intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TIỂU LUẬN:Thực trạng của công đoạn gia công hoàn thiện sách.Lời nói đầu Ngành in ở nước ta được sự quan tâm thường xuyên và toàn diện của Đảng và Chính phủ, nó đã gắn bó với Đảng ta từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến và từ đó đến nay ngành in vươn

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

176
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TIỂU LUẬN: Thực trạng của công đoạn gia công hoàn thiện sách .Lời nói đầu Ngành in ở nước ta được sự quan tâm thường xuyên và toàn diện của Đảng và Chính phủ, nó đã gắn bó với Đảng ta từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến và từ đó đến nay ngành in vươn lên và phát triển không ngừng. Là một ngành luôn giữ vững vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Trong công cuộc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TIỂU LUẬN:Thực trạng của công đoạn gia công hoàn thiện sách.Lời nói đầu Ngành in ở nước ta được sự quan tâm thường xuyên và toàn diện của Đảng và Chính phủ, nó đã gắn bó với Đảng ta từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến và từ đó đến nay ngành in vươn

  1. TIỂU LUẬN: Thực trạng của công đoạn gia công hoàn thiện sách
  2. Lời nói đầu Ngành in ở nước ta được sự quan tâm thường xuyên và toàn diện của Đảng và Chính phủ, nó đã gắn bó với Đảng ta từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến và từ đó đến nay ngành in vươn lên và phát triển không ngừng. Là một ngành luôn giữ vững vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đề ra những mục tiêu nhằm đưa nền công nghiệp của chúng ta tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để theo kịp trình độ khoa học kỹ thuật của các nước trong khu vực. Trong đó ngành in đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến lên của đất nước, phục vụ kịp thời nhu cầu văn hoá, chính trị, xã hội của nhân dân. Hoạt động của ngành in đã thích nghi dần và đứng vững trước thử thách của cơ chế thị trường. Hội nghị liên ngành in toàn quốc 1992 đã tập trung trí tuệ đánh giá những ưu điểm, đồng thời phê phán những sai lệch, chỉ ra những yếu kém và nêu những biện pháp đồng bộ đưa ngành in phát triển đúng hướng. Trong từng đơn vị, cơ sở cũng đã có bước đổi mới về công tác tổ chức, quản lý cũng như về trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu văn hoá, thông tin ngày càng tăng của xã hội, nhất là đang trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thị hiếu đòi hỏi ngày càng cao. Điều đó đã góp phần thúc đẩy cho công cuộc đổi mới đất nước. Nền kinh tế được chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường tạo nên sự tăng trưởng về mọi mặt, đời sống của nhân dân đã được cải thiện vì thế văn hoá tinh thần cũng dần được nâng cao hơn. Do vậy công tác tuyên truyền văn hoá như: xuất bản, in, phát hành còn phải có những bước phát triển mạnh, các cơ sở in đã hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước góp phần tích cực đưa những tiến bộ của khoa học thế giới vào nền văn hoá của nước ta. Thông qua những ấn phẩm như sách, báo, tạp chí, v.v... nhằm nâng cao dân trí ở mọi miền. Trong đó nhà máy in Quân Đội đã góp phần quan trọng vào những thành tựu kể trên. Cơ sở in này ra đời từ những năm đầu của cuộc kháng chiến đã mang tiếng nói của cách mạng, ngôn luận của Đảng đi suốt những chặng đường lịch sử. Nó đã góp phần đánh dấu những mốc son huy hoàng của quân và dân ta. Ngày nay nhiệm vụ chủ yếu của cơ sở in này là in biểu mẫu, tạp chí, sách phục vụ chính trị, kinh tế,
  3. xã hội, đưa đường lối và chủ trương của Đảng đến khắp mọi miền đất nước, cũng như đến với các nước trong khối ASEAN. Để đáp ứng tốt nhiệm vụ trên, các ấn phẩm in cần phải nhanh, chất lượng cao thì song song với việc đầu tư trang thiết bị mới, việc thiết lập một mô hình tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý cũng được các cấp lãnh đạo công ty quan tâm để đưa công ty lên một tầm cao như ở các nước đang phát triển. Đồ án của tôi được bố cục như sau: Phần thứ nhất: Tổng quan đề tài. Phần thứ hai : Cơ sở lý thuyết chung. Phần thứ ba : Thực trạng của công đoạn gia công hoàn thiện sách. : Một số giải pháp đầu tư. Phần thứ tư Phần thứ năm : Kết luận chung.
