intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Pháp gia và ảnh hưởng của pháp gia trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chia sẻ: Mhnjmb Mhnjmb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

776
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Pháp gia và ảnh hưởng của pháp gia trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trình bày về cơ sở hình thành thuyết Pháp trị, các bậc tiền nhân, sự kết hợp giữa Pháp - Thế - Thuật, sư kết hợp Nho - Lão - Pháp, ảnh hưởng của Pháp Gia trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Pháp gia và ảnh hưởng của pháp gia trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

  1. Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh Khoa Ngân Hàng – Phòng Sau Đại Học Lớp Cao Học UEH_K21_Ngày 2 --o0o-- Đề tài: PHÁP GIA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP GIA TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM GVHD: Tiến Sĩ NGUYỄN NGỌC THU Thực hiện: DƯƠ NG TUẤN NGỌ C Năm thực hiện 2012
  2. ĐỀ CƯƠNG I. Chương I – Cơ sở hình thành thuyết Pháp Tr ị .....................................................1 1. 03 cơ sở hình thành thuyết Pháp Trị ...............................................................1 2. Các bậc tiền nhân ..............................................................................................4 II. Chư ơng II – Nội dung chính .................................................................................5 1. Sự kết hợp giữ a Pháp – Th ế - Thuật ...............................................................5 2. Sự kết hợp giữ a Nho – Lão – Pháp ...............................................................11 III. Chương III - Ảnh hưởng của Pháp Gia trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam .........................................................................................................13 1. Giá trị còn mãi của Pháp Gia .........................................................................13 2. Ứ ng dụng Pháp Gia vào Việt Nam ...............................................................14
  3. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH THUYẾT PHÁP TRỊ 1. 03 CƠ SỞ HÌNH THÀNH THUYẾT PHÁP TRỊ a. Thừa nhận: “Nhân chi sơ tính bổn ác” - Lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ nhà Hạ (2.205 – 1.766TCN) đến Thương (1.766 – 1.123TCN) rồi đến Chu (1.123 – 256TCN)… Người thầy đề xuất ra Nho Gia là Khổng Tử (551 – 479TCN). Khổng Tử có nói một câu: “Tính Tương Cận – Tập Tương Viễn”. Nghĩa là con người ta, khi sinh ra, đấng tạo hóa đã ban cho mọi người tính chất, tính nết, bản chất gần giống như nhau, gọi là “tính tương cận”; nhưng tùy theo môi trường sống, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo sự giáo dục và các mối quan hệ giữa con người với nhau, mà mọi người sẽ có tính tình, tính nết ngày càng khác nhau, không giống như lúc đầu nữa, gọi là “tập tương viễn”. Như vậy, Khổng Tử nói nhân tính của con người ban đầu gần giống như nhau, nhưng Khổng Tử không nói nhân tính đó là Thiện hay Ác. Còn chủ trương của Khổng Tử trong việc điều tiết xã hội đó là dùng Lễ, tức là dùng đạo đức, lễ giáo,… để điều tiết xã hội. - M ạnh Tử (371? – 289?TCN) là hậu nhân của Khổng Tử, cũng theo phái Nho Gia. Mạnh Tử liên quan Khổng Tử qua việc ông theo học một đệ tử của Tử Tư, mà Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử. M ạnh Tử có tư tưởng lý tưởng hóa Nho Gia. Ông phát triển “Tính Tương Cận” của Khổng Tử thành “Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện”, ý ông là chẳng những Tính Tương Cận mà tính đó còn là Tính Thiện. Tuy Khổng Tử chủ trương nhân nghĩa, nhưng Khổng Tử không giải thích bản chất của nhân tính. M ạnh Tử thì cố gắng giải thích bản chất của nhân tính, và ông cho nhân tính là Tính Thiện. Nếu quả thật nhân tính con người là Tính Thiện, thì dùng Lễ điều tiết xã hội quả thật rất dễ dàng. Tuy nhiên, liệu rằng nhân tính có phải thật sự là Tính Thiện hay không? - Về sau, Tuân Tử có ý kiến khác, trái ngược với Mạnh Tử. Niên đại của Tuân Tử không được biết rõ, vào khoảng 298 – 238 TCN. Giống như Mạnh Tử, Tuân Tử cũng muốn giải thích bản chất của nhân tính, và ông cho rằng “Nhân Chi Sơ Tính Bổ Ác”. Và ý tưởng này sẽ được Hàn Phi Tử chấp bút sau này. Tuy nhiên, chủ trương của Tuân Tử vẫn là dùng Lễ để điều tiết xã hội, dùng đạo đức, giáo dục đạo đức để trị thiên hạ. Chính vì vậy mà Tuân Tử không rốt ráo, triệt để, mặc dù sự phát hiện của ông đã rất gần tới giải pháp. Nhưng không sao, hai học trò của ông đã làm tốt hơn ông rất nhiều, cũng là phúc của ông vậy. - Hai người nổi bậc nhất trong số đệ tử của Tuân Tử là Lý Tư và Hàn Phi Tử. Cả hai đều ảnh hưởng lớn đến lịch sử Trung Quốc. Lý Tư làm thừa tướng của Tần Thủy Hoàng, hãm hại Hàn Phi Tử uống thuốc độc, sau đó dùng học thuyết Pháp Gia của Hàn Phi Tử giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc về cả chính trị lẫn ý thức hệ. - Bàn về Nhân Chi Sơ Tính Bổn Ác: Ta sẽ tạm đặt mình vào suy nghĩ của Hàn Phi Tử, lần lượt phân tích hành vi của con người theo trình tự từ khi sinh ra cho đến khi chết, để thấy có phải Nhân Chi Sơ Tính Bổn Ác hay không?
  4. i. M ột đứa bé sinh ra, chưa được giáo dục, chưa được dạy dỗ vẫn biết ngoạm lấy vú mẹ mà bú, nếu có ai bắt nó ra khỏi vú mẹ, nó sẽ giẫy giụa, đá, đạp… chỉ muốn người ta trả vú mẹ lại cho nó. Hành động này, chắc chắn không phải do giáo dục, vì nó chưa được giáo dục, đây là hành động tự phát, bản chất, bản năng… Hàn Phi nói như vậy là ác. (Nếu chưa thuyết phục lắm, xin mời xem ví dụ thứ hai) ii. Lại một đứa khác, lớn hơn, đang ăn một cây kem, nếu có đứa khác giành với nó, cướp của nó, nó sẽ khóc la, đòi người lớn lại bênh vực nó, nếu không, nó sẽ nằm vạ, kêu gào, tru tréo… Hàn Phi cho như vậy là ác. Nhưng khi mẹ nó đến, mẹ nó dạy nó rằng: “Này con, con phải biết chia sẽ, con phải biết thương người, thằng bé kia khổ quá, nghèo quá mới ăn giựt của con, con phải biết chia sẽ với người khác…”. Sau khi nghe mẹ nó giáo huấn, nó sẽ dần dần thiện ra. Như vậy, theo Hàn Phi, Thiện là do giáo dục mà nên, còn bản chất vẫn là ác. iii. Từ xưa đến nay, chỉ nghe người ta dùng từ hướng thiện. Chẳng hạn như: “Tôi đang hướng thiện”. Chưa bao giờ nghe người ta dùng từ hướng ác. Tại vì sao? Tại vì loài người bản chất là ác nên mới Hướng Thiện. Chứ nếu Thiện rồi thì Hướng Thiện làm gì nữa? iv. Mẹ già như chuối chín cây. Gió lay m ẹ rụng con phải mồ côi… Vậy thương mẹ hay thương mình? Chúng ta chịu khó suy nghĩ lại một lần nữa, xem là thương mẹ hay thương mình? Mồ côi tội lắm ai ơi. Đ ói cơm khát nước biết người nào lo? Còn nữa, khi một người thân, một người bạn, một người tri kỉ của ta qua đời, ta khóc, ta thật sự thương bạn hay ta đang khóc vì thương mình? Khi bạn còn sống, ta có người chia buồn. Mỗi lúc ta thất vọng, đau khổ, có người cùng ta nhấp chén rượu, chia điếu thuốc, sớt ly cà phê, nay bạn đi rồi, ta khóc thương bạn hay khóc thân ta giờ đây cô quạnh, không còn ai chịu lắng nghe nỗi khổ của ta? Người về âm cảnh thân thơi thới. Kẻ ở dương gian dạ ngậm ngùi. Người về âm cảnh đương nhiên là thân thơi thới rồi, chết là thoát khổ, thoát khỏi bát khổ: sinh, lão, bệnh, tử, sở cầu bất đắc, thọ biệt li, oán tăng hội, ngủ thụ uẩn… Nhưng người chết vẫn còn ác, chết rồi vẫn ác, chết là thoát khổ, chết là sướng, nhưng sướng mà sợ người trên dương thế biết mình sướng nó chết theo, ta sướng nhưng ta không cho người khác biết ta sướng, cho nên ta sướng ta cười, mà không dám cười lớn, sợ nó nghe, nên mới có câu: “Ngậm cười nơi chín suối”. v. Dẫn chứng cuối cùng. Trong tình yêu, ta thử xem ta yêu người hay ta yêu ta? Khi người yêu ta bỏ ta, và đang vui bên một người khác, có lẽ người ta yêu đang hạnh phúc. Nếu ta Thiện, ta sẽ vui vì cái vui của người yêu, ta sẽ hạnh phúc vì cái hạnh phúc của người yêu. Nhưng không, ta buồn, ta rất buồn, đau khổ, có khi ta hận, ta tức, ta oán trách… vậy thật ra ta thiện hay ta ác? Có khi người ta còn đánh ghen bằng dao lam rạch mặt, tạt axít… Như vậy, trong tình yêu, bản thân ta lầm tưởng rằng ta yêu người, nhưng sự thật không phải ta yêu người mà là ta yêu ta, ta yêu và ta muốn chiếm hữu… Vậy bản chất là Thiện hay Ác? Câu trả lời đã quá rõ.
  5. - Sau khi ta đã nghiên cứu Tính Ác của Tuân Tử, mà sau này là Hàn Phi Tử phát triển, chúng ta nhận ra rằng nếu chủ trương giáo dục về lễ, về đạo đức của Nho Gia để điều tiết xã hội, để trị quốc… thì e rằng chưa khả thi lắm ! - Lễ giáo, đạo đức đương nhiên là giá trị quan trọng, con người sống có đạo đức sẽ được mọi người kính trọng, ca tụng. Ta không thể phủ nhận vai trò của lễ giáo, của đạo đức. Nhưng trong một xã hội, nhiều con người, nhiều thành phần với đủ thứ những trình độ, nhận thức khác nhau, nếu ta cứ hô hào, giảng giải, phân tích đạo đức, lễ giáo thì hiệu quả không cao. Cho nên, Nho Gia tỏ ra sự bất lực, thất bại trong việc trị nước. - Đây cũng chính là một trong những cơ sở để Pháp Gia ra đời, thay thế Nho Gia trong việc trị nước. Điều này không có nghĩa rằng là Pháp Gia phủ định sạch trơn Nho Gia, mà chỉ có nghĩa là Pháp Gia hiệu quả hơn Nho Gia trong việc trị nước. Pháp Gia thừa nhận bản tính con người là Ác, và việc cải hóa con người thành Thiện là không quan trọng, không cần con người phải làm Thiện, miễn là đừng làm bậy là được rồi! b. Thừa nhận sự tồn tại của Lý – tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội! Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội. Hàn Phi yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp. c. Xã hội luôn luôn vận động, biến đổi, muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân theo quy luật chung - Các triết gia thường viện dẫn uy quyền cổ nhân làm căn cứ chứng minh học thuyết của mình. Như Khổng Tử viện dẫn Văn Vương và Chu Công. Mặc Tử viện dẫn Vua Vũ đời Hạ còn xa xưa hơn Văn Vương, Chu Công một ngàn năm. Mạnh Tử còn viện dẫn người còn cổ xưa hơn cả Mặc Tử nữa đó là Vua Nghiêu, Vua Thuấn. Rồi kinh khủng hơn, Nho Gia và Mặc Gia sau này còn viện dẫn cả ông tằng ông tổ nữa đó là Phục Hi và Thần Nông. - Như vậy nhìn ngược vào quá khứ, các triết gia này đã tạo ra một sử quan thoái hóa. Bởi vì họ nhất trí rằng thời hoàng kim của con người là ở quá khứ chứ không phải ở tương lai. Họ nhất trí rằng muốn cứu vớt nhân loại thì đừng sáng tân mà hãy phục cổ. Nho Gia chủ trương cai trị con người bằng lễ giáo và đạo đức của người xưa. Mặc Gia chủ trương kiêm ái. Đạo Gia chủ trương xây dựng nước nhỏ, không giao ban các nước khác, sống thuần phác tự nhiên như cổ nhân. Duy chỉ có Pháp Gia có tư tưởng lịch sử tới đâu, tư duy tới đó. Nghĩa là hoàn cảnh đã thay đổi, phải có phương pháp mới để cai trị con người, chứ không nói lý thuyết suông như Nho Gia, không tư duy thoái hóa như Đạo Gia được. - Xã hội luôn luôn vận động, biến đổi, cái cũ không còn phù hợp nữa đương nhiên sẽ có cái mới ra đời thay thế nó. Khi Nho Gia tồn tại và tất yếu, nó đã trở thành hiện thực và vì thế nó hợp lý. Khi xã hội thay đổi, sự phân hóa ngày càng sâu sắc, thì Nho Gia đã mất đi tính tất yếu của mình, vì thế nó không còn là hiện thực và hợp lý nữa. Pháp Gia ra đời, tồn tại và tất yếu, đương nhiên Pháp Gia trở thành hiện thực và hợp lý.
  6. Minh chứng hùng hồn nhất là Tần Thủy Hoàng dùng Pháp Gia trị quốc và bình định được thiên hạ. Tạo nên dấu ấn vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. - Quan niệm “Lịch sử là một tiến trình thay đổi” thì bình thường theo suy nghĩ của ta hiện nay, nhưng nó được xem là một quan niệm cách mạng đối với các thuyết lưu hành của các học phái khác ở Trung Quốc Cổ Đại. - Thương Ưởng nói: “Khi nguyên lý của dân không phù hợp hoàn cảnh thì các chuẩn mực giá trị phải thay đổi; việc đời biến đổi thì nguyên lý thi hành phải khác”. - Hàn Phi Tử nói: “Người xưa chất phác hơn và có lẽ họ đạo đức hơn người thời nay là do hoàn cảnh vật chất chứ không phải do sự lương thiện cao thượng thiên phú. Ngày xưa dân ít tài nguyên dư, nên không tranh giành. Ngày nay dân quá đông mà tài nguyên khan hiếm, đương nhiên phải tranh giành. Hoàn cảnh mới thì rắc rối mới nảy sinh, chỉ có thể giải quyết rắc rối mới bằng các biện pháp mới mà thôi. - Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đều dùng Pháp Luật để trị nước, không quốc gia nào dùng cách hô hào, kêu gọi, giảng dạy đạo đức mà có thể giữ gìn được trật tự xã hội. Chỉ trừ những quốc gia đang chiến tranh, do họ chưa thiết lập được Nhà Nước nên chưa có áp dụng Pháp Luật được. - Nhưng tùy thời tùy thế mà Pháp Luật cũng sẽ thay đổi để phù hợp với tồn tại xã hội. Chứ không phải đặt ra một pháp luật là có thể đúng cho mọi quốc gia, mọi thời đại. Tư tưởng này, Hàn Phi cũng có nói trong bộ sách Hàn Phi Tử, cho thấy ông thật nhìn xa trông rộng, thấy được cái mà cái triết gia trước đó không thấy được. Bởi thế mà học thuyết của ông làm nên lịch sử. 2. CÁC BẬC TIỀN NHÂN Đại diện cho Pháp Gia có các tiền nhân sau đây a. Quản Trọng (? – 645TCN) được coi là người đầu tiên bàn về Pháp Luật như một cách trị nước, và chủ trương công bố pháp luật rộng rãi trong công chúng. Đối với ông, người trị nước phải coi trọng Luật, Lệnh, Hình, Chính. Tùy theo thời thế và ý của dân mà đưa ra Pháp một cách rõ ràng, phải chỉ cho dân biết rõ Pháp rồi mới thi hành, và khi thi hành phải giữ cho được lòng tin với dân. Như vậy, có thể coi Quản Trọng là người khởi xướng Pháp G ia. - Quản Trọng tên thật là Quản Di Ngô, phò công tử Củ, sau này phò công tử Tiểu Bạch làm vua nước Tề. Tiểu Bạch là Tề Hoàn Công. b. Thân Bất Hại (401 – 337TCN): Thân Bất Hại là tướng quốc của nước Hàn, chủ trương dùng Thuật. c. Thương Ưởng (390 – 338TCN): Thương Ưởng còn gọi là Thương Quân, hay Vệ Ưởng, làm Thừa Tướng của nước Tần, cũng chủ trương dùng Pháp. Có người nói Thương Ưởng học theo Quản Trọng. Tất nhiên Thương Ưởng cũng có những nét riêng của mình. Ngoài ra Thương Ưởng còn chịu ảnh hưởng của Lý Khôi, Ngô Khởi. d. Thận Đáo (370 – 290TCN): Thận Đáo chủ trương dùng Thế.
  7. e. Hàn Phi Tử (280 – 233TCN): Hàn Phi Tử chủ trương kết hợp cả Thuật - Thế - Pháp; đồng thời Hàn Phi Tử còn kết hợp cả Nho – Lão – Pháp lại với nhau, trong đó, Nho Gia là “vật liệu để xây dựng xã hội”, Đạo Gia là “kĩ thuật thi công”, còn Pháp Gia là “bản thiết kế”. Vì vậy, Hàn Phi Tử đương nhiên trở thành người tập đại thành của Pháp Gia, ông là Pháp Gia cuối cùng và cũng là Pháp Gia vĩ đại nhất. CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHÍNH 1. SỰ KẾT HỢP GIỮA PHÁP – THẾ - THUẬT - Phép trị quốc của Hàn Phi Tử là một học thuyết có nội dung hoàn chỉnh được tổng hợp từ Pháp – Thế – Thuật; trong đó, Pháp là nội dung chính của chính sách cai trị, Thế và Thuật là phương tiện để thực hiến chính sách đó. Cả Pháp – Thế – Thuật đều là công cụ trị nước của bậc đế vương. Ba thuyết Pháp – Thế – Thuật của Pháp Gia liên quan chặt chẽ với nhau, chống đỡ lẫn nhau, có cái Thế mới thi hành được Pháp – Thuật, mà có Pháp – Thuật mới giữ vững được Thế, hễ thiếu một là sụp đỗ hết. Vì vậy mà khi xét đến một trong ba cái đó, phải nhắc tới hai cái kia, không thể tách rời hẳn ra được. - Chúng ta sở dĩ tạm thời chia làm ba phần: Pháp – Thế – Thuật chỉ để cho dễ trình bày, chứ thực sự muốn hiểu rõ một phần nào thì phải tham khảo thêm hai phần kia. a. Pháp: Pháp được hiểu là quy định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân theo; là tiêu chuẩn khách quan để định rõ danh phận, trách nhiệm của con người trong xã hội. Ông đòi hỏi, bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp. - Chữ “Pháp” trong Nho Gia mang nghĩa những phép tắc. Chữ “Pháp” trong Pháp Gia mang nghĩa là p háp luật. Pháp luật là một thứ tiêu chuẩn để biết đâu là chính đâu là tà, để khen đúng người phải, trách đúng kẻ quấy. Pháp là hiệu lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp. - Áp dụng pháp luật thì kẻ trí phải theo mà kẻ dũng không dám cãi, khiến cho toàn dân noi theo một đường. Pháp luật phân minh thì người trên được coi trọng, không bị lấn lướt, từ đó thế vua càng mạnh, nắm được các mối quan trọng. Quy tắc của pháp luật: - Theo chủ trương của Pháp Gia, vua tượng trưng cho quốc giá, vua là quốc gia, nên vua nắm hết uy quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên vua không thể muốn đặt luật pháp ra sao cũng được, mà phải theo những nguyên tắc dưới đây: + Luật pháp phải hợp thời: - Trong chương Lịch sử quan của Hàn Phi, Hàn Phi cũng như Thương Ưởng cho rằng lịch sử chuyển biến thời sau không giống như thời trước, mà hễ thời đã khác thì việc cũng phải khác, thánh nhân không theo cổ, phải xét tình hình hiện tại mà tùy nghi tìm biện pháp.
  8. - Pháp luật cùng với thời mà thay đổi thì nước trị, trị dân mà hợp với đời thì có kết quả. Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt. Cho nên thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi, cấm lệnh cùng với đời mà biến. + Pháp luật phải soạn sao cho dân hiểu, thống nhất, cố định, dễ thi hành: - “Thống nhất” nghĩa là pháp luật phải quy định cho cả nước theo, chứ nếu mỗi miền có luật lệ cấm lệnh riêng thì dân miền này qua miền khác, cứ tưởng luật lệ như miền mình mà vô tình phạm pháp. - “Thống nhất” còn có nghĩa là khi ban bố pháp lệnh mới thì phải bỏ pháp lệnh cũ, tránh được kẻ gian lợi dụng tình trạng mập mờ mà theo pháp lệnh có lợi cho mình. - “Cố định” nghĩa là không được thay đổi hoài. Đã thưởng thì không đổi ý, đã p hạt thì không ân xá. - “Dễ thi hành” nghĩa là pháp luật phải minh bạch, mọi người đều hiểu như nhau; nếu quá tỉnh lược, mỗi người hiểu một cách thì sinh ra nhiều tranh tụng, kẻ gian lợi dụng làm bậy. + Pháp luật phải công bằng, binh vực kẻ yếu, số ít, như vậy mới có trật tự trong nước được: - Pháp luật phải nghiêm minh, công bằng. Không để kẻ mạnh lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp đáp số ít, người già hưởng tuổi trời, con nít côi cút được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm… - Thời Xuân Thu, hình phạt là dành cho dân đen, còn lễ dành cho quý tộc. Chủ trương của Nho Gia là áp dụng lễ cho tất cả các hạng người. Còn chủ trương của Pháp Gia là muốn dùng pháp luật để trừ các đặc quyền đó của quý tộc, kéo họ xuống ngang hàng với bình dân. Đây có thể xem là tiến bộ của Hàn Phi và Thương Ưởng. - Nhưng hạn chế của Pháp Gia là chỉ muốn công bằng mà không muốn có tình thương; pháp luật cứng nhắc, nghiêm minh, không ban ân huệ, không bố thí, xem dân là ác, là tàn bạo dã man, phải dùng pháp nghiêm minh cai trị. Câu hỏi đặt ra là liệu thiếu tình thương thì xã hội có công bằng được hay không? + Pháp luật có tính chất phổ biến, trái với lễ có tính chất bí mật. Pháp luật có tính phổ biến để không một người dân nào có thể viện cớ rằng mình không biết pháp luật nên lỡ phạm pháp. Cách thức làm cho pháp luật phổ biến, đến những kẻ ti tiện nhất trong nước cũng phải biết: - Khắc p háp luật lên các thẻ tre treo ở nơi công cộng. - Sai các quan lại dạy pháp luật cho dân.  Hai cách trên đây là điểm cực tiến bộ của Pháp Gia. Nếu áp dụng lâu, khoảng một thế kỉ chẳng hạn, thì có thể Pháp Gia sẽ có một vị trí quan trọng trong lịch sử triết học cũng như diễn biến của lịch sử Trung Hoa sẽ khác đi nhiều. Tiếc là nhà Tần bị diệt sớm, phải đợi 12 thế kỉ sau, một nhà cách mạng là Vương An Thạch mới có ý dạy luật cho kẻ sĩ để sau
  9. bổ dụng họ; nhưng ông chưa kịp cải tổ nền giáo dục thì phe của ông đã bị đảng thủ cựu lật đổ. Lối học từ chương lại sống thêm tám thế kỷ nữa. b. Thế: Thế được hiểu là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn (Tôn quân quyền). Theo Hàn Phi Tử, thế quan trọng đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân. Muốn thi hành được pháp thì phải có thế. Pháp và thế không tách rời nhau. - Nho Gia trọng hiền trí hơn địa vị, và cái uy thế của vua do giá trị của vua hơn là do địa vị. Con rồng mà bay được, đành rằng dựa vào cái thế của mây, nhưng trước hết là nhờ cái tài của nó, chứ nếu là con giun vô tài thù dù có mây cũng không cưỡi được. - Hàn Phi cho rằng thịnh suy do sức người, không liên quan gì với sức trời. Hàn bênh vực thuyết của Thận Đáo, cho rằng cái “thế” không liên quan gì với giá trị về đạo đức và tài trí của con người; và trong việc trị dân, cứ đợi có ông vua hiền thì ngàn đời mới gặp một ông, không lẽ trong chín trăm chín mươi chín đời kia để cho dân loạn hay sao? - Nếu cứ giữ chặt pháp luật, dùng quyền thế thì nước trị, quay lưng lại, bỏ quyền thế thì nước loạn. - Vì trọng sự cưỡng chế, nên Pháp Gia chủ trương: + Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người là vua. + Vua phải được tôn kính, tuân theo triệt để: dân không được quyền làm cách mạng, không được trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết, không chết tức không trung; hơn nữa, dù vua có nhường ngôi cho cũng không được nhận. + Hai quyền bính ở trong tay nhà vua: Hai quyền bính chính là “thưởng’ và ‘phạt”. Muốn cho nước trị vua chỉ cần dùng thưởng phạt chứ không cần dùng giáo hóa, lễ nhạc. Đây là điểm trái hẳn với Nho Gia. Nho Gia dùng đức giáo hóa dân, kẻ nào không thể cảm hóa được thì bất đắc dĩ mới dùng đến hình phạt. - Vì Pháp Gia cho sự thưởng phạt là cách tốt nhất để trị dân, nên ta để riêng một mục bàn về thưởng phạt của Hàn Phi. “Thưởng Phạt” hay “Củ Cà Rốt và Cây Gậy”: + Hàn Phi cho rằng trừ một số ít siêu nhân, còn thì hầu hết loài người có nhiều tât xấu tham lợi, tranh giành nhau, làm biếng, chỉ sợ sức mạnh nên không mong gì họ làm điều thiện được, chỉ cầu sao họ biết sợ mà không làm điều ác thôi, vậy phải dùng chính sách cưỡng chế chứ không cảm hóa được. Tính người có ưa có ghét, ưa tư lợi, ưa được khen, ghét bị cực khổ, ghét bị hình phạt, cho nên có thể dùng sự thưởng phạt để dẫn dắt dân không làm bậy. - Chính sách cảm hóa của Nho Gia tuy đẹp đấy, nghe hay đấy, nhưng không thực tế, lâu có kết quả, nhân từ như vua Thuấn mà phải mất một năm mới sửa được một tật của dân, ba năm được ba tật. Tuổi thọ vua thì có hạn mà tật của dân thì vô hạn, đem cái hữu hạn để trừ cái vô hạn thì trừ được bao nhiêu đâu? Nếu dùng sự thưởng phạt thì kết quả mau chóng mà ông vua tầm thường nào cũng làm được. Hễ làm đúng pháp
  10. thì được thưởng, làm trái pháp thì bị phạt. Sáng ban lệnh, chiều sự tình đã thay đổi, chiều ban lệnh, sáng hôm sau sự tình đã thay đổi, chỉ trong mười ngày là khắp nước thay đổi cả, đâu phải đợi đến một năm. Nguyên tắc thưởng phạt: + Thưởng thì phải xác thực, phạt thì phải cương quyết: Hễ có công thì phải thưởng như luật định, không có tội thì dù là kẻ mình ghét cũng không được trừng phạt. Không có công mà thưởng thì là thi ân, thi ân là mầm của loạn vì dân sẽ lo lót, hối lộ, mua chuột quan lại, quan lại thì thi ân cho dân để mua lòng dân, kéo họ về phe mình mà mưu lợi. Vua cũng không được thi ân cho dân vì như thế là trái phép, bất công, sinh ra ỷ lại trong dân, biếng nhác công việc. + Thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải nặng: Thưởng trọng hậu thì dân thấy lợi mà ham; phạt nặng thì dân thấy sợ mà tránh. Nếu kẻ phạm tội mà trốn được thì phải truy nã cho tới cùng, quyết không để cho một tội nào đã phát giác mà thoát khỏi lưới pháp luật. + Sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư: Khen đúng người phải, trách đúng kẻ quấy. Trị tội thì không chừa quan lớn, thưởng công thì không bỏ sót dân thường. Hình phạt nặng thì người sang không dám khinh kẻ hèn; pháp luật phân minh thì người trên được tôn trọng, không bị lấn lướt. - Cứ theo đúng pháp luật mà thưởng phạt thì kẻ bị trừng phạt không oán bề trên, kẻ được thưởng không mang ơn bề trên, vì không coi sự được thưởng là ân huệ, chỉ là một sự công bằng mà thôi. - Cho dù là nhiều hình phạt quá cũng phải phạt, miễn là thích đáng. Còn nếu hình phạt mà không thích đáng thì dù phạt ít cũng là hại. + Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt: Quyền thưởng phạt là một lợi khí, đích thân vua phải nắm lấy, không được ủy quyền cho ai cả; giao cho người thì uy của vua bị phân tán, và sẽ bị bề tôi che lấp, không chế ngự họ được. - Bậc vua chúa dùng hình và đức để chế ngự bề tôi, nếu bỏ hai quyền đó để cho bề tôi dùng thì ngược lại bị bề tôi chế ngự. Hình và đức cũng giống như nanh và vuốt cọp, nanh và vuốt cọp làm cho chó khiếp sợ, nếu cọp bỏ nanh và vuốt đi để cho chó dùng thì ngược lại nó phải khiếp phục chó. - Ví dụ 1: Tề Giản Công để quyền thi ân cho một đại phu là Điền Thường dùng (Điền Thường được phép ban tước lộc cho quần thần) mà rốt cuộc bị Điền Thường giết, rồi sau đó con cháu họ Điền cướp luôn ngôi vua Tề. - Ví dụ 2: Tử Hãn tâu với vua Tống: Khen thưởng và ban ơn là làm cho dân thích, việc đó xin nhà vua đảm nhiệm lấy; chem giết, trừng phạt là làm cho dân ghét, việc này thần xin đảm đương. Vua Tống cho là Tử Hãn yêu mình, chịu nhận tiếng xấu thay mình, chấp nhận liền, từ đó hễ có việc phải ban lệnh ra oai, trừng trị đại thần thì bảo: “Hãy hỏi Tử Hãn”. Vì vậy mà đại thần đều sợ Tử Hãn, dân chúng đều theo Tử Hãn, được một năm ông bị Tử Hãn giết rồi cướp ngôi.
  11. Tuy nhiên: Nếu chỉ dùng “thưởng và phạt” hay “củ cà rốt và cây gậy” thì chưa chắc trị được nước, vì con người còn biết trọng cái khác ngoài cái lợi, biết sợ cái khác ngoài hình phạt, xã hội không phải là một chuồng thú của một gánh xiếc để có thể chỉ dùng củ cà rốt và cây gậy là có thể huấn luyện được. c. Thuật: Thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào. Thuật bao gồm ba mặt là bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt. Hàn Phi Tử đòi hỏi vua phải dùng pháp như trời, dùng thuật như quỷ. Và nếu pháp được công bố rộng rãi trong dân, thì thuật là cơ trí ngầm, là thủ đoạn của vua được giấu kín. Nhờ thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ quyền hạn, và loại được kẻ bất tài. - Chủ trương của Pháp Gia là bậc vua chúa có nhiệm vụ làm sao cho dân theo đúng pháp luật, như vậy là nước trị. Công việc nhiều quá, vua không thể làm hết được, phải giao cho quan lại, hễ quan lại tốt thì dân không loạn, hễ dân nổi loạn thì là do quan lại xấu. Vì vậy bậc minh chủ trị quan lại chứ không trị dân. - Danh từ “Thuật” có hai nghĩa: kỹ thuật và tâm thuật. - Kỹ thuật: phương án để tuyển dụng, dùng, xét khả năng của quan lại, đúng với định nghĩa của Thân Bất Hại - Tâm thuật: tức những mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họ phải để lộ thâm ý của họ ra: + Làm bộ như ra lệnh và ra lệnh giả. + Giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm điều khác. + Nói ngược những điều mình muốn nói để dò xét gian tình của người. + Ngầm hại những bề tôi mình không cảm hóa được.  Thuật (tâm thuật) thì không muốn cho người khác thấy… dùng thuật thì những kẻ yêu mến, thân cận cũng không được nghe. - Dưới đây không xét tâm thuật, vì chúng nhiều quá, thiên biến vạn hóa, không theo một quy tắc nào khác ngoài quy tắc này: gạt người sao cho có kết quả; mà chỉ phân tích những kĩ thuật trừ gian và kĩ thuật dùng người của Hàn Phi: i. Trừ gian: Phòng gian, diệt gian là khía cạnh tiêu cực của thuật. - Những hạng người có thể làm loạn được chia thành hai nhóm chính là: nhóm thân thích với vua: mẹ vua, hậu phi, con cháu vua, anh em vua, chú bác vua, hề kép hát, bọn thỏa mãn lòng ham vui của vua…; nhóm quần thần: đại thần, người nổi danh là hiền, được lòng dân, bọn thờ nước ngoài…. - Để trừ gian, vua phải: - Đừng để lộ sự yêu, thích, giận, ghét của mình. + Không cho họ biết mưu tính của mình. + Bắt họ theo đúng pháp luật mà chính vua cũng phải theo pháp luật trong việc thưởng phạt họ.
  12. + Xem việc làm có phù hợp với lời nói hay không, tức xem “hình” có hợp với “danh” không? + Khi họ khen ai, chê ai thì phải xem xét người được khen có thực tài hay không, người bị chê có tội lỗi hay không. + Các yêu sách của chư hầu hợp thì nghe, không hợp thì cự tuyệt. - Một cách hay để tìm kẻ gian là khi có một việc xảy ra, hại cho nước hoặc cho một người nào đó thì xét xem ai là kẻ có lợi. + Trần Nhu là bề tôi vua Ngụy. Nước Kinh đánh Ngụy, ông ta vì vua Ngụy đứng ra hòa giải, rồi nhờ thế lực của Kinh mà ông ta được làm tướng quốc Ngụy. Việc đó có lợi cho Trần Nhu, cho nên ta biết được ông ta ngầm xúi Kinh đánh Ngụy. - Muốn kiềm chế người có địa vị cao, trách nhiệm lớn ta phải lưu ý: + Nếu là người hiền, có thể bắt vợ con, thân thích của họ làm con tin (Tào Tháo bắt cóc mẹ của Từ Nguyên Trực để buộc Từ Nguyên Trực bỏ Lưu Huyền Đức mà đi theo Tào). + Nếu là kẻ tham lam thì cho họ tước lộc hậu hĩ như đã hứa với họ để “an định” họ, tức mua chuột họ để họ khỏi làm phản. + Nếu là kẻ gian tà thì phải làm sao cho họ khốn khổ khốn nạn bằng cách trừng phạt. - Dùng những cách đó mà vẫn không cải hóa được thì trừ họ đi. Muốn trừ họ mà không thương tổn danh tiếng của vua thì nên đầu độc họ, hoặc dùng kẻ thù của họ để giết họ, như vậy là trừ gian một cách kín đáo (Tào Tháo áp dụng mưu kế Tá Đao Sát Nhân, tức mượn đao giết người, cụ thể là mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành để khỏi mang tiếng bất nhân, giết hại người tài). - Những hạng người không nên dùng: + Hạng người khinh tước lộc, dễ dàng bỏ chức vụ mà đi chọn vua khác. + Hạng người lánh đời, ở ẩn, chê bai vua. + Hạng người đặt lời giả dối trái pháp luật. + Hạng người thi ân để thu phục kẻ dưới (lấy của công ra bố thí). + Hạng người vì tư lợi mà giao thiệp với chư hầu. + Hạng người vì người quen cũ mà làm việc riêng tư, họ là bạn tốt nhưng lại là quan lại gian (hạng người uốn cong pháp luật vì người thân). + Hạng người bỏ chức quan mà thích giao du. + Hạng người tranh thắng với bề trên. ii. Dùng người: Tuyển người, dùng người để tăng công hiệu hành chánh là khía cạnh tích cực của thuật. - Khổng Tử: Dùng người phải “chính danh”, vì “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành”. - Mạnh Tử: Vua mà tàn bạo như Trụ thì không phải là vua mà chỉ là một tên thất phu. Vậy giết Trụ không phải là thí vua mà chỉ là giết một tên thất phu. Bởi vì theo Mạnh Tử, vua Trụ không “chính danh”. - Hàn Phi Tử cũng theo thuyết hình danh. Lấy pháp luật làm danh thì việc là hình: sự việc mà hợp với pháp thì danh và hình hợp nhau. Lấy
  13. quan vị làm danh thì chức vụ là hình: nếu hai cái không hợp nhau (chẳng hạn một trưởng ti không điều khiển nổi nhân viên trong ti, việc gì cũng giao cho phụ tá) thì là hình danh không hợp. - Bậc vua chúa muốn ngăn cấm gian tà tất phải xét xem hình và danh có hợp nhau không, danh là lời nói mà hình là sự việc. - Phương pháp xét người: + Thính ngôn – Phương pháp nghe: - Khi nghe bề tôi nói thì vua phải trầm mặc, lầm lì, không khen không chê, không để lộ ý nghĩ cùng tình cảm của mình, phải bí hiểm. - Phải bắt bề tôi nói, không được làm thinh, mà nói thì phải có đầu có đuôi, có chứng cứ. - Lời nói của bề tôi trước sau không được mâu thuẫn nhau. - Bề tôi phải đưa ra ý kiến rõ rệt, không được mập mờ, ba phải để trốn tránh trách nhiệm về sau. - Quan trọng nhất là lời nói phải có thiết thực, có công dụng, không phải là hư ngôn. + Tham nghiệm: - Tham nghiệm là khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi và để xem lời nói của họ có giá trị hay không. - Lại phải tham khảo ý kiến nhiều người để biết thực tình; nếu chỉ nghe, tin một người thì sẽ bị bề tôi che lấp. - Phải bắt kẻ bề tôi trình bày ý kiến, nghe hết thảy ý kiến từng người một, mới phân biệt được ai trí ai ngu. + Thí chi quan chức: ba qui tắc giao chức - Mới đầu hãy giao cho một việc nhỏ đã, rồi sau đó mới giao việc lớn dần lên. - Không cho kiêm nhiệm. Mỗi người chịu trách nhiệm về chức vụ của mình. Không phải việc mình thì không được làm vượt chức cho dù là có ích cho nước, vì sẽ vi phạm nguyên tắc “hình danh”. - Đã giao việc cho người nào đó rồi thì đừng dùng một kẻ khác để dòm ngó kẻ đó. iii. Thuật vô vi: - Vô vi của Hàn khác vô vi của Lão, của Khổng: Lão vô vi được là nhờ theo tự nhiên, theo đạo, không can thiệp vào đời sống của dân; Khổng vô vi được là nhờ có đức khéo cảm hóa dân, dùng lễ, nhạc, ít dùng hình pháp; Hàn chỉ dùng hình pháp để trị dân, dùng thuật bắt dân cáo gian, can thiệp vào đời sống của dân, nhất là dùng tâm thuật, phải tính toán lo lắng nhiều, không tin cậy ai cả, có khi không dám ngủ chung với vợ con nữa, lại phải giữ ý, dụng ý trong mỗi cử chỉ, lời nói, nét mặt… Như vậy, Hàn chẳng những không phải là vô vi mà là cực hữu vi, đâu có ung dung, nhàn tản như họ Khổng, họ Lão được. 2. SỰ KẾT HỢP GIỮA NHO – LÃO - PHÁP a. Pháp và Nho: - Các Pháp Gia từ Quản Trọng tới Thương Ưởng đã lần lần lấy pháp luật thay cho lễ của Nho Gia. Có điều đáng lưu ý là Nho Gia tuy tôn quân, nhưng coi vua là người chỉ nhận sứ mạng của trời, mà ý dân là ý trời,
  14. nên đòi vua phải có đạo đức (vua có ra vua thì bề tôi mới giữ đạo bề tôi), ông vua nào không có tư cách đều bị Khổng, Mạnh chê hoặc mạt sát; Nho Gia là những chính trị gia chỉ có ý niệm về đạo đức (nhân) và về bổn phận (nghĩa) chứ chưa có ý niệm về pháp luật. Trái lại Pháp Gia tôn quân hơn Nho Gia nhiều, có ý niệm rõ rệt về pháp luật và đòi hỏi các vua chúa phải luôn luôn áp dụng đúng pháp luật. Họ không nói đến mệnh trời, ý dân nữa, không đề cao nhân nghĩa nữa mà chỉ nói đến pháp luật, đề cao pháp luật. Đó là một sự biến chuyển lớn trong tư tưởng chính trị của Trung Quốc thời chiến quốc mà ít có học giả nào phân tích. - Nho Gia chủ trương tài đức trên địa vị, phải có tài đức tới một mức nào đó thì mới xứng đáng với địa vị, mới không làm hại dân. Pháp Gia đặt địa vị, quyền thế lên trên tài đức; miễn là tài đức trung bình mà có quyền thế là trị được nước rồi. Nho Gia chủ trương nhân trị, Pháp Gia chủ trương pháp trị. Tuy nhiên, cho dù nhân trị thì cũng không thể bỏ pháp, mà chủ trương pháp trị thì càng không thể bỏ nhân. - Xã hội phong kiến Trung Hoa cổ đại giới quý tộc được cai trị theo lễ, nhưng thứ dân được cai trị theo hình phạt. Do đó, Nho Gia nhất quyết rằng thứ dân cũng phải được cai trị theo lễ như giới quý tốc, chứ không phải theo hình phạt. Thực tế đó là một yêu cầu về tiêu chuẩn đạo đức cao hơn cần áp dụng cho thứ dân. Với ý nghĩa này, Nho Gia có tinh thần cách mạng. - Trong tư tưởng của Pháp Gia cũng không có sự phân biệt giai cấp. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và nhà vua. Tuy nhiên thay vì nâng thứ dân tới tiêu chuẩn đạo đức cao hơn thì Pháp Gia hạ quý tộc xuống tiêu chuẩn thấp hơn bằng cách vất bỏ lễ - Tư tưởng Nho Gia thì lý tưởng, tư tưởng Pháp Gia thì hiện thực. Đó là lí do tại sao trong lịch sử Trung Quốc Nho Gia luôn chỉ trích Pháp Gia là hạng bỉ lậu, còn Pháp Gia thì chỉ trích Nho Gia là hạng nói suông theo sách vở mà không thực tế. b. Pháp và Đạo: - “Vô vi nhi vô bất vi” (không làm gì, nhưng chẳng cái gì không làm được) là tư tưởng của Đạo Gia, nhưng cũng là tư tưởng của Pháp Gia. Hàn Phi và các Pháp Gia khác cho rằng cái đức lớn mà nhà vua cần có là tùy thuận theo đạo vô vi. Vua chẳng nên đích thân làm việc gì hết, mà nên để người khác thay vua làm tất cả mọi việc. Vua sở hữu các công cụ và bộ máy, thông qua đó chính quyền được quyền được điều hành. Khi có các thứ ấy, vua không làm gì hết mà chẳng có cái gì không được làm. Đạo Gia và Pháp Gia biểu thị hai cực đoan của tư tưởng Trung Quốc. Đạo Gia cho rằng con người ban sơ thì hoàn toàn chất phác; trái lại Pháp Gia cho rằng bản chất con người là ác. Đạo Gia chủ trương tự do cá nhân tuyệt đối, Pháp Gia chủ trương khống chế xã hội tuyệt đối. Tuy nhiên, hai cực đoan này gặp nhau ở tư tưởng vô vi. Tức là ở đây, họ có tư tưởng chung. (Mặc dù ở trên có phân tích, cái vô vi của Hàn Phi lại hóa ra cực hữu vi – xin xem kỹ lại phần thuật vô vi) - Đạo Gia phê bình Pháp Gia. Thuật cai trị của Pháp Gia đòi hỏi vua phải công chính vô tư. Vua phải trừng phạt kẻ đáng bị trừng phạt, cho
  15. dù đó là thân bằng quyến thuộc của vua; và vua phải khen thưởng kẻ đáng được khen thưởng, cho dù đó là kẻ thù của vua. Nếu đôi lần vua không làm được như vậy, thì toàn bộ cơ chế sụp đổ. Nhưng yêu cầu như vậy là quá nhiều đối với một người có trị tuệ trung bình. Đáp ứng mọi yêu cầu ấy chỉ có thánh nhân mà thôi. CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁP GIA TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM 1. GIÁ TRỊ CÒ N MÃI CỦA PHÁP GIA a. Mặt hạn chế: Tuy nhờ Pháp Gia mà nước Tần đã trở nên hùng cường và thống nhất được Trung Quốc. Nhưng mặt hạn chế là Pháp Gia quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu văn hóa giáo dục… đi ngược lại xu hướng phát triển của văn minh nhân loại. Vì vậy, do thực hành triệt để pháp trị mà nhà Tần đã thống nhất được đất nước và cũng do thực hành triệt để pháp trị mà nhà Tần mất nước. - Để cứu vãn một xã hội loạn lạc, chia rẽ, suy nhược thì học thuyết của Hàn là rất tốt. Nhưng khi xã hội đã bình trị rồi thì lẽ ra phải thay đổi cho phù hợp, đàng này nhà Tần cứ lối cũ mà trị quốc nên mất nước cũng là cái lý đương nhiên: coi con người như con vật (bởi Pháp Gia nhất quyết rằng Nhân Chi Sơ Tính Bổn Ác), họ đã thái quá thủ tiêu đạo đức (mà lẻ ra nếu Nhân Chi Sơ Tính Bổn Ác thì một mặt dùng Pháp trị, một mặt phải giúp con người hướng thiện, như thế mới bền vững được), thủ tiêu lễ nhạc, giáo dục, chỉ cho dân học luật pháp mà thôi; bên cạnh đó Pháp Gia quá trọng nông nghiệp và võ bị, ghìm công và thương (đây cũng là một sai lầm lớn của Pháp Gia) - Người đầu tiên chê Hàn Phi có lẽ là Lưu An (Hoài Nam Vương). Lưu bảo Hàn không biết trọng cái gốc của việc trị nước, tức nhân nghĩa mà chỉ vụ cái ngọn, tức hình pháp. b. Mặt tích cực: Từ thời Hán về sau, dù Pháp Gia không chính thức được công nhận, nhưng những tư tưởng có giá trị của Pháp Gia đã được các học phái khác hấp thụ để bổ sung, hoàn chỉnh quan điểm. Cho nên, Pháp Gia nguyên bản thì có nhiều khuyết điểm, nhưng người ta đã kế thừa nó, phát triển nó… tuy rằng không dùng danh từ Pháp Gia nữa, nhưng kì thực cũng là phát huy từ Pháp Gia. - Nếu xã hội đang loạn lạc, chia rẽ, thì Pháp Gia nghiêm khắc lại là giải pháp tối ưu, dùng độc trị độc. Ta lấy thêm ví dụ về các nhà Pháp Gia ở Ấn và Âu để làm rõ luận điểm này. - Ở Ấn, khoảng một thế kỉ trước Hàn Phi, sau cuộc xâm lăng của vua Hi Lạp, Alexander dưới triều Chandragupta, có Kautilya, tác giả cuốn Arthasastra; ở Châu Âu, cuối thế kỉ XV, nước Ý bị chia rẽ cũng như Trung Hoa thời Chiến Quốc, có Nicolò Machiavelli, tác giả cuốn The Prince. - Đại khái Kautilya cũng coi thường đạo đức, dùng nhiều thuật như Hàn Phi, đối nội thì tổ chức ban mật vụ, đối ngoại thì dùng mưu mô lừa gạt, nhưng ông hơn Hàn ở chỗ còn xét cả về phong tục, về các tổ chức cơ quan hành chính.
  16. - Nicolò Machiavelli có nhiều điểm giống Hàn hơn nữa: cũng phản cổ, cho rằng tính dân vốn ác: tham lợi, sợ nguy, bạc bẽo; trị dân thì cần làm cho dân sợ uy của mình, mọi việc phải quyết định lấy, phải quỉ quyệt, bất chấp luân lí, trọng võ bị, nhưng ông ta khác Hàn ở chỗ trọng thương (nước Ý thời đó giàu nhờ thương mại) và biết mua chuộc lòng dân. - Cái tinh hoa của Pháp Gia là người sau giỏi hơn người trước, trong khi các học phái khác thì ngược lại. Nho giáo là do Khổng Tử sáng tạo ra, nhưng Khổng Tử đã leo lên đến tận đỉnh cao rồi, Nhan, Tăng, Tư, Mạnh đều đi học Khổng Tử, học vấn của họ thấp hơn Khổng Tử một bậc; Châu, Trình, Chu, Trương đều đi học Nhan, Tăng, Tư, Mạnh, học vấn của những người sau này còn thấp hơn một bậc nữa, càng theo càng thấp, nguyên nhân của nó chính là bản lĩnh của giáo chủ quá lớn. Lão Tử trong Đạo Gia cũng thế. Thích Ca trong Phật Giáo càng như thế, sẽ không có một hậu nhân nào giỏi hơn Phật Thích Ca, cho dù là Thánh Gandhi cũng không thể giỏi hơn Phật Thích Ca. Nhưng khoa học phương Tây là không như thế, khi phát minh ra còn rất thô thiển, càng nghiên cứu thì càng tinh thâm. Người phát minh ra hơi nước, chỉ biết được sự bốc hơi nước lên làm bậc cái nắp đậy nồi; người phát minh ra điện chỉ biết được sự vận động của con ếch chết, nhưng khi người đời sau tiếp tục nghiên cứu, chế tạo được biết bao các loại máy móc, với rất nhiều công dụng mà người phát minh ra hơi nước và điện không thể nào đoán trước được. Nicolas Copernic (1.473 – 1.543) đưa ra thuyết Nhật Tâm, đệ tử của ông là Galileo Galilei (1.564 – 1.642) chế tạo ra kính thiên văn để kiểm chứng học thuyết của thầy Nicolas Copernic. Pháp Gia cũng cùng quy luật này, theo thứ tự Quản Trọng, Thân Bất Hại, Thương Ưởng, Thận Đáo và cuối cùng, giỏi nhất là Hàn Phi Tử, rõ ràng người sau hoàn thiện hơn người trước, Hàn Phi Tử giỏi nhất, vĩ đại nhất trong tất cả những người trước. Lưu ý là Hàn Phi Tử có nói, tùy thời thế, tùy bối cảnh, tùy quốc gia mà Luật Pháp sẽ thay đổi sao cho phù hợp, chân lý này cho đến giờ vẫn đúng. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống pháp luật, và không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, vì thế, dự đoán của Hàn Phi Tử là hoàn toàn đúng. Cho nên tuy danh từ Pháp Gia không còn nữa, nhưng kì thực Pháp Gia vẫn đang sống trong từng hệ thống Pháp Luật của mọi nước trên thế giới (trừ các quốc gia đang chiến tranh, chưa giành độc lập, tự chủ thì việc áp dụng Pháp Luật còn nhiều hạn chế) 2. ỨN G DỤNG PHÁP GIA VÀO VIỆT NAM - Ở đây ta không nên hiểu một cách cứng nhắc là ứng dụng nguyên xi Pháp Gia vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Bởi lẽ, tùy thời thế, tùy quốc gia, tình hình khác, rắc rối khác phải có cách giải quyết khác. Nhưng rõ ràng, chúng ta có hệ thống pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật, ai phạm pháp tất nhiên bị xử phạt tùy theo tính chất nặng nhẹ theo luật định. - Vậy việc xây dựng nhà nước Pháp quyền là đúng. Nhưng không thể cứng nhắc coi con người như con vật, độc ác, dã man rồi cai trị họ một cách cứng nhắc, gạt bỏ đạo lí, không chút tính người. Mà phải dựa vào
  17. sức dân, lấy dân làm gốc chứ không coi dân là một bầy thú để rồi dùng cây gậy và củ cà rốt huấn luyện họ. Khổng Tử chủ trương nhân nghĩa, đạo đức, nên được xem là người hiền, còn Hàn Phi Tử chỉ được Phùng Hữu Lan xem là kẻ sỉ mà thôi. - Bản chất của con người là ác. Hàn Phi Tử không dùng giáo hóa, không cần dân làm việc thiện, chỉ mong họ đừng làm bậy là được. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, đòi hỏi của chúng ta không đơn thuần chỉ là dân không làm bậy, mà cao hơn nữa, ta p hải khuyến khích hành động nhân nghĩa, hành động thiện nguyện. Bởi thế mà có nhiều tổ chức từ thiện, nhiều mái ấm tình thương, nhiều đoàn hội hỗ trợ, giúp đỡ cho những cuộc đời bất hạnh, nêu gương người tốt, làm tăng giá trị tinh thần, góp phần làm cho xã hội văn minh, mang tính nhân văn hơn. - Những kẻ phạm tội, nếu cải tạo tốt, biết ăn năng hối lỗi thì việc ân xá cũng là việc tốt nên làm chứ không nên chỉ xem loài người là ác thú. Địa phương cũng giúp họ hòa nhập cộng đồng, thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đ ảng và Nhà Nước Việt Nam ta. - Nếu chỉ có cây gậy và củ cà rốt thôi thì chưa đủ. Vì dân ngoài ưa thích cái lợi ra còn ưa thích những thứ khác, ngoài sợ hình phạt ra còn sợ những thứ khác (về mặt tâm linh chẳng hạn). - Thực hiện pháp luật phải chí công vô tư. Nếu chỉ một mình ông vua nắm cả lập pháp, hành pháp, tư pháp; và ông vua phải chí công vô tư thì cũng khó. Bởi ông vua dù sao cũng là con người. Con người thì dĩ nhiên có yêu có ghét. Tất nhiên chí công vô tư là tốt. Chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng dạy cán bộ phải chí công vô tư. Nhưng quyền lực tập trung hết vào một người (thậm chí là một nhóm người) thì liệu có chí công vô tư được không? Ngày nay, nhà nước ta phân định rõ lập pháp, hành pháp, tư pháp thuộc về ai. Cho nên tạo điều kiện dễ dàng hơn để chí công vô tư so với Pháp Gia là tam quyền chỉ thuộc về vua. - Tùy thời mà pháp luật thay đổi. Hàn Phi cũng có quan điểm này và rõ ràng là đúng như thế. Quốc Hội ta thường kì vẫn hợp để không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. - M uốn thực hiện pháp thì phải có cái thế. Cái thế thì dĩ nhiên Đảng và Nhà Nước đã có. - Thuật thì có kỹ thuật và tâm thuật. Tất nhiên ta không bê nguyên xi học thuyết của Hàn Phi mà áp dụng. Ở đây có thể hiểu thuật là chính sách tuyển dụng, đãi ngộ công chức nhà nước. Đảng và Nhà Nước ta không ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách này để có thể chọn ra người vừa có tài vừa có đức lãnh đạo đất nước và thực thi pháp luật. - Cuối cùng, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống pháp luật để trị nước. Nó không phải là nguyên bản của Pháp Gia, nhưng quy luật vận động và phát triển của xã hội thì phải đi đến chỗ quản lí đất nước bằng pháp luật. Đây có thể nói rằng đã là chân lí thì dù đi với bất cứ hình thức nào, con đường nào cũng sẽ về với chân lí. Hết `/.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2