Tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
lượt xem 706
download
Mục tiêu chiên lược của các nước nông nghiệp là xây dựng và phát triển một nên nông nghiệp bền vững. Mục tiêu tổng quát đến năm 2015 là: “xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
- PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1Tính cấp thiết Ở bất cứ đất nuước nào, dù là nước nghèo hay n ước giàu nông nghi ệp đều có v ị trí quan trọng. nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu c ủa nền kinh t ế cung cấp những sản phảm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cấn được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh v ề lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhi ều vào sự phát tri ển c ủa nông nghiệp. Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Xã hội càng phát triển, thực phẩm nông sản càng đa dạng, càng đòi hỏi phát triển nhiều ngành công nghiệ chế biến th ực phẩm nông sản. Quy mô, chất lượng, thời điểm cung cấp nguyên li ệu từ nông nghi ệp quy ết đ ịnh nhiều đến sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Ở những nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghi ệp hóa, hi ện đ ại hóa, nông nghiệp còn là nguồn tạo ra thu nhập về ngoại tệ. tùy theo lợi thế so sánh của mình, mỗi nước có thể xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thu ngo ại tệ hay trao đ ổi l ấy sản phẩm công nghiệp để có đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác cuae n ền kinh t ế quốc dân. ở Việt Nam, các nông sản như gạo, cà phê th ủy sản, cây ăn qu ả nhi ệt đ ới là những nhóm hàng tạo ra ngoại tệ đáng kể cho nền kinh tế. Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm hàng hóa cho th ị tr ường trong nước và ngoài nước mà còn cung cấp các yếu tố sẩn xuất như lao động và vốn cho các khu vực kinh tế khác. Sự phát triển của ngành công nghiệp lệ thuộc nhiều vào l ực l ược lao động do khu vực nông thôn cung cấp. phần lớn lao đ ộng công nghi ệp nh ất là ở các n ước đang phát triển đều từ nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh h ưởng tr ực ti ếp hay gián tiếp đến khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành khác đặc biệt là ngành công nghiệp. việc chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp tùy thiuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ công nghiệp hóa của mỗi nước. quá trình công nghiệp hóa đều cần sự đầu tư lớn về vốn. Với những nước đang phát triển, m ột phần đáng k ể v ề vốn đó phải do nông nghệp cung cấp. Sự cung cấp vốn từ nông nghi ệp cho các ngành kinh tế khác đều thông qua nhiều con đường như thuế giá trị gia tăng c ủa nông nghi ệp hay s ự thay thế các sản phẩm nhập khẩu của nông nghiệp. Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm , dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác.Vì thế,nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học, cơ khí, công nghi ệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển. Sự phát tri ển ổn định c ủa nông nghi ệp đòi h ỏi phải cung cấp ổn định vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,máy móc nông c ụ,cũng nh ư các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp như vải,xà phòng, đường….Ở h ầu h ết các n ước nông nghiệp , thị trường nông thôn thường là thị trường tiêu thụ chính các sản phẩm trên. Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ở bất cứ nước nào, sản xuất nông nghiệp cũng gắn liền với việc sử d ụng va qu ản lí các tài nguyên thiên nhieen như đất, nước, rừng, thực vật, động vật và không khí. M ột n ền nông nghiệp phát triển ngoài việc đảm bảo các vai trò nói trên còn phải góp ph ần gi ữ gìn, b ảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chống giảm cấp vệ nguồn lực và m ất đa dạng sinh học. Hay nói cách khác, nông nghiệp là ngành sản xuất có khả năng tái t ạo t ự nhiên . Đó là yêú tố cơ bản cho sự phát triển một nền nông nghiệp ổn định và bền vững.
- Xã hội càng phát triển vai trò của nông nghi ệp càng được coi tr ọng. Ở các n ước phát triển, nông nghiệp có tính đa chức năng. Chức năng cơ bản của nông nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và chính trị. Ch ức năng kinh t ế và môi trường đã dược thảo luận ở trên .Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là sinh kế kiếm sống của đại bộ phận cư dân nông thôn ,gắn v ới các truy ền th ống văn hóa và xã hội của mỗi vùng miền. Chức năng văn hóa hóa vật th ể và phi v ật th ể .Nông nghi ệp ổn định sẽ là nền tảng chính trị cho mỗi một quốc gia. Ở Việt Nam ,nền nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng. Các vai trò của nông nghi ệp được thảo luận được thể hiện khá rõ. Mặc dù ,tỉ trọng GDP của nông nghiệp sẽ gi ảm dần trong quá trình tăng trưởng nền kinh tế nhưng nông nghi ệp vẫn là n ền kinh t ế c ơ b ản và quan trọng của xã hội. Tỷ trọng GDP của nông ngi ệp gi ảm từ 39,2% năm 1991 đ ến 33,6% năm 1995 và 20,7% năm 2007 ( Tổng cục thống kê, 2007) . Nông nghiệp cung cấp nông sản thực phẩm để cho 85 triệu dân và có thể tới 100 tri ệu trong vòng 10 năm t ới. Nông nghiệp tạo việc làm và kế sinh cho 76,5% dân số, 13,7 triệu hộ nông dân , tạo ra 4,5 – 5,5 đô la Mỹ từ xuất khẩu ( Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2007). 1.2 Mục Tiêu Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chiên lược của các nước nông nghiệp là xây dựng và phát tri ển m ột nên nông nghiệp bền vững. Mục tiêu tổng quát đến năm 2015 là: “xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiện đại, bền v ững, thân thi ện v ới môi trường; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn m ới và nâng cao đ ời s ống nhân dân”. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Tạo sự chuyển bi ến rõ nét trong s ản xu ất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân trên c ơ sở đẩy mạnh chuyển đ ổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng, hi ệu quả sản xuất nông nghi ệp theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng giống mới, áp dụng ti ến b ộ k ỹ thu ật và đẩy m ạnh cơ giới hóa, trong sản xuất; gắn sản xuất với chế biến, thị trường tiêu th ụ và m ở r ộng xuất khẩu. Đến năm 2015, diện tích cây ăn trái 34.500 ha, sản l ượng 442.000 tấn; 53.500 ha dừa, sản lượng 494 triệu trái; diện tích vùng chuyên canh sản xuất lúa tập trung 26.500 ha, sản lượng đạt 331.600 tấn; vùng mía nguyên liệu 4.300 ha, sản lượng 365.500 tấn; diện tích đất có rừng đạt 4.400 ha; đàn bò 220.000 con, đàn heo 350.000 con, đàn gia c ầm 5 triệu con; diện tích nuôi thủy sản đạt 46.000 ha, trong đó nuôi tôm biển thâm canh bán thâm canh 5.500 ha, sản lượng thủy sản nuôi đạt 195.000 tấn; sản lượng th ủy h ải sản đánh bắt đạt 90.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghi ệp bình quân hàng năm 5,63%. Phấn đấu trong giai đoạn 2011 – 2015 được mức tăng trưởng toàn ngành là 3.5% - 3.8% / năm .Kế hoạch năm 2011 đạt múc tăng trưởng của ngành là 4,5% - 5% so v ới năm 2010 trên cơ sở tập trung ưu tiên nguồn lực cho nâng cao năng su ất , chất l ượng các s ản ph ẩm chủ lực như cá tra, tôm nước lợ, lúa gạo, cao su, cà phê, đi ều, hạt tiêu, l ạc, đ ậu t ương, chăn nuooi gia súc, chăn nuôi gia cầm. Đối với lĩnh vực trồng tr ọt, m ục tiêu đ ến năm 2015
- ổn định diện tích đất lúa 3,8 triệu ha, sản lượng thu hoạch 40 tri ệu tấn / năm. T ổng s ản lượng cây có hạt đạt 46,3 triệu tấn. Với chăn nuôi, mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015 đạt mức tăng giá trị sản xuất binh quân 6 – 7% /năm. Năm 2012 sẽ sản xuất 4,28 triệu tấn thịt hơi các lo ại, 6,53 t ỷ qu ả tr ứng, 230 nghìn tấn sữu tươi, 2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi . Ngành thủy sản phấn đấu đạt t ốc đ ộ tăng trưởng 6% - 7%/năm, riêng năm 2011 tăng trưởng 7% và cho t ổng s ản l ượng 5,3 tri ệu tấn thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu phải trên 5 tỷ USD. Ngành lâm nghiệp phấn đấu phát triển toàn diện trong 5 năm tới, giá trị sản xuất tăng bình quân 1,5 – 2%/ năm, s ẽ tr ồng m ới 200 nghìn ha rừng, khoanh nuôi tái sinh thêm 100 nghìn ha, khoán b ảo v ệ r ừng thêm 2,26 triệu ha. Năm 2011 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đ ề ngh ị Chính Ph ủ, Qu ốc Hội tiếp tục cho triên khai cơ chế chính sách để bảo vệ phát tri ển rừng nâng cao ch ất lượng rừng phấn đấu mục tiêu đến 2015 nâng độ che phủ rừng đạt 45%, Phó Th ủ T ướng Nguyễn Sinh Hùng thay mặt Chính Phủ đã biểu dương ngành Nông Nghi ệp, thành t ựu ngành nông nghiệp năm 2011 cho thấy nghị quyết Trung Ương 7 b ắt đầu đ ạt k ết qu ả trong cuộc sống. Trong tình hình vài năm gần đây, n ền kinh t ế n ước ta nói chung g ặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp vẫn phát triển tự hào tôn vinh người nông dân . Phó Thủ Tướng đề nghị : Cần đẩy mạnh chuyển dịch c ơ c ấu lao đ ộng nông thôn và công tác qui hoạch vẫn là trọng tâm trong thời gian tới.Phát triển m ới đang là ch ủ tr ương l ớn. Nông thôn mơi phải gắn với đô thị ,phát triển tiểu thủ công nghiệp ,các khu công nghiệp ,gắn với doanh nghiệp . Tránh tư tưởng ỷ lại,cân phải lấy nông thôn làm ch ủ th ể và v ận đ ộng nội lực của dân.Phải lồng ghép các mục tiêu quốc gia khác vào phát tri ển NTM đ ể tăng cương nguồn lực tạo động mới. 1.3 Đối Tượng Nghiên Cứu Nghiên cứu về việc phát triển nông nghiệp bền vững đ ối t ượng t ập trung các ho ạt động sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho ngành này phát tri ển m ột cách b ền v ững, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội về nông nghiệp ,hài hòa gi ữa nông nghi ệp v ới công nghiệp, giữa nông thôn với thành thị ,giữa phát triển kinh tế với gi ữ gìn tài nguyên thiên nhiên và môi trường ,giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã h ội .T ất c ả nh ững v ấn đ ề trên được xem xét trên cơ sở vận dung những nguyên lí kinh t ế h ọc trong đi ều ki ện c ụ th ể của ngành nông nghiệp . Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình phát triển trong đó có sự lồng ghép các quá trình sản xuất kinh doanh với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường :Đ ảm bảo thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng nh ững nhu cầu tương lai ( Brundland Report , 1987). Từ khái niệm trên,.nông nghiệp bền vững là kêt quả của quá trình phat triển nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp th ỏa mãn đ ược yêu cầu của thế hệ hiện tại ,mà không làm giảm khả năng thỏa mãn yêu c ầu c ủa th ế h ệ mai sau ( Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ,Chương trinh nghị sự 21, 2004). 1.4 Phương Pháp Nghiên Cứu Kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để phân tích ,xem xét các vấn đề phát triển bền vững nông nghiệp như : so sánh, thống kê,phân tích kết quả,đi ều tra số li ệu….Ngoài ra, còn vận dụng các phương pháp định lượng trong phân tích các vấn đề phát tri ển kinh t ế
- của từng ngành kinh tế của đất nước. Ở bất cứ quốc gia nào thì nông nghi ệp đ ều có v ị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nông nghiệp góp ph ần duy trì s ự phát tri ển b ền v ững n ền kinh tế và giữ vai trò quan trọng đối với chính sách an ninh lương thực quốc gia. PHẦN II : NỘI DUNGs 2.1 Thực trạng và những vấn đề nảy sinh trong phát triển bền vững nông nghiệp. 2.1.1 Thực trạng phát triển nông nghiệp. Trong hơn 20 năm qua , thực hiện công cuộc “ Đổi mới”, nông nghiệp, nông thôn nước ta liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính tr ị,kinh t ế- xã hội ,xóa đói giảm nghèo,nâng cao đời sống của nhân dân. Thành tựu chủ yếu đạt đ ược về phát triên nông nghiệp, nông thôn, của nước ta trong thời kì Đ ổi m ới đ ến nay nh ư sau : + Nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng su ất ,chất lượng. + Tiến bộ kĩ thuật được áp dụng rộng rãi, công nghiệp ch ế bi ến đ ược ti ếp t ục phát triển góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. + Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hương tăng công nghi ệp, d ịch v ụ, ngành ngh ề đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông nghiệp, nông thôn. + Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đ ược tăng c ường, nh ất là th ủy l ợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. 2.1.2 Những tồn tại và vấn đề nảy sinh cần giải quyết - Nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức mạnh tranh ch ấp, ch ưa phát huy t ốt các nguồn lực; chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức sản xuất còn chậm, ph ổ bi ến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán. - Công nghiệp , dịch vụ trong nông nghiệp phát triển chậm, thiếu qui hoạch, quy mô nhỏ, chưa thúc đẩy manh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động oowr nông thôn. - Đời sống vật chất và tinh thần của c ư dân nông nghi ệp còn th ấp, chênh l ệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn còn lớn, lại đang có xu h ướng doãng ra, s ố h ộ nghèo còn lớn, phá sinh nhiều vấn đễã hội búc xúc. 2.1.3 Cơ hội và thách thức đối với phát triển nông nghiệp
- Nông lâm nghiệp 15 năm qua đã thể hiện sự tăng trưởng, phát triển liên tục và b ền vững. Tốc độ tăng bình quân 4,3%/năm, chuyển mạnh từ nền sản xuất tự túc, tự c ấp sang nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng và hướng ra xuất khẩu. Nổi bật nhất là sản xuất lương thực, tăng bình quân 5,8%/năm, tức khoảng 1,3 triệu tấn/năm, tăng gần 2 lần so v ới năm 1990. Cà phê tăng 20 lần, cao su tăng 3,5 lần, chè tăng 1,8 lần, đi ều tăng 4 l ần v.v.... S ản xuất nông nghiệp ở hầu hết các vùng trong cả nước đã có biến đổi rõ nét. Xuất khẩu nông lâm sản: Số lượng và kim ngạch xuất kh ẩu hàng nông lâm sản tăng nhanh trong thời gian qua. Tỷ tr ọng hàng nông lâm sản xu ất kh ẩu chi ếm khoảng 30 - 35% khối lượng hàng nông sản thực ph ẩm làm ra. Lúa g ạo xuất kh ẩu chiếm 20%, cà phê 95%, cao su chiếm 85%, h ạt đi ều 90%, chè chi ếm trên 80%, hạt tiêu chiếm 95% sản lượng làm ra. Một số nông sản của Việt nam đã kh ẳng định được vị thế trên thị trường thế giới cả về số lượng và ch ất l ượng (g ạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu). Năm 2002, tổng kim ng ạch xuất kh ẩu hàng nông lâm s ản đạt 2,8 tỷ USD, tăng 3,1 lần so với năm 1990. Th ị tr ường tiêu th ụ hàng nông lâm sản đã được mở rộng, ngoài các khu vực truy ền th ống tiêu th ụ nông s ản Vi ệt nam như Trung quốc, các nước ASEAN, Nga và các nước Đông âu,...nông s ản Vi ệt nam cũng đã đi đến được các th ị tr ường Trung đông, EU, Mỹ, Nh ật, Nam phi, ...với khối lượng ngày càng tăng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã từng bước được đổi mới theo hướng hiệu quả hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu trong thời gian qua đã từng bước phát huy được thế mạnh của từng vùng, g ắn kết h ơn với th ị tr ường tiêu th ụ nông sản. Tỷ trọng cây công nghiệp, rau, hoa và cây ăn quả từ 30,6% năm 1999 lên 35,0% năm 2000. Tỷ trọng chăn nuôi từ 17,9% năm 1990 lên 19,7% năm 2000 trong tổng thu nhập của ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ). Đã hình thành đ ược vùng s ản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn như: cà phê ở Tây Nguyên; lúa gạo ở ĐBSH và ĐBSCL; chè ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đ ồng; cao su ở Đông Nam B ộ, mía đường ở Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, ĐBSCL ... Các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn từng bước được phục hồi và phát triển đã tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho dân cư. Tỷ trọng công nghi ệp và d ịch v ụ tăng dần, chiếm trên 30% trong kinh tế nông thôn. Các lo ại hình dịch vụ nông nghi ệp, nông thôn phát triển mạnh, đa dạng đã góp phần tạo vi ệc làm, tăng thu nh ập và chuy ển đ ổi c ơ cấu kinh tế ở nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn Năm 2000 (%) Nông nghiệp 68 Công nghiệp và xây dựng 15
- Dịch vụ 17 Kết cấu hạ tầng cơ sở nông thôn ở nhiều vùng được cải thiện. Đời sống nông dân được nâng cao, thu nhập bình quân 1 hộ trong năm t ừ 7,7 tri ệu đ ồng năm 1993 tăng lên 10 triệu đồng năm 1998. Vấn đề an ninh lương thực đang từng bước phấn đ ấu từ an ninh quốc gia đến cấp vùng rồi đến cấp hộ. Tỷ lệ người giàu ngày càng tăng và h ộ nghèo ngày càng giảm. Hiện nay, hộ giàu tăng từ 8% năm 1990 tăng lên 20% năm 1999. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29% năm 1993 xuống còn 14,5% năm 2002, bình quân m ỗi năm giảm đ ược 1% h ộ nghèo đói. Nhiều tỉnh không còn có hộ đói. Cả n ước năm 2001 còn 1870 xã thu ộc 49 t ỉnh tập trung có các hộ nghèo đói. Đời sống văn hoá ở nông thôn cũng có nhiều khởi sắc, số hộ gia đình có máy thu hình và máy thu thanh tăng lên nhanh chóng, từ 3% có máy thu hình năm 1990 lên 15% năm 1994 và tăng lên 58% 1998; từ 11% số hộ có máy thu thanh năm 1990 tăng lên 47% năm 1998. Do đời sống vật chất, tinh thần đều được quan tâm nên tu ổi th ọ trung bình c ủa người dân đã từ 65 tuổi năm 1990 tăng lên 67 tuổi năm 1999; tỷ lệ suy dinh d ưỡng c ủa tr ẻ em dưới 5 tuổi từ 51% năm 1993 giảm xuống còn 34% năm 1998. Môi trường sinh thái cũng được quan tâm đầu tư và bảo vệ. Môi trường nông thôn từng bước được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Sau 15 năm đã tr ồng đ ược 1,5 tri ệu ha rừng và 300 triệu cây trồng phân tán/năm; hạn chế nạn phá rừng và nâng cao đ ộ ph ủ xanh đất trống, đồi trọc. Năm 2001, tỷ lệ che phủ đạt trên 30%. Bên cạnh những thành tựu trên, thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng bộc lộ rõ những khiếm khuyết, yếu kém đang tồn tại, đó là: 1. Nhiều nguồn lực trong nông nghiệp chưa được khai thác, cụ thể là: - Còn một diện tích khá lớn đất trống, đồi núi trọc chưa được khai thác sử d ụng. Diện tích đất nông nghiệp (8,1 triệu ha) đang sử dụng hi ệu quả còn th ấp ch ỉ đ ạt bình quân thu nhập 1.000USD/1ha/1 năm. - 25 triệu lao động trong nông thôn thiếu việc làm, mới sử d ụng t ối đa kho ảng 60- 70% quĩ thời gian, năng suất lao động trong nông nghi ệp còn th ấp. Lực l ượng lao đ ộng d ồi dào nhưng, đội ngũ lao động có tri thức trong nông thôn còn mỏng. - Có một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong cư dân nông thôn ch ưa đ ược huy đ ộng, kho ảng t ừ 10 nghìn đến 17 nghìn tỷ đồng đang được tạm trữ dưới dạng ti ền gửi, vàng, đôla và nông sản chưa được sử dụng trong sản xuất - kinh doanh. 2. Kinh tế nông nông nghiệp, nông thôn Việt Nam d ựa trên h ơn 10 triệu hộ nông dân đảm nhận, qui mô nhỏ bé, bình quân mỗi hộ có 0,5 ha canh tác, ph ương ti ện canh tác lạc hậu, năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, sức c ạnh tranh v ề hàng hoá nông s ản trên thị trường kém.
- - 8 triệu ha canh tác đất nông nghiệp được chia nhỏ thành 75 tri ệu thửa ruộng, chia cắt manh mún đang trở thành trở ngại lớn trong quá trình công nghi ệp hoá và hi ện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp. - Bình quân 1 ha ruộng đất mới làm ra khoảng 1.000USD/năm; 1 lao đ ộng nông nghiệp làm ra 300USD/năm, thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. - Công nghiệp chế biến sau thu hoạch chậm phát triển, quy mô nhỏ bé, chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hoa lớn. - Phát triển thị trường và tiêu thụ nông sản, các loại hình dịch v ụ ph ục v ụ nông nghiệp còn nghèo nàn và yếu. 3. Đời sống của nhân dân nói chung còn nghèo, nh ất là nhân dân vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. - Cả nước còn 2,25 triệu hộ nghèo, chiếm 14,5% số hộ cả nước, trong đó 90% thuộc khu vực nông thôn. Có 300.000 hộ còn thiếu đói thường xuyên và 400.000 h ộ sống du canh, du cư. - Chênh lệch mức sống dân cư giữa thành thị và nông thôn ngày càng doãng r ộng. Hi ện nay, độ doãng này cách nhau khoảng 5 lần. 4. Thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh, cháy rừng làm thiệt hại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường, xói mòn thoái hoá đất, làm bẩn nguồn nước, cạn kiệt tài nguyên rừng, độ che phủ còn trên 30%. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dự báo, phòng chống và khắc phục thiên tai còn nghèo nàn, vì vậy, thường không hạn chế được thiệt hại khi xảy ra thiên tai lớn. 5. Sử dụng quá mức các đầu vào hóa học Nông nghiệp càng phát triển thì các đầu vào có nguồn gốc hóa h ọc nh ư phân hóa h ọc, thuốc bảo vệ thực vật, các vật tư thiết bị như nilon, chất dẻo cang được dùng ở m ức độ cao. Sự lạm dụng các loại đầu vào này đã làm gi ảm khả năng vốn có c ủa h ệ sinh thái nông nghiệp, diệt trừ hết các vi sinh vật có lợi và làm tăng nguy c ơ phá hại c ủa dịch hại nông nghiệp, ô nhiễm đất đai, nguồn nước, không khí, tạo nên d ư l ượng cao về các sản phẩm hóa học tồn đọng trong sản phẩm không có l ợi cho s ức kh ỏe con người. Những tiến bộ về thâm canh tăng năng suất cây trồng đã dẫn tới tình trạng lạm dụng phân hóa học và các chất độc trừ sâu bệnh, trừ c ỏ đã làm h ỏng c ấu t ượng và nhiễm độc chất ,làm ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn n ước. Vi ệc công nghi ệp hoá nông nghiệp theo mục đích thu lợi nhuận tối đa c ủa các tập đoàn t ư b ản siêu qu ốc gia đã làm phá sản hàng triệu nông dân nghèo. Theo kết quả đánh giá của Ch ương Trình Môi Trường của Liên hợp quốc : 1,2 tỷ ha ( gần 11% diện tích dất trồng tr ọt của aTees Giới đang bị thoái hóa ở mức trung bình hoặc trầm trọng) , khoảng 950 tri ệu đất bị nhiễm mặn. Cuối thập kỉ 80, hàng năm có từ 17 đến 20 tri ệu ha r ừng b ị tàn phá (Brundland Report ,1987). Cần nhận thức đúng đắn về vai trò và cách sử dụng các đầu vào có nguồn gốc hóa học trong khi xây dựng chiến l ược cho phát tri ển nông nghi ệp bền vững. 2.2 Phân tích thực trạng trong phát triển bền vững nông nghiệp
- (i)Trong thời gian vừa qua, nhiều cuộc hội thảo khoa h ọc và các ph ương ti ện thông tin đại chúng đều phản ánh thực trạng nông nghiệp nông thôn, nông dân v ới bi ết bao v ấn đ ề nảy sinh đang bức xúc đòi hỏi phải giải quyết. Dân số sống bằng ngh ề nông chi ếm 70% dân số cả nước, 57% lực lượng lao động xã hội làm việc trong ngành nông nghi ệp, nh ưng chỉ tạo ra chưa đầy 20% GDP và do đó, về cơ bản họ cũng chỉ được hưởng lợi trong khuôn khổ con số đó mà thôi; Chênh lệch thu nhập gi ữa nông dân và th ị dân ngày càng cao, với chỉ số Gini khoảng 0,43; Trong quá trình công nghiệp hóa, đô th ị hóa, và h ội nh ập kinh tế quốc tế, nông dân là tầng lớp dễ bị tổn thương nhất; Họ đang đứng bên lề c ủa quá trình đó nên ít được hưởng lợi; Nông dân bị mất đất do phát tri ển công nghiệp, du lịch và đô th ị mà không kiếm được kế sinh nhai mới; Môi trường tự nhiên và nhân văn ở nông thôn b ị ô nhiễm nghiêm trọng với sự xuất hiện nhiều làng ung thư, các con sông chết, các giá tr ị t ốt đẹp của văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, tệ nạn xã hội nông thôn ngày càng gia tăng… Thế nhưng, theo tôi, còn một thực trạng nữa chưa hay ít được bàn tới là “thực trạng chính sách phát triển nông thôn với những vấn đề nảy sinh cũng rất bức xúc c ần đ ược gi ải quyết”. Bởi vì chúng là nguyên nhân đầu tiên và quan tr ọng nh ất, n ếu không nói là ch ủ yếu, gây ra tình trạng và các vấn đề nói trên trong nông nghiệp, nông thôn. (ii) Viện chiến lược và chính sách phát triển nông nghi ệp, nông thôn đã s ưu t ầm và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia đã ấn hành các văn bản chính sách c ủa Đảng và nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trong 10 năm qua (1997 – 2007) v ới h ơn 1000 trang kh ổ giấy lớn (A4). Cách đây hơn 2 tháng, báo Nông nghi ệp Vi ệt Nam đăng lo ạt bài ph ản ánh tình trạng các chính sách nông nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà n ước ch ưa th ực s ự đi vào cuộc sống, có khoảng cách lớn giữa văn bản chính sách và th ực t ế. Nh ưng ch ưa có ai đặt câu hỏi và giải đáp vì sao lại xảy ra tình trạng này. Vậy thực trạng v ới những v ấn đ ề nảy sinh trong chính sách nông nghiệp, nông thôn hiện nay là gì? Tr ả lời câu h ỏi này s ẽ lý giải vì sao có khoảng cách lớn giữa văn bản chính sách và thực thi chính sách trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay. (iii) Trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hi ện đ ại hóa đất n ước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, Đảng và nhà n ước đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp, nông thôn. Có thể chia thành 2 lo ại chính sách d ựa theo tiêu chí “cởi trói” và “thúc đẩy” để chuyển từ nền kinh tế nhà n ước hóa, bao c ấp, k ế hoạch hóa tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường trong nông nghi ệp, nông thôn, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công b ằng, văn minh. M ọi chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì mục tiêu phát tri ển, nh ưng có đ ạt đ ược m ục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách. Những chính sách mang tính “cởi trói” đương nhiên đi vào cu ộc 2.2.1 sống một cách “tự nhiên” nhất, nhanh nhất, được thực thi đầy đủ nhất, hiệu quả nhất, ngay cả khi mới chỉ là văn bản của Đảng, chưa được nhà nước thể chế hóa thành luật pháp. (i) Điển hình là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ban hành tháng 4/1988 về “đổi m ới quản lý nông nghiệp” với nội dung quan trọng nhất là thừa nhận hộ nông dân là đ ơn v ị t ự chủ sản xuất trong nông nghiệp, khôi phục lại vị thế vốn có từ bao đ ời nay c ủa kinh t ế h ộ
- nông dân, đã bị xóa bỏ trong suốt 30 năm tập th ể hóa nông nghi ệp, coi HTX d ựa trên ch ế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, là đ ơn v ị s ản xu ất và phân phối theo kế hoạch nhà nước. Còn các nội dung khác, rất toàn di ện của Ngh ị quyết này ít khi được nhắc đến (!) (ii) Điển hình quan trọng thứ hai là Nghị quyết Đại hội Đ ảng l ần th ứ 6 (1986) và các nghị quyết sau đó của Đảng thừa nhận nền kinh tế thị trường như nó đã v ốn có bao đ ời nay, xóa bỏ chính sách “ngăn sông, cấm chợ”, để hàng hóa, trong đó có nông s ản, đ ược t ự do buôn bán, không phân biệt chủ thể (quốc doanh hay dân doanh), không gi ới hạn qui mô và địa giới hành chính. Đó là 2 ví dụ điển hình nhất của chính sách “c ởi trói”, khôi ph ục l ại bản chất vốn có của hoạt động kinh tế nói chung và kinh tế nông nghi ệp, nông thôn nói riêng. (iii) Để ban hành những chính sách c ởi trói, người ta ch ỉ c ần l ương tâm và lòng dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, thừa nhận cái gì vốn có c ủa đ ời sống kinh t ế theo tinh th ần “của César hãy trả lại cho César”. Hơn nữa, thực ti ễn “xé rào” đã bu ộc nh ững nhà ho ạch định chính sách phải hành động “mở khóa” cho cái “lò xo” bấy lâu b ị ép ch ặt và do đó cái “lò xo” này sẽ tự bật lên hết cỡ để trở về trạng thái vốn có ban đ ầu c ủa nó, mà không c ần bất kỳ một tác động nào khác đối với n ền kinh tế. Nhưng cũng vì l ập t ức “b ật tr ở l ại” v ị thế ban đầu, nên nền kinh tế không thể tạo ra khả năng phát triển mới về chất. Những chính sách “thúc đẩy” thì hoàn toàn khác h ẳn v ới chính sách 2.2.2 “cởi trói”. Với vai trò thúc đẩy sự phát triển, đạt chất lượng m ới cao h ơn, nó ph ải đ ược ho ạch định có căn cứ khoa học và thực tiễn, đòi hỏi nhà hoạch định chính sách không chỉ có lương tâm và lòng dũng cảm mà điều quan trọng hơn là phải có trí tu ệ. Trí tu ệ đ ược th ể hi ện bằng sự hiểu biết thấu đáo lý luận, kinh nghiệm nước ngoài và khả năng vận d ụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế vào thực tiễn Việt Nam để phân tích thực trạng, phát hiện vấn đề nảy sinh trong nông nghiệp, nông thôn, nguyên nhân của chúng và đ ề xu ất gi ải pháp khả thi. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà ho ạch chính sách còn ph ải hi ểu biết các quy định của WTO và thông lệ quốc tế. Sau n ữa là năng lực th ực thi chính sách của bộ máy công quyền và đội ngũ công chức. Mặt khác, thực tiễn luôn luôn thay đ ổi và phát triển, nên chính sách cũng phải thay đổi để thích ứng. Do đó, các nhà hoạch định chính sách còn phải luôn tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao hiểu bi ết lý lu ận và kinh nghiệm quốc tế để đổi mới chính sách và bảo đảm tính khả thi, hi ệu lực và hi ệu qu ả c ủa chính sách. Lương tâm và lòng dũng cảm của nhà hoạch định chính sách th ể hi ện ở ch ỗ không bị các nhóm lợi ích cục bộ vận động hành lang chi phối, dẫn đến việc hy sinh lợi ích của nông dân – người “thấp cổ, bé họng”, trong hoạch định và thực thi chính sách. => Nhìn vào thực trạng hoạch định và thực thi chính sách phát tri ển nông thôn hi ện nay, người ta có thể thấy rất nhiều vấn đề nảy sinh. a). Sau một thời gian ban hành và thực thi một chính sách nào đó, k ể c ả Ngh ị quy ết 10 của Bộ Chính trị (1988) về đổi mới quản lý nông nghiệp , chúng ta cũng chưa tổ chức việc đánh giá độc lập do các nhà chuyên gia thực hiện để xác định tác động và hi ệu qu ả của chính sách, mức độ đạt mục tiêu đã đề ra, các tác đ ộng tiêu c ực và nguyên nhân c ủa nó, sự không còn phù hợp của chính sách so với thực ti ễn kinh t ế- xã h ội đang phát tri ển,
- trên cơ sở đó, chỉnh sửa hay ban hành chính sách mới, thay th ế chính sách cũ l ỗi th ời; ch ấn chỉnh việc thực thi nếu chính sách đúng, phù hợp nhưng không đ ược thi hành nghiêm ch ỉnh do bộ máy công quyền và công chức thiếu năng lực và trách nhiệm, hay bị các nhóm lợi ích cục bộ phối. chi b) Chưa có một chính sách nào được ban hành dựa trên kết qu ả nghiên c ứu c ủa m ột đề tài khoa học. Mặc dù trong thời gian qua, rất nhiều chương trình, đề tài nghiên c ứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đ ược th ực hi ện, nghiệm thu, với kinh phí hàng trăm tỉ đồng. Dường như quá trình ban hành chính sách c ủa bộ máy công quyền và quá trình nghiên cứu khoa học của giới học thuật là “2 đường thẳng song song”. Việc nghiên cứu khoa học về kinh tế- xã h ội nông thôn, v ề nông nghi ệp, nông dân chưa được coi là một khâu bắt buộc trong quá trình ban hành chính sách. Ch ỉ đ ến khi những vấn đề nông dân, nông nghiệp nông thôn n ảy sinh rất b ức xúc, các ph ương ti ện thông tin đại chúng lên tiếng gay gắt, các nhà hoạch đ ịnh chính sách m ới vào cu ộc và ban hành các chính sách mang nặng tính chất xử lý tình huống và b ị đ ộng. Nhi ều d ự báo khoa học đã được công bố trước đây 5, 7 năm, nay do thực ti ễn nóng b ỏng b ức xúc, các nhà hoạch định chính sách mới ngộ ra, nhưng lại tưởng chính mình là người đầu tiên v ửa “tìm ra châu Mỹ”. - Khi nông dân bị mất đất, nhất là đất “thượng đẳng điền, bờ xôi ruộng m ật” để làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf, không có công ăn việc làm, b ị bần cùng hóa, t ạo ra xung đột xã hội nghiêm trọng, báo, đài phản ánh bằng các phóng sự gây xúc đ ộng lòng ng ười, các nhà hoạch định chính sách mới vào cuộc, vội vã ban hành các l ệnh “c ấm” theo ki ểu hành chính, hoặc xử lý trường hợp đặc biệt bằng c ơ chế “xin – cho”; “ph ải đ ược c ấp có thẩm quyền, thậm chí là Thủ tướng, phê duyệt”. Cơ chế “xin – cho” là m ảnh đất màu m ỡ sinh ra “văn minh phong bì” thay cho văn minh lúa n ước như là “nét văn hóa ứng xử” trong quan hệ giữa người dân, doanh nghiệp với công chức của bộ máy công quyền. - Đất lúa bị mất hàng trăm ngàn hecta để làm sân golf, khu công nghiệp, giá lương thực trên thị trường thế giới tăng đột biến, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, lệnh tạm th ời dừng xuất khẩu gạo được ban hành vào đầu năm 2008. Đó cũng là m ột đi ển hình c ủa vi ệc xử lý tình huống của các nhà hoạch định chính sách. Nông dân bị thi ệt kép, do bán lúa v ới giá thấp và mua vật tư nhập khẩu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu với giá cao. Các công ty kinh doanh lương thực đã lỡ mua gạo dự trữ để xuất khẩu nay phải ch ịu chi phí lưu kho và trả lãi ngân hàng. Thái Lan một mình một chợ trên thị trường lúa gạo thế giới, đã bán được giá quá cao, khoảng 1.200 USD/tấn gạo. Đáng lý ra, C ục D ự tr ữ Qu ốc gia xuất tiền ngân sách nhà nước, thuê một số công ty lương th ực mua đ ủ s ố g ạo d ự tr ữ tối đa đủ dùng trong 3 tháng. Sau đó, việc xuất nhập khẩu lúa gạo vẫn diễn ra bình thường. Như thế, nông dân và doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo sẽ không bị thiệt thòi. - Khi báo chí phát hiện các làng ung thư, các dòng sông chết, gây bàng hoàng cho c ả xã h ội, thì bộ máy công quyền mới vào cuộc nhưng không thể xử lý tri ệt để v ấn đ ề đã n ảy sinh. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài thích đ ầu t ư vào Vi ệt Nam vì giá ph ải trả cho việc bảo vệ môi trường quá rẻ, thậm chí bằng “0”. Họ đã bi ến n ước ta thành bãi thải công nghiệp khổng lồ của thế giới.
- - Khi phóng sự “một hạt thóc gánh 40 khoản phí” được đăng tải, giật mình, các nhà ho ạch định chính sách đã vội xử lý bằng việc miễn thủy lợi phí cho nông dân. Thế là “lợi bất cập hại”. Thực tế phổ biến là nông dân vẫn không được miễn kho ản thu này, vì các c ơ quan ch ức năng lúng túng trong việc thực hiện. Khó thực hiện vì chính sách này thiếu c ơ sở khoa học. Người ta chỉ nên miễn giảm các khoản đóng góp của nông dân từ thu nhập – đ ầu ra c ủa quá trình sản xuất, để vừa nâng cao mức sống cho h ọ, v ừa b ảo đ ảm s ự công b ằng gi ữa c ư dân nông thôn và thị dân, như các khoản đóng góp xây dựng trường học, tr ạm y t ế, đ ường giao thông, hệ thống truyền tải điện đến từng nhà, quỹ bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai… Còn các chi phí thuộc đầu vào của quá trình sản xu ất, như tiền mua giống, phân bón, dịch vụ tưới- tiêu nước… người sản xuất ph ải đ ầu t ư, m ới không làm méo mó thị trường theo quy định của WTO. Mặt khác, ph ải b ỏ ti ền mua vật t ư, dịch vụ đầu vào, người sản xuất mới tiết kiệm sử dụng, người cung ứng m ới có trách nhiệm và điều kiện tài chính thực hiện theo yêu cầu c ủa khách hàng, xóa b ỏ c ơ ch ế “xin – cho”. Nếu theo logic này, nhà nước phải miễn cho nông dân c ả ti ền mua gi ống, phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi (!) thậm chí c ả ti ền thuê d ịch v ụ làm đất, thu ho ạch nông phẩm theo thứ tự ưu tiên “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ gi ống” (?). Khi không phải tr ả thủy lợi phí, nông dân phải xin Công ty thủy nông tưới và tiêu n ước. Công ty th ủy nông phải xin cơ quan tài chính cấp vốn hoạt động, mà vốn thường c ấp vừa thi ếu v ừa không kịp thời do định mức thấp, bộ máy quan liêu, thiếu trách nhiệm, do cơ chế quản lý tài chính công được thiết kế và vận hành theo “nguyên lý Trạng Quỳnh”. Khi đó, người nông dân phải “biết điều” đưa phong bì cho người có trách nhi ệm c ủa Công ty th ủy nông, nh ất là lúc mùa vụ, ruộng nào cũng cần tưới, lúc úng lụt, ru ộng nào cũng c ần tiêu n ước; còn Công ty thủy nông cũng phải “biết điều” với cơ quan tài chính đ ể nh ận đ ược v ốn k ịp th ời. Trong điều kiện luôn mất cân bằng thu-chi và bội chi ngân sách, lạm phát như hi ện nay, việc cấp vốn cho Công ty thủy nông lại càng khó khăn. Công ty thủy nông sẽ không có vốn để tu bổ nạo vét kênh mương, sửa chữa máy bơm, trả tiền điện… - Công ty thủy nông đã từ một doanh nghi ệp dịch v ụ nông nghi ệp thành m ột c ơ quan dịch vụ công mà ta thường gọi là đơn vị sự nghiệp công ích. H ậu qu ả là t ưởng gi ảm b ớt gánh nặng cho nông dân, cho hạt lúa, trên thực tế là tăng chi phí, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh, không kiểm soát được. - Luật đất đai chỉ hạn chế qui mô diện tích (hạn điền) đ ối v ới h ộ nông dân khi giao đ ất và nhận chuyển quyền sử dụng đất. (2ha đất cây hàng năm/hộ ở các tỉnh phía B ắc và 3 ha cây hàng năm/hộ ở các tỉnh Nam Bộ), nhưng không hạn đi ền đ ối v ới doanh nghi ệp. Th ời gian sử dụng đất cũng vậy. Hộ nông dân chỉ được sử dụng 20 năm đ ất tr ồng cây hàng năm. Với thời hạn sử dụng đất quá ngắn và m ức hạn điền quá thấp, nông dân không th ể mạnh dạn đầu tư vốn lớn để tạo lập các trang trại sản xuất nông sản hàng hoá, th ực hi ện cơ giới hoá, áp dụng công nghệ cao để đạt năng suất, chất lượng và hi ệu qu ả kinh t ế cao. Do đó, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá n ước ta trên th ị tr ường trong và ngoài n ước yếu kém là điều dễ hiểu. Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ghi rõ thời hạn hết quyền sử dụng đất là 2013 kể từ năm Luật Đất đai có hi ệu l ực 1993. Th ế mà ng ười lãnh đạo cao nhất của Bộ Tài nguyên- môi trường lại lên TV nói là nông dân ng ộ nh ận!? Trong khi đó các doanh nghiệp cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp đều có quyền thuê đất để kinh doanh 50 – 70 năm tùy dự án. Thực ra, n ếu người nông dân bi ết lách lu ật, hai vợ chồng cũng có thể lập công ty trách nhiệm hữu hạn để có th ể tích t ụ ru ộng đ ất và
- kéo dài thời gian sử dụng đất theo luật, với tư cách là m ột doanh nghi ệp. Cùng th ực hi ện một hành vi là sử dụng đất để kinh doanh sản xuất nông nghi ệp, h ộ nông dân b ị h ạn đi ền, thời gian sử dụng đất 20 năm, còn doanh nghi ệp thì không. Đi ều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách đã vi phạm nguyên tắc: “Luật pháp, chính sách nhà nước không phân biệt đối xử giữa các chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) cùng thực hi ện m ột hành vi”. Đi ều đó xúi giục người ta nói dối nhau. Người dân, doanh nghi ệp d ối b ộ máy công quy ền. Công chức biết họ nói dối nhưng phải chấp nhận vì không trái lu ật. Th ế mà có ý ki ến cho là “quyền sử dụng đất” của nông dân nước ta còn rộng hơn quyền sở h ữu ru ộng đ ất c ủa các nước tư bản phát triển. Hạn chế mức độ diện tích đất nông nghiệp của hộ nông dân vì sợ tích tụ ruộng đất làm nông dân mất đất, thất nghiệp nhưng chính sách l ại không h ạn chế tích tụ ruộng đất để làm sân golf, khu công nghiệp, khu đô thị. Có t ỉnh xây d ựng hàng chục sân golf, sử dụng hàng ngàn ha đất nông nghiệp. Nông dân mất đất, b ị bần cùng hóa, tràn ra thành phố bán sức lao động cơ bắp với giá rẻ mạt và gây quá t ải cho thành ph ố c ả về kinh tế, xã hội và môi trường. Lực lượng lao động này chỉ có th ể làm những công vi ệc như xây dựng, dệt may, làm da giày… vì thời gian huấn luyện tương đ ối ngắn v ới k ỹ thuật tương đối giản đơn. Khi đến 35, 40 tuổi, sau khi đã b ị v ắt ki ệt s ức, h ọ s ẽ b ị các doanh nghiệp sa thải. Quay trở về nông thôn với hai bàn tay trắng, lực lượng lao đ ộng này sẽ là một gánh nặng to lớn cho nông thôn vốn đã ít đất, thiếu việc làm, lại đang bị ô nhiễm trầm trọng. Không thể lường trước được hậu quả kinh tế – xã hội sẽ xảy ra như thế nào. Phải chăng các nhà đầu tư nước ngoài đã chi phối được nhà ho ạch định chính sách nên l ợi ích của nông dân bị hy sinh vì lợi ích của các ông chủ tư bản? - Nói như vậy không có nghĩa là phản đối việc phát triển công nghiệp và đô th ị đ ể bảo vệ nền nông nghiệp truyền thống. Vấn đề là ở chỗ, một mặt phải đào tạo nghề cho nông dân để họ có thể có cơ hội kiếm việc làm trong các ngành công nghi ệp và d ịch v ụ. Mặt khác, phải phát triển các khu công nghiệp và đô thị ở vùng nông thôn, t ạo thành m ột h ệ thống các đô thị vừa và nhỏ theo cấu trúc “một trung tâm với nhiều vệ tinh”. Không nên phát triển các siêu đô thị như hiện nay. Có như vậy mới đô thị hoá nông thôn nhanh chóng và hiệu quả. - Không tích tụ ruộng đất, sản xuất nông nghi ệp làm sao có hi ệu qu ả? Làm sao có th ể cơ giới hóa nông nghiệp, thực hiện sản xuất theo GAP để bảo đảm vệ sinh an toàn th ực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái? Làm sao tạo ra vùng nông nghi ệp hàng hóa chuyên canh quy mô lớn đủ khả năng đáp ứng yêu c ầu của công nghi ệp ch ế bi ến và th ị tr ường?… Thực tế đã xuất hiện việc tích tụ ruộng đất “chui” như cách đây hơn 20 năm, ng ười ta đã thực hiện khoán “chui”. Khi tích tụ ruộng đất để lập các trang tr ại l ớn, ng ười nông dân mất đất, đặc biệt là đối với nông dân trung niên, thường có c ơ hội kiếm vi ệc làm v ới thu nhập cao và ổn định ngay trên mảnh đất trước đây của mình, hơn là đến các khu công nghiệp. Khi có các trang trại lớn, các HTX đích thực mới có th ể hình thành và phát tri ển, sản xuất theo hợp đồng giữa nhà nông và nhà doanh nghiệp mới có thể thực hi ện phổ biến, mang lại lợi ích cho cả hai bên. - Theo Luật Đất đai, nông dân chỉ được đền bù giá trị quyền sử d ụng đ ất khi nhà n ước chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng đô thị, khu công nghiệp, sân golf. Nông dân không có quyền mặc cả với nhà đầu tư về giá c ả chuyển nhượng đ ất. Nhưng khi đất đã thuộc quyền sử dụng của các chủ doanh nghi ệp- nhà tư b ản, dù ch ỉ là thuê đất, nếu nhà nước cần lấy lại để xây dựng kết cấu h ạ t ầng, hay m ột ai khác mu ốn
- thuê lại, đều phải thương lượng bình đẳng thuận mua v ừa bán, theo c ơ ch ế th ị tr ường. Nông dân lại bị luật pháp xếp vào “chiếu dưới” so với các nhà tư bản. - Giá đất nông nghiệp dù có được xác định trên c ơ sở thuận mua v ừa bán, cũng r ất r ẻ, không đủ để “tái định cư” theo đúng nghĩa cho người nông dân mất đất nông nghiệp. Ví dụ giá 500.000đ/m2 đất nông nghiệp nhưng chỉ cần nhà n ước ban hành quy ho ạch khu dân c ư đô thị hay khu công nghiệp, và ra quyết định giao đất cho nhà đầu t ư, ch ưa c ần xây d ựng bất cứ một công trình hạ tầng nào, giá đất cũng đã tăng lên 4-5 l ần, có th ể là 2.000.000đ/ m2. Khoản chênh lệch 1,5 triệu đồng này là địa tô cấp sai 2 thu ộc sở h ữu nhà n ước, b ởi do nhà nước quyết định quy hoạch, nhưng nhà đầu tư lại được hưởng. Lẽ ra, nhà n ước ph ải dùng khoản thu này, thông qua đấu giá, để “an cư lạc nghi ệp” cho nông dân m ất đ ất theo đúng khái niệm “tái định cư” mà cả thế giới quan niệm. Cũng không th ể xử lý b ằng cách như có chuyên gia kinh tế đề nghị là nhà đầu tư trả m ột phần ti ền mua quyền s ử d ụng đ ất của nông dân bằng cổ phiếu công ty của mình, để gi ải quyết k ế sinh nhai cho h ọ sau khi mất đất. Bởi nông dân không đủ khả năng làm chủ cổ phần hay đồng sở h ữu chủ công ty với nhà đầu tư. Rồi thì nông dân cũng phải bán “lúa non” cổ phần của mình như phần lớn công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước sau khi c ổ phần hóa m ặc dù h ọ đ ược mua c ổ phần với giá ưu đãi. Kinh nghiệm nước Nga hậu Xô-Viết cũng vậy. Nhà n ước Nga chia tài sản quốc gia cho mọi công dân bằng coupon, để rồi h ọ bán r ẻ cho các nhà đ ầu t ư, nhanh chóng tạo ra các ông tỉ phú trẻ như Abramovich hay Khodorovski. Nhà n ước phải sử dụng khoản địa tô cấp sai 2 do mình tạo ra để đào tạo nghề cho nông dân tr ẻ và l ập qu ỹ an sinh cho nông dân trung niên, không thể chuyển đổi nghề nghiệp được. Không thể để tình trạng nông dân bán 4.000 m2- 5.000 m2 đất nông nghiệp mà không đủ tiền mua lại 01 nền nhà 80 m2 của chủ đầu tư ngay trên mảnh đất nông nghiệp của mình trước đây. Không giải quyết rốt ráo, có căn cứ khoa học và thực tiễn v ấn đ ề đất đai, ch ắc ch ắn s ẽ dẫn đến bần cùng hóa nông dân trên diện rộng, tạo ra xung đ ột xã h ội gay g ắt, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Phải chăng chính sách đất đai hi ện nay b ị chi ph ối b ởi các nhà đầu tư nên đang bảo vệ lợi ích của họ và hy sinh lợi ích của nông dân? c)Các nhà hoạch định chính sách cũng ít khi hỏi ý kiến người dân và doanh nghi ệp, những người chịu tác động trực tiếp của các chính sách này, và không tính toán kh ả năng thực thi chính sách của bộ máy công quyền. Điển hình là chính sách cấm xe ba – bốn bánh tự chế và xe công nông. Trong nông nghiệp, xe công nông cũng nh ư xe Đông Phong (Trung Quốc), Kubota (Nhật Bản) đều là lo ại máy kéo nh ỏ d ưới 15CV, r ất thích hợp cho nền nông nghiệp có qui mô ruộng đất c ủa mỗi nông h ộ và di ện tích m ỗi th ửa ruộng rất nhỏ hẹp như Việt Nam, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc. Nó chỉ là máy kéo đa năng, có thể lắp các loại máy nông nghiệp khác nhau, như máy cày-xới, máy gieo hạt, mát b ơm nước, máy suốt lúa, và khi lắp rơ-moóc, nó có thể vận chuyển vật tư ra đ ồng và ch ở nông sản về nhà, rất thuận tiện. Nếu cấm sử dụng lo ại máy đa năng này thì làm sao có th ể c ơ giới hóa nền nông nghiệp Việt Nam? Nhiều nơi, nông dân đã phải khôi ph ục xe trâu, bò kéo thay thế cho xe công nông. Mục đích của việc cấm loại xe này ho ạt động là đ ể b ảo đ ảm an toàn giao thông và bảo vệ môi trường sinh thái. Tất cả các phương ti ện vận tải đều ph ải tuân th ủ tiêu chu ẩn kỹ thuật do nhà nước ban hành về an toàn giao thông và môi trường m ới đ ược ho ạt đ ộng,
- chứ đâu phải chỉ có xe ba-bốn bánh tự chế và xe công nông. Biết bao tốn kém ti ền b ạc, thời gian của nhà nước và người dân, biết bao xáo trộn xã hội do chính sách này gây ra. Phải chăng các nhà sản xuất và nhập khẩu xe ba bánh Trung Qu ốc đã chi ph ối đ ược nhà hoạch định chính sách? Bộ máy công quyền các c ấp và người dân đang r ất lúng túng, hoang mang trong việc thực thi chính sách này. Cần phải lấy ý ki ến c ủa người và t ổ ch ức chịu tác động trực tiếp của chính sách, coi đó là m ột khâu bắt bu ộc trong quy trình ho ạch định chính sách. 2.2.3. Giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn chính là áp dụng lý luận phát triển nông thôn bền vững vào đi ều ki ện c ụ th ể c ủa Việt Nam. Theo đó, nâng cao chất lượng sống cả vật chất và tinh thần c ủa nông dân và dân cư nông thôn nói chung vừa là mục tiêu vừa là động lực c ủa s ự nghi ệp phát tri ển nông thôn. Nội dung của phát triển nông thôn bao gồm 4 quá trình: (1) công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (2) đô thị hóa; (3) kiểm soát dân số; (4) bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, theo nh ững tiêu chu ẩn c ủa n ền văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa Việt Nam. Thực hiện 4 quá trình này, tỉ lệ dân số và sức lao đ ộng nông nghi ệp trong t ổng dân s ố và lực lượng xã hội phải giảm tương ứng với tỉ lệ GDP nông nghiệp trong GDP c ủa n ền kinh tế. Do đó, phát triển nông thôn bền vững đã bao hàm việc phát tri ển nông nghi ệp, nông thôn, nông dân. Không nên theo cách gọi ngắn kiểu Trung Qu ốc: “tam nông” (do dùng chữ tượng hình, nên người Trung Quốc gọi như vậy cho dễ viết). Sự thành bại c ủa quá trình phát triển nông thôn với 4 nội dung nêu trên quyết đ ịnh sự thành b ại c ủa công cu ộc chấn hưng đất nước, biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại, văn minh. Chính sách nhà nước, khuôn khổ pháp luật đ ược ho ạch đ ịnh đúng đắn là điều kiện tiên quyết đối với sự nghiệp phát triển nông thôn. Chính sách, lu ật pháp của nhà nước pháp quyền chỉ phân biệt đối xử gi ữa các hành vi khác nhau, không phân biệt đối xử đối với các chủ thể (cá nhân, tổ chức) cùng thực hiện một hành vi. Xã hội dân sự phải có các tổ chức phi chính phủ, không ho ạt động bằng ngân sách nhà n ước, đ ại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau, bình đẳng trước pháp luật trong vi ệc tham gia nghiên cứu đề xuất, phản biện, đánh giá độc lập để hoàn thiện chính sách, pháp lu ật c ủa Nhà nước. Cần thiết phải luật hoá quy trình ban hành chính sách, trước tiên là quy trình hoạch định chính sách phát triển nông thôn bền vững.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp - ĐH Nông Lâm TP.HCM
32 p | 361 | 91
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở các huyện ngoại thành Hà Nội
9 p | 221 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân tại xã Tân Trạch- huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình
55 p | 297 | 52
-
THỰC TIỄN THÂM CANH TẠI VIỆT NAM
12 p | 149 | 43
-
Tiểu luận "Điều kiện sinh thái môi trường đối với từng loại cây""
17 p | 133 | 30
-
Báo cáo seminar bảo quản thực phẩm dứa
22 p | 113 | 19
-
Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh
12 p | 63 | 7
-
Phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
9 p | 81 | 7
-
Thực trạng và nguyên nhân suy giảm diện tích rừng khộp ở Tây Nguyên
13 p | 29 | 4
-
Hiện trạng và định hướng hệ thống cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững trên vùng đất ven biển tỉnh Thanh Hóa
10 p | 45 | 3
-
Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ tưới cho đất trồng lúa trong điều kiện hạn hán tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
13 p | 83 | 2
-
Phát triển trang trại - Tiếp cận từ vấn đề lí luận đến thực tiễn của Việt Nam
12 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn