhưng mức độ ô nhiễm nói chung là không đáng lo ngại (đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về điều này). Các hoạt động sản xuất công nghiệp làm phát sinh nhiều nước thải và chất thải rắn (CTR), nhưng không được thu gom và xử lý đúng quy định, mà thải trực tiếp vào đất sẽ gây ô nhiễm đất ở khu vực xung quanh. Tuy chưa có nghiên cứu chi tiết nào về sự ô nhiễm đất bởi các chất thải công nghiệp, nhưng qua cảm quan, có thể liệt kê một số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm đất như : - Các cơ sở thu mua và chế biến mủ cao su như Công ty Cao su Quảng Trị (tuy Công ty này đã có hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ yếm khí ABR/CIGAR hoạt động tự động và bán tự động khá tốt, nên nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, nhưng CTR có thể gây ô nhiễm đất), Công ty TNHH Trường Anh (ở huyện Gio Linh), Công ty Cổ phần cao su Bến Hải (huyện Vĩnh Linh), một số doanh nghiệp tư nhân...; - Các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy và chế biến gỗ như: Nhà máy sản xuất giấy Bắc Trung Bộ, Công ty Hasinatosản xuất bột giấy (thuộc Cụm công nghiệp – làng nghề Hải Lăng); Công ty cổ phần gỗ MDF-GERUCO Quảng Trị (KCN Nam Đông Hà)... 1.7 Ô nhiễ m đất do hoạt động khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sả n 13
- Hiện tại tỉnh Quảng Trị có 04 đơn vị khai thác khoáng Titan: Công ty C ổ phần Khoáng sản (thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh), Công ty TNHH Thanh Tâm (xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, Công ty TNHH Hiếu Giang (xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh) và Công ty TNHH Tín Đạt Thành (xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh). Hoạt động khai thác đã phát thải vào môi trường một lượng lớn CTR phủ lên bề mặt vùng xung quanh, làm thay đổi tính chất cơ lý của đất và có thể làm tăng mức phóng xạ ở những vùng tập trung CTR. Mặt khác, việc khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ quá trình sàng tuyển quặng sẽ làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào các nguồn nước ngầm vùng ven bờ. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm ở tỉnh Quảng Trị đã phát triển khá mạnh trong nhiều năm qua. Việc mở rộng diện tích vùng ven bờ để phát triển nuôi tôm nước lợ/mặn đã làm gia tăng sự nhiễm mặn đất nông nghiệp lân cận. Sự nhiễm mặn tăng sẽ dẫn đến hậu quả làm tăng dần độ chua của đất (do làm tăng hàm lượng sắt và nhôm di động trong đất) hay nói cách khác, sẽ làm giảm chất lượng đất. Ngoài ra, hoạt động khai thác nước ngầm phục vụ nuôi tôm trên cát với quy mô lớn cũng sẽ làm tăng sự xâm nhập mặn vào các nguồn nước ngầm vùng ven bờ, dẫn đến làm giảm chất lượng nước ngầm. Các chất thải rắn phát sinh do quá trình nạo vét các ao nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nước lợ/mặn 14
- nói riêng cũng gây ô nhiễm đất vùng lân cận (nếu không được thu gom và xử lý theo quy định). Nói chung, tuy mức độ ô nhiễm đất do các hoạt động công nghiệp, khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản tuy chưa phải là nghiêm trọng, nhưng sự thay đổi tính chất đất sẽ kéo theo nhưng lo ngại về sự thay đổi hệ sinh thái trong vùng và tác động bất lợi đến đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các động/thực vật cạn vùng ven bờ.(Thầy sửa câu này lại cho ngắn gọn, rõ ràng). Thêm vào đó, khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản còn làm xáo trộn về địa hình vùng ven bờ và do vậy, cũng tác động bất lợi đến các hệ sinh thái. 2 Các nguyên nhân Ô nhiễm và suy thoái đất ở tỉnh Quảng Trị do nhiều nguyên nhân gây ra: sự xói mòn, rửa trôi, sụt lở và feralit hoá kết đá ong; phân bón và HCBVTV sử dụng trong canh tác nông nghiệp; các chất độc hoá học do chiến tranh để lại; các chất thải công nghiệp (chất thải rắn, nước thải); hoạt động khai thác khoáng sản và nuôi trồng thuỷ sản. 2.1 Xói mòn, rửa trôi và sụt lở Hiện tượng xói mòn, rửa trôi và sụt lở đất thường xảy ra vào mùa mưa lũ, làm suy thoái đất và gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường và con người. Xói mòn bề mặt: Đây là hiện tượng xói mòn và rửa trôi bề mặt đất, cuốn đi các chất mùn, chất dinh dưỡng... gây ra tình trạng bạc màu và thoái hoá đất. Sự xói mòn bề mặt đã xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh, tạo nên những vùng đất trống, đồi núi trọc hoặc đất trơ sỏi đá. Xói mòn xẻ rãnh: Khi đã vượt quá độ thấm nước của đất (hay đất bão hoà nước), nước mưa tập trung thành dòng theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1: tích tụ nước mưa trên mặt đất tạo thành các rãnh; giai đoạn 2: tập trung các dòng chảy nhỏ vào khe rãnh; giai đoạn 3: các khe nhỏ đổ vào suối và sông. Quá trình này lặp đi lặp lại 15
- trong thời gian dài sẽ làm cho các rãnh càng ngày càng sâu (có khi tới hàng chục mét). Đây chính là nguyên nhân gây sạt lở đất và lũ quét. Xói mòn do gió: Tốc độ gió vùng ven biển thuờng khá lớn, nên cát ven bờ bị gió dịch chuyển thành các cồn cát hoặc bay, nhảy xa hơn vào sâu trong đất liền, che phủ lên đất canh tác màu mỡ, che phủ đường giao thông và cả các công trình dân sinh... và hậu quả là làm giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đến dân sinh. Mặt khác, gió còn cuốn đi những hạt bụi đất vùng bị bạc màu, phá vỡ cấu trúc tầng mặt và tạo những cơn lốc bụi di chuyển. Các đám bụi bị bóc mòn từ nơi này được gió di chuyển đến lắng đọng lại nơi khác dưới dạng bụi ''hoàng thổ''. Xói - lở và làm sụp đổ bờ sông: Đây là hiện tượng thuộc quá trình động lực của sông, gây ra những biến đổi về hình thái lòng sông và bãi bồi do tác động của chế độ thuỷ văn và hoạt động địa chất (xói mòn, tích tụ...). Quá trình xói lở bờ sông gồm 2 pha: + Pha một: Xói mòn chân bờ sông do dòng chảy kéo trôi các hạt đất ở bờ đi; + Pha hai: Sụp đổ bờ sông do quá trình trượt đất theo dạng cung tròn. Bình thường, các bờ sông là các sườn dốc tự nhiên luôn ở trạng thái ổn định. Song, nếu xảy ra pha 1, làm độ dốc bờ sông tăng lên, sẽ dẫn đến xói lở mạnh và sụp đổ bờ sông (pha 2). Sự sụp đổ bờ sông gây bồi lắng lòng sông và mất đất vùng bờ . Sự feralit hoá kết đá ong: Quá trình feralit hóa kết đá ong xảy ra phổ biến ở những vùng đồi tiếp giáp với đồng bằng. Quá trình này xảy ra do đặc điểm của quá trình thành tạo đất (đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ thường xuất hiện kết vón đá ong) và dưới tác động của khí hậu. Hậu quả là làm đất trở nên “xương xẩu” và nghèo dinh dưỡng. 2.2 Phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật Phân bón hóa học và HCBVTV đã góp phần quan trọng vào tăng năng suất cây trồng, nhưng do tình trạng lạm dụng quá mức và kém hiểu biết của người dân trong việc sử dụng phân bón hoá học và HCBVTV, nên đã dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp (do làm giảm tính chất cơ lý của đất, tích luỹ nhiều kim loại 16
- nặng trong đất, làm tăng độ chua của đất...) và tồn dư quá mức HCBVTV trong môi trường đất, đặc biệt là các HCBVTV nhóm clo (DDT, 666, 2,4-D...), tác hại đến hệ sinh thái nông nghiệp. 2.3 Chất độc hoá học trong chiến tranh để lại Chất độc da cam là hỗn hợp tỷ lệ 1 : 1 của este n-butyl của 2 thuốc diệt cỏ 2,4- D và 2,4,5-T. Do hỗn hợp thuốc diệt cỏ đó thường được chứa trong các thùng dung tích khoảng 200 lít, bên ngoài có sơn các dải sọc màu da cam, nên người ta thường gọi chung là chất độc da cam. Mặt khác, thuốc diệt cỏ 2,4,5-T thường chứa nhiều dioxin, cỡ 2 – 40 mg/kg(Paul L. Sutton, 2002), nên người ta thường gọi chung là chất độc da cam/dioxin. Dioxin là một nhóm gồm 75 chất (hay 75 thành viên) và là một trong những nhóm chất độc và nguy hiểm nhất được biết hiện nay trên thế giới. Theo báo cáo của Paul L. Sutton tại Hội thảo khoa học Việt - Mỹ về các tác động đến môi trường và sức khoẻ của chất độc da cam/dioxin tổ chức ở Việt Nam vào tháng 3/2002, trong những năm chiến tranh từ 1961 đến 1971, khoảng 8 triệu galon (tương đương khoảng 36 triệu lít) chất độc da cam đã được rải xuống Việt 17
- Nam. Trong số đó, khối lượng rải trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (ở Cam Lộ, Thành phốĐông Hà, Thị trấn Khe Sanh và thị xãQuảng Trị) là 1.350.000 lít (chiếm 3,75% cả nước). Huyện Cam Lộ là một trong những vùng bị rải nhiều nhất ở tỉnh Quảng Trị (khoảng 460.000 lít, chiếm khoảng 34% toàn tỉnh 2.4 Các chất thải từ các hoạt động công nghiệp Một số hoạt động công nghiệp làm phát sinh b ụi, nước thải và chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường đất (do không được thu gom và xử lý đúng quy định) như: bụi thải từ các nhà máy sản xuất xi măng, cơ sở sản xuất gạch ngói gây ô nhiễm đất khu vực lân cận; chất thải (nước thải và chất thải rắn) từ hoạt động sản xuất thép, cơ khí, gốm sứ, gia công kim loại, sửa chữa ôtô, xe máy... chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ...; chất thải từ quá trình sản xuất giấy và bột giấy chứa nhiều chất hữu cơ khó phân huỷ, sunfua... tác hại đến vi sinh vật đất, chất lượng đất... 2.5 Hoạt động sản xuất khác Hoạt động khai thác khoáng sản như khoáng ilmenit chứa titan làm phát sinh lượng lớn chất thải rắn (đất, cát, sỏi) che phủ nhiều vùng đất ven bờ, đồng thời làm tăng xâm nhập mặn từ biển vào các vùng khai thác làm nhiễm mặn đất và nước ngầm. Hoạt động nuôi tôm nước lợ/mặn vùng ven bờ cũng gây ra sự nhiễm mặn đất canh tác nông nghiệp. Sự nhiễm mặn tăng lên cũng có thể gây nhiễm phèn làm chua đất (hay suy giảm chất lượng đất). 3. Quan điểm và biện pháp của tỉnh Quảng Trị Các vấn đề ưu tiên Việc lựa chọn các vấn đề ưu tiên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ BVMTĐ là rất quan trọng. Các vấn đề ưu tiên được lựa chọn dựa trên các mục tiêu cụ thể theo định hướng của chương trình hành động số 17-CTHĐ/TU ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường giai đoạn 2006 - 2010 đã đề cập ở các chương trước và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020, các hoạt động ưu tiên về môi trường cần được thực hiện trong thời gian đến bao gồm: 18
- a) Tập trung xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất bức xúc ở địa phương: - Tập trung kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý môi trường tại các KCN, trước mắt là KCN Quán Ngang và Nam Đông Hà, đồng bộ với việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác nhằm đảm bảo hoạt động công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường đất - Xử lý các điểm tồn đọng HCBVTV quá hạn, cấm sử dụng (các kho chứa cũ) - Tập trung các cơ sở sản xuất nhỏ vào các cụm công nghiệp để tránh tình trạng phân tán các chất ô nhiễm. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng và thuận lợi cho công tác quản lý môi trường. - Tập trung xử lý chất thải ở các làng nghề như Diên Sanh - Hải Lăng và Cầu Lòn… - Xử lý dứt điểm ô nhiễm đất tại các cơ sở dịch vụ (các chợ, bệnh viện cấp huyện…). - Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác khoáng sản, cát sạn ở đầu nguồn sông Đăckrông, Thạch Hãn, Bến Hải,… b)Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm: - Tiến hành điều tra và xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn toàn tỉnh. Thực hiện thường xuyên và nghiêm túc chương trình quan trắc môi trường đã được phê duyệt để đưa ra những dự báo về diễn biến môi trường. - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm đất nghiêm trọng và kiên quyết ngăn chặn phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm đất mới. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm góp phần giảm nhẹ ô nhiễm môi trường đất. - Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ và phân chậm tan trong nông nghiệp để giảm nhẹ nguy cơ gây phú dưỡng các sông, hồ ao. - Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm đất ở địa phương, ở các cơ sở sản xuất, KCN, cụm công nghiệp và khu vực khai thác khoáng sản... + Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường nuôi tôm ven biển tại 04 huyện (Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh) và đề xuất giải pháp khắc phục; 19
- + Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường sông Vĩnh Định, sông Cánh Hòm và đề xuất giải pháp khắc phục; + Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất do các hoạt động khai thác cát sạn gây ra và đề xuất giải pháp quản lý, phòng ngừa nguy cơ gây sự cố sụt lở bờ sông xung yếu. - Triển khai các đề tài, dự án về khắc phục hậu quả chất độc chiến tranh, ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng gò đồi, vùng núi, vùng ven biển và hải đảo. c Tăng cường năng lực quản lý môi trường: - Tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã (ở cấp xã phải có cán bộ chuyên trách về môi trường). Tập huấn và bồi dưỡng để nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường các cấp. ở các cấp và chú trọng sự phối hợp giữa các sở (cấp tỉnh), phòng/ ban (cấp huyện, xã). Phân cấp, phân công rõ ràng nhiệm vụ của Phòng TN&MT cấp huyện, cụ thể hoá chức năng và nhiệm vụ của cán bộ quản lý môi trường cấp xã, phường, thị trấn. - Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý môi trường 4. Giải pháp cụ thể a) Điều tra, giám sát các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh đồng thời điều tra tình hình ô nhiễm đất ở tỉnh/huyện, KCN - Thống kê các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có trên địa bàn của tỉnh và đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên; - Đánh giá các phương thức quản lý cá nguồn tài nguyên của địa phương; - Xem xét những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và BVMTĐđối với nguồn tài nguyên hiện có. b) Xây dựng hệ thống phòng chống thiên tai, tai biến - Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai phù hợp với nguồn lực hiện có và với phương châm 4 tại chỗ; - Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt, trượt lở đất vùng sông, biển; c) Xây dựng tiềm lực môi trường ở các cơ quan quản lý và giám sát môi tr ường địa phương 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận "Ô nhiễm sông Tô Lịch"
19 p | 3275 | 577
-
Tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
28 p | 2774 | 315
-
Tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm môi trường biển Việt Nam và một số nguyên nhân gây ra thực trạng đó
18 p | 1253 | 175
-
Tiểu luận: Xử lý đất bằng phương pháp sinh học
33 p | 1091 | 160
-
Bài tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm nước ở Hà Nội
18 p | 1154 | 97
-
Tiểu luận: Thực trạng ô nhiễm sông Đồng Nai từ năm 2005 đến nay
22 p | 425 | 82
-
Tiểu luận chuyên đề Hóa học môi trường: Hiện trạng ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của lưu vực sông Cầu - Việt Nam
19 p | 449 | 72
-
Tiểu luận: Báo động ô nhiễm môi trường đô thị ở Việt Nam 2
21 p | 250 | 63
-
TIỂU LUẬN:Thực trạng của công đoạn gia công hoàn thiện sách.Lời nói đầu Ngành in ở nước ta được sự quan tâm thường xuyên và toàn diện của Đảng và Chính phủ, nó đã gắn bó với Đảng ta từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến và từ đó đến nay ngành in vươn
62 p | 174 | 33
-
Tiểu luận môn Kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường: Thực trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động quản lý của chính quyền quận Ô Môn thành phố Cần Thơ
28 p | 76 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM
148 p | 110 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM
148 p | 121 | 10
-
Luận án Tiến sĩ: Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm, sức khỏe dân cư ở một số khu vực ven biển Hải Phòng và thử nghiệm giải pháp can thiệp
168 p | 65 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm một số yếu tố hóa học, sinh học trong môi trường đến sức khỏe cộng đồng vùng ven biển, hải đảo miền Bắc và đề xuất giải pháp can thiệp
168 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng: Thực trạng ô nhiễm một số kim loại nặng trong môi trường nước, thực phẩm, sức khỏe dân cư ở một khu vực ven biển huyện Thủy Nguyên Hải Phòng và thử nghiệm giải pháp can thiệp
27 p | 57 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm, tóc tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp
192 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm vi khuẩn thức ăn đường phố và một số yếu tố liên quan tại thành phố Thanh Hóa năm 2007
91 p | 50 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường, một số bệnh liên quan và giải pháp can thiệp đối với hộ gia định chăn nuôi lợn tại Phú Bình - Thái Nguyên
0 p | 52 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn