Tiểu luận: Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giải pháp để vượt qua những thách thức
lượt xem 22
download
Tiểu luận với đề tài "Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giải pháp để vượt qua những thách thức" trình bày nội dung gồm 2 phần: phần 1 phững vấn đề lý luận về cạnh tranh, phần 2 cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), giải pháp để vượt qua những thách thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giải pháp để vượt qua những thách thức
- LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, Khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách.Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát tri ển.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế th ế gi ới, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có sự cạnh tranh,Việt Nam của chúng ta cũng vậy. Là một nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới đã và đang đặt ra cho chúng ta nhi ều c ơ h ội, cũng như nhiều thách thức. Sức cạnh tranh là một yếu tố cần thi ết, c ấp bách và không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia, hay bất kỳ dân tộc nào. Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ rào cản,chấp nhận tự do buôn bán,vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao s ức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của th ế giới. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (về chất lượng và giá cả) .Nhưng làm sao và làm th ế nào đ ể nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta hiện nay đang là vấn đề hết sức nan giải và có thể nói là đầy khó khăn, đang được nhiều người quan tâm. Với trình độ và khả năng hiểu biết của mình còn hạn ch ế, em xin trình bày đề tài: “Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách thức" . 1
- PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá bao gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Trên thị trường các nhà sản xuất, người tiêu dùng, những người hoạt đ ộng buôn bán kinh doanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá. Như vậy thực chất thị trường là chỉ các hoạt động kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi, lưu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa người với người. Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trường là kinh t ế hàng hoá. Kinh tế h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản ph ẩm sản xuất ra để trao đổi và buôn bán trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là hình thứuc phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi y ếu t ố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất đều được qui định bởi thị trường. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có được những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất như: thuê được lao động rẻ mà có kĩ thuật, mua được nguyên nhiên vật liệu rẻ, có th ị trường các yếu tố đầu ra tốt. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể chiếm lấy, nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi. Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó được đánh dấu bởi một bên chi ến th ắng và một bên thất bại. Tuy vậy cạnh tranh không bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là sự sống còn của các doanh nghi ệp. Mu ốn tồn tại được buộc các doanh nghiệp phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả, cải tiến khoa học kĩ thuật… Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làm 2
- cho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kĩ thuật phát tri ển do đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghi ệp, c ải ti ến khoa học - kĩ thuật. Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội s ẽ được chuy ển từ nơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả h ơn. Tạo ra lợi ích xã hội cao hơn, mọi người sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn. Cạnh tranh đem lại sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ. Do đó t ạo ra nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng, cho người tiêu dùng. Như vậy cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem nh ư là quá trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện các bước nh ảu thay đ ổi v ề ch ất. M ỗi bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã h ội phát triển di lên, tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. 2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh t ế hàng hoá. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa nh ững người sản xuất kinh doanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có l ợi v ề s ản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhu ận c ủa mình. Trong n ền kinh tế thị trường cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực cho s ự phát triển kinh tế. Do đó mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua một số chức năng sau: Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnh tranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghi ệp c ạnh tranh với nhau về sản phẩm. Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình 3
- thành nên giá trị thị trường của từng loại mặt hàng. Đó là giá trị của hàng hoá được tính dựa vào điều kiện sản xuất trung bình c ủa toàn xã h ội. N ếu như doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất dưới mức trung bình s ẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn. Còn những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu được lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất. Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khác nhau. Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đ ầu t ư có l ợi h ơn. Các doanh nghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác. Cạnh tranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất. Việc hình thành nên giá thị trường của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bình quân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trường. V ới giá trị th ị trường của hàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả. Từ đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Với tỉ suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận c ủa các nhà t ư bản sẽ là như nhau cho dù đầu tư vào những ngành khác nhau với lượng TB như nhau. Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã h ội m ột cách hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hàng hoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lượng sản phẩm trong quá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năng suất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi. Điều đó giúp cho việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho xã hội cao hơn. Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụng các loại nguồn lực thì sẽ lãng phí ngu ồn l ực xã h ội trong khi hiệu quả xã hội đem lại không cao, chi phí cho s ản xu ất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lên không cần thiết. 4
- Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên th ị trường, kích thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tăng vốn đầu tư vào sản xuất trên thị trường, khi cung một hàng nào đó l ớn hơn cầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá gi ảm xuống, làm cho l ợi nhuận thu được của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống. Nếu như giá cả giảm xuống dưới mức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghi ệp đó làm ăn không có hiệu quả và bị phá sản. Ch ỉ có những doanh nghi ệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanh toán của hàng hoá thì doanh nghi ệp đó m ới thu được. Điều đó buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất lao động bằng cách tích c ực ứng dụng đưa khoa học công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất. Ngược lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá của thị trường điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cả của hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghi ệp tăng lên, điều này kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cách ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có được lượng hàng hoá tung ra thị trường. Đi ều này làm tăng thêm vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng l ực s ản xu ất c ủa toàn xã hội. Điều này quan trọng là động lực này hoàn toàn t ự nhiên không theo và không cần bất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào c ủa c ơ quan qu ản lý nhà nước. Thứ tư: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không chỉ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có s ự c ạnh tranh giữa những người lao động với nhau, để có được một nơi làm vi ệc t ốt, công việc phù hợp. Điều đó khiến cho mọi người trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay nghề của mình. Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con người ta hoàn thiện hơn, cạnh tranh đóng góp m ột ph ần trong vi ệc hình thành nên con người mới trong xã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo. 5
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻ thắng và người thua. Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả. Kẻ yếu thì bị phá sản. Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Bởi vì có nh ư vậy thì các ngu ồn l ực c ủa xã h ội mới được chuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả. Việc nâng cao các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội. Do đó muốn có hiệu quả sản xuất của xã h ội cao bu ộc chúng ta ph ải ch ấp nhận sự phá sản của những doanh nghiệp yếu kém. Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo. 3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh trong kinh doanh Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình. Nh ưng c ạnh tranh trên thị trường đã không cho phép họ làm như vậy. Do đó các doanh nghiệp luôn muốn xoá bỏ cạnh tranh đã ra đời để đáp ứng yêu cầu c ủa h ọ. Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh t ế v ới những điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định kh ống ch ế th ị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Độc quyền thường dẫn đến xu hướng cửa quyền, bạo lực và trong một số trường hợp nó cản trở sự phát triển của khoa học kĩ thuật, làm chậm thâm chí lãng phí các ngu ồn lực xã hội. Bởi lẽ với thế độc quyền các doanh nghiệp sản xuất không c ần quan tâm đến việc cải tiến máy móc kĩ thuật, không c ần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn thu được lợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán. Độc quyền là sự thống trị tuyệt đối trong lưu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độc quyền, giá cả lũng đo ạn cao,... Do vậy, sự phục vụ của người tiêu dùng nói riêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do. Trong nhiều trường h ợp đ ộc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội. Chính do cung cách ấy mà độc quyền thường làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạng khan hiếm hàng hoá, 6
- sản xuất không đáp ứng được nhu cầu ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của th ị trường. Để có s ự cạnh tranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quy ền và t ạo nên cạnh tranh hoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước. Để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì c ần phải có những điều kiện nhất định. a) Điều kiện về các yếu tố pháp lý - thể chế đối với hoạt động kinh doanh Để có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thì cần ph ải hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh. Ngày nay trong quá trình hội nhập ngày càng cao thì các thể chế pháp lý không chỉ do nhà nước ban hành mà nó còn được ban hành bởi các tổ chức quốc tế hoặc do một khu vực kinh tế gồm nhi ều qu ốc gia ban hành. Yếu tố pháp lý thể chế nhân tố quan trọng trong hình thành nên môi trường kinh doanh - là đất sống của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mõi yếu tố pháp lí - thể chế đều tác động vào một lĩnh vực nh ất đ ịnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó được dùng để điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các chủ th ể kinh t ế mu ốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nào đều phải dựa vào các thể chế - pháp lí đã được ban hành đối với lĩnh v ực nào đó đ ể tham gia hoạt động kinh tế. Như vậy sẽ hình thành nên một môi trường kinh doanh ổn định khoa học. b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng như nhà nước khi ra các qui định pháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này đảm bảo tính sát thực của các qui định. Nhà nước dựa vào các qui đ ịnh để điều hành quản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò của quản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - th ể ch ế 7
- được thực hiện. Do vai trò hết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nước đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải có đ ủ trình đ ộ chuyên môn, năng lực trong quản lý kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt. Việc các công ty hoặc các tổ chức độc quy ền hình thành là điều dễ dàng. Do vậy để chống độc quyền và t ạo nên s ự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh tế non kém thì nhà nước s ẽ không thể quản lí được nền kinh tế, các bản qui định không th ể đưa vào áp d ụng trong thực tế, hoặc nếu có đưa vào áp dụng được thì khó lòng mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện. Điều này sẽ gây ra việc làm thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh bất ổn định, tạo điều ki ện cho các t ổ chức độc quyền hình thành. Thực tế ở Việt Nam cho th ấy: trong xây d ựng cơ bản việc đầu tư dàn trải không có trọng điểm gây lãng phí v ốn đ ầu t ư. Trong các dự án, công trình xây dựng việc thất thoát vốn là rất l ớn do vi ệc câu kết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa các chủ đầu tư và xây dựng. Tất cả các điều trên phần lớn là do bộ máy quản lý còn non kém. Ch ưa đ ưa ra được những qui định pháp lí - thể chế để điều chỉnh các hoạt động kinh t ế. Việc các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc đầu cơ, thông đ ồng v ới nhau tạo ra sự khan hiếm giả tạo để đẩy giá thuốc lên cao. Đi ều này cũng tương tự đối với thị trường bất động sản. Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới nên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng để tạo nên cạnh tranh . c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể kinh doanh Các chủ thể kinh tế là đối tượng tác động của các văn bản pháp lí - thể chế. Nhà nước ban hành và giám sát, chỉ đạo các ch ủ th ể kinh t ế thi hanh các qui định của văn bản pháp lí - th ể ch ế. Để các qui đ ịnh đ ược th ực hiện tốt thì ngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nước còn có hành vi thực hiện của các chủ kinh doanh và nhân dân. Ý thức th ực hiện các qui đ ịnh văn b ản 8
- của các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh tế là đi ều ki ện đủ đ ể t ạo nên cạnh tranh trong kinh doanh. Năng lực của các cơ quan quản lí là có hạn cho nên trong quá trình quản lý không thể khong m ắc nh ững sai l ầm, thi ếu sót. Khi đó sẽ là điều kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền lợi dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động. Trong những tình huống như vậy để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và ch ống đ ộc quyền rất cần có tinh thần, ý thức của các chủ th ể kinh doanh cũng nh ư của nhân dân. Tinh thần trách nhiệm, ý thức tốt của các chủ th ể kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý. 9
- PHẦN II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO). GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC I. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập WTO Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã khẳng định quá trình đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nền kinh t ế tăng tốc. Việc vào WTO sẽ mang lại những cơ hội, cũng nh ư thách th ức mới cho nước ta. 1. Cơ hội khi gia nhập WTO 1.1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp đ ịnh th ương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi th ế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá b ỏ dần các rào cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định D ệt may c ủa WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá b ỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam. 10
- 1.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối v ới đầu t ư tr ực ti ếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. 1.3. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa th ị trường d ịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thi ện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý h ơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. 1.4. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta s ử dụng đ ược c ơ ch ế gi ải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với 11
- các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Th ực ti ễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này. 2. Thách thức của việc gia nhập WTO Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cùng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đó là: 2.1. Sức ép cạnh tranh Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với "bầu vú bao cấp" của Nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách th ức này bởi đó là h ệ qu ả t ất y ếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường hướng tới hiệu quả và phồn vinh. Dù không gia nhập WTO thì thách thức này sớm hay muộn cũng sẽ đến. Riêng đối với khu vực nông nghiệp, việc gia nhập WTO có thể s ẽ mang lại khó khăn nhiều hơn bởi chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp khó có thể diễn ra trong một sớm, một chiều. Chính phủ luôn lưu tâm đến yếu tố này trong đàm phán gia nhập WTO và hy vọng kết quả đàm phán cuối cùng sẽ là một kết quả chấp nhận được đối với lĩnh vực nông nghiệp. 2.2. Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ ph ải mất đi đ ể nh ường ch ỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách th ức h ết s ức to 12
- lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và kh ả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần c ủng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn. 2.3. Thách thức của việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế - thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều vi ệc ph ải làm khi gia nhập WTO. Trước hết, phải liên tục hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công b ằng khi hội nhập. Sau đó, phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quyết định s ự thành bại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí l ại ngu ồn l ực. Cu ối cùng, những cam kết mở cửa thị trường của ta là cam k ết theo l ộ trình nên tiến trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sẽ còn tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài. Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hoá. Đây là thách thức to lớn đối với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nh ập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công khai hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và doanh nhân, coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân hơn nữa, khắc phục "sức ỳ" của tư duy và khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. Nếu không tạo ra được một nền hành chính như vậy, sẽ không thể tận dụng được các cơ hội do việc gia nhập WTO đem lại. 2.4. Thách thức về nguồn nhân lực Để quản lý một cách nhất quán toàn bộ tiến trình hội nhập, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo dựng môi trường cạnh tranh năng động và c ải cách có hiệu quả nền hành chính quốc gia, bên cạnh quy ết tâm v ề m ặt ch ủ 13
- trương, cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương. Đây cũng là một thách thức to lớn đối v ới n ước ta do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, thách thức này sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ngoài ra, để tận dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tham gia có hiệu quả vào các cu ộc đàm phán trong tương lai của tổ chức này, chúng ta cũng cần phải có một đội ngũ cán bộ thông thạo qui định và luật lệ của WTO, có kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán quốc tế. Thông qua đàm phán gia nhập, ta đã từng b ước xây dựng được đội ngũ này, nhưng vẫn còn thiếu. Từ những cơ hội cũng như thách thức đó, hiện nay Việt Nam đang đ ẩy nhanh công tác chuẩn bị gia nhập WTO. Về chuẩn bị điều ki ện đ ể th ực hiện các nghĩa vụ thành viên, thời gian qua Quốc h ội và các c ơ quan Chính phủ đã khẩn trương đẩy nhanh chương trình xây dựng pháp luật. Quá trình rà soát văn bản pháp luật đã tiến hành ở Trung ương. Bộ Tư pháp đang tiếp tục hướng dẫn các tỉnh rà soát lại các văn bản quy ph ạm pháp lu ật c ủa đ ịa phương, có đối chiếu với quy định của WTO và cam kết của nước ta. Các địa phương cũng đang khẩn trương, nghiêm túc tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy định, đặc biệt là trong lĩnh vực th ương mại - đ ầu t ư đ ể đ ảm bảo tính thống nhất với các văn bản của Nhà nước và cam k ết qu ốc t ế. Đồng thời, chúng ta cũng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình hành động thực hiện các hiệp định của WTO như Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (IL); Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đ ến thương mại (TRIMs); Hiệp định về kiểm dịch và vệ sinh an toàn th ực phẩm (SPS)… Để nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, chúng ta đã t ập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh để h ướng vào xuất kh ẩu nh ư nâng cao chất lượng và giá trị chế biến của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ 14
- sản; đầu tư công nghệ và quản lý để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, da giày…; khuy ến khích các ngành hàng có hàm lượng công nghệ và ch ất xám cao, có ti ềm năng phát triển như điện tử, tin học… Đồng thời, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập th ị trường quốc tế. Ngoài ra, nên tiếp tục củng cố hệ thống cơ quan đại di ện thương mại ở nước ngoài và gắn kết hoạt động của các cơ quan này với các doanh nghiệp, hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng c ường công tác đào tạo, bồi dưỡng để giúp các doanh nghiệp làm quen và ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử. Nhằm nâng cao năng lực đối phó với thách th ức, nước ta đang tập trung xây dựng cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, củng cố vị thế trên thị trường nội địa. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế để đối phó với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Kiện toàn, củng cố hệ thống tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch cũng như hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế… Thực tế hầu hết các nước gia nhập WTO đều có nền kinh t ế phát triển nhanh. Sớm gia nhập WTO, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyết tâm phấn đấu, chủ động tạo bước chuyển biến mới về phát tri ển kinh tế. Nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức rất l ớn, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo th ế lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, nhất định đất Việt Nam sẽ ti ến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hi ện đại vào năm 2020. II. Giải pháp để vượt qua thách thức Doanh nghiệp là nhân vật trung tâm của kinh tế thị trường khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang, lại càng là nhân vật trung tâm trong mở cửa hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, trong rất nhiều công 15
- việc phải làm, các doanh nghiệp cần tập trung làm bốn việc chủ y ếu sau đây. Thứ nhất, doanh nghiệp chủ động tìm hiểu luật chơi của WTO, nghiên cứu kỹ những thỏa thuận về việc gia nhập WTO khi được phổ biến. Luật chơi cơ bản của WTO là cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan (như hạn ngạch, cấp phép xuất - nh ập kh ẩu), xóa b ỏ tr ợ cấp, mở cửa thị trường, tạo "sân chơi" bình đẳng cho các doanh nghi ệp trong và ngoài nước, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, tài s ản trí tu ệ và bản quyền. Luật chơi đó tạo thuận lợi cho các nước thành viên mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường các nước và tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ngoài; tham gia vào quá trình thiết lập các luật chơi mới, xử lý tranh chấp thương mại; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh; đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Những thỏa thuận về việc gia nhập WTO trong cuộc đàm phán song phương với Mỹ và đàm phán đa phương tới đây sẽ được phổ biến rộng rãi, cần được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ để hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn hậu WTO. Ngoài những điểm cơ bản như trên còn có nh ững th ỏa thuận cụ thể về ngành, lĩnh vực, sản phẩm; về tỷ lệ nắm gi ữ c ổ ph ần; v ề lộ trình với những thời hạn cụ thể... Thứ hai, rà soát, sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, nâng cao kh ả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp được quyết định bởi việc giảm thiểu chi phí s ản xuất, kinh doanh. Muốn giảm chi phí sản xuất kinh doanh, phải đổi m ới k ỹ thuật, thiết bị - công nghệ, tiết giảm chi phí nguyên nhiên vật li ệu, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu chi phí quản lý, chi phí ngoài s ản xu ất, chi phí lưu thông... Thứ ba, coi trọng việc nắm bắt, cập nhật thông tin, đặc bi ệt là thông tin liên quan đến tiêu thụ, nhất là sự biến động c ủa th ị tr ường th ế gi ới, coi 16
- thông tin là lực lượng sản xuất trực tiếp. Kh ắc ph ục tình tr ạng ch ỉ chú tâm đẩy mạnh sản xuất đôi khi những sản phẩm mà thị trường không cần hoặc cần nhưng với số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá c ả, th ị hi ếu phù hợp hơn. Thứ tư, đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, yếu tố nội lực có tầm quan trọng hàng đầu để hội nhập. Việt Nam có lợi th ế về s ố lượng lao động dồi dào, giá cả rẻ, nhưng lợi thế rẻ đang giảm dần, trong khi tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp (mới được một phần t ư, còn ba phần tư chưa qua đào tạo); cơ cấu đào tạo chưa hợp lý; chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập. Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phù hợp. 17
- KẾT LUẬN Để tồn tại và phát triển bền vững trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao khả năng c ạnh tranh hàng hoá của mình bằng các biện pháp chủ yếu là cải tiến đổi mới, công nghệ bên cạnh việc kết hợp hài hoà, chọn lọc các biện pháp bổ sung thích hợp. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, các sản ph ẩm của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng sẽ chiếm lĩnh được thị trường trong nước và có vị thế ở thị trường nước ngoài./. 18
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế chính trị 2. Trang Web: vinanet.com.vn thanhnien.com.vn gov.com.vn 19
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................1 PHẦN I..........................................................................................2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH..........................2 1. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.....................................................................................................2 2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ......................3 3. Những điều kiện tạo nên cạnh tranh trong kinh doanh ...............6 PHẦN II.......................................................................................10 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM .......10 KHI GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO). ..10 GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH THỨC................10 1. Cơ hội khi gia nhập WTO..........................................................10 2. Thách thức của việc gia nhập WTO ........................................12 II. Giải pháp để vượt qua thách thức................................................15 KẾT LUẬN..................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................19 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận - Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
15 p | 1420 | 433
-
Bài tiểu luận: Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương
25 p | 1511 | 337
-
Tiểu luận: Những cơ hội va thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO
15 p | 1457 | 326
-
Tiểu luận - Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước
30 p | 428 | 184
-
TIỂU LUẬN: Những cơ sở lý luận chung về nội dung của quy luật lượng- chất, ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật này, sự vận dụng quy luật này để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam
12 p | 1169 | 136
-
Tiểu luận về: “Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”.
14 p | 384 | 117
-
TIỂU LUẬN:Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.a-Phần mở đầu ************************Xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế vừa tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội to lớn
22 p | 739 | 102
-
TIỂU LUẬN:Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo.Lời mở đầuTrong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, các doannh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và
93 p | 370 | 89
-
Cơ hội và thách thức cho Doanh nghiệp Việt nam khi gia nhập Afta và hội nhập quốc tế - 2
6 p | 281 | 77
-
Tiểu luận Đầu tư quốc tế: Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra nước ngoài - Cơ hội và thách thức
20 p | 428 | 76
-
Tiểu luận: Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
15 p | 311 | 56
-
Tiểu luận: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
21 p | 436 | 50
-
Tiểu luận KTCT: “Những cơ hội và thách thức của hàng hoá Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Giải pháp để vượt qua những thách thức" .
19 p | 168 | 49
-
Tiểu luận Những NLCB của triết học Mac - Lênin
18 p | 231 | 45
-
Tiểu luận: Phân tích những cơ hội và thách thức của thị trường tài chính Việt Nam 2011
10 p | 157 | 20
-
Tiểu luận: Cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
27 p | 130 | 18
-
Bài tiểu luận nhóm Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong marketing: Phân tích các yếu tố về đạo đức xã hội của công ty cổ phần sữa Vinamilk
49 p | 82 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn