TIỂU LUẬN:Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo.Lời mở đầuTrong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, các doannh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và
lượt xem 89
download
TIỂU LUẬN: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo .Lời mở đầu Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, các doannh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức. Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường cũng như việc xoá bỏ hàng rào thuế quan trong tương lai gần đã tạo nên sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm, coi chất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIỂU LUẬN:Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo.Lời mở đầuTrong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, các doannh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và
- TIỂU LUẬN: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo
- Lời mở đầu Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế, các doannh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội nhưng cũng phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức. Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường cũng nh ư việc xoá bỏ hàng rào thuế quan trong tương lai gần đã tạo nên sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng vấn đề chất lượng sản phẩm, coi chất lượng sản phẩm là vấn đề sồng còn của mình. Chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doannh nghiệp và cảu cả nền kinh tế. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thành đạt th ường là nhưnngx doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề chất lượng, thực hiện và duy trì các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng và nhu cầu thị trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, sau thời gian thực tập ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo, em đã lựa chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty cơ khí Trần Hưng Đạo”.
- Phần I Những vấn đề chung về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng Chương I: Chất lượng sản phẩm I Khái niệm, phân loại, chỉ tiêu đánh giá. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp phản ánh các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Cùng với sự vận động không ngừng được bổ sung và hoàn thiện phản ánh chính xác đầy đủ nội dung, yêu cầu chất lượng sản phẩm. Trong sản xuất kinh doanh không ai phủ nhận tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm, chất lượng sảnn phẩm được coi là xuất phát điểm của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, được nhìn nhận linh hoạt gắn bó chặt chẽ với nhu cầu khách hàng trên thị trường. Chất lượng sản phẩm trở thành mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp và chương trình phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên giới 1. Khái niệm và đặc tr ưng của chất lượng sản phẩm Khái niệm. Theo giáo sư IshiKawa- Chuyên gia chất lượng Nhật Bản: “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất ” Theo Juran : “ Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp mục đích sử dụng ” Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International organization for standardization) “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là tổng thể các chỉ tiêu, đặc trưng của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện nhất định tiêu dùng xác định phù hợp công dụng sản phẩm” Phần lớn các chuyên gia về chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế th ị trường đều coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của khách hàng . Chất lượng sản phẩm luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu hướng và vận động của thị trường , do vậy cần phải thường xuyên đổi mới cải tiến kịp thời cho thích ứng đòi hỏi của khách hàng. Khách hàng là người xác định chất lượng chứ không phải là nhà sản xuất hay nhà quản lý. Tuy nhiên ,
- quan điểm chất lượng sản phẩm hướng về khách hàng có thể dẫn đến sự xem nhẹ và bỏ qua đặc tính nội tại vốn có của sản phẩm. Cục đ o lường chất lượng Việt Nam đã đưa ra khái niệm “ Chất lượng là tổng hợp tất cả tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp nhu cầu xã hội xác đ ịnh, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước” (TCVN 5814-1994) Chất lượng sản phẩm được tạo nên từ nhiều yếu tố, điều kiện trong chu kỳ sống sản phẩm như : chất lượng máy móc, lao động , nguyên vật liệu, quản lý, cung ứng... Như vậy, ta có thể khái quát những yếu tố chung của chất lượng sản phẩm như sau: - Ch ức năng công dụng của sản phẩm: là những đặc tính cơ bản của sản phẩm dưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng hay tính hữu ích của chúng. - Những đặc đ iểm riêng biệt dặc trưng cho từng sản phẩm: thể hiện sự đặc biệt của sản phẩm tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Tính tin cậy của sản phẩm: đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm giữ được khả năng làm việc chính xác, ổn định và an toàn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. - Tuổi thọ của sản phẩm: thể hiện thời gian tồn tại có ích của sản phẩm trong quá trình đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng. - Các dịch vụ sau bán: thể hiện sự đáp ứng đòi hỏi của khách hàng sau khi đã trao sản phẩm cho họ . Hiện nay, quan niệm về chất lượng sản phẩm còn đ ược tiếp tục phát triển bổ sung, mở rộng hơn n ữa để thích hợp với sự phát triển của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Song không thể theo đuổi chất lượng với bất kỳ giá nào mà luôn có sự giới hạn về kinh tế - xã hội - công nghệ. Khi đề cập đến chất
- lượng sản phẩm thì không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau bán. Ngoài ra, vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng th ời hạn, thái độ của người phục vụ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất hiện đại. Đặc trưng cơ bản của chất lượng sản phẩm. * Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế- kỹ thuật-xã hội tổng hợp: Luôn thay đổi theo thời gian , không gian, môi trường và điều kiện kinh doanh. Chất lượng là khả năng đáp ứng các yêu cầu , vì vậy một sản phẩm muốn đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì phải có tiêu chuẩn về chức năng phù hợp. Để tạo ra tiêu chuẩn đó thì phải có những giải pháp kỹ thuật thích hợp, không thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao bằng khả năng kỹ thuật non kém. Chỉ có công nghệ cao, máy móc thiết bị tiên tiến phù hợp trình độ lao động, nguyên vật liệu tốt mới làm ra sản phẩm có tính năng sử dụng cao thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là vấn đề kinh tế, sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng không chỉ bằng những tiêu chuẩn về chức năng sản phẩm mà còn bằng chi phí tạo ra nó. Đời sống xã hội ngày càng phát triển nhu cầu con người luôn thay đ ổi họ không chỉ muốn ” Ăn no mặc ấm” mà còn ”Ăn ngon mặc đẹp”. Nh ư vậy chất lượng sản phẩm là sự kết hợp 3 yếu tố kinh tế- kỹ thuật- x ã hội. *Chất lượng sản phẩm phải được đánh giá qua các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. Không thể tạo ra một mức chất lượng cao nếu chỉ dựa trên những ý tưởng, nhận xét về mặt định tính. Mỗi sản phẩm được đặc trưn g bằng các tiêu chuẩn, đặc điểm riêng biệt nội tại của nó phụ thuộc vào trình độ thiết kế sản phẩm và được biểu thị bằng các chỉ tiêu cơ, lý, hóa nhất định có thể đo lường và đánh giá được nhờ đó ta có thể so sánh được chất lượng các sản phẩm. *,Chất lượng sản phẩm phải có tính tương đối
- Thể hiện trên cả hai mặt không gian và thời gian. Một loại sản phẩm có thể được đánh giá có chất lượng cao ở thị trường này nhưng lại không ở thị trường khác. Ngay trên một thị trường, cùng một loại sản phẩm được đánh giá khác nhau về chất lượng với những người tiêu dùng khác nhau. Nhu cầu khách hàng lại luôn thay đổi sản phẩm phù hợp mong muốn khách hàng hôm nay nhưng ngày mai thì không. Vì vậy, chất lượng sản phẩm phải luôn được đổi mới, linh hoạt và phải đón trước được nhu cầu khách hàng thì các doanh nghiệp mới thành công cao. * ,Chất lượng sản phẩm thể hiện hai cấp độ phản ánh hai mặt khách quan và chủ quan. Chất lượng trong tuân thủ thiết kế thể hiện ở mức độ chất lượng sản phẩm đạt được so với tiêu chuẩn đề ra. Khi sản phẩm có những đặc tính kinh tế - kỹ thuật càng gần tiêu chuẩn kinh tế thì chất lượng càng cao. Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽ vào tiêu chuẩn, đặc điểm, trình độ công nghệ, cách tổ chức qu***** thỏa mãn một số người nhất đ ịnh. - Chất lượng phù hợp: là chất lượng đảm bảo đúng thiết kế hay tiêu chuẩn đã qui định. - Chất lượng thị hiếu: là chất lượng phù hợp với sở thích, sở trường, tâm lý người tiêu dùng. Phân lo ại theo hệ thống chất lượng ISO 9000. -Chất lượng thiết kế: là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm được phác thảo qua văn bản trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thực tế, các đặc điểm của quá trình sản xuất- tiêu dùng, so sánh chỉ tiêu chất lượng hàng tương tự của các hãng khác thông qua: Nghiên cứu thị trường, trình độ thiết kế viên, nguyên vật liệu đưa vào... -Chất lượng tiêu chuẩn: là giá trị cấc chỉ tiêu đặc trưng đư ợc cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên cơ sở nghiên cứu chất lượng thiết kế mà cơ quan nhà
- nước xét duyệt, bao gồm: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, quốc gia, ngành, doanh nghiệp.. - Chất lượng thực tế: là mức độ chất lượng thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... - Ch ất lượng cho phép: là mức độ cho phép giới hạn về độ lệch giữa chất lượng tiêu chuẩn và chất lượng thiết kế, chất lượng cho phép phụ thuộc vào trình độ tay nghề công nhân, phương pháp quản lý của doanh nghiệp... - Chất lượng tối ưu:là chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao chất lượng sản phẩm cao hơn mức chi phí tăng lên để đạt mức chất lượng đó. Sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng tối ưu là ch ỉ tiêu chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, sức tiêu thụ nhanh đ ạt hiệu quả kinh doanh cao 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 2.2.1 Chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng Chỉ tiêu chất lượng là những tiêu chuẩn, tính năng hoặc những đặc trưng nào đó của sản phẩm mà nhờ chúng sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng, và có thể so sánh, đánh giá chất lượng các sản phẩm *Chỉ tiêu công dụng Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng nhất thường được giới thiệu rộng rãi để người tiêu dùng biết trong các bản thuyết minh hướng dẫn sử dụng hoặc trên nhãn hiệu sản phẩm. Nhóm chỉ tiêu công dụng thể hiện rõ tính năng, tác dụng và điều kiện sử dụng sản phẩm - Những chỉ tiêu thể hiện quy cách sản phẩm: chỉ tiêu này nêu rõ sản phẩm có thể dùng vào việc gì và những đ iều kiện cần thiết để sử dụng chúng giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm đúng mục đích sử dụng. - Những chỉ tiêu thể hiện tính năng, đặc điểm sản phẩm như: hiệu suất, suất tiêu hao điện năng, nhiên liệu, độ chính xác, độ tin cậy, tuổi thọ...là cơ s ở so sánh những sản phẩm cùng quy cách xem sản phẩm nào ưu việt h ơn .
- * Chỉ tiêu an toàn. Với một số loại sản phẩm thì nhóm chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng và được kiểm soát nghiêm ngặt. Chẳng hạn: Hàng thực phẩm chỉ tiêu an toàn là chỉ tiêu vệ sinh. Với thiết bị máy móc chỉ tiêu an toàn thể hiện khả năng bảo vệ thiết bị khi có sự cố, bảo vệ người sử dụng, sự an toàn kết cấu khi vận hành... Chỉ tiêu an toàn được đánh giá bằng các bộ phận bảo vệ như: Bảo vệ khi có sự cố, bảo vệ quá dòng, quá điện áp... * Chỉ tiêu thẩm mỹ. Là những chỉ tiêu đặc trưng cho s ự gợi cảm, hấp dẫn của sản phẩm, sự hợp lý c ủa hình thức, bao gói, mẫu mã sản phẩm. Tùy từng loại sản phẩm có nh ững chỉ tiêu thẩm mỹ khác nhau như về màu sắc, độ bền, họa tiết, kết cấu, độ bóng, độ cứng... *Chỉ tiêu công thái Thể hiện mối quan hệ sản phẩm với người tiêu dùng và môi trường, sự phù hợp của sản phẩm với đ ặc diểm sinh lý, tâm lý của người tiêu dùng với điều kiện sử dụng. *Chỉ tiêu về công nghệ Đặc trưng cho sự thuận lợi và hiệu quả sử dụng sản phẩm do đặc điểm công nghệ đem lại. Nhóm chỉ tiêu này đ ặc biệt quan trọng đối với máy móc thiết bị có liên quan đến kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa... *Nhóm chỉ tiêu công nghệ bao gồm: Hệ số lắp ráp, hệ số sử dụng nguyên vật liệu, xuất nguyên vật liệu... * Chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa Đặc trưng cho mức độ sử dụng các chi tiết, bộ phận được tiêu chuẩn hóa tron g sản phẩm và cho biết bộ phận cấu tạo sản phẩm đ ược sử dụng theo tiêu chuẩn nào có tính thống nhất cao, dễ sử dụng, dễ sửa chữa. * Chỉ tiêu kinh tế.
- Đặc trưng cho tính kinh tế của sản phẩm liên quan đến hiệu quả sử dụng bao gồm: Giá mua ban đầu, chi phí lắp đặt, chi phí vận hành, chi phí cho quá trình sử dụng... Hệ thống chỉ tiêu trên không tồn tại độc lập, tách rời mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau. Đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì chỉ tiêu chất lượng có ý nghĩa khác nhau. Do đó mỗi doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm sử dụng của sản phẩm, tổ chức sản xuất, quan hệ cung cầu...để lựa chọn cho mình nh ững chỉ tiêu phù hợp, có sắc thái riêng biệt với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. 2.2.2 Các chỉ tiêu dùng để phản ánh và đánh giá. Ngoài các ch ỉ tiêu đ ặc trưng cho chất lượng sản phẩm, để phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ phận các doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu: + Dùng thước đo hiện vật : sè s¶n phÈmháng Tû lÖsai háng * 100 Tæng è s¶n phÈm s (Số sản phẩm hỏng bao gồm sản phẩm có thể sửa chữa và không thể sửa chữa ) + Dùng thước đo giá trị : chi phÝ n xuÊt s¶n phÈm s¶ háng Tû lÖ sai háng *100 Tæng phÝ n xuÊts¶n phÈm chi s¶ - Tỷ lệ đạt chất lượng sè s¶n phÈm ¹t chÊtluîng d Tû lÖ d¹t chÊtlîng * 100 Tængs¶n phÈm n xuÊt s¶ - Hệ số thiệt hại sản phẩm hỏng thiÖth¹i s¶n phÈm áng thiÖth¹i do söacha s¶n phÈm h háng H * 100 Tængchi phÝ n xuÊts¶n phÈm s¶ II . CáC NHÂN Tố ảNH HƯởNG TớI CHấT LƯợNG SảN PHẩM
- 1 Nhóm nhân tố khách quan bên ngoài Chất lượng sản phẩm ngày càng được phát triển và hoàn thiện theo một chu trình kép kín. Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) gọi chu trình này là vòng tròn chất lượng. Vòng tròn chất lượng là cơ sở để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm từ quá trình hình thành cũng như duy trì từ khâu đầu đến khâu cuối trên c ơ s ở đó đưa ra biện pháp để điều chỉnh các yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chia nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng bên trong và bên ngoài Thống kê xd các yêu cầu kĩ cứu ật , nghiên sản thu triển khai Nghiên cứu xuất sản phẩm Marketting Cung cấp tư vật thu kĩ ậ Thanh lý t SD sau Chuẩn bị và khaitrình quá triển sản xuất Tự bảo dưỡng kĩ thuật Sản xuất Lắp đặt và hành vận Thử nghiệm và tr kiểm a Bán và cung cấp Bao gói và dự trữ Vòng tròn chất lượng( TCVN-5204-ISO9004)
- 1.1 Nhu cầu nền kinh tế -văn hóa - xã hội. Bất cứ ở trình độ nào, với mục đích sử dụng gì, chất lượng sản phẩm bao giờ cũng bị chi phối, bị ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu nhất định của nền kinh tế. Trong thực tế không một sản phẩm nào tồn tại và phát triển mà ít nhiều không liên quan đến nhưng mặt sau của nền kinh tế: cơ cấu, tính chất, đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Vấn đề kinh tế của tiêu dùng,cũng như thói quen tập quán ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà các nhà sản xuất phải cố gắng đáp ứng. ậ những độ tuổi khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau, phong cách tiêu dùng khách nhau ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khác nhau. Chính vì thế chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn của nền kinh tế- văn hóa - xã hội. 1.2 Trình độ khoa học- kỹ thuật- công nghệ. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Do đó chất lượng của bất kỳ sản phẩm nào cũng gắn liền và bị quyết định bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt việc ứng dụng những thành tựu công nghệ mới. Chu kỳ công nghệ ngày càng được rút ngắn, sản phẩm sản xuất ngày càng có khả năng cung cấp nhiều lợi ích hơn cũng chính vì vậy mà những chuẩn mực về chất lượng thường xuyên trở nên lạc hậu. Làm chủ đ ược khoa học công nghệ, tạo điều kiện để ứng dụng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vấn đề quyết đ ịnh đối với nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3 Nhu cầu thị trường Nhu cầu thị trường là xuất phát điểm của quá trình quản lý chất lượng sản phẩm, tạo động lực đ ịnh hướng cho việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các sản có thể đ ược đánh giá cao ở thi trường này nhưng lại không cao ở thị trường khác. Nhu cầu thị trường thương xuyên thay đổi ở trong n ước cũng
- như trên thế giới về cỡ loại, tính năng, kỹ thuật, số lượng, chủng loại, cho ai, lúc nào, tính an toàn, thẩm mỹ...Vì vậy, phải tiến hành nghiêm túc thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu khách hàng như thói quen, khả năng thanh toán ...nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp, có đối sách kịp thời đúng đắn. 1.4 Hiệu lực của c ơ chế quản lý. Các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách biệt lập mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị xã hội và c ơ chế chính sách quản lý của nhà nước. Cơ chế quản lý vừa là môi trường vừa là điều kiện cần thiết để tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. - Trên cơ sở một hệ thống pháp luật chặt chẽ, quy định những hành vi và trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất đối với nhà nước và người tiêu dùng. Nhà nước tiến hành đ iều tra theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của người sản xuất nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Nhà nước tiến hành kiểm tra, theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của nhà sản xuất nhằm bảo vệ người tiêu dùng. - Nhà nước xây dựng các chính sách thưởng phạt về chất lượng ảnh h ưởng tới tinh thần các doanh nghiệp trong việc cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc khuyến khích và hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế, tài chính là những điều kiện để đảm bảo chất lượng. Chú trọng đầu tư theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả tổng hợp của lực lượng sản xuất, dành lực lượng thích đáng cho việc nghiên cứu, chế thử... nhằm nâng cao chất lượng. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên cũng là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như: Khí hậu, các tia bức xạ mặt trời có thể làm thay đổi màu sắc, mùi vị của sản phẩm hay nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm, hoặc mưa bão có thể gây ẩm mốc... doanh nghiệp cần chú ý bảo quản và ngăn chặn những nhân tố gây tác động xấu. 2. Những nhân tố bên trong doanh nghiệp 2.1 Lực lượng lao động
- Con người là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định tới chất lượng sản phẩm vì con người tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Bao gồm toàn thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý th ức tinh thần, trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp phải có chính sách tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, có chế độ đãi ngộ thoả đáng để kích thích sự hăng hái làm việc. 2.2 Máy móc thiết bị và công nghệ Đối với mỗi doanh nghiệp, máy móc thiết bị và công nghệ là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ và trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiện đại, cơ cấu tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian làm việc của máy móc thiết bị, công nghệ, trình độ công nghệ của cá doanh nghiệp không thể tách rời trình độ của các nước trên thế giới. Muốn sản phẩm có chất lượng đủ khả năng cạnh tranh thì phải có công nghệ phù hợp . Trong khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khan hiếm đòi hỏi ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất mới đạt sản phẩm có chất lượng cao với chi phí hợp lý. 2.3 Vật tư, nguyên v ật liệu. Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành tham gia trực tiếp cấu thành sản phẩm vì vậy,chất lượng , cơ cấu, tính đồng bộ của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, cần quan tâm tới khâu bảo quản dự trữ để sử dụng nguyên vật liệu đ ủ định lượng theo tiêu chuẩn, xây dựng mối quan hệ tốt lâu dài giữa người sản xuất và người cung ứng. Xu h ướng chuyên môn hoá hiện nay làm cho việc sử dụng bán thành phẩm ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp hiện đại chỉ chế tạo một số bộ phận , 1 số bộ phận mua rồi lắp thành sản phẩm hoàn ch ỉnh. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm bị chi phối vào các bạn hàng nên phải tạo lập quan hệ tốt để họ cung ứng kịp thời đầy đủ chính xác góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 2.4 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm
- Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật nhằm đạt duy trì chất lượng 1 sản phẩm, quy trình dịch vụ, việc đó gồm: Theo dõi tìm hiểu và loại trừ các nguyên nhân gây ra những trục trặc về chất lượng để các yêu cầu của khách hàng tiếp tục được đáp ứng. Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đảy nhanh tốc độ cải tiến hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng sản phẩm trở thành một nhiệm vụ trung tâm của quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Xây dựng tiêu chuẩn: Việc thực hiện công tác xây dựng chỉ tiêu chất - lượng sản phảm sẽ hình thành sản phẩm mới hợp lý về công dụng, thích hợp về thị hiếu, loại bỏ sản phẩm không kinh tế, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động... vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm phải coi trọng công tác xây dựng tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Kiểm tra quá trình cung ứng nguyên vật liệu. - Kiểm tra kỹ thuật: cần kiểm tra việc thiết lập hệ thống kế hoạch sản xuất - sản phẩm trên từng loại máy móc thiết bị có phù hợp không, nếu không phải điều ch ỉnh lại, doanh nghiệp cần tiến hành chặt chẽ từng công đoạn , thực hiện bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, cung cấp kịp thời phụ tùng linh kiện thay thế. Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm đ ịnh đánh giá trình độ chất lượng - sản phẩm, khắc phục nguyên nhân gây sản phẩm kém. Chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng, do đó không thể phó mặc cho các nhân viên kiểm tra chất lượng, không nên coi kiểm tra chất lượng là trách nhiệm của phòng kiểm tra (KCS) mà là của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Các công nhân sản xuất trực tiếp phải ý thức tầm quan trọng của việc mình làm ra từng sản phẩm chất lượng tốt. Quản lý kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào phương thức tổ chức nên cần phải xác đ ịnh lại trách nhiệm của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp. Mục đích của việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt yêu cầu đặt ra với giá thành thấp nhất, muốn đạt được điều đó phải hợp nhất
- công tác kiểm tra chất lượng vào quá trình sản xuất sản phẩm. Thực chất của công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là phòng ngừa việc đ ưa ra thị trường những sản phẩm hỏng chứ không đơn thuần loại bỏ chúng , phải vạch ra những khuyết điểm , nguyên nhân và biện pháp khắc phục . Nhu cầu trườn Khoa học công Cơ chế quản nghệ g trình độ công Chính Khách Chất lượng phẩm sản kĩ trìn chất Kiểm đ hộ lượng đo kinh An chủng nghiệm loại Vốn Nguyên MM Quản lý Con vật bị lượn thiết chất liệu g III. Vai trò đảm bảo , nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đời sống xã hội và giao lưu kinh tế có vai trò hết sức quan trọng và đang trở thành thách thức to lớn trên phạm vi toàn thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, người tiêu dùng và nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp quan
- trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững tron g môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi cuả khách hàng. Nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ nghĩa là làm sản phẩm sử dụng tốt hơn, an toàn hơn mà đồng nghĩa tăng tính hữu ích , đa năng của sản phẩm. * Đối v ới ng ười sản xuất Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiêp có khả năng cạnh - tranh cao trên th ị trường , mở rộng thị trường và chinh phục khách hàng . Tạo uy tín, danh tiếng cho doanh nghiêp . Đó là tài sản vô hình thu hút - được khách hàng, tăng doanh thu, phát triển và mở rộng sản xuất. Hạ giá thành, tạo cơ hội cho doanh nghiêp buôn bán làm ăn với các nước - khác giữ uy tín cho quốc gia . Nâng cao chất lượng sản phẩm tức là cùng một khối lượng nguyên vật - liệu có thể sản xuất ra một giá trị sử dụng cao hơn nên tiết kiệm được sức người, sức của và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. * Đối với xã hội và nền kinh tế quốc dân Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng giá trị sử dụng và lợi ích xã - hội trên một đ ơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường , phát triển sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động . Tạo dược lòng tin cậy của người tiêu dùng với sản phẩm - Tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế, khẳng định vị trí sản phẩm của đất - nước trên thị trường quốc tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu kết hợp các - loại lợi ích: doanh nghiêp, xã hội, người tiêu dùng, người lao động. Chất lượng sản phẩm tạo nên hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiêp. hoặc ngược lại. Người mua hàng có thể hoàn toàn không biết đến khả năng , nguồn lực của doanh nghiêp nhưng họ biết đến doanh nghiêp qua sử dụng sản phẩm. Theo số lượng thống kê những công ty có vị thế hàng đầu về chất lượng đã thiết lập giá ở mức
- 8% cao hơn so với đối thủ cạnh tranh có vị thế thấp hơn về chất lượng. Họ cũng đạt mức trung bình về thu hồi vốn cho đầu tư 30% so với mức 20% của những công ty ở n hững thang bậc khác nhau của chất lượng. chương II : Quản trị chất lượng I. Khái niệm, vai trò quản trị chất lượng 1, Khái niệm, vai trò quản trị chất lượng 1.1 Khái niệm Để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tạo ra những sản phẩm có chi phí hợp lý ngay cả trong quá trình vận hành nhằm đảm bảo sự ổn đ ịnh lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Trách nhiệm quản lý chất lượng không chỉ nằm trong khâu sản xuất mà cả trong
- hoạt động quản lý bán hàng. Quản lý chất lượng là trách nhiệm của tất cả các cấp từ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo đến mọi thành viên trong tổ chức. “ Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích và thực hiện chúng bằng nh ững phương tiện như lập kế hoạch , điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống pháp luật”. Các quan điểm về quản lý chất lượng được phát triển và hoàn thiện liên tục thể hiện ngày càng đầy đủ h ơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lượng và sự phản ánh thích hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh mới. Theo A.G.Robéton- n gười Anh: “ quản lý chất lượng sản phẩm và ứng dụng các sản phẩm, thủ tục kiến thức khoa học kỹ thuật đảm bảo cho các sản phẩm đã, đang sản xuất phù hợp với yêu cầu thiết kế hoặc với yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất, kinh tế nhất”. Theo A.V.Feigenbaun - người Mỹ: “ quản lý chất lượng là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, hiệu quả nhất “ Theo Philip.B.Grosby:” quản lý chất lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phânf của một kế hoạch hành động”. Theo ISO 9000:” quản lý chất lượng sản phẩm là các phương pháp hoạt động được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng”. Mặc dù có nhiều quan điểm về quản lý chất lượng song chúng có nhiều điểm tương đồng, có thể khái quát bằng khái niệm sau:” quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp và quy định hành chính, xã hội , kinh tế – kỹ thuật dựa trên các thành tựu của khoa học hiện đại nhằm sử dụng tối ưu những tiềm năng để đảm bảo, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội với chi phí thấp nhất”.
- 1.2 Vai trò quản lý chất lượng Quản lý chất lượng sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp , nó quyết đ ịnh chất lượng sản phẩm tung ra thị trường như thế nào, cao hay thấp ...qua đó quyết định sự tồn vong và thịnh suy của công ty trên thị trường. Đối với mọi doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm nhằm duy trì, đ ảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Kono Suke Matuhita – chủ tịch tập đoàn điện tử Nhật Bản:” Nếu cho rằng mọi hàng hoá có linh hồn thì chất lượng chính là linh hồn của nó” ( Bản lĩnh trong kinh doanh-NXB quốc gia 1994). Như vậy nâng cao chất lượng sản phẩm phải cần nhiều nỗ lực và thái độ của nhà sản xuất thực hiện thông qua hàng loạt các giải pháp từ khâu định chiến lược đến mua yếu tố đầu vào, tổ chức công nghệ sản xuất và cung ứng sản phẩm đến khách hàng, nó còn đặt ra với cả người phân phối bán hàng. 2. Chức năng quản lý chất lượng 2.1 Hoạch định chất lượng * Vai trò - Hoạch định chất lượng là chức năng quan trọng nhất và là khâu đầu tiên của hoạt động quản lý , là định hướng phát triển chung cho toàn công ty - Làm cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn nh ờ khai thác hiệu quả nguồn lực và tiềm năng dài hạn làm giảm chi phí chất lượng . - Xác đ ịnh chính xác mục tiêu, giúp công ty mở rộng thị trường. - Tạo ra văn hoá mới, một sự chuyển biến căn bản về phương pháp quản lý chất lượng của các công ty. * Nội dung - Xác đ ịnh mục tiêu chất lượng và chính sách chất lượng. - Phát triển các quá trình hình thành các đặc điểm của sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng - Xây d ựng các giải pháp kinh tế kỹ thuật cần thiết ở từng giai đoạn
- * Cơ sở Nhu cầu khách hàng về chất lượng sản phẩm, khả năng công nghệ... 2.2 Tổ chức thực hiện Là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động tác nghiệpthông qua những phương tiện kỹ thuật, phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra - Giúp từng người , từng bộ phận thực hiện mục tiêu rõ ràng - Phân giao nhiệm vụ cho từng người, từng bộ phận phải cụ thể khoa học để tạo thoả mái trong quá trình làm việc. - Tổ chức các chương trình đào tạo, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm phương pháp cần thiết - Cung cấp nguồn lực về tài chính và phương tiện kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ . 2.3 Kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Kiểm tra chất lượng được xem là một hệ thống các hoạt động nghiệp vụ nhằm theo dõi, thu thập ,phát hiện và đánh giá những trục trặc khuyết tật của quá trình, của sản phẩm trong mọi khâu. Mục đích kiểm tra không phải phát hiện sản phẩm hỏng , loại ra mà phải tìm kiếm nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, ngăn chặn . - Xác đ ịnh mức độ chất lượng thực tế đạt được có tuân thủ quy trình quy phạm không? - So sánh giữa chất lượng thực tế với chất lượng kế hoạch để phát hiện sai lệch. - Phân tích thông tin về chất lượng làm c ơ sở cho việc cải tiến chất lượng, sản phẩm Có thể tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra bất thường 2.4 Chức năng điều chỉnh và cải tiến chất lượng. Đây là hoạt động nhằm làm cho các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp có khả năng thực hiện dd ược những tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đồng thời cũng là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
82 p | 1095 | 263
-
Bài tiểu luận: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng
26 p | 622 | 90
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh
133 p | 677 | 86
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ bảo dưỡng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
92 p | 172 | 35
-
Tiểu luận Triết học Mác - Lênin: Vai trò của người lao động trong lực lượng sản xuất và các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam
16 p | 103 | 34
-
Đề tài: "Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Nhà máy bia Đông Nam Á"
73 p | 111 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Việt Nam học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng du lịch biển Hải Phòng trong giai đoạn 2021-2025
92 p | 45 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty TNHH Magnat Industries
84 p | 53 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Một số biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty CP Công nghệ và Thương mại Trang Khanh giai đoạn 2018 - 2025
116 p | 47 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng điện áp trong lưới điện phân phối thành phố Thái Nguyên
111 p | 34 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
213 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Sóc Sơn
108 p | 13 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên khoa Lý trong quá trình giảng dạy môn Điện đại cương
94 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại khu dân cư vượt lũ huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
198 p | 5 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường cho sinh viên đại học ngành giáo dục tiểu học
27 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên khoa Lý trường Đại học Sư phạm TPHCM trong quá trình giảng dạy môn Cơ học đại cương
94 p | 7 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng mảng cảm biến thu tín hiệu thủy âm trong vùng biển nông
27 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn