intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Triết học Pháp gia: Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng

Chia sẻ: Nguyen Nhan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

416
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận Triết học Pháp gia: Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia, nghiên cứu nội dung cơ bản học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và vai trò của học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Triết học Pháp gia: Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA – TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ .....4 1.1. Cơ sở lý luận xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử ( 280 – 233 TCN) ....................................................................................4 1.1.1. Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia ..........................................................4 1.1.2. Sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN) .......................................................................................5 1.2. Nội dung cơ bản của Pháp gia Hàn Phi Tử ................................................................6 1.2.1. Pháp .........................................................................................................6 1.2.2. Thế ...........................................................................................................7 1.2.3. Thuật ........................................................................................................8 CHƯƠNG 2: HỌC THUYẾT PHÁP TRỊ TRONG SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG .........................................................................................................................10 2.1. Tần Thủy Hoàng (246 – 209 TCN) ......................................................................10 2.2. Thời đại mới với nhiều thay đổi – Cần đến một quan niệm Quốc trị mới ............11 2.3. Tần Thủy Hoàng với triết lý Pháp gia trong sự nghiệp trị quốc . ............................12 2.3.1. Trọng tài dùng người - thâu tóm lục quốc .................. ............................12 2.3.2. Xây dựng một nhà nước tập quyền trung ương ........... ............................14 2.3.3. Thực hiện củng cố chế độ trung ương tập quyền ........ ............................17 KẾT LUẬN.................................................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................24<br /> <br /> HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và một xã hội công bằng, thì pháp luật chính là công cụ tối ưu nhất. Nhưng, chỉ có luật pháp không thì chưa đủ, mà cần có sự vận dụng nó một cách đúng đắn mới phát huy được hiệu quả tối đa. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng trong học thuyết pháp trị của trường phái Pháp gia. Pháp gia là trường phái triết học được ra đời tại Trung Hoa. Trong lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Trung Hoa nói riêng, Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi là trường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng phép trị để trị nước, là những bản chép đầu tiên về pháp luật. Và vị vua đầu tiên của lịch sử đã áp dụng tư tưởng này một cách triệt để, có hiệu quả trong việc trị nước chính là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng thâu tóm lục quốc, thống nhất Trung Hoa và xây dựng Nhà nước tập quyền Trung ương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Từ những thành công to lớn này đã khẳng định được vai trò quan trọng của học thuyết pháp trị trong việc ổn định chính trị và phát triển xã hội. Đồng thời, từ việc nghiên cứu những giá trị của học thuyết pháp trị sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về công và tội của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Bên cạnh đó ta nhận thấy nghiên cứu về pháp trị và pháp luật mang tính thời sự rất cao. Bởi qua bao nghìn năm phát triển, pháp luật và pháp trị không có thay đổi, mà nhìn chung nó chỉ cải tiến, và hoàn thiện mình trước sự thay đổi của thời đại, để phù hợp hơn với thực tiễn xã hội. Và nó không còn là riêng một quốc gia hay dân tộc nào nữa, mà giờ đây nó hiện diện trong từng quốc gia, trong nhiều tổ chức Quốc tế. Chính vì những thực tiễn trên mà tôi đã chọn đề tài tiểu luận “Học thuyết Hàn Phi Tử - sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng”.<br /> <br /> Page 1<br /> <br /> HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG<br /> <br /> 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau như:  Vấn đề con người trong quan niệm pháp trị của Hàn Phi của 2 tác giả: Triệu Quang Minh, và Trần Thị Lan Hương, được đăng trên Tạp chí triết học năm 2009.  Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi của tác giả Nguyễn Tài Đông, được đăng trên Tạp chí triết học năm 2006.  Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử của tác giả Nguyễn Thị Kim Bình, được đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng năm 2008.  Luận bàn về tính thiện ác trong học thuyết Tuân Tử - Hàn Phi của tác giả Phạm Việt Hưng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia.  Nghiên cứu nội dung cơ bản học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử.  Vai trò của học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tôi xin sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh … để làm rõ mối liên hệ giữa chính sách chính trị của Tần Thủy Hoàng với sách lược pháp trị của Hàn Phi Tử. 5. Ý nghĩa của đề tài Từ việc nghiên cứu đề tài này, tôi hi vọng phần nào lí giải được tầm quan trọng của pháp luật trong việc ổn đình chính trị, và phát triển xã hội, có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý, và điều hành tốt bộ máy Nhà nước. Đặc biệt, góp phần nghiên cứu về nguồn gốc của tư tưởng pháp gia và có cái nhìn đúng đắn hơn về công và tội của hoàng đế Tần Thủy Hoàng.<br /> <br /> Page 2<br /> <br /> HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG<br /> <br /> 6. Kết cấu bài tiểu luận Bài tiểu luận bao gồm hai nội dung chính, được chia làm hai chương, mỗi phần được tìm hiểu trong vòng 15 tiết, và phần kết luận:  Chương 1: Trường phái Pháp gia – Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử  Chương 2: Học thuyết pháp trị trong sự nghiệp trị quốc của Tần Thủy Hoàng  Kết luận<br /> <br /> Page 3<br /> <br /> HỌC THUYẾT HÀN PHI TỬ - SỰ NGHIỆP TRỊ QUỐC CỦA TẦN THỦY HOÀNG<br /> <br /> CHƯƠNG 1 TRƯỜNG PHÁI PHÁP GIA - TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 1.1. Cơ sở lý luận xã hội và sự hoàn thiện của tư tưởng Pháp gia trong giai đoạn Hàn Phi Tử ( 280 – 233 TCN) 1.1.1. Cơ sở xã hội của tư tưởng Pháp gia Trường phái Pháp gia được xuất hiện vào thời Xuân – Thu chiến quốc (770 – 221 TCN). Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc có rất nhiều biến động, trật tự xã hội bị đảo lộn “Lễ”, “nhạc” không còn được giữ gìn như trước nữa. Những cuộc nội chiến liên tục diễn ra dai dẳng, dường như không có sự chấm dứt. Ngũ Bá (Tề, Sở, Tần, Tấn, Tống) vẫn tiếp tục dùng bạo lực để thôn tính lẫn nhau. Chiến tranh diễn ra triền miên đã làm cho xã hội càng thêm suy tàn, kinh tế lạc hậu, người dân nghèo đói trong một nền kinh tế tự bất ổn định. Trước tình hình đó, trong thời kì này đã có nhiều học thuyết chính trị ra đời với mục đích ổn định lại nền chính trị. Tiêu biểu có bốn trường phái lớn là Nho gia - Mặc gia - Đạo gia và Pháp gia với đại diện là bốn nhà tư tưởng lớn: Khổng Tử - Mặc Tử- Lão Tử và Hàn Phi Tử. Nhưng để xây dựng một nền chính trị ổn định, không phải là bằng chủ trương dùng nhân để trị nước của Khổng Tử bởi “thực chất của đức trị, nhân trị mà đạo Nho chủ trương chẳng qua là duy trì sự phân biệt giữa người sang kẻ hèn, bắt kẻ hèn chịu ơn, sợ hãi uy lực người sang”, song Hàn Phi Tử đã tiếp thu tư tưởng nhân trị của Khổng Tử và chủ trương Lễ trị của thầy Tuân Tử, và những lý thuyết pháp gia có từ trước để hoàn thiện tư tưởng pháp trị của mình, đưa Hàn Phi Tử trở thành người tiêu biểu cho tư tưởng Pháp gia. Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN), ông xuất thân quí tộc, là công tử của vua Công nước Hàn, nhưng ông không phải là người kế vị ngôi vua. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ ông đã nhìn thấy rõ các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Tuy nhiên, Hàn Phi là người có tật nói lắp, do đó ông không giỏi biện luận và ông đã tập trung sức lực để viết sách trình bày các luận thuyết của mình. Cùng với Lý Tư, Hàn Phi là học trò của thầy Tuân Tử, nhà sử gia lớn nhất lúc bấy giờ. Do đó, ông đã tiếp thu và thông thạo những tư tưởng quốc trị của các bậc tiền bối đi trước (Nho gia, Đạo gia,<br /> <br /> Page 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2