intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020

Chia sẻ: Hoang Van Chuong Chuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

50
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận "Thực trạng và giải pháp triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020" là đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020

  1. PHẦN MỞ ĐẦU Chương trình mục tiêu quốc gia về  xây dựng Nông thôn mới là một   chương trình tổng thể về phát triển kinh tế ­ xã hội, chính trị, quốc phòng, an   ninh. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong việc thực hiện Nghị  quyết Hội nghị  lần thứ  7, BCH Trung  ương Đảng Khóa X về  nông nghiệp,   nông dân, nông thôn với mục tiêu: Xây dựng Nông thôn mới có kết cấu hạ  tầng kinh tế ­ xã hội từng bước hiện đại; cơ  cấu kinh tế và các hình thức tổ  chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,   dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn  dân chủ,  ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được  bảo vệ; an ninh trật tự  được giữ  vững; đời sống vật chất và tinh thần của  người dân ngày càng được nâng cao.  Đam Rông là một trong 62 huyện nghèo của cả nước ­ được Chính phủ đầu  tư   thực   hiện   Chương   trình   giảm   nghèo   nhanh   và   bền   vững   theo   Nghị   quyết  30a/2008/NQ­CP, nên khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông  thôn mới, huyện Đam Rông gặp không ít khó khăn trên mọi lĩnh vực, phương  diện. Tuy nhiên, nhờ  chủ  trương “đi sâu đi sát, quyết liệt và sáng tạo trong   lãnh đạo”, chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện,  tạo được sự  hưởng  ứng mạnh mẽ  trong cộng đồng dân cư; nên sau 5 năm  (2010­2015) xây dựng, Đam Rông đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.   Các nội dung công việc được huyện lựa chọn sát với nhu cầu thực tế  của  từng thôn, từng xã và trong toàn huyện, được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ,  hiệu quả, cụ  thể: các tiêu chí của Bộ  tiêu chí Quốc gia về   nông thôn mới  được 8/8 xã của huyện thực hiện đạt kết quả tốt, trên cơ  sở  “Dễ làm trước,   khó làm sau”, và tiêu chí nào cần thiết, được người dân lựa chọn phù hợp với   đặc điểm của từng thôn, từng xã được ưu tiên đầu tư thực hiện. Từ đó, hàng   năm, các xã của huyện Đam Rông thực hiện đạt từ 01 đến 02 tiêu chí về nông  thôn mới. Kết quả  đến 2016, xã Đạ  R’Sal cơ  bản đạt 19/19 tiêu chí NTM,  đang lập thủ tục trình UBND tỉnh xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 2  xã Đạ Tông, Rô Men đạt 10­14 tiêu chí nông thôn mới; 5 xã, trong đó có 2 xã  thuộc diện đặc biệt khó khăn Liêng Srônh và Đạ Long đạt từ 5 đến 9 tiêu chí. Từ ngày 1/12/2016, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Bộ tiêu chí quốc  gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016­2020 với 19 tiêu chí, thay thế Quyết  định số  491/QĐ­TTg ngày 16/4/2009 của Thủ  tướng Chính phủ  về  việc ban  hành Bộ  tiêu chí quốc gia về  nông thôn mới và Quyết định số  342/QĐ­TTg  ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu  chí quốc gia về  nông thôn mới. Theo đó, Đam Rông  cũng từng bước điều  chỉnh và phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trong giai đoạn mới Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, huyện đã gặp rất nhiều  khó khăn. Việc triển khai còn lúng túng, công tác quy hoạch xây dựng thiếu  đồng bộ, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn   chế; nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ  tầng còn yếu kém,   1
  2. xuống cấp, đời sống vật chất tinh thần của người dân còn ở  mức thấp; nhu  cầu kinh phí đầu tư xây dựng lớn, việc huy động nguồn kinh phí đầu tư trong  xây dựng nông thôn mới khó khăn, vai trò tham gia của cộng đồng còn hạn  chế, tiến độ triển khai thực hiện chưa đảm bảo yêu cầu; mức độ đạt được so  với các tiêu chí nông thôn mới còn thấp.  Xuất phát từ tình hình thực tế và những yêu cầu về phát triển nông thôn  mới,   tôi   chọn   nghiên   cứu   đề   tài:  “Thực   trạng   và   giải   pháp   triển   khai   chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh   Lâm   Đồng   giai   đoạn   2016­2020”  làm   tiểu   luận   tốt   nghiệp   chương   trình  Trung cấp lý luận Chính trị ­ Hành chính K24 Hệ tập trung. Mục đích nghiên  cứu:  Đánh giá tình hình thực hiện chủ  trương xây  dựng nông thôn mới tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng; trên cơ  sở  đó đề  xuất một số  giải pháp và kiến nghị  góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng  thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương. Ý nghĩa của đề tài:  Đối với địa phương: Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng xây dựng  nông thôn mới của địa phương trong giai đoạn 2016­2018, đánh giá kết quả  đạt được, những khó khăn, tồn tại nhằm đề  ra những giải pháp sát với thực  tiễn, tạo sự  chuyển biến về  mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế  nông thôn, xóa đòi, giảm nghèo, nâng cao chất lượng sống của người dân. Đối với bản thân: Qua nghiên cứu đề tài, bản thân tôi hiểu sâu hơn các  lý luận về xây dựng nông thôn mới. Từ  đó, có phương hướng tham mưu cho  cấp trên những giải pháp dựa trên cơ sở thực tiễn về xây dựng mô hình nông  thôn mới tại địa phương. Kết cấu đề tài: gồm 3 phần chính: Phần mở đầu; phần nội dung; phần   kiến nghị kết luận 2
  3. PHẦN NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỀM TÌNH HÌNH HUYỆN ĐAM RÔNG 1. Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý: Đam Rông là huyện miền núi, nằm về hướng Tây Bắc của  tỉnh   Lâm   Đồng, Phía   Đông và Đông   Nam giáp   huyện Lạc   Dương, phía   Tây  Nam giáp   huyện Lâm   Hà.   Mặt phía   Tây là   huyện Đắk   Glong của   tỉnh Đắk  Nông. Phía Bắc giáp với các huyện  Lắk (ở  hướng Tây Bắc và Bắc), Krông  Bông (ở  hướng Đông Bắc) của tỉnh Đắk Lắk.  Dọc theo ranh giới với các  huyện này (đồng thời là một phần ranh giới giữa hai tỉnh) là con sông Đạ  M'Rông (nhánh đầu nguồn của dòng sông Ea Krông Nô). Địa hình: Có hướng thấp từ  phía Nam và Tây Nam xuống phía Bắc và  Đông Bắc, chủ  yếu là núi cao, đồi thấp và thung lũng, có thể  phân thành 03  dạng địa hình: + Địa hình núi cao: Diện tích khoảng 63.400 ha, chiếm 73.4 % diện tích  toàn huyện phân bố  theo hình cánh cung từ  phía Nam kéo sang Đông Bắc và  Tây Bắc, độ cao phổ biến từ 1000 – 1300m. + Địa hình đồi thấp: diện tích 18.000 ha, chiếm 20.8 % diện tích toàn  huyện, phân bố tập trung ở khu vực giữa và phía Bắc của huyện, độ cao trung   bình từ 600 – 700 m. + Địa hình thung lũng: Diện tích 5.000 ha, chiếm 5.8 % diện tích toàn  huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía Đông Bắc. Khí hậu: thời tiết mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ  khí hậu   nhiệt đới vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới núi   thấp nằm sâu trong nội địa phân hóa khá rõ thành 2 tiểu vùng: + Tiểu vùng phía Nam: khí hậu mát và ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung   bình từ 20.5°C­ 21.5°C, thích hợp với cây trồng xứ lạnh.cà phê, chè. + Tiểu vùng phía Bắc: nhiệt độ trung bình khoảng 22°C­ 23°C thích hợp  với các loại cây trồng nhiệt đới. Dân cư: Tính đến năm 2017 dân số toàn huyện là 48.820 người, trong đó   hầu hết là người đồng bào dân tộc thiểu số  với 8.787 hộ/35.018 nhân khẩu  (chiếm 74,4% dân số  của toàn huyện) chủ  yếu là đồng bào dân tộc thiểu số  gốc Tây Nguyên và một số đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ các tỉnh miền  3
  4. núi   phía  Bắc   đến  sinh   sống,  như:  Tày,  Nùng,  Dao,   Mường,  Thái,  Hoa  và  H’Mông tạo nên cộng đồng với trên 20 thành phần dân tộc chung sống, đoàn  kết, giúp nhau cùng phát triển. Tôn   giáo:   Trên   địa   bàn   huyện,   cộng   đồng   các   dân   tộc   sinh   hoạt   tín  ngưỡng theo 04 nhóm tôn giáo với 34.492 tín đồ/21 chức sắc, trong đó: Thiên  chúa giáo có 19.885 tín đồ/07 chức sắc với 02 nhà thờ  và 04 giáo điểm; Phật   giáo có 1.639 phật tử/02 chức sắc, với 02 chùa; Tin Lành có 12.905 tín hữu/12  chức sắc với 01 cơ sở thờ tự và Đạo Cao Đài là có 63 tín đồ. Các tín ngưỡng   trên địa bàn huyện sinh hoạt chấp hành theo đúng pháp luật, hoạt động đúng  theo khuôn khổ, nề nếp và thực hiện theo phương châm tốt đời đẹp đạo. 2. Đặc điểm kinh tế, xã hội  Huyện Đam Rông được thành lập theo Nghị  định số  189/2004/NĐ­CP   ngày 17/11/2004 của Chính phủ, trên cơ  sở  chia tách 5 xã vùng sâu, vùng xa   của huyện Lâm Hà (Liêng Srônh, Đạ Rsal, Phi Liêng, Đạ Knàng, Rô Men) và  3 xã của huyện Lạc Dương (Đạ Mrông, Đạ Tông, Đạ Long). Là huyện thuộc  vùng khó khăn theo Quyết định số  1049/QĐ – TTg, ngày 26/6/2014 của Thủ  tướng Chính phủ, với 08 đơn vị  hành chính xã và 56 thôn, trong đó còn 07 xã  thuộc diện xã khu vực III, 01 xã khu vực II và 38 thôn thuộc diện thôn đặc   biệt khó khăn. Hiện   tại,   cơ   cấu   kinh   tế   của   huyện   bao   gồm:   Nông   nghiệp   chiếm   48,76%; công nghiệp ­ xây dựng 13,56% và dịch vụ  37,68%. Giá trị  sản xuất  nông nghiệp trên một đơn vị  diện tích đạt 84,2 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp  2,63 lần so với năm 2008. Có được con số như vậy, huyện đã có những bước   đột phá trong phát triển nông nghiệp, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất,   nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi; đồng thời nhân rộng   các mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với từng tiểu vùng. Cùng với sự  nỗ  lực, quyết tâm của cả  hệ  thống chính trị, nhân dân các   dân tộc trên địa bàn huyện trong tổ  chức thực hiện nhiệm vụ, nên bộ  mặt  nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn có sự thay đổi rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng   kinh tế  phát triển nhanh, kết cấu hạ  tầng được quan tâm đầu tư; tỷ  lệ  hộ  nghèo giảm nhanh (giai đoạn 2008 ­ 2014 giảm bình quân 9,85%/năm; giai  đoạn 2015 ­ 2017 giảm bình quân 4,82%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều); thu  nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 5,7 lần;   bình quân thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác tăng 2,3 lần so với năm  2008.  Số  người trong độ  tuổi lao động  ước khoảng 26.500 người, lao động  chủ yếu ở khu vực nông, lâm nghiệp, 49 lao động đi nước ngoài làm việc. Tỷ  lệ  hộ  nghèo theo tiêu chí mới cuối năm 2017 giảm từ  35,21% xuống còn  27,83% (giảm 7,38%) Về  Y tế:  Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, hệ  thống y tế từ huyện đến xã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm  4
  5. trang thiết bị  cơ  bản phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. 52/52 thôn toàn  huyện có y tá, có 1 Trung tâm y tế, 2 phòng khám khu vực, 8/8 xã có trạm y tế,   8/8 xã có bác sỹ. Tổng số lượt người được khám bệnh năm 2018 là 90.472 lượt  người; số bệnh nhân được điều trị là 7.478 bệnh nhân. Công tác dân số ­ kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền rộng rãi trong  nhân dân, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm, số người áp dụng các biện pháp tránh thai   tăng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,54%,  giảm 0,06% so cùng kỳ; tỷ lệ tham  gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt 92%. Về Giáo dục: Tổng kết năm học 2016­2017, toàn huyện có 37 trường, 9  trường  đạt chuẩn Quốc gia; tổng số  15.002 học sinh, trong  đó: mầm  non  3.170 học sinh, tiểu học 6.167 học sinh, THCS 3.838 học sinh, THPT 1.827   học sinh. Tỷ  lệ duy trì sỹ  số  và lên lớp các bậc học khá cao. Năm học 2017­ 2018, toàn huyện có 37 trường/524 lớp học với 15.168 học sinh, trong đó 10  trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia; các trường đã ổn định nề  nếp,  sắp xếp, bố trí đội ngũ, phân công chuyên môn và tổ chức giảng dạy theo kế  hoạch. Về Văn hóa ­ Thông tin: Các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền cổ  động được triển khai đồng bộ  theo kế  hoạch. Tiếp tục thực hiện tốt phong   trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; hiện nay toàn huyện có  50/56 thôn văn hóa, chiếm 88,92%; cơ quan đơn vị văn hóa 74,5%, gia đình văn  hóa 70,55%; có 01 xã đạt chuẩn văn hóa cấp tỉnh. Công tác truyền thanh ­ truyền hình được chú trọng đầu tư, nâng cao chất  lượng, đáp  ứng kịp thời cho công tác tuyên truyền đường lối chính sách của   Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm   theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh”, việc thực hiện Nghị  quyết 30a của  Chính phủ, các hoạt động kinh tế ­ xã hội của địa phương đã đáp ứng nhu cầu  hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Về  Thực hiện các chính sách xã hội: thường xuyên tổ  chức thực hiện  công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện,  làm tốt công tác quản lý, chi trả trợ  cấp hàng tháng, nắm bắt tâm tư  nguyện  vọng của đối tượng để có hướng giải quyết và hỗ trợ: cụ thể, hỗ trợ các đối  tượng bảo trợ  xã hội trên 5,8 tỷ  đồng, người có công trên 5,3 tỷ  đồng. Năm  2017 đã cấp 41.590 thẻ  bảo hiểm y t ế cho các đối tượng thụ  hưởng  (trong  đó, bảo trợ xã hội 1.609 thẻ, thân nhân người có công 307 thẻ, cận nghèo 3.215  thẻ, người có công 124 thẻ, hộ nghèo 32.151 thẻ, trẻ em dưới 6 tuổi 4.210 thẻ). 3. Đặc điểm về hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh Hệ  thống chính trị:  Tổng số  Đảng viên trong toàn Đảng bộ  là 1.426  Đảng viên, trong đó 1.112 đảng viên chính thức, 134 đảng viên dự  bị, sinh  hoạt tại 30 tổ  chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện  ủy; trong đó đảng viên là  người đồng bào dân tộc thiểu số  chiếm gần 33,1% . 52/52 thôn đã có chi bộ  Đảng, số  lượng và chất lượng đảng viên, nhất là đảng viên người đồng bào  dân tộc thiểu số  không ngừng  được nâng cao.  Đảng bộ, chính quyền  địa  5
  6. phương nhiều năm   được công nhận là trong sạch, vững mạnh,  đoàn kết,  thống nhất ý chí và hành động, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương.  Quốc phòng: Đam Rông là địa phương có vị  trí chiến lược về  kinh tế,  chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh Lâm Đồng và Quân khu   7; là địa bàn trọng điểm mà các thế  lực thù địch thường xuyên lợi dụng vấn  đề  “dân tộc, tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” để  tuyên truyền chống phá,  thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, mục đích nhằm làm giảm uy tín  của Đảng, Nhà nước và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Do đó, công tác  đảm bảo quốc phòng toàn dân luôn được các cấp  ủy Đảng, chính quyền từ  huyện đến cơ sở quan tâm. Huyện có 8/8 Ban Chỉ huy quân sự xã, với 8/8 đơn  vị tự vệ cũng đã tổ chức huấn luyện dân quân cơ động  năm thứ II, dân quân  tại chỗ và tự vệ. Năm học 2017 ­ 2018 các trường THPT tổ chức dạy và kiểm  tra môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho 1.639 học sinh; kết quả kiểm   tra giỏi 367 em đạt 22,4%, khá 1.112 em đạt 66,1%, đạt yêu cầu 157 em đạt  9,6%. Hàng năm, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đam Rông đã tổ chức các đợt tập   huấn,   huấn   luyện   quân   sự   cho   các   đối   tượng   gồm: tập   huấn   cán   bộ   phân  đội Dân quân tự vệ năm; Huấn luyện Dân quân binh chủng năm; Dân quân cơ  động năm thứ  I; Tập huấn cán bộ  và huấn luyện cán bộ  B3 và Dự  bị  động  viên. An ninh trật tự: Đam Rông là huyện giáp ranh với các địa phương thuộc  tỉnh Ðắc Nông (huyện Đắc Glong) và Ðắc Lăk (huyện Lăk). Ðịa hình giáp  ranh chủ yếu là đồi núi hiểm trở, các loại tội phạm thường móc nối, chọn nơi  ẩn náu, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội. Qua nắm tình hình, thường xuyên trao  đổi thông tin, lực lượng chức năng kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt   động của tội phạm, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn và vùng giáp ranh. Cấp  ủy, chính quyền từ  huyện đến xã đã thực hiện có hiệu quả  Nghị  quyết   09/NQ­CP   và  chương  trình  quốc  gia  phòng  chống  tội  phạm,  phòng  chống ma túy một cách rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Các ban chỉ  đạo   130, 138, 139, Nghị quyết liên tịch đã tăng cường các biện pháp phổ biến, giáo  dục pháp luật; vận động các đoàn thể, tổ chức xã hội và quần chúng tích cực  phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; tham gia quản lý, giáo  dục đối tượng tại địa bàn dân cư. Trong năm 2018, quần chúng nhân dân đã  cung cấp tin cho các cơ  quan chức năng, giúp điều tra, khám phá, bắt giữ  02  vụ, 04 đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy với tang vật là 191,6g  heroin; vận động 02 đối tượng truy nã ra đầu thú, đưa 23 đối tượng ra kiểm   điểm trước nhân dân. Nhờ đó, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội tại địa  phương ổn định, không phát sinh điểm nóng. 4. Đặc điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Đam Rông 4.1. Hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Thực hiện Chương trình hành động số 68/CTr ngày 24/10/2008 của Tỉnh   ủy Lâm Đồng về  “Thực hiện Nghị  quyết số  26­NQ/TW ngày 05/8/2008 của   Ban chấp hành Trung  ương khóa X về  nông nghiệp, nông dân, nông thôn”,  6
  7. UBND Tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 2242/QĐ­UBND ngày ngày  05/10/2011  “Ban   hành   Kế   hoạch   tổ   chức,   phát   động  phong   trào   thi   đua  “Cùng cả nước, Lâm Đồng chung tay xây dựng nông thôn mới” Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010­2020.  Huyện  ủy Đam Rông đã ban hành Nghị  quyết số  08­NQ/HU ngày 11/7/2012  về  “Tăng cường sự  lãnh đạo của các cấp  ủy Đảng về  thực hiện Chương   trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Đam Rông”. Và ban  hành các nghị  quyết, quyết định, chương trình, kế  hoạch, văn bản liên quan   đến thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới huyện Đam Rông. UBND huyện đã ban hành Quyết định số 270/QĐ­UBND ngày 29/2/2012  “Phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới 2012­2020”; Kế hoạch số  45/KH­UBND   ngày   15/11/2012  “Triển   khai   thực   hiện   Nghị   quyết   số   08­ NQ/HU ngày 11/7/2012 của Huyện  ủy”  và các văn bản chỉ  đạo nhằm định  hướng, giao nhiệm vụ  các phòng ban, các địa phương triển khai thực hiện  chương trình. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện   và đề  ra phương hướng, giải pháp đảm bảo thực hiện Chương trình theo  đúng mục tiêu, kế hoạch. Trong năm 2013, Huyện  ủy  đã ban hành Quyết định số  1342/QĐ­HU  ngày 11/4/2013  “Kiện toàn Ban chỉ  đạo Chương trình xây dựng nông thôn   mới thời kỳ  đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Đam Rông giai   đoạn 2010­2020”; Thành lập Tổ  thẩm định đề  án phát triển sản xuất nâng  cao thu nhập cho dân cư; các văn bản chỉ đạo đôn đốc hoàn quy hoạch của 4   xã:     Phi   Liêng,   Đạ   K’Nàng   và   Rô   Men;   Thông   báo   số   08­TB/BCĐ   ngày   27/6/2013 “Phân công nhiệm vụ  của Ban chỉ đạo”; Công văn số  892/UBND  ngày 03/10/2013 “Triển khai thực hiện các công trình áp dụng cơ chế đầu tư   đặc thù về xây dựng nông thôn mới”;  Đến   năm   2016,   Huyện   tiếp   tục   thực   hiện   Kế   hoạch   số   11­ KH/BCĐNTM ngày 22/12/2016 của Ban chỉ đạo xây dựng chương trình nông  thôn mới về  “Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn   mới huyện đam rông giai đoạn 2016­2022” 4.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Huyện  ủy đã thành lập Ban chỉ  đạo Chương trình xây dựng nông thôn  mới gồm 23 thành viên là lãnh đạo của các phòng, ban, ngành, đoàn thể. Đồng  chí Bí thư Huyện  ủy làm trưởng ban. Đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy và Phó  chủ  tịch UBND huyện giữ  chức phó ban. Ban chỉ  đạo thực hiện phân công  nhiệm vụ  cho các thành viên để  chỉ  đạo, hướng dẫn, triển khai cụ  thể  hóa  chương trình đến cấp ủy, chính quyền địa phương. Đồng thời UBND huyện thành lập Tổ  công tác giúp các xã xây dựng  nông thôn mới, gồm 13 thành viên là lãnh đạo thuộc các phòng, ban chuyên  môn. Đồng chí Phó Chủ  tịch UBND huyện làm tổ  trưởng. Đồng chí Trưởng   phòng   NN&PTNT   làm   tổ   phó.   Tổ   công   tác   có   trách   nhiệm   tuyên   truyền,  hướng dẫn các xã xây dựng đề án nông thôn mới và xử lý kịp thời những phát  7
  8. sinh xảy ra trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Huyện đã chỉ  đạo 8/8 xã thành lập Ban chỉ  đạo, Ban quản lý xây dựng  nông thôn mới cấp xã. Ban chỉ đạo cấp xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm  trưởng ban; đồng chí Phó chủ  tịch UBND xã là phó ban. Thành viên là lãnh  đạo một số các ban, ngành của xã. Ban quản lý cấp xã do đồng chí Chủ  tịch  UBND xã làm trưởng ban. Đồng chí Phó chủ tịch UBND xã là phó ban. Thành  viên là lảnh đạo một số  các ban ngành, đoàn thể chính trị  trong xã và trưởng   thôn. Ban phát triển (giám sát) cấp thôn do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và  Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận. Nhìn chung Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã hoạt động thường xuyên, duy   trì chế độ hoạt động theo quy chế. 5. Thuận lợi và khó khăn trong triển khai chương trình xây dựng  Nông thôn mới tại Đam Rông 5.1. Thuận lợi Huyện nằm trên trên trục đường Quốc lộ  27 từ Lâm Đồng đi Đăk Lăk  rất thuận lợi cho phát triển thương mại, và dịch vụ. Tổng diện tích tự  nhiên  là 86.090 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 66.909 ha, chiếm 77,1%   diện tích tự  nhiên, rất thận lợi cho phát triển kinh tế  lâm nghiệp. Dân cư  có  một số nghề truyền thống như đan lát, dệt vải, mộc, trồng dâu nuôi tằm… Đảng bộ  chính quyền và nhân dân trong  huyện  đã nỗ  lực phấn đấu ,  từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, áp dụng tiến  bộ khoa học vào sản xuất. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư,  đặc biệt là giao thông nông thôn. Các trường học cơ bản tốt và các thôn đều  có nhà văn hóa… Điều kiện nhà ở, điện nước sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, đời  sống được cải thiện rõ rệt. An ninh chính trị, trật tự  xã hội của nhân dân  được đảm bảo ­ Người dân trong huyện có kinh nghiệm trong sản xuất và tiếp cận thị  trường, mạnh dạn đầu tư  để  phát triển sản xuất, áp dụng các tiến bộ  khoa  học kỹ thuật mới. 5.2. Khó khăn  Địa hình tương đối phức tạp, dốc và chia cắt khá mạnh nên đầu tư xây   dựng cơ sở hạ tầng tốn kém, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, các công  trình lưới điện, các công trình văn hóa xã hội. Diện tích đất nông nghiệp chưa được khai thác phục vụ  sản xuất một  cách có hiệu quả  cao nhất. Diện tích đất canh tác thường bị  chia nhỏ, chưa   tập trung, gây khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch… Hoạt động chăn nuôi chủ yếu nhỏ lẻ  ở các hộ gia đình. Một số hộ  phát  triển theo quy mô tập trung vừa và khá, nhưng chưa có quy hoạch. Khu chăn  nuôi tập trung nằm xa khu dân cư  nên năng suất chăn nuôi thấp. Chăn nuôi   chưa theo hướng công nghiệp, vẫn giữ tập quán chăn nuôi truyền thống, tốn  8
  9. nhiều thời gian và chi phí để có sản phẩm đầu ra. Giống lợn, bò là giống của  địa phương chưa phát triển theo hương hiện đại hóa, chưa đưa được giống có  năng suất, chất lượng cao vào trong chăn nuôi. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm dẫn đến đời sống của người dân   còn gặp nhiều khó khăn. Hệ  thống hạ  tầng kinh tế ­ xã hội, hạ  tầng kỹ  thuật xây dựng chưa có   quy hoạch, nhiều công trình chưa được đầu tư, hoặc đầu tư  chưa đồng bộ  gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và điều kiện sản xuất   sinh hoạt của người dân.  Quy mô nền kinh tế của huyện nhìn chung còn nhỏ, nguồn vốn đầu tư  còn hạn hẹp nên khó khăn cho việc phát triển kết cấu hạ tầng của nền kinh   tế. Nhiều tiêu chí nông thôn mới chưa đạt hoặc đạt ở mức thấp. II. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN  HUYỆN ĐAM RÔNG GIAI ĐOẠN 2016 ­ 2018 1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo 1.1. Quán triệt, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ Sau khi tổng kết thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai   đoạn 2010­2015, Huyện đã tiến hành kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình xây  dựng nông thôn mới thời kì CNH­HĐH huyện Đam Rông giai đoạn 2010­ 2020.  UBND   huyện   đã   ban  hành   “Quyết   định   thành   lập  Ban  chỉ   đạo  các   Chương trình mục tiêu quốc gia huyện giai đoạn 2016­2020”; Kế  hoạch số  11­KH/BCĐNTM ngày 22/12/2016 của Ban chỉ  đạo xây dựng chương trình  nông thôn mới về “Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông   thôn mới huyện đam rông giai đoạn 2016­2022”;  xây dựng và tổ  chức thực  hiện “Chương trình công tác của Ban chỉ đạo nông thôn mới năm 2016”. Khi xây dựng nông thôn mới, huyện đã quán triệt mục tiêu cuối cùng là  nhân dân chính là người hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình xây dựng nông  thôn mới, nhằm tạo sự hưởng ứng tích cực tham gia đóng góp sức người, sức   của xây dựng  nông thôn mới  và trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình triển  khai thực hiện xây dựng  nông thôn mới  trên địa bàn thôn. Chủ  trương của  Huyện ủy ­ UBND huyện về xây dựng nông thôn mới theo phương châm: Dễ  làm trước, khó làm sau; những hạng mục, công việc gì phù hợp với đặc điểm  của địa phương, nguyện vọng của nhân dân thì kiên quyết làm; chưa bức xúc,  chưa cần thiết và không hiệu quả thì kiên quyết không làm và với quan điểm  để  dân chủ  động lựa chọn các hạng mục công trình trong đầu tư  xây dựng   nông thôn mới, theo phương châm:  “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm   tra” Huyện đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới  tập trung nâng cao chất lượng tiêu chí quy hoạch; xây dựng và phát triển hợp  tác xã, tổ  hợp tác; đẩy nhanh tiến độ  thực hiện tiêu chí về  thủy lợi, trường   9
  10. học, môi trường; triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp,  phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và giảm nghèo…  Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị  ­ xã hội huyện tiếp tục phát  huy vai trò nòng cốt trong chỉ đạo, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên  hăng hái thi đua, lao động sản xuất; thực hiện tốt các phong trào  “Cùng cả  nước, Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới”;  “Toàn dân đoàn kết   xây dựng nông thôn mới, đô thị  văn minh”; “Dân vận khéo”; xây dựng “Gia   đình 5 không 3 sạch”; các mô hình  “Thắp sáng dường quê”,  “Con đường   hoa”, “Giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”… Nhờ  vậy, việc triển khai thực hiện quan điểm, chủ  trương, chỉ  đạo của  Huyện  ủy ­ UBND huyện trong xây dựng nông thôn mới  ở  Đam Rông đạt   được kết quả khả quan.  1.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ  trọng tâm và thường  xuyên, được triển khai sâu rộng đến các tâng lớp nhân dân thông qua nhiều  hình thức như tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, hội nghị, các buổi  họp thôn, các phong trào thi đua yêu nước, các phong trào phát triển kinh tế xã  hội được Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể huyện phát động. Hàng năm, huyện đã cử  các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban chuyên  môn, mặt trận Tổ  quốc, các hội đoàn thể  cấp huyện, lãnh đạo Ban chỉ  đạo,  Ban quản lý nông thôn mới các xã tham dự  Hội nghị  tập huấn chương trình   xây dựng nông thôn mới do Văn phòng điều phối nông thôn mới của tỉnh tổ  chức. Tổ  chức các lớp tập huấn về  kỹ  thuật nuôi trồng, chăm sóc cây trồng,  vật nuôi cho công chức phụ trách lĩnh vực nông nghiệp cấp xã; mặt trận Tổ  quốc và các hội đoàn thể xã, Bí thư và trưởng thôn. Ngành lao động và thương binh xã hội mở  các lớp dạy nghề  cho lao   động phổ thông như trồng và chăm sóc cà phê, kĩ thuật trồng dâu nuôi tằm, kĩ  thuật nuôi một số loại thủy sản, móc len, sửa chữa các loại máy cơ khí... Tổ  chức những chuyến đi học tập kinh nghiệm về  xây dựng nông thôn  mới gồm cồng tác chỉ đạo điều hành, công tác phát triển sản xuất, xây dựng   cơ  sở  hạ  tầng, học tập mô hình điển hình tại những địa phương như  Đơn   Dương, Lạc Dương, Đức Trọng..        Biểu công tác tập huấn, đào tạo qua các năm (ĐVT: đợt/học viên) Năm Lớp đào tạo 2016 2017 2018 Hội nghị tập huấn  1đợt / 110 học viên 1 đợt/165 học viên 1 đợt/168 học viên chương trình xây dựng  10
  11. nông thôn mới Tham quan, học tập  kinh nghiệm về xây  1 đợt / 21 học viên 1 đợt / 21 học viên 1 đợt / 23 học viên dựng nông thôn mới Tập huấn về kỹ thuật  nuôi trồng, chăm sóc  4 đợt / 242 học viên 4 đợt / 310 học viên 4 đợt / 385 học viên cây trồng, vật nuôi Đào tạo nghề cho lao  6 đợt / 220 học viên 8 đợt / 410 học viên 8 đợt / 385 học viên động phổ thông                     (Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới huyện Đam Rông)  Thông qua  công  tác tuyên  truyền,  vận  động  đã xuất  hiện  ngày  càng   nhiều những cách làm hay, những mô hình mới được triển khai thực hiện trên  tất cả các lĩnh vực. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 143 mô hình, trong đó  có 20 mô hình tiêu biểu, những mô hình này chủ  yếu tập trung trên các lĩnh  vực: Phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ  môi trường, xây  dựng đời sống văn hóa gắn với xóa bỏ tập tục lạc hậu…  1.3. Công tác huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới Nguồn vốn được phân bổ  được triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo  tiến độ, kế hoạch đề ra. Việc đóng góp của nhân dân chủ  yếu thông qua các   hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất; xây dựng, chỉnh trang nhà ở; đóng góp  bằng tiền  mặt,  công lao   động, hiến  đất, cây  trồng  trên  đất  dể   xây dựng   đường giao thông, nhà văn hóa và chi phí cho một số hoạt động khác như thu  gom xử lý rác thải, trồng cây, đèn điện chiếu sáng tại các trục đường chính,  bảo vệ môi trường và an ninh nông thôn Biểu tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới tại huyện Đam Rông qua các năm (ĐVT: Triệu đồng) Ước kết quả  Ước kết quả  Ước kết quả  S thực hiện  thực hiện  Nội dung chỉ tiêu thực hiện đến  TT đến  đến  31/12/2018 31/12/2016 31/12/2017 TỔNG SỐ 272.830,9 684.008 336.932,2 I NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 10.987 4.230 9.773 1 Đầu tư phát triển 790 3.160 7.393 2 Sự nghiệp 638,85 100 2.380 3 Trái phiếu chính phủ 9.558 1.000 0 I NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 865 5.650 5.775 I 1 Tỉnh 0 4.650 4.775 2 Huyện 865 1.000 1.000 3 Xã 0 0 0 I VỐN LỒNG GHÉP 123.847 145.705 177.394,4 II I VỐN TÍN DỤNG 128.278 526.205 141.990 V V VỐN DOANH NGHIỆP 8.090 0 0 V CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 8.845 2.218,3 1998,7 I 1 Đối ứng phát triển sản xuất 2.262,12 1.513,5 1661,5 2 Xây dựng cơ sở hạ tầng 6.582,76 704,7 337,2 11
  12.                 (Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới huyện Đam Rông) Ngoài việc năng động, sáng tạo trong cách vận động, huy động vốn,   tổ  chức thực hiện, việc phân bổ  nguồn vốn hợp lý cho các địa bàn, các  hạng mục công trình và việc kiểm tra, giám sát sử  dụng vốn đúng mục  đích, hiệu quả  đã mang lại lòng tin của người dân, từ  đó tạo được sự  đồng thuận cao trong xã hội 2. Kết quả  thực hiện các tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới   trên địa bàn huyện Đam Rông giai đoạn 2016 – 2018 Trong giai đoạn 2011­2015, cơ  sở  hạ  tầng thiết yếu,  đặc biệt là các  hạng  mục  về   hạ  tầng  kinh  tế  ­   xã  hội  như  giao  thông,  thủy  lợi,  trường   học...được huyện tập trung đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử  dụng phát huy  hiệu quả, đàm ứng nhu cầu dân sinh.  Đề  án hỗ  trợ  sản xuất, nâng cao thu nhập dân cư  thường xuyên được  kiểm tra, đôn đốc thực hiện, phát huy có hiệu quả  các nguồn vốn hỗ trợ  sản  xuất (30a, 135...) là một trong những nội dung trọng tâm, quyết định thành   công giảm nghèo nhanh và bền vững. Tỷ  lệ  hộ  nghèo giảm nhanh, đời sống  nhân dân được cải thiện, văn hóa dịch vụ có nhiều tiến bộ. Bộ mặt nông thôn   của huyện có sự thay đổi rõ rệt so với trước khi triển khai chương trình. Tính đến tháng 12/2015: ­ Số xã đã đạt từ 15 tiêu chí trở lên: 01 xã (Đạ R’sal) ­ Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí: 02 xã (Đạ K’nàng, Rô Men) ­ Số  xã đạt từ  02 đến 09 tiêu chí : 05 xã (Liêng Srônh, Đạ  Long, Đạ  Tông, Phi Liêng, Đạ Mrông) Đây là những tiền đề  để  giai đoạn 2016 ­ 2018, huyện Đam Rông thực  hiện thắng lợi những mục tiêu đã đặc ra trong xây dựng Nông thôn mới theo   bộ tiêu chí điều chỉnh của Chính phủ 2.1 Kết quả  thực hiện theo các nhóm tiêu chí trong xây dựng Nông   thôn mới giai đoạn 2016 ­ 2018 ­ Nhóm tiêu chí quy hoạch 8/8 xã trên địa bàn huyện đã được phê duyệt, công bố, công khai đồ  án   quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới   hạ tầng các công trình theo quy hoạch tại 8/8 xã. Đối với quy hoạch nông thôn mới cấp huyện, hiện nay huyện đã lập quy  hoạch, dự kiến triển khai thực hiện quy hoạch bắt đầu từ  quý IV nằm 2019  và hoàn thành vào cuối năm 2019. *Đánh giá: Khi triển khai đề án quy hoạch, các xã còn lúng túng, UBND   huyện chỉ đạo việc thực hiện không vội vàng, cần phải đảm bảo chất lượng,  nên nhiều xã phải chỉnh sửa, xin ý kiến nhiều lần đã ảnh hưởng tiến độ thực   hiện ban đầu về quy hoạch. Công tác lập Đề án xây dựng nông thôn mới của  các xã đã được Ban chỉ đạo huyện quan tâm và hướng dẫn sát sao. Sau khi rà  soát, kiểm tra lại thì có 2/8 xã (Rô Men; Đạ  K’nàng) phải chỉnh sửa cho phù  12
  13. hợp với chỉ tiêu sử dụng đất. Nhìn chung, chất lượng đề án quy hoạch các xã  cơ  bản đảm bảo yêu cầu.  Năm 2016 chỉ  có 3 xã (Đạ  Rsal; Đạ  Tông, Phi  Liêng) cắm mốc chỉ  giới hạ  tầng các công trình xây dựng nông thôn mới và  chưa có xã nào có quy chế quản lý quy hoạch. Đến tháng 12/2018, 8/8 xã đã  hoàn thành cắm mốc chỉ giới và xây dựng được quy chế quản lý phù hợp với   tình hình thực tế tại địa phương và được UBND huyện phê duyệt. ­ Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế ­ xã hội Giao thông: Trong giai đoạn 2016­2018, huyện đã huy động từ  nhiều  nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng mới khoảng 50,11km đường giao  thông; cải tạo và nâng cấp 78,93km đường giao thông. Thực hiện phương  thức nhà nước và nhân dân cũng làm, từ  đầu năm 2016 đến nay, huyện đã  cũng với nhân dân địa phương thực hiện triển khai bê tông hóa 24 tuyến  đường thôn, ngõ xóm với tổng chiều dài trên 15 km, tổng khối lượng 2.200  tấn xi măng, giá trị  thành tiền hơn 3,3 tỷ đồng. Hiện nay có 5/8 xã cơ  bản  đạt chuẩn tiêu chí về giao thông, các xã còn lại hoàn thành tiêu chí vào giai   đoạn 2018­2020. Thủy lợi: Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ, nạo vét kênh mương nhằm  đảm bảo phục vụ  phát triển sản xuất và đời sống dân sinh được UBND   huyện, và UBND các xã quan tâm chỉ  đạo thường xuyên. Trong giai đoạn  2016­2018 đã cải tạo, nâng cấp 06 hồ  đập giữ  nước và hơn 50 km kênh   mương nội đồng, đáp ứng trên 75% diện tích  tưới. Đến này 8/8 xã cơ  bản   đạt tiêu chí về thủy lợi Điện nông thôn: Hệ  thống điện cơ  bản đáp  ứng yêu cầu kĩ thuật của  ngành và nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn huyện từ 98% trở lên. Trong giai  đoạn 2011 ­ 2015, điện lực Đam Rông đã triển khai nhiều dự  án đầu tư  xây  dựng, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp lưới điện nông nông thôn. Giai đoạn   2016­2018, ngành Điện tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ  thống đường dây hạ thế, thay thế công tơ. Lưới điện của các xã sau khi đầu  tư  cơ  bản đảm bảo yêu cầu kỹ  thuật theo tiêu chí điện nông thôn. Đến nay  7/8 xã đã đạt tiêu chí về điện nông thôn. Xã còn lại sẽ hoàn thành tiêu chí vào  năm 2019. Trường học: Từ  2016 đến nay, huyện đã đầu tư  xây mới trên 50 phòng   học và mua sắm bàn, ghế, trang thiết bị đồ  dùng học tập.  Toàn huyện có 37  trường, trong đó có 15/36 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên tỷ lệ trường   đạt chuẩn tại các xã còn thấp nên hiện tại chỉ  có 3 xã đạt được tiêu chí này  (Đạ  R’sal, Rô Men, Phi Liêng). Các xã còn lại phấn đấu đạt tiêu chí này vào  năm 2020. Cơ  sở  vật chất văn hóa: Ngoài vốn hỗ  trợ  của nhà nước, các xã đã tích  cực thực hiện chủ trương huy động từ  nguồn xã hội hóa để  xây dựng cơ  sở  vật chất (nhà văn hóa, khu thể thao, khu vui chơi thiếu thi...).  Hiện nay 8/8 xã  đã có nhà văn hóa, 6/8 xã có khu thể  thao, 50/56 thôn có nhà văn hóa. Tuy  nhiên, trang thiết bị  phục vụ  văn hóa, thể  dục thể  thao còn thiếu, diện tích   13
  14. khu thể thao  ở xã và thôn chưa đáp  ứng được yêu cầu. Đến nay mới có 3 xã  ( Đạ R’sal, Rô Men, Đạ K’nàng) cơ bản đạt chuẩn tiêu chí này. Với điều kiện  về kinh phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị , bố trí quỹ đất phục vụ văn hóa,   thể thao hiện nay của địa phương thì việc hoàn thiện tiêu chí cơ  sở  vật chất   văn hóa còn khó khăn và lâu dài. Chợ  nông thôn: Đã có 2 xã đạt tiêu chí. Hiện nay huyện đang tiến hành  xây dựng chợ Đạ K’nàng và tiếp thục thu hút các cá nhân, tổ chức vào đầu tư  xây dựng chợ Bằng Lăng, Đạ  Tông để  hoàn thành tiêu chí về  chợ  nông thôn  đối với các xã. Thông tin và truyền thông: Hiện nay 8/8 xã đều đạt chuẩn tiêu chí này.  Các xã đều có bưu điện và phòng máy kết nối internat phục vụ miễn phí nhu  cầu tra cứu thông tin của bà con nhân dân. Mạng lưới intrernet cơ bản đã phủ  rộng khắp trên địa bàn huyện phục vụ nhu cầu học tập, lien lạc, vui chơi giải   trí cho người dân. Nhà ở dân cư: Nhà ở dân cư trên địa bàn huyện đáp ứng được tiêu chuẩn   3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng) chiếm 85%, không có nhà tạm và  nhà dột nát. Tuy nhiên, nhà chủ  yếu dựng bằng vật liệu gỗ, tre nứa nên thời   gian sử dụng chưa đảm bảo theo yêu cầu. Bên cạnh đó tình hình dân di cư tự  do chưa bố trí được nhà ở nên vẫn còn tồn tại một số nhà tạm. Hiện nay, toàn  huyện chỉ mới có 4 xã đạt được tiêu chí này (Đạ Rsal, Đạ K’nàng, Phi Liêng,   Đạ Tông). *Đánh giá:  Sau khi tổng kết xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010­ 2015, Ban chỉ  đạo cấp huyện đã tập trung các nguồn lực để  đầu tư  hoàn   thiện, đồng bộ kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế ­ xã hội, trong đó bố trí vốn  ưu tiên thi công hoàn thành các công trình chuyển tiếp; công trình trọng điểm;  lập thủ  tục đầu tư  các công trình có chủ  trương và quyết định đầu tư, các  công trình theo quy hoạch được duyệt. Tổng vốn huy động và vốn đã thực  hiện xây dựng cơ  sở  cơ  bản giai đoạn 2011­2015 là 499.360 triệu đồng đầu  tư  cho 366 công trình. Giai đoạn 2016­2018 là 512.836 triệu đồng đầu tư cho   365 công trình. Trong đó tập trung vào nhóm các công trình xây dựng về giao  thông, trường học, thủy lợi, chợ nông thôn.  Biểu so sánh đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế ­ xã hội qua các năm STT NỘI DUNG NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 1 Nguồn vốn phân bổ 161.348 triệu đồng 167.817 triệu đồng 183.616 triệu đồng 2 Khối lượng thực hiện 120.715 triệu đồng 159.942 triệu đồng 182.616 triệu đồng 120.992 triệu đồng  159.213,22 triệu đồng  176.500 triệu đồng  3 Giá trị giải ngân (đạt 74,94%) (đạt 96,6%) (đạt 96,65%) 4 Số công trình đã đầu tư 106 120 139                                             (Ngu ồn: Ban ch ỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới huyện Đam   Rông) Nhìn chung, việc đầu tư xây dựng các nhóm công trình trọng điểm này đã  giúp cho  nhân  dân  địa  phương  thuận  lợi  trong  việc  đi lại, sản  xuất, vận  chuyển và trao đổi hàng hóa, thuc đẩy phát triển kinh tế. Nhờ  đó, bộ  mặt  nông thôn của huyện Đam Rông cũng dần đổi thay. Đây chính là tiền đề vững  14
  15. chắc để huyện hoàn thành nhanh hơn chỉ tiêu về nông thôn mới. ­ Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất Tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác tái cơ cấu ngành  nông nghiệp theo Quyết định số 2777/QĐ­UBND ngày 24/12/2015 của UBND  tỉnh, Kế  hoạch 67/KH­UBND ngày 15/6/2016 của UBND huyện nhằm nâng  cao năng suất, chất lượng nông sản và thu nhập cho nông hộ. Ngành nông  nghiệp, các địa phương, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đã tăng cưởng   phối hợp vận động, đôn đốc nông hộ sản xuất lúa đồng trà, đồng vụ, trao đổi   kỹ năng sản xuất.  Thu nhập: Đến hết năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện  đạt 29 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu nguồn thu nhập của người dân chủ yếu  từ nông nghiệp. Hiện nay đã có 4/8 xã đạt tiêu chuẩn về thu nhập (Đạ  R’sal,  Rô Men, Phi Liêng, Đạ  K’nàng), các xã còn lại dự  kiến sẽ  đạt tiêu chí trong   năm 2019­2020. Hộ  nghèo:  Đến hết năm 2018, tỉ  lệ  hộ  nghèo theo chuẩn đa chiều của  huyện là 19,2% giảm 7, 55% so với năm 2017. Tuy nhiên, tỉ  lệ  hộ  nghèo là  đồng bào dân tộc thiểu số còn chiếm tỉ lệ khá cao 13%. Toàn huyện  có 2 xã  đạt tiêu chí ( Đạ  R’sal và Đạ  K’nàng). Các xã còn lại phấn đấu đạt tiêu chí   vào năm 2020. Việc làm: Số  người trong độ  tuổi lao động của huyện  ước tính 26.500   người. Trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 85%. Tỉ lệ lao động  có việc làm thường xuyên đạt 90%. Giai đoạn 2016­2018, dã mở  22 lớp đào   tạo nghề  cho 1015 lượt học viên (Trồng và chăm sóc cà phê, Kĩ thuật trồng   dâu nuôi tằm, Kĩ thuật nuôi một số loại thủy sản, Móc len, Sửa chữa các loại   máy cơ khí...). Tổ  chức tập huấn nâng cao năng lực cho 178 cán bộ  thôn, xã,   huyện làm công tác xuất khẩu lao động. Phối hợp, tổ chức đưa 48 người lao   động đi làm việc có thời hạn  ở  nước ngoài (Nhật, Đài Loan, A rập Xê út,  Malaysya). Hiện 8/8 xã đã đạt tiêu chí này. Tổ chức sản xuất: Các cơ quan chức năng đã hướng dẫn bà con nhân dân  thành lập hợp tác xã gắn với xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ  nông sản. Đến nay, đã thành lập được 4 hợp tác xã (hợp tác xã nông nghiệp   Đạ  K’nàng; hợp tác xã nông nghiệp Bằng Lăng; hợp tác xã Laba Banana;   hợp tác xã thủy sản Rô Men) bước đầu hoạt động có hiệu quả. Các hợp tác xã  đã chủ động, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo hướng  ứng dụng nông nghiệp công nghệ  cao, sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP),  qua đó tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các thành viên, hộ dân tham gia. Phát triển kinh tế hộ gia đình được chú trọng (kinh tế trang trại, mô hình  VAC, kinh tế nông lâm kết hợp) theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu  cầu thị  trường. Đã xuất hiện một số  mô hình tiêu biểu, hiệu quả, dễ  nhân  rộng, cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình cà phê  Robusta tại Đạ  K’nàng, Phi Liêng, Đạ  Rsal; mô hình cây ăn quả  (sầu riêng,  mít nghệ, bơ ghép) tại Đạ R’sal, Rô Men; mô hình thâm canh ngô, lúa tại Đạ  15
  16. Long, Đạ  Tông, Đạ  Mrông; mô hình cánh đồng mẫu lớn tại Đạ  Long, Đạ  Tông, Đạ Mrông, Rô Men, Liêng Srônh, Đạ K’Nàng. Hiện nay, mới có 3 xã đạt được tiêu chí này: Đạ  R’sal. Rô Men, Đạ  K’nàng. Các xã còn lại phấn đấu đạt tiêu chí vào năm 2020. *Đánh giá: Việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết việc   làm cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ  sở  tập trung đẩy mạnh bằng những việc làm cụ  thể  như  đưa nhiều loại cây  trồng, vật nuôi có giá trị, hiệu quả cao vào sản xuất, quan tâm phát triển kinh  tế  trang trại, triển khai Đề  án chăn nuôi tập trung xa khu dân cư  ; mở  mang  ngành nghề: chế  biến lương thực, thực phẩm, mộc dân dụng và dịch vụ,   thương mại, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của cư  dân   nông thôn Biểu so sánh đầu tư phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất qua các  năm STT NỘI DUNG NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 1 Nguồn vốn phân bổ 16.144,53 triệu đồng 20.489,7 triệu đồng 12.926,5 triệu đồng 2 Tổng khối lượng thực hiện 17.136,46 triệu đồng 20.365,6 triệu đồng 12.901 triệu đồng 2.1 Nhà nước đầu tư hỗ trợ 14.904,3 triệu đồng 18.852 triệu đồng 12.283,9 triệu đồng 2.2 Nhân dân đóng góp 2.232,119 triệu đồng 1.513,6 triệu đồng 618 triệu đồng Giá trị giải ngân so với kế  2.3 92,32% 92% 95,03% hoạch 3 Số lượng Hợp tác xã 1 2 4 Tập huấn về kỹ thuật nuôi  4 trồng, chăm sóc cây trồng, vật  4 đợt / 242 học viên 4 đợt / 310 học viên 4 đợt / 385 học viên nuôi 5 Hộ nghèo 35,21% 27,83% 19,2% 28 triệu đồng/  28,6 triệu đồng/  29 triệu đồng/ 6 Thu nhập người/năm người/năm người/năm 7 Tạo việc làm mới cho lao động 1.250 người 1.280 người 1.250 người     (Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới huyện Đam Rông)    Bảng so sánh Tỷ  trọng cơ  cấu nông nghiệp huyện Đam Rông qua các  năm  Cơ cấu ngành nông nghiệp Trồng  Chăn nuôi, thủy  STT Năm trọt sản 1 2016 43,0% 57% 2 2017 42,5% 57,5% 3 2018 41,2% 58,8% Biểu đồ Tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp huyện Đam Rông qua các năm 16
  17. 60% 50% 40% 30% Trồng trọt 20% Chăn nuôi, thủy sản 10% 0% 2016 2017 2018 Nguồn: B/c UBND Huyện Qua biểu đồ  trên, có thể  thấy tỷ  trọng ngành nông nghiệp huyện Đam  Rông luôn có sự thay đổi qua các năm: giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và  tăng   dần   tỷ   trọng   ngành   chăn   nuôi,   thủy   sản.   Trong   đó,   năm   2018   có   sự  chuyển dịch cơ  cấu ngành trong nông nghiệp mạnh nhất và đây cũng là năm   nước rút của huyện để  hoàn thành chỉ tiêu có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn  mới vào năm 2019.  ­ Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường Giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục đào tạo thường xuyên được quan  tâm chỉ đạo, thực hiện,  ưu tiên bố  trí nguồn kinh phí để  xây dựng, nâng cấp   cơ  sở  vật chất trường học. Trung tâm dạy nghề  huyện đã bám sát nhu cầu,   kịp thời phối hợp với các đơn vị  liên quan tổ  chức dạy nghề  cho lao động  nông thôn theo đề án, kế hoạch được phê duyệt. 100% xã phổ  cập về  mầm non cho trẻ  5 tuổi. 100% xã đạt chuẩn giáo  dục tiểu học mức độ  1 và 2.100% xã  đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ  1; tỉ lệ  học sinh tốt nghiệp THCS trên 99%, trong đó 70% tiếp tục học lên THPT. Tỉ  lệ  giáo viên các bậc học đạt chuẩn 100%. Tỉ  lệ  lao động trong độ  tuổi qua   đào tạo toàn huyện  đạt trên 38% (các xã đều đạt trên 25%). Đến nay 8/8 xã  đã đạt tiêu chí này. Y tế: Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được duy trì thực hiện có  hiệu quả, thường xuyên giám sát và chú trọng công tác phòng chống dịch   bệnh. Hoàn thành cấp phát 49.633 thể  bảo hiểm y tế cho các đối tượng bảo  trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người cao tuổi, thân nhân người có công,  trẻ em. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện đạt  97%. 8/8 xã có trạm y tế, có bác sỹ, y tế thôn bản. Các cơ  sở  dịch vụ  y tế tư  nhân phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên các trạm y tế xã hiện  nay chưa đảm bảo đầy đủ trang thiết bị y tế khám chữa bệnh cơ sở theo yêu  cầu  nên chỉ có 5/8 xã đạt  tiêu chí (Đạ R’sal, Đạ Tông, Rô Men, Đạ K’nàng,  Phi Liêng) Văn hóa: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả  cuộc vận động  “Toàn dân  đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Toàn  dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tỉ lệ thôn đạt chuẩn văn  hóa là 50/56 thôn, chiếm 89,3%. Trong đó có 43 thôn giữ  vững danh hiệu   17
  18. “Thôn văn hóa” 5 năm liên tục. Hiện nay 8/8 xã đều đạt tiêu chí này. Môi trường và an toàn thực phẩm:  các hoạt động bảo vệ  môi trường  được quan tâm và triển khai thực hiện như : Vận động bà con giữ gìn vệ sinh  dường làng, ngõ xóm, thu gom xử  lý rác thải; tổ  chức các hoạt động hưởng   ứng ngày Môi trường thế giới 05/6, ngày Đại dương thế giới 08/6, chiến dịch  làm cho thế giới trong sạch hơn, ra quân trồng cây xanh, phát quang các tuyến   đường giao thông. Thực hiện tốt kiểm soát tiêu chuẩn môi trường của các cơ  sở kinh doanh, các xưởng sản xuất trên địa bàn huyện. Tỷ lệ cơ  sở  sản xuất   kinh doạnh đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đạt 37%. Tỉ lệ hộ chăn nuôi có   chuồng trại đảm bảo vệ  sinh môi trường đạt quy định của vùng là 50%. 8/8   xã có nghĩa trang theo quy hoạch và có quy chế quản lý. Hiện nay đã giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 91,5%  cho dân số toàn huyện. Bảng so sánh chỉ  tiêu về  văn hóa ­ xã hội ­ môi trường qua các   năm STT NỘI DUNG NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 1 Trường đạt chuẩn  7 trường 10 trường 15 trường quốc gia 2 Tỷ lệ tốt nghiệp  89,65% 96,8% 95,34% THPT 3 Tồng số học sinh 38 trường/503 lớp/13.934  37 trường/524 lớp/15.168  36 trường/473lớp/15.686  học sinh học sinh học sinh 4 Tỷ lệ tăng dân số tự  1,62% 1,54% 1,54% nhiên 5 Tỷ lệ trẻ em dưới 5  16,9% 15,58% 15,58 tuồi suy dinh dưỡng 6 Tỷ lệ tham gia bảo  99,7% 95,53% 97% hiểm y tế toàn dân 7 Tỷ lệ hộ được nghe  đài truyền thanh và  96% 98% 98,5% xem truyền hình 8 Thôn đạt chuẩn văn  45/56 thôn 49/56 thôn 50/56 thôn hóa chiếm 85,7% chiếm 87,5% chiếm 89,3% 9 Cơ quan /đơn vị đạt  85/102 80/102 87/101 chuẩn văn hóa chiếm 83,3% chiếm 18,4% chiếm 85,3% 10 Gia đình đạt chuẩn  8.855/11.540 hộ 9.025/11.850 hộ 9.059/11.615 hộ văn hóa chiếm 76,73% chiếm 76,16% chiếm 77,99% 11 Tỷ lệ độ che phủ  64,3% 63,9% 64,64% rừng 12 Tỷ lệ hộ sử dụng  nước sinh hoạt hợp  91% 90,06% 91,5% vệ sinh    (Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng chương trình nông thôn mới huyện Đam Rông) *Đánh giá: Những năm qua, công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hóa  và bảo vệ  môi trường luôn được huyện quan tâm.  Đời sống văn hóa, tinh  thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tỷ  lệ hộ  dân được tiếp xúc   với các phương tiện truyền thanh, truyền hình luôn vượt mức 95%. Các giải   pháp nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện các chế  độ  chính sách đối  với học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS được thực hiện tốt. Sỹ  18
  19. số tại các bậc học luôn duy trì ở mức cao.  ­ Nhóm tiêu chí hệ thống chính trị và an ninh, quốc phòng Hệ  thống tổ  chức chính trị  xã hội vững mạnh:   Hệ  thống chính trị  từ  huyện đến xã là một khối đoàn kết, hoạt động tương đối mạnh. Đảng bộ các  cấp thể hiện tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện ở địa phương, nhiều năm   liền đạt danh hiệu tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, trên 80% đảng viên   hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bộ máy chính quyền được củng cố, kiện toàn, đào   tạo, bồi dưỡng thường xuyên để  nâng cao hiệu lực, hiệu quả  quản lý nhà  nước  ở  các cấp từ  huyện đến xã. Đội ngũ cán bộ, công chức cơ  bản đạt  chuẩn đáp  ứng yêu cầu về  mọi mặt. Hàng năm, tổ  chức đào tạo, nâng cao   năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cấp huyện và xã. Hiên nay 8/8 xã  đạt tiêu chí này. An ninh trật tự xã hội: Công tác an ninh trật tự luôn được củng cố và giữ  vững; thường xuyên vận đồng các tầng lớp nhân dân tham gia tốt công tác   bảo vệ  an ninh Tổ  quốc, phòng chống tội phạm và các tệ  nạn xã hội. Hàng  năm, đều đảm bảo chỉ tiêu tuyển chọn công dân ngũ và các chương trình huấn   luyện thường kỳ.  Các cấp  ủy Đảng và chính quyền địa phương đã chủ  động phát hiện,   giải quyết kịp thời những vấn đề  phát sinh tại cơ  sở; đơn thư  khiếu nại, tố  cáo của công dân; quan tâm giải quyết những đơn thư  tồn đọng, kéo dài gây  bức xúc trong nhân dân. Hiện nay đã có 8/8 xã đạt tiêu chí này. *Đánh giá:  Thời gian qua, Đảng bộ  huyện đặc biệt quan tâm tới việc  lãnh đạo, chỉ  đạo củng cố, xây dựng hệ  thống chính trị   ở  cơ  sở  vững mạnh  toàn diện, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ  chính trị, kinh tế, văn  hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. Đảng bộ  huyện đã chỉ đạo  các đảng bộ cơ sở tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tăng  cường hiệu quả  của tổ  dân vận cơ  sở, quan tâm giải quyết tốt các vấn đề  bức xúc trong nhân dân; thực hiện nghiêm túc việc phân tích, đánh giá chất   lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên một cách xác thực, bảo đảm đúng quy  định, quy trình, phát huy tốt vai trò của cán bộ đảng viên, đặc biệt đối với cán  bộ lãnh đạo trong xử lý, giải quyết công việc được giao.   Huyện  ủy Đam Rông đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện đồng  bộ, có hiệu quả các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa  bàn huyện.  Các lực lượng chức năng đã chủ  động đấu tranh ngăn chặn các  hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; giải quyết tốt an ninh nội bộ,  an ninh nông thôn, an ninh trong tôn giáo; xử  lý kịp thời nhiều vụ  việc phức   tạp, bức xúc không để  đột biến, bất ngờ, gây rối, phá hoại,  ảnh hưởng đến   an ninh trật tự. Qua đó kiềm chế, đẩy lùi các hoạt động của nhiều loại tội  phạm… 19
  20. Bảng so sánh một số nội dung an ninh, quốc phòng qua các năm STT NỘI DUNG NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 Tuyển chọn, gọi công nhân  1 50 chiến sĩ 40 chiến sĩ 40 chiến sĩ nhập ngũ Xử lý hành chính vi phạm an  2 1.711 trường hợp 1.091 trường hợp 924 trường hợp toàn giao thông Tuyên truyền phổ biến giáo  12 buổi/ 1.150 lượt  11 buổi/ 1.000 lượt  45 buổi/ 3.000 lượt  3 dục pháp luật người người người Tập huấn công tác hòa giải  4 4 buổi/ 750 người 2 buổi/332 người 2 buổi/ 325 người cơ sở 5 Công tác tiếp dân 318 lượt người 325 lượt người 301 lượt người Đơn thư khiếu nại, tố cáo đã  6 37/44 đơn thư 93/109 đơn thư 141/155 đơn thư giải quyết Nguồn: B/c UBND Huyện Nhờ  thực hiện tốt được tiêu chí này, đã góp phần nâng cao hiệu quả  thực hiện các  nhiệm vụ của hệ thống chính trị, qua đó thúc đẩy triển kinh tế, xã hội ngày càng phát triển,  an ninh quốc phòng ngày càng được giữ vững 2.2. Vai trò của Mặt trận, các đoàn thể  và nhân dân trong xây dựng   nông thôn mới ­ Công tác tuyên truyền vận động Mặt trận và đoàn thể các cấp đã chú trọng phối hợp đẩy mạnh công tác  tuyên truyền. Nhiều hình thức tuyên truyền được triển khai rộng rãi, sáng tạo   qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hội họp, qua các cuộc thi tìm  hiểu dưới hình thức sân khấu hóa. Mặt trận các cấp đã tổ chức nhiều lớp tập  huấn về  nội dung xây dựng nông thôn mới, trao đổi về  phương pháp tuyên  truyền vận động nhân dân đóng góp  ủng hộ. Nhiều phong trào đã được phát   động tạo nên một không khí sôi nổi, hào hứng trong cộng đồng, khu dân cư.  Do công tác tuyên truyền được chú trọng nên đã tạo được sự  chuyển biến  mạnh mẽ  trong các cấp, các ngành   và trong các tầng lớp nhân dân về  nội  dung, ý nghĩa của chương trình, vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong   xây dựng nông thôn mới. Qua công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng thuận,   chia sẻ của nhân dân để  cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.  Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã xuất hiện ngày càng nhiều   những cách làm hay, những mô hình mới được triển khai thực hiện trên tất cả  các lĩnh vực. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 143 mô hình, trong đó có 20  mô hình tiêu biểu, những mô hình này chủ  yếu tập trung trên các lĩnh vực:  Phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, xây dựng đời   sống văn hóa gắn với xóa bỏ  tập tục lạc hậu… Trong đó, tiêu biểu như  mô  hình trồng măng tây của hộ   ông Phạm Hùng Thắng, thôn  Đạ  Pin, xã Đạ  K’nàng; mô hình nuôi hưu sao hộ ông Ngô Văn Vượng, thôn 3, xã Rô Men; mô  hình lai ghép cây cà phê chi hội Phụ nữ  thôn Bóp La, xã Phi Liêng. Ngoài ra,   nhiều phong trào liên quan đến công tác môi trường được các đoàn thể  phát   động, triển khai và thực hiện có hiệu quả như: Mô hình “Hàng rào cây xanh”,   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2