  4. Phần thứ nhất Tổng quan I. Sự phát triển của ngành in trong sự phát triển chung của toàn xã hội. I.1.1. Ngành in Việt Nam trước công cuộc đổi mới. Hơn nửa thế kỷ qua, trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, đội ngũ công nhân ngành in Việt Nam đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp cách mạng bằng chính những sản phẩm của mình. Mỗi chặng đường lịch sử ngành in luôn gắn bó với Đảng, Nhà nước, phục vụ đáp ứng những tài liệu về chính trị, văn hoá, kinh tế trong điều kiện trang thiết bị vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ công nhân còn bị hạn chế cả về trình độ văn hoá và kỹ thuật chuyên môn. Do vậy chưa đáp ứng được đầy đủ với nhu cầu của xã hội về tất cả các mặt: Số lượng, chủng loại, chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật, có một khoảng cách rất xa so với các nước trong vùng cũng như trên thế giới. Đó là một thực trạng làm bận tâm các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, là nỗi băn khoăn lớn nhất của những người có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý ngành in. Về cơ sở vật chất kỹ thuật, khâu chế tạo khuôn in là công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất in, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng sản phẩm, nhưng vào những năm đầu của thập kỷ 90 khâu này lại là khâu lạc hậu nhất và chậm được cải tiến nhất. Tuyệt đại bộ phận là sắp chữ thủ công, chiếm 80-90%. Có một số máy sắp chữ Linôtíp, Mônôtíp ở một vài nhà máy lớn thì đã bị hư hỏng hoặc hoạt động với công suất thấp. Đồng mô (khuôn chữ mẫu) cho các máy sắp chữ, đúc chữ vô cùng thiếu thốn, phải sử dụng lâu năm nên bị cùn, mòn, chất lượng sắp chữ rất kém. Các kiểu chữ nghèo nàn, thiếu đồng bộ và phần lớn vẫn phải sử dụng các bộ chữ đã được sử dụng cách đây 20-30 năm. Cũng có những cơ sở sản xuất chữ in nhưng chỉ bảo đảm được 50% nhu cầu hàng năm do thiếu nguyên vật liệu, chất lượng chữ lại kém và không đảm bảo hàm lượng thành phần hợp kim. Công nghệ chế bản lạc hậu, được thực hiện chủ yếu bằng thủ công, các máy chụp thuộc thế hệ cũ, các khâu mài bản, ph ơi bản, sửa bản làm bằng tay nên năng suất thấp, do vậy không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là các bản in màu.
  5. Đại đa số các máy in ở khâu in thuộc thế hệ cũ, đặt tay hoặc nửa tự động, khuôn khổ nhỏ, công suất thấp, chủng loại máy lại đa dạng do nhiều nước sản xuất và thế hệ máy khác biệt nhau hàng trăm năm. Tình trạng máy cũ, rơ rão, thiếu phụ tùng thay thế, độ chính xác kém, chất lượng in xấu. Hầu hết các máy đều đã sử dụng lâu năm, có những máy quá lâu. Do thiếu phụ tùng thay thế nên hàng năm có khoảng 1/3 số máy in không sử dụng được, tỉ lệ đó mỗi năm một tăng lên. Việc mấy năm gần đây một số nhà máy lớn đã nhập được một số máy in tương đối hiện đại nhưng vẫn không làm thay đổi hiện trạng ngành in ngày càng xuống cấp. Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng công nghệ in Typô được coi là lạc hậu thì ở nước ta máy in Typô đã hầu như không còn nữa, chỉ còn xuất hiện ở những nhà in có nhu cầu sử dụng loại máy này. Máy in OFFSET chiếm số lượng lớn trong đó máy cỡ lớn có năng suất cao chiếm khá nhiều Khâu đóng sách hầu hết làm bằng thủ công, nhất là ở các nhà in địa phương, không có vật liệu làm bìa sách nên bìa thường xấu, không bảo đảm độ bền và mỹ thuật, đóng thép sách chống rỉ, hồ dán lại bằng bột gạo, bột sắn do vậy không bảo đảm độ dính, không chống được ẩm, gián và chuột. Giấy và mực là vật tư chủ yếu của ngành in. Nhưng lại không đủ giấy để in, số lượng giấy do Nhà nước cấp không đủ, chỉ từ 15-17 ngàn tấn hàng năm, bằng 40% số giấy sử dụng cho sách báo và văn hoá phẩm, phần còn lại do các địa phương, các ngành tự cân đối bằng nguồn giấy tự sản xuất hoặc nhập khẩu theo đường riêng, tự kiếm bằng các nguồn khác nhau, kể cả tự sản xuất giấy. Chất lượng giấy nói chung là xấu, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in. Đầu những năm 90 mực in hàng năm được sử dụng từ 400-500 tấn. Mực chủ yếu được nhập từ nước ngoài, nhưng do khó khăn về ngoại tệ nên chỉ nhập một số mực màu, còn chủ yếu là nhập bột đen về gia công trong nước, chất lượng mực sản xuất trong nước thấp, số lượng không đủ cho nhu cầu in. Các loại vật tư chuyên dùng khác như phim kỹ thuật, cao su bọc ống, bản in, lưỡi dao xén, lô in v.v... phải nhập ngoại hoàn toàn. Tình trạng khan hiếm và thiếu thốn vật tư kỹ thuật chính là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế năng lực sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp in nước ta nhiều năm nay.
  6. Lực lượng lao động của ngành có khoảng 21.000 người được phân bổ trong các xí nghiệp thuộc Bộ VH-TT, các xí nghiệp Trung ương và địa phương. Cấp bậc thợ bình quân giữa các khối khác biệt nhau rất xa. Khối trực thuộc Bộ VH-TT có 1.650 công nhân trực tiếp sản xuất trong đó có 25% bậc 5-7, 60% bậc 3-4 và 15% bậc 2. Ngược lại các xí nghiệp in địa phương, nhất là các địa phương phía Nam có bình quân cấp bậc thợ rất thấp do mới được đào tạo tuyển chọn. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90 tổng số cán bộ có trình độ đại học là 250 người, trong đó có 120 kỹ sư công nghệ, 70 kỹ sư kinh tế, 20 kỹ sư cơ khí, 40 kỹ sư hoá và đại học khác. Cán bộ trung cấp có trên 500 người. Phó tiến sĩ có 3 người nhưng chỉ còn một người đang công tác trong ngành. Nhìn chung lực lượng lao động của ngành tương đối đông đảo nhưng chất lượng chưa cao do phần lớn là lao động thủ công, ít được đào tạo cơ bản, số thợ bậc cao lại giảm xuống do nghỉ hưu, lực lượng công nhân trẻ đào tạo chậm, tay nghề non yếu, do vậy bố trí sản xuất khó khăn. Do điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, thời gian thành thạo tay nghề lâu nên những công nhân sắp chữ, chế bản, vận hành máy in mỗi khi cần bổ sung rất khó khăn. Đội ngũ kỹ sư còn bị phân tán, việc sử dụng còn chưa hợp lý, không có điều kiện nâng trình độ. Các xí nghiệp in địa phương thiếu kỹ sư công nghệ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế còn mỏng và yếu. Lực lượng lao động của ngành đang gặp phải những khó khăn. Vấn đề cấp bách cần đặt ra là phải nhanh chóng có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước bằng mọi biện pháp đổi mới về chất lượng của lực lượng lao động này để có đủ khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, tiên tiến cũng như phương pháp quản lý mới. Với hiện trạng kinh tế - kỹ thuật của ngành in như đã nói ở trên cộng thêm việc thiếu vật tư chuyên dùng, việc quản lý lỏng lẻo và phân tán đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành in, làm cho ngành in ngày càng tụt hậu. Đầu những năm 90 tuy năng lực sản xuất vốn đã nhỏ bé, lạc hậu. Máy in cũ kỹ rơ rão, nhưng cũng đã khai thác gần hết công suất. Sản lượng trang in đạt xấp xỉ 60 tỉ trang/năm, không thoả mãn nhu cầu của xã hội. Bình quân đầu người, chỉ tiêu mức hưởng thụ văn hoá của nước ta thuộc loại thấp nhất thế giới, chỉ mới đạt : sách 0,7 bản/năm, báo 4 bản/năm và văn hoá phẩm 0,32 bản/năm, mức hưởng thụ đó chỉ
  7. bằng 1/15 đến 1/10 so với các nước anh em. Cả nước có 15 triệu người đi học, nhưng sách giáo khoa chỉ đảm bảo được 2 bản/đầu người. Các loại sách báo và văn hoá phẩm khác không đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội. Truyền thống cách mạng quang vinh của ngành in Việt Nam, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhu cầu hưởng thụ văn hoá của một xã hội văn minh trong tương lai không cho phép chúng ta kéo dài tình trạng trên. Ngành công nghiệp in Việt Nam phải tự tìm cho mình con đường đi lên, con đường phát triển toàn diện, làm ngắn lại khoảng cách với trình độ tiên tiến của nền công nghiệp in thế giới. Từ đó công nghệ in OFFSET được phát triển thay thế cho công nghệ in Typô cũ kỹ và lạc hậu. Đó chính là một sự chuyển đổi đúng đắn, mau chóng và có hiệu quả. Một cuộc cách mạng về công nghệ in, đã làm cho ngành in Việt Nam tiến bộ lên rất nhiều. I.1.2. Ngành in Việt Nam trong những năm đổi mới. Đường lối đổi mới do Đại hội Đảng VI (1986) khởi xướng như một luồng gió ấm áp, khơi dậy năng lực sáng tạo mạnh mẽ, tạo nên mức tăng trưởng đáng khích lệ của nền kinh tế và sự khởi sắc của mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước, trong đó có ngành in. Vượt qua muôn vàn thử thách cay nghiệt của những năm cuối thập kỷ 80, ngành in đã thích nghi dần và trụ vững trước những thử thách của cơ chế thị trường, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Trong những năm 1991-1998 ngành đã có bước phát triển cả về số lượng và về chất lượng. Từng đơn vị cơ sở đều có sự đổi mới và mức tăng trưởng khá, công tác quản lý có tiến bộ. Một sinh khí mới đang được tạo ra trong ngành in và sự đóng góp của ngành ngày càng tốt hơn cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá : "... Ngành in là một trong những ngành đã bỏ qua một số bước đi để phát triển thẳng vào giai đoạn hiện đại...". Đó chính là cách đi để rút ngắn khoảng cách tụt hậu của ngành. Từ sau Hội nghị ngành in năm 1992 đến nay phần lớn các cơ sở in đã vượt qua cơn sốc khi thay đổi cơ chế quản lý, thích nghi tương đối nhanh với hoạt động thị trường, kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và cải thiện đời sống CBCNV. Từ chỗ thu nhập bình quân của các xí nghiệp in từ 100 đến 200 ngàn
  8. đồng/người/tháng vào năm 1991, đến năm 1995 đã tăng lên từ 200 đến 300 ngàn đồng/người/tháng, từ năm 1998-2000 nhiều xí nghiệp in trên toàn quốc đã đạt thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/người/tháng. Có được kết quả như trên là do các xí nghiệp đã mạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong tổ chức sản xuất và quản lý, đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ. Từ đó đã đáp ứng được việc đa dạng hoá sản phẩm tạo ra thế mạnh riêng của từng xí nghiệp. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ của toàn ngành in đã có những bước tiến bộ đáng kể. Bằng những nỗ lực phấn đấu cho sự tồn tại của cơ sở mình, để có chỗ đứng vững trong cơ chế thị trường, thu hút nguồn hàng, làm tròn trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, những người lãnh đạo ở các cơ sở in trong ngành đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, trang thiết bị tương đối đồng bộ để phục vụ cho sản xuất, không nằm ngoài mục đích là đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ, đáp ứng yêu cầu của xã hội đồng thời mang lại thu nhập, ổn định đời sống CBCNV và đem lại lợi nhuận cao cho đơn vị, cơ sở mình. Đến năm 1995 cả nước đã có 1250 máy các loại, trong số đó có nhiều máy in hiện đại có hệ thống tự động kiểm tra chất lượng. Hiện nay so với năm 1995 hầu như máy in Typô đã bị loại ra khỏi dây chuyền công nghệ, bù vào đó là máy in OFFSET có công suất lớn. Chất lượng sản phẩm cao hơn chính nhờ có sự đổi mới công nghệ từ Typô sang OFFSET trên quy mô cả nước với tốc độ khá cao và bước đi thích hợp, nên sản lượng sản phẩm của ngành đã tăng với nhịp độ hai chữ số hàng năm, đồng thời tạo ra bộ mặt đẹp đẽ cho sách, báo và các loại sản phẩm khác. Giai đoạn chế tạo khuôn in cũng có những bước tiến quan trọng cả về chất lượng và số lượng. Từ chỗ thụ động phân màu theo bản mẫu của khách hàng, nay với những thành tựu của kỹ thuật tin học, cộng với yêu cầu chất lượng ngày càng tăng, một số xí nghiệp đã tạo ra những bản mẫu theo đơn đặt hàng với chất lượng ngày càng cao. Sự xuất hiện của hệ thống liên hoàn tạo mẫu chế bản ở n ước ta gần đây đã làm cho chất lượng ấn phẩm được nâng cao rõ rệt, theo kịp và đáp ứng với đòi hỏi không ngừng tăng lên của người tiêu dùng, đồng thời mở ra khả năng hoà nhập với thị trường in của khu vực và thế giới, rút ngắn được quá trình sản xuất trước khi in.
  9. Khâu sắp chữ được vi tính hoá trên diện rộng đã góp phần nhanh chóng cải thiện chất lượng, rút ngắn chu kỳ sản xuất của nhiều xí nghiệp in, đặc biệt nhất là đối với các nhà in địa phương. Quá trình gia công sau in được coi trọng hơn trước, bên cạnh đầu tư các thiết bị truyền thống như máy dao xén giấy, máy đóng thép, máy gấp, máy khâu chỉ v.v... Một số nhà in đã trang bị dây chuyền đóng sách bằng keo dán tổng hợp. Tuy so với thế giới là quá chậm và không có gì mới, song việc khai thác có hiệu quả công nghệ mới này cho thấy với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm như ở nước ta vẫn có thể áp dụng được công nghệ đóng sách bằng keo dán tổng hợp và đã cho ra những sản phẩm đẹp. Từ những đổi mới công nghệ như vậy mà bộ mặt của sản phẩm in nói chung đã phong phú hơn trước và đã được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Các loại sách báo, tạp chí in đẹp, đặc biệt là các loại sách giáo khoa lâu nay hầu như chỉ in một màu đen trắng thì gần đây với công nghệ hiện đại đã in được những loại sách, truyện tranh nhiều màu sinh động, phù hợp với mọi lứa tuổi. Một số loại sản phẩm khác của ngành in như nhãn hàng, bao bì cũng có những tiến bộ đáng phấn khởi. Từ những bao bì cứng như cactông các loại, đến những bao bì mềm như giấy và màng PE,PP đều được in đẹp hơn trước, góp phần vào việc nâng cao văn minh thương nghiệp. Song song với việc đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, các xí nghiệp cũng đã chú ý đến việc cải tạo và xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Bằng những phấn đấu vươn lên của từng cơ sở trong việc sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn, phần lớn các xí nghiệp đã sử dụng vốn vay hoặc vốn tự có của đơn vị, cơ sở mình. Một số cơ sở khó khăn, các cơ sở đơn vị ở vùng sâu, vùng xa thì được sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương và địa phương. Bên cạnh những tiến bộ về tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều cơ sở in đã tổ chức lại sản xuất, cải tiến phương thức quản lý và điều hành, thích ứng với cơ chế mới, tự khẳng định và phát triển bằng nhiều biện pháp khác nhau.
  10. Trong những năm qua, các xí nghiệp in đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, công tác tư tưởng góp phần tích cực vào việc phát triển văn hoá, kinh tế và nâng cao dân trí thông qua món ăn tinh thần là các sản phẩm như sách, báo, tạp chí và các loại văn hoá phẩm khác. Gắn liền với các cơ sở in của ngành thì các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết bị vật tư ngành in hàng năm cũng đã khai thác và cung cấp khoảng 25 ngàn tấn giấy các loại kể cả sản xuất trong nước và nhập ngoài nước. Lượng giấy sản xuất trong nước là 15 ngàn tấn còn 10 ngàn tấn nhập ngoại, cung ứng hàng trăm tấn mực in các loại và gần 500.000 bản in, hàng trăm máy in và nhiều loại vật tư kỹ thuật chuyên dùng khác. Để phù hợp với cơ chế thị trường, các Công ty kinh doanh vật tư kỹ thuật ngành in đã chủ động khai thác nguồn hàng, cung ứng tại chỗ cho những cơ sở cần tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng. Lúc đầu một số cơ sở sản xuất vật liệu in, sửa chữa cơ khí in còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong kinh doanh, nhưng đén nay với những hướng đi khác nhau, nên đã có nguồn thu ngày một tăng, đời sống người lao động được cải thiện. Một số xí nghiệp do nắm bắt được nhu cầu đổi mới của các cơ sở in đã mạnh dạn mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất ra nhiều thiết bị phụ trợ góp phần vào sự phát triển chung của ngành in Việt Nam. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của một số xí nghiệp còn gặp những khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế tuy đã ra khỏi cuộc khủng hoảng nhưng vẫn còn một số mặt chưa vững chắc. Mặc dù vậy tổng sản lượng trang in của toàn ngành vẫn tiếp tục tăng 10%, đạt xấp xỉ 185 tỉ trang in khổ 13x19 cm năm 1996. Năm 1997 đạt 187 tỉ và năm 1998 đạt 198 tỉ trang in trong đó chưa tính đến sản lượng của các cơ sở in tư nhân và in bao bì trên các loại vật liệu không phải là giấy. Cơ cấu sản phẩm tiếp tục dịch chuyển theo hướng tăng tỉ trọng các mặt hàng tem nhãn, bao bì, báo chí, trong đó yếu tố tăng trang in màu chiếm tỷ trọng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trên là đúng hướng, nó phản ánh sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về chất lượng ấn phẩm trong đó có nhu cầu của người tiêu dùng.
  11. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được của ngành in Việt Nam trong những năm đổi mới, hoạt động của các cơ sở in từ sau Hội nghị toàn quốc cũng còn gặp những khó khăn: - Nhiều xí nghiệp in còn hiện tượng thiếu việc làm, không ổn định đời sống CBCNV nhất là những ngày, tháng đầu năm. Thời gian khai thác thiết bị thấp, một số nơi chỉ đạt 50-60% công suất. - Năng lực công nghệ cũng bộc lộ những mâu thuẫn và yếu kém nhất là ở 2 khâu trước in và sau in còn yếu, không đáp ứng được chất lượng của sản phẩm. - Quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh nhiều nơi còn lúng túng, chậm đổi mới công nghệ, thiết bị. Có nơi thì đầu tư tràn lan, thiếu chọn lọc dẫn đến hiệu quả kém gây ra nợ nần và lãng phí. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, chưa vận dụng các nguồn lực, các thế mạnh hiện có. Nhìn chung từ sau Hội nghị ngành in năm 1992, toàn ngành ta đã trải qua một chặng đường đầy thử thách, nhưng đã mở ra những triển vọng và những cơ hội phát triển mới. Cơ sở vật chất, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đã có những tiến bộ đáng kể, đội ngũ công nhân ngày càng trưởng thành và có thêm kinh nghiệm, con đường đổi mới và phát triển của ngành in Việt Nam đã được khẳng định và có nhiều hứa hẹn. Đảng và Nhà nước ta luôn giành cho ngành xuất bản, trong đó có ngành in sự quan tâm thường xuyên và toàn diện trong thời gian 5 năm trở lại đây. Nhiều chỉ thị, nghị quyết đã được ban hành nhằm tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo điều kiện cho ngành in phát triển đúng hướng, giữ vững vai trò mắt xích quan trọng trong hệ thống các công cụ tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước.
  12. Biểu tổng hợp năng lực ngành in năm 1991-1999 Diễn giải 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng sản 75.00 90.00 115.00 145.00 165.00 185.00 187.00 198.00 205(ư phẩm trang 0 0 0 0 0 0 0 0 ớc in 13x19 tính) (triệu trang) Nhịp độ 100,0 120,0 127,77 126,09 113,79 112,12 101,08 105,88 103,53 phát triển 0 0 liên hoàn (%) Nhịp độ 100,0 120,0 153,33 193,33 220,00 246,66 249,33 264,00 273,33 phát triển 0 0 so với định gốc (%) I.2.Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với ngành in. Từ trước tới nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng ngành in là một trong những phương tiện trọng yếu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Như đồng chí Trường Chinh đã nói : "...Máy in là một phương tiện và nhà máy in là một cơ sở của cách mạng tư tưởng và văn hoá dưới chế độ ta, đồng thời là công cụ chuyên chính vô sản...". Thật vậy, từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ngành in đã thầm lặng cùng toàn dân tham gia chiến đấu và ghi những chiến công oanh liệt gắn liền với lịch sử dân tộc. Nhiệm vụ của ngành in trong giai đoạn này chủ yếu là góp phần tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảngvà Nhà nước ta tới các tầng lớp nhân dân. Đồng thời cũng giúp cho bạn bè khắp năm châu hiểu thêm về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, để đồng tình ủng hộ chúng ta chống lại kẻ thù tàn bạo. Từ năm 1949, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập nhà in Quốc gia trực thuộc Nha tuyên truyền để in nhiều tài liệu, sách, báo phục vụ cho cách mạng. Mặc dù lúc bấy giờ kỹ thuật công nghệ in còn rất thô sơ, chỉ bằng các phương pháp như in đá, in rô-nê-ô, in Typô... Đảng ta luôn luôn xác định
  13. ngành in là công cụ của chuyên chính vô sản, là vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hoá; là phương tiện để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng tới mọi tầng lớp quần chúng nhân dân. Như chúng ta đã biết rằng lúc bấy giờ phương tiện truyền thông đại chúng chủ yếu là sách, báo nhưng không phải là dồi dào như hiện nay. Ngành in nước ta được xác định như một ngành do Nhà nước độc quyền quản lý vì thế các nhà in tư nhân đều được cải tạo thành các nhà in do Nhà nước quản lý và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hoá-Thông tin. Từ những năm đầu của chính quyền cách mạng, Đảng ta đã chủ trương xây dựng các cơ sở in ở khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc mà sau này là những nhà máy in chủ chốt của các tỉnh thành với đội ngũ cán bộ nòng cốt vững chắc cho ngành. Thời kỳ đất nước đi vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngành in lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đảng ta đã đặt vị trí ngành in đúng với vai trò và tầm vóc của nó. Nhất là trong thời kỳ đổi mới Nhà nước ta đã có những định hướng đúng đắn cho ngành. Từ trước tới nay Đảng ta vẵn luôn coi trọng ngành in không phải là một ngành công nghiệp thuần tuý, chỉ chạy theo lợi nhuận kinh tế trước mắt mà bị thương mại hoá. Ngành in nước ta luôn lấy lợi ích chính trị làm mục tiêu hàng đầu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của xã hội, xây dựng một đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú. Điều đó càng khẳng định rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa là coi trọng tính nhân văn của con người. Gần đây Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá VIII đã có Nghị quyết chuyên đề về công nghệ và phát triển giáo dục đào tạo. Ngành in đang đứng trước một nhiệm vụ nặng nề, yêu cầu phải tự đổi mới cả về số lượng lẫn chất lượng, đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở in mới đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của xã hội. Trước những yêu cầu của nhiệm vụ, về khách quan mà nói ngành in đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, nhất là những năm gần đây. Nhìn chung, ngành in nước ta đã tiếp thu được những công nghệ in tiên tiến trên thế giới, thể hiện rõ nét qua tốc độ OFFSET hoá các nhà in trên toàn quốc. Sự phát triển nhảy vọt này mang tính cách mạng, đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo ngành in nước ta.
  14. Tóm lại : Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo xây dựng ngành in để nó luôn tồn tại và không ngừng phát triển đi lên vững chắc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhất định ngành in sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. II.Nhà máy in Quân Đội những chặng đường phát triển. Nhà máy in Quân Đội được thành lập trong kháng chiến chống Pháp với nhiệm vụ chủ yếu là in các tài liệu phục vụ cho quân đội. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành(nhà máy in Quân Đội được thành lập vào 17-12-1946), nhà máy đã phát triển không ngừng, đứng vững trước mọi khó khăn thử thách. Khi mới thành lập, nhà máy chỉ có mấy chiếc máy in Typô cũ. Năm 1960, nhà máy từ an toàn khu Định Hoá chuyển về xã Phú Diễn-Từ Liêm-Hà Nội, cơ sở vật chất được xây dựng mới và được trang bị tương đối hiện đại và đồng bộ. Từ năm 1986 đến nay, có thể coi là một thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của nhà máy. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên cùng với sự nỗ lực của ban giám đốc cũng như toàn thể công nhân, nhà máy đã đứng vững trước mọi khó khăn thử thách của nền kinh tế. Nhà máy đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, hoàn thiện cơ cấu quản lý và tổ chức lại sản xuất, thiết lập dây chuyền in OFFSET (loại bỏ công nghệ in Typô), đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, tích cực khai thác nguồn việc đẩy mạnh sản xuất. Đặc biệt về cơ cấu sản phẩm và chất lượng in đã phong phú hơn, đa dạng hơn và có những bước tiến vượt bậc. Những sản phẩm của nhà máy đã chinh phục được những khách hàng khó tính nhất. Phát huy sự sáng tạo trong quản lý xí nghiệp, trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân chủ động tự giác lao động có chất lượng, hiệu quả, gắn bó với nhà in. Đồng thời nhà máy cũng thường xuyên chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cũng như môi trường làm việc của CBCNV. Ngoài ra đội ngũ lãnh đạo của nhà máy cũng đang được trẻ hoá. Nhà máy luôn mở rộng quan hệ, mở rộng thị trường. Đội ngũ Marketting của nhà máy đã và đang khai thác tốt thị trường, thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ vững được mối quan hệ với khách hàng cũ. Cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nhiệt tình, có tinh thần làm chủ cao đối với các máy móc, thiết bị hiện đại thì việc in những sản phẩm cao cấp và có uy tín trên thị trường không là điều khó
  15. khăn và trở ngại. Đây là vấn đề mà ban giám đốc cũng như toàn thể công nhân của nhà máy luôn hướng tới. Về thiết bị, mặc dù dây chuyền công nghệ in OFFSET của nhà máy chưa thuộc vào diện hiện đại song tính đồng bộ của dây chuyền được phát huy tối đa đảm bảo sản phẩm của nhà máy có uy tín, chất lượng. Nhà máy có hướng đầu tư nâng cấp trang thiết bị như máy in OFFSET, máy gấp sách, máy đóng sách, máy xén mới để nâng cao chất lượng sản phẩm in tốt hơn. Với những thay đổi cơ bản trên, nhà máy luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ in tài liệu phục vụ cho quân đội và một số tạp chí định kỳ quan trọng khác như: Quốc phòng toàn dân, Văn nghệ quân đội, Tạp chí giao thông vận tải... Bên cạnh những thế mạnh, thuận lợi, nhà máy còn gặp nhiều khó khăn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để có việc làm ổn định cho gần 200 công nhân là một việc hết sức khó khăn và cấp bách của ban lãnh đạo nhà máy.
  16. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của nhà máy in Quân Đội Giám đốc nhà máy Phó giám đốc kế Phòng tổ hoạch sản xuất- chức hành kinh doanh chính Phòng kế hoạch- sản xuất Phòng tài Phân xưởng chế bản chính Phân xưởng in Tổ cơ điện Phân xưởng sách Phân xưởng PS Tổ bảo vệ
  17. phần thứ hai Cơ sở lý thuyết công nghệ in Muốn tạo ra một sản phẩm in chúng ta phải trải qua 3 giai đoạn đó là: - Trước in: Khâu chế bản. - In: Khâu in. - Sau in: Khâu gia công và hoàn thiện ấn phẩm. I. Khâu chế bản Chế bản là công đoạn đầu tiên trong quá trình in offset để có được sản phẩm tốt đạt chất lượng cao thì phụ thuộc rất nhiều ở khâu này. Do đó trong khâu này phải thực hiện theo đúng yêu cầu của phiếu sản xuất và phải có độ chính xác cao. Sơ đồ quy trình công nghệ chế tạo ra khuôn in offset Nguyên mẫu Ch ữ ảnh Soạn thảo trên máy Quét hình ảnh đen tính in lên giấy can trắng màu, sau đó để nhận được bản chữ phân màu trên máy dương tách màu điện tử để Bình bản để nhận được khuôn ảnh, khuôn phim Phơi bản Hiện rửa 1. Yêu cầu kỹ thuật về bản mẫu Đối với ảnh và chữ: - Bài mẫu phải đủ tất cả màu sắc và tông màu mang trên giấy và phim. - Vật mang thông tin của bài mẫu là phản xạ hoặc phải trong suốt tuỳ thuộc vào màu sắc bài mẫu đen trắng hoặc bài mẫu màu.
  18. - Độ đen của bài mẫu phải được tiêu chuẩn hoá từ 1,4  0,2dpi nếu bản mẫu có mật độ thấp hơn thì sẽ không đảm bảo chất lượng hình ảnh thiếu chi tiết và tầng thứ. 2. Sắp chữ điện tử soạn thảo trên máy vi tính Quá trình sắp chữ điện tử trên máy vi tính sau đó từ máy in đã được kết nối với máy tính in ra giấy can, bản mẫu chữ được nhập vào máy tính thông qua các phần mềm soạn thảo bằng ngôn ngữ tiếng việt như Win Word, Excel, Vietstas, Bked, VNI, Ventura... Trong khi soạn thảo văn bản ta tiến hành đặt số trang bằng các phần mềm chế bản. Như Ventura, Corel, Pagemaker, Quarkxpress. Đặt trang in là qúa trình sắp xếp trình bày trang chữ của ấn phẩm in sao cho phù hợp với nội dung cách bố trí cân xứng hình ảnh minh họa hài hoà, đẹp đảm bảo được cả về mặt kỹ thuật và hình thức cho trang chữ in. 3. Quét hình và phân màu trên máy tách màu Phương pháp in offset là tất cả những phần tử in và không in nằm gần như trên một mặt phẳng, khi in bằng các khuôn in này tầng thứ được phân chia bằng sự thay đổi lượng mực ít nhiều. Để thực hiện việc truyền tầng thứ người ta phải phân chia ra những điểm mà trong ngành in gọi là điểm t’ram. Các phần tử của mẫu có mật độ quang học khác nhau được truyền lên tờ in bằng các điểm có diện tích khác nhau. Nếu phần tử in càng lớn thì phần tử trắng càng nhỏ tức là phần tối của mẫu có mật độ lớn còn phần sáng có mật độ nhỏ được truyền bằng những điểm có diện tích nhỏ. - Chụp ảnh phục chế là quá trình từ mẫu chế ra phim bằng phương pháp chụp ảnh. Có 2 phương pháp chụp ảnh phục chế đó là phương pháp quang cơ và phương pháp phân tách màu điện tử. * Quy trình công nghệ chụp ảnh đen trắng Khi cần chụp một mẫu nào đó ta phải biết trước được tỷ lệ thu phóng của ảnh cần chụp từ đó tìm ra khoảng cách từ vật tới ống kính và từ phim tới ống kính. Khi chụp điều quan trọng nhất là kích thước thu phóng của ảnh phải đúng, các chi tiết của ảnh phải nét, lượng ánh sáng đập vào bản mẫu qua thấu kính tác dụng lên phim phải phù hợp với từng loại mẫu và từng loại phim. Tiến hành chụp ảnh: Mắc mẫu lên giá, bật đèn chiếu cho ảnh hiện lên kính mờ, phải điều chỉnh cho khuôn khổ của ảnh đúng với yêu cầu của mẫu. Khi đã đạt được
  19. yêu cầu về kích thước và độ nét giữ nguyên vị trí của ống kính và tắt đèn, lắp phim lên giá (chú ý khuôn khổ của phim không quá lớn nhằm tiết kiệm phim và hoá chất khác). Sau đó bật đèn trở lại chọn thời gian chụp cho diapham mở ra để ánh sáng tác động lên lớp nhũ tương trên phim- giai đoạn này gọi là lộ sáng. Tiếp đến là công đoạn hiện hình: Đây là quá trình ảnh ẩn chuyển sang nhìn thấy được. Thực chất đây là phản ứng ôxy hoá khử với chất khử trong dung dịch hiện. Sau khi hiện hình xong tiến hành định hình: Mục đích nhằm tẩy sạch phần tử AgBr ở những chỗ không bị ánh sáng tác dụng. Quá trình làm phim có thể xảy ra sai sót, làm cho hình ảnh không đủ độ đen hoặc có độ đen quá lớn. Vì vậy người ta phải tiến hành sửa lại cho đúng với mật độ của mẫu. Quá trình sửa phim thực chất là quá trình “làm mỏng”- “tra dày” làm tăng hoặc giảm hạt Ag đã hoàn nguyên (tăng độ đen). Quá trình tra dày hoặc làm mỏng có thể làm trên toàn bộ phim hoặc cục bộ chỗ nào thấy cần thiết. Việc sửa phim có thể làm thủ công căn cứ vào bản mẫu màu và mẫu đen của từng phim âm bản để quy định tăng hoặc giảm phim âm bản. Sau khi có âm bản hoàn chỉnh tiến hành công tắc ra dương. Nếu là phim nửa tông phải công tắc qua phim t’ram. * Quy trình công nghệ chụp ảnh phục chế mẫu màu Các phần có màu sắc khác nhau không thể phục chế trên giấy bằng màu mực in, vì vậy để tái tạo mẫu nhiều mầu đòi hỏi nhiều mực in khác nhau, mỗi màu mực in cần phải có một khuôn in riêng biệt, trên khuôn in đó có những phần tử in sẽ là những phần của ảnh tương ứng với mực được tách ra, còn những phần của ảnh được truyền bằng các mực khác nhau thì trên khuôn in này sẽ là những phần tử không in. Khuôn in mà trên đó những phần tử tách ra của ảnh tương ứng với một màu mực in gọi là khuôn in phân màu. Để chế được khuôn in đó cần phải sơ bộ chế âm bản phân màu, sau đó dương bản phân màu. Như vậy trên khuôn in phân màu, tức là trên âm bản phân màu phải chế ra hình ảnh tương ứng với mầu mực cần tách ra. Thực chất phân màu bằng phương pháp quang cơ là chế ra một bộ âm bản phân màu, bao nhiêu âm bản tương đương với bấy nhiêu mầu mực cần tách ra. Từ
  20. một mẫu nhiều màu chế ra một bộ âm bản phân màu, rồi từ âm bản phân màu chế ra dương bản phân màu. Nguyên lý phục chế mẫu bằng 3 mực in dựa trên sự phối hợp tỷ lệ giữa 3 mầu ta có thể thu được bất kỳ màu nào. * Phục chế theo phương pháp phân màu. Để cho âm bản phân màu các phần màu cơ bản được tách ra phải trong suốt có mật độ tương ứng với tầng thứ của mực này trên mẫu, thì quá trình chế ra âm bản này sao cho tất cả các tia sáng được phản xạ lên từ phần mực được tách ra không được tác động lên lớp thuốc nhạy sáng của phim mà chỉ tác động lên phim những tia sáng phản xạ từ các phần còn lại của mẫu. Phương pháp đơn giản nhất là đặt trước phim một kính lọc sắc có thể hấp thụ những tia sáng phản xạ từ mực được tách ra và cho qua các tia còn lại như là lọc ánh sáng phản xạ lên từ mẫu. Như ta đã biết khi in chồng ba màu mực cơ bản của tổng hợp màu trừ: Vàng + đỏ xen + xanh da trời = đen. Nhưng trong thực tế sản xuất chỉ ra khi in ba màu mực cơ bản này chồng lên nhau không thể phục chế hết các tông màu tối của mẫu do vậy ta phải in thêm màu mực thứ tư đó là màu đen vì những lý do sau: - Tăng độ bao hàm theo các gam màu tối. Tăng độ nét các chi tiết ảnh, ảnh sẽ có độ sâu. giữ được thế cân bằng các tông xám. Sau khi có dương bản phân màu ta chế ra bộ khuôn in, sau đó in từng màu mực chồng khít vào nhau trên một tờ in ta được nhiều màu phục chế. Qúa trình phân chia ảnh ra các phần có diện tích khác nhau gọi là t’ram hoá. Qúa trình t’ram hoá có thể thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp. Tức là có thể xảy ra đồng thời với quá trình phân màu trực tiếp hoặc từ âm bản nửa tông phân màu (gián tiếp). * Nguyên lý phục chế mẫu nhiều màu bằng ba màu mực in. Trong ngành in việc phục chế mẫu màu thực hiện theo phương pháp tổng hợp trừ. Tức là kết qủa của việc chồng lần lượt ba lớp mực màu liên tiếp lên nhau. Ba lớp mực đó là ba màu cơ bản của tổng hợp màu trừ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